Phần mộ t : Mở đầu
7. Cấu trúc của luận văn
1.3 Một số vấn đề về cuộc đời và văn nghiệp nhà văn Vũ Trọng Phụng
1.3.1 Vị trí của nhà văn Vũ Trọng Phụng trong lịch sử văn học Việt Nam
Trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại, giai đoạn văn học 1930-1945 chiếm một vị trí vô cùng quan trọng. Đó là thời kì bùng nổ mãnh liệt của nền văn học dân tộc trên con đường hiện đại hóa, hàng loạt những nhà văn tên tuổi xuất hiện, cùng với những thành
tựu trên hầu hết các thể loại : Truyện ngắn , thơ ca, kịch , tiểu thuyết, phóng sự…Một trong những dòng văn học đạt được nhiều thành tựu nhất là dòng văn học hiện thực, hàng chục nhà văn đã khẳng định được tài năng của mình trong lịch sử văn học dân tộc. Vũ Trọng Phụng ( 1912-1939) là một trong những tài năng lớn đó. Nhà văn tài hoa bạc mệnh , hưởng dương chỉ được 27 năm ngắn ngủi. Ông sống nghèo túng và hoạt động sôi nổi trọn ba thập niên của nửa đầu thế kỉ XX . Và như một ngôi sao băng bừng sáng rực rỡ khác thường rồi tắt , tuy cầm bút sáng tác hối hả như rút ruột , như muốn vắt kiệt sức trai trẻ của mình trong vòng chưa đày 10 năm , song Vũ Trọng Phụng đã để lại một số lượng tác phẩm không nhỏ mà chân giá trị của nó góp phần thúc đẩy tiến trình văn học dân tộc- hiện đại của nước ta.[38; 15].
Tài năng của Vũ Trọng Phụng nở rộ từ rất sớm khi ông chưa tròn 20 tuổi, và bút lực ấy đã nảy nở nhanh chóng , sung mãn , trải rộng trên nhiều lĩnh vực và thể loại văn học : truyện ngắn, kịch, phóng sự , tiểu thuyết, văn dịch, nghị luận văn học….
Đã hơn 70 năm từ ngày ông mất , nhưng cuộc đời và văn nghiệp của ông chưa bao giờ không thu hút được sự quan tâm của công chúng, đặc biệt là giới nghiên cứu văn học. Mặc dù trải qua bao sóng gió , thăng trầm, ngay cả lúc còn sống và khi đã mất, như cách ví von của giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh , Vũ Trọng Phụng như một vật nổi dập dềnh trong dòng nước văn học, có những lúc chìm sâu xuống, tưởng như mất tăm, nhưng cuối cùng lại nổi lên. Người ta không thể quên được ông, những gì liên quan tới ông đều như có một ma lực mãnh liệt cuốn hút cả những người yêu quý ông và những người chống đối lại ông, để rồi trong một chặng đường dài của lịch sử văn học hiện đại, vấn đề Vũ Trọng Phụng luôn là một hiện tượng phức tạp nhất, thú vị nhất, và được nhiều người quan tâm nhất.
Ngay từ những sáng tác đầu, nhất là cá phóng sự Cạm bẫy người, Kĩ nghệ lấy tây , ngòi bút “Tả chân ” sắc sảo của Vũ Trọng Phụng đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của công chúng. Đến năm 1936 các tác phẩm Giông tố , Số đỏ,Cơm thầy cơm cô…lần lượt ra đời và đã gây chấn động dư luận. Ngay từ khi mới bước chân vào đời sống văn học, xung quanh vấn đề Vũ Trọng Phụng đã có rất nhiều những cuộc tranh luận sôi nổi, kẻ khen cũng lắm mà người chê cũng nhiều. Nhà phê bình Mai Xuân Nhân, trong bài viết
trên tờ Tràng An đã gọi Vũ Trọng Phụng là “Ông vua phóng sự đất Bắc”. Nhà văn Phùng Tất Đắc đã nhiệt liệt cổ vũ và trực tiếp viết lời giới thiệu cuốn Kĩ nghệ lấy tây,và xếp Vũ Trọng Phụng vào hàng những cây bút phóng sự xuất sắc nhất, đồng thời hết lời ca ngợi nhà văn trẻ này. “Cuốn sách này , tôi không chỉ muốn coi là một thiên phóng sự. Tôi muốn đặt nó vào hàng những công trình có ảnh hưởng xa rộng hơn, những công trình có thể vạch hướng cho văn nghệ , những công trình giúp được tài liệu cho đời sau khảo sát về buổi này”[39;10].Nguyễn Triệu Luật cũng đã ghi lại không khí văn học và dư luận thời ấy “Kĩ nghệ lấy tây, Cạm bẫy người,Cơm thầy cơm cô….được khắp ba kì hoan nghênh nhiệt liệt” [39; 10].
Tam Lang một nhà phóng sự nổi tiếng , là thế hệ đàn anh của Vũ Trọng Phụng cũng phải thật lòng ca ngợi người đồng nghiệp trẻ của mình “Đọc những thiên phóng sự ấy , tôi nhận thấy rằng Vũ Trọng Phụng về mặt phóng sự , một lối văn do tôi khởi xướng ra đầu tiên – đã bỏ tôi xa lắm” ( Tao đàn , số đặc biệt về Vũ Trọng Phụng, tháng 12-1939). Vũ Ngọc Phan thì đánh giá về xu hướng văn chương của Vũ Trọng Phụng “Cây bút của Vũ Trọng Phụng trong những năm đầu là cây bút phóng sự, một cây bút phóng sự sắc sảo và khôn ngoan, sau ông luyện nó ra một cây bút tiểu thuyết , nhưng cái giọng phóng sự vẫn còn”( Nhà văn hiện đại -tập 1). Ở phía bên kia là những ý kiến phản đối , thậm chí có phần gay gắt và phủ định hoàn toàn giá trị các tác phẩm văn chương của họ Vũ. Thái Phỉ , trên báo Tin Văn số 25 ( ra ngày 1-9-1936), với bài Văn chương dâm uế
đã lớn tiếng cảnh báo “nhiều nhà cầm bút” , nhưng thực ra là thóa mạ Vũ Trọng Phụng - “Hoặc là cố nhồi nhét cái dâm uế vào bất cứ việc gì mình viết, hoặc viện cái chủ nghĩa tả chân, dụng tâm tả cái dâm uế một cách quá táo bạo và vì thế thành ra sống sượng , khó coi, cố làm rung động giác quan người đọc hơn là nghĩ đến nghệ thuật”.Sau đó trên tờ
Ngày nay của nhóm Tự lực văn đoàn , số 51, ra ngày 13-3-1937, đăng bài Dâm hay không dâm kí tên Nhất Chi Mai đã lên án đích danh Vũ Trọng Phụng với những lời lẽ nặng nề “Văn Vũ Trọng Phụng có nhiều chỗ nhơ nhớp , nhiều câu thực sống sượng , trần truồng….phải chăng đó là tấm gương phản chiếu tính tình , lý tưởng của nhà văn nhìn thế giới qua cặp kính đen , một bộ óc đen và một văn càng đen nữa”
Lê Thanh cũng phụ họa trên tờ Đời Mới để ám chỉ “Tôi còn nhớ đến với tất cả sự ghê tởm , cái trào lưu văn chương dâm uế đã xuất hiện ở văn chương xứ ta …”. Thực ra bên cạnh những ý kiến phản đối này, phần đông dư luận lúc đó cũng không đồng tình với lối viết về cái dâm có phần quá bạo của tác giả. Nhiều nhà phê bình có tên tuổi như Lan Khai , Trương Chính, Vũ Ngọc Phan, Lương Đức Thiệp, Mộng Sơn …tuy ca ngợi Vũ Trọng Phụng về nhiều mặt nhưng cũng không tán thành việc ông miêu tả cái dâm trong một số tác phẩm. “Đơn thương độc mã” đối mặt với “búa rìu dư luận” nhưng Vũ Trọng Phụng không hề nao núng, trong cuộc tranh luận , mặc dù đơn độc , Vũ Trọng Phụng không những dõng dạc tự biện hộ mà còn đanh thép tấn công đối phương với tư thế của người nắm lẽ phải và sức mạnh.[38;50].Thực chất cuộc tranh luận là sự đụng độ giữa hai khuynh hướng văn học lúc bấy giờ là khuynh hướng lãng mạn tư sản đứng đầu là nhóm Tự lực văn đoàn đang bị dư luận tiến bộ phê phán và một bên là khuynh hướng “Tả chân xã hội ” đang thắng thế khi đó. Vì vậy trong những bài tranh luận của mình , Vũ Trọng Phụng luôn có ý thức nhân danh khuynh hướng này để phê phán những yếu tố tiêu cực của nhóm Ngày nay . Trong một bài báo , có những câu nói có tính chất như một tuyên ngôn nghệ thuật của ông “…Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết . Tôi và các nhà văn cùng chí hướng như tôi muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời ”, “….nếu các ông không muốn sờ gáy thì thôi , bao nhiêu chuyện thanh cao, tao nhã, cao thượng của loài người, xin các ông cứ cố mà hương hoa khấn khứa .Tôi xin để lại cái phần ấy cho các ông. Riêng tôi, xã hội này tôi chỉ thấy khốn nạn , quan tham nhũng, đàn bà hư hỏng, đàn ông dâm bôn, một tụi văn sĩ đầu cơ xảo quyệt mà cái xa hoa chơi bời của bọn nhà giàu thì thật là những câu chửi rủa vào cái xã hội dân quê, thợ thuyền lầm than , bị bóc lột. Lạc quan được , cho đời là vui, là không cần cải cách, cho cái xã hội chó đểu này hay ho tốt đẹp , rồi ngồi mà đánh phấn bôi môi hình quả tim để đi đua ngựa,chợ phiên , khiêu vũ, theo ý tôi thế là tự lừa dối mình và di họa cho đời, nếu không là vô liêm sỉ một cách thành thực…”[38;
Ném ra những lời gay gắt để lên án thứ văn chương giả dối của tầng lớp tư sản, kết án cái xã hội khốn nạn, “chó đểu’’, Vũ Trọng Phụng đã chiến đấu hết mình cho nghệ thuật vị
nhân sinh, tuy rằng do hạn chế phần nào về mặt tư tưởng , văn chương của ông vẫn tồn tại những hạn chế , đó là tư tưởng định mệnh, bi quan chủ nghĩa.
Ngày 13-10-1939 Vũ Trọng Phụng qua đời ở tuổi 27, cái tuổi mà bút lực đang ở độ sung sức, hứa hẹn nhiều thành công .Đây là cú “sốc ” lớn đối với dư luận văn chương đặc biệt với những văn hữu cùng thời. Hàng chục văn nghệ sỹ đã viết bài thể hiện sự tiếc thương vô hạn với một tài năng văn học nhưng yểu mệnh, đồng thời ca ngợi và khẳng định tài năng đích thực của nhà văn. Có thể kể đến Lê Tràng Kiều, Nguyễn Tuân, Ngô Tất Tố, Đồ Phồn, Lưu Trọng Lư, Trương Tửu….Có thể nói trong mắt của những bạn bè văn sĩ , Vũ Trọng Phụng được đề cao hơn bất cứ nhà văn đương thời nào. Người ta so Vũ Trọng Phụng với Banzac ( Lưu Trọng Lư) , “Nhà văn của thời đại”, “người chiến sỹ đã tranh đấu đến phút cuối cùng ” và đặt ông vào vị trí “vinh quang của những người bất tử” [ 38; 52]
Trong thời kì kháng chiến chống pháp ( 1946- 1954) , vấn đề Vũ Trọng Phụng chưa có điều kiện được nghiên cứu thấu đáo , tuy nhiên hiện tượng văn học đặc biệt này vẫn thu hút được sự quan tâm của giới văn học.Tại Hội nghị tranh luận văn nghệ Việt Bắc ( 1949) Tố Hữu đã dành cho Vũ Trọng Phụng những lời sau “Lối hiện thực của Vũ Trọng Phụng không phải là hiện thực xã hội, Vũ Trọng Phụng không phải cách mạng nhưng cách mạng cảm ơn Vũ Trọng Phụng đã vạch rõ cái thực chất xấu xa của xã hội ấy. Nếu Vũ Trọng Phụng đi vào cuộc đời cách mạng thì anh đã thành công”.Nguyễn Đình Thi thì cho rằng “Vũ trọng Phụng cũng như Banzac , chép đúng được thực tại nên có giá trị cách mạng”
( Tạp chí văn nghệ -số tranh luận 1940) .Do yêu cầu thảo luận xây dựng văn nghệ cách mạng , khẳng định chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa , cần một một dẫn chứng về chủ nghĩa hiện thực và Vũ Trọng Phụng được nêu ra. Đó chỉ là những yếu tố lướt qua, không có điều kiện tìm hiểu sâu, tuy nhiên điều đó chứng tỏ rằng Vũ Trọng Phụng đã gây ấn tượng đậm sâu đối với giới văn học,kể cả giới văn học cách mạng .Giá trị hiện thực , ý nghĩa tố cáo của tác phẩm Vũ Trọng Phụng đều được mọi người khẳng định và đương nhiên nhà văn được coi là đại biểu của dòng văn học hiện thực phê phán trước Cách mạng tháng Tám.
Sau khi hòa bình lập lại( 1954) , nhất là khoảng 1956-1958 , do yêu cầu của công tác biên soạn sách giáo khoa, sách lịch sử văn học , tái bản những tác phẩm có giá trị trước cách mạng..Vũ Trọng Phụng lại được chú ý đến nhiều. Khuynh hướng chung là đề cao, coi Vũ Trọng Phụng là cây bút tiêu biểu nhất của văn học hiện thực phê phán trước cách mạng . Nguyễn Đình Thi trong bài Nhất lãm về văn học Việt Nam trên một tờ báo của Liên Xô ( Tờ Văn học Xô Viết xuất bản bằng tiếng Pháp số 9-1955) , đã gọi Vũ Trọng Phụng là
“Tiểu thuyết gia trác tuyệt của văn học Việt Nam”.. Nguyễn Tuân giới thiệu tiểu thuyết
Giông tố , đã cho rằng tác giả “đường hoàng đi vào cõi bất diệt của văn xuôi Việt Nam” và tác phẩm đã “nói một cái gì rất lớn và nói lên cái hoài bão rất lành, rất đẹp của tác giả”( Nguyễn Tuân – Đọc lại truyện Giông tố, Nhân dân, số 966, ra ngày 27-10-1956) [38; 53]. Giáo sư Đào Duy Anh nhắc lại một cuộc gặp gỡ với một nữ giáo sư Xô Viết , với những tình cảm tốt đẹp về Vũ Trọng Phụng : “Chỉ trong khoảng chín năm trời, Vũ Trọng Phụng mà tội ác của xã hội đã cướp mất sớm của chúng ta , đã để lại một sự nghiệp lớn lao, nêu lên nhiều vấn đề xã hội căn bản, phản ánh những mâu thuẫn sâu sắc của một thời kì lịch sử phong phú nhất, đồng thời in sâu trong tâm trí chúng ta nhiều nhân vật điển hình và nhiều lối nói đã trở thành tục ngữ” , Ông Phan Khôi còn đánh giá cao hơn nữa khuynh hướng sáng tác tiến bộ của nhà văn : “Có thể nói Vũ Trọng Phụng là nhà tiểu thuyết hiện thực phê phán có khuynh hướng xã hội chủ nghĩa của đêm trước Cách mạng tháng Tám ”. Nhà thơ Hoàng Cầm nói : “Tôi cảm ơn Vú Trọng Phụng đã giúp tôi biết được cái xấu trước để đánh giá cái tốt ngày nay …Không đọc Số đỏ, Giông tố , Vỡ đê và hàng loạt tác phẩm khác của Vũ Trọng Phụng, không sống với cái xã hội cũ , thì việc đánh giá cái chế độ vinh quang của chúng ta ngày nay nhất định là thiếu một phần sâu sắc” [ 39; 23].
Và còn rất nhiều ý kiến đánh giá rất cao tài năng và những đóng góp to lớn của Vũ Trọng Phụng đối với văn học Việt Nam. Tuy nhiên một rắc rối lớn đã xảy ra đối với những tác phẩm của Vũ Trọng Phụng , khi mà nhóm Nhân văn- Giai phẩm cũng ra sức đề cao Vũ Trọng Phụng ,thì vấn đề chuyển sang hướng khác , nó không đơn thuần chỉ là câu chuyện văn học mà còn liên quan tới một lĩnh vực hết sức tế nhị : Vấn đề chính trị.Người ta cho rằng sự đề cao của nhóm Nhân văn- Giai phẩm có “cái dã tâm dùng văn học đả kích vào
Đảng , vào chế độ”[38; 53].Và khi mà cuộc đấu tranh chống nhóm này nổ ra cũng là lúc vấn đề Vũ Trọng Phụng được xem xét lại. người ta cho rằng vừa qua đã đề cao quá đáng về Vũ Trọng Phụng , và bắt đầu tìm những ý kiến của ông mà họ coi là phản động. Do thiếu sự tỉnh táo cần thiết và không tìm hiểu thấu đáo bản chất vấn đề , người ta đã vội nghĩ nhà văn họ Vũ có vấn đề về chính trị nghiêm trọng. Chính vì vậy đã có những ý kiến hầu như phủ nhận hoàn toàn giá trị sự nghiệp văn học của ông. Tuy vấn đề chưa ngã ngũ, nhưng những tác phẩm của Vũ Trọng Phụng không được in lại và lưu hành, bị đưa ra khỏi chương trình nhà trường và liệt vào danh mục “sách cấm”. Trước tình hình như vậy , một thời gian dài sau đó cung có những cuộc hội thảo đánh giá lại vấn đề Vũ Trọng Phụng nhưng đều không thể thống nhất được. Trước một hiện tượng văn học phức tạp nhường ấy , giới nghiên cứu trở lên dè dặt và vấn đề gần như bị bỏ lửng, tuy vẫn được đề cập trong mấy bài viết , mấy chương sách phần lớn nặng về phê phán. Chỉ đến khi công cuộc đổi mới ở nước ta diễn ra, hiện tượng Vũ Trọng Phụng mới thự sự được nhìn lại và tên tuổi của ông đã được phục hồi và đặt đúng vị trí.Hàng loạt những sự kiện, những đánh giá được nêu ra về vấn đề này.Năm 1982 tiểu thuyết Vỡ đê được tái bản, Vũ Trọng Phụng được đưa vào Từ điển Văn học, các tác phẩm của ông lại được đua vào giảng dạy trong nhà trường .
Từ năm 1987 , Tuyển tập Vũ Trọng Phụng của nhà xuất bản Văn học được xuất bản , hai tác phẩm Giông tố, Số đỏ được chuyển thể thành phim.Các nhà nghiên cứu như Nguyễn Khải, Lại Nguyên Ân, Phong Lê, Hoàng Thiếu Sơn, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Hoành Khung, Văn Tâm…đã có những nghiên cứu có giá trị về Vũ Trọng Phụng.
Có thể nói Vũ Trọng Phụng là một hiện tượng văn học phức tạp, thú vị trong lịch sử văn học Việt Nam. Dù trong hoàn cảnh nào thì ông và văn nghiệp của ông luôn là những thỏi nam châm cuốn hút dư luận.Cuộc đời và sự nghiệp của ông có lúc thăng , lúc trầm nhưng cuối cùng chúng ta đã nhìn nhận đúng đắn về văn tài lỗi lạc này, về vị trí không thể thay