Một số vấn đề lý thuyết về thi pháp tiểu thuyết

Một phần của tài liệu Dạy học Hạnh phúc của một tang gia Trích Số đỏ Ngữ văn 11-Ban Cơ bản) từ thi pháp tiểu thuyết của nhà văn Vũ Trọng Phụng (Trang 30)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.1.3 Một số vấn đề lý thuyết về thi pháp tiểu thuyết

Ngay từ thế kỉ XIX , tiểu thuyết đã được coi là “hình thái chủ yếu của nghệ thuật ngôn từ”( Nguồn gốc tiểu thuyết- Cô –di-nốp)[8;84] .Từ đó đến ngày nay, thể loại văn học này vẫn đứng trên vị trí then chốt trong đời sống văn học toàn nhân loại. Là một hình thức tự sự cỡ lớn, tiểu thuyết có khả năng riêng trong việc tái hiện với một quy mô lớn những bức tranh hiện thực đời sống , trong đó chứa đựng nhiều vấn đề sâu sắc của đời sống xã hội , của số phận con người, của lịch sử, của đạo đức , của phong tục..Nghĩa là tiểu thuyết

có năng lực phản ánh hiện thực một cách bao quát và sinh động theo hướng tiếp cận cả bề rộng và chiều sâu của nó.Như vậy có thể hiểu tiểu thuyết là “Tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian . Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục , đạo đức xã hội , miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp , tái hiện nhiều tính cách đa dạng”

[9;328].

Tiểu thuyết là thể loại luôn có những thay đổi về diện mạo , Bakhtin cho rằng , tiểu thuyết là “thể loại duy nhất đang hình thành và chưa xong xuôi” , các yếu tố cơ bản mà tác phẩm tự sự nào cũng có như nhân vật, cốt truyện, hoàn cảnh, chi tiết, kết cấu, lời văn đến tiểu thuyết lại được phát triển phong phú nhất và không ngừng thay đổi. Đối với vấn đề thi pháp tiểu thuyết , Đỗ Đức Hiểu cho rằng, Thi pháp tiểu thuyết miêu tả các cấu trúc , các yếu tố hợp thành ngôn từ tiểu thuyết [ 15; 18]. Vậy thi pháp tiểu thuyết biểu hiện ở những vấn đề sau:

- Nhân vật trong tiểu thuyết: Nhân vật tiểu thuyết được miêu tả nhiều mặt, tinh tế chi tiết như con người sống . Từ tính cách , cá tính , đến số phận , từ hành động đến tâm lý , từ các loại quan hệ đến ngôn ngữ đều được các nhà tiểu thuyết quan tâm khám phá. Các thuộc tính của nhân vật được miêu tả trong quá trình , trong tổng hòa mọi bình diện , từ ý thức đến vô thức, từ tư tưởng đến bản năng, từ mặt xã hội đến mặt sinh học…Điểm nổi bật của nhân vật tiểu thuyết là có tính cách, cá tính, tính chỉnh thể và có quá trình phát triển. Nhân vật tiểu thuyết là một chủ thể sống động . Về mặt nhận thức cần và có thể đạt đến tính điển hình, một người lạ quen biết ( Bielinski)

Tiểu thuyết không chỉ viết về một số người mà còn viết về cả gia tộc, cả thế hệ, thậm chí nhiều thế hệ. Bức tranh trong tiểu thuyết là không giới hạn. Số lượng nhân vật có thể lên tới vài trăm ( các tiểu thuyết như : Chiến tranh và hòa bình,

( L. Tolstoi), Hồng lâu mộng ( Tào Tuyết Cần), Tam quốc diễn nghĩa ( La Quán Trung)…..)

Cách tiếp cận nhân vật cũng hết sức đa dạng. Nhà tiểu thuyết có thể miêu tả nhân vật qua hành động và tâm lý như tiểu thuyết thế kỉ XIX , nhưng cũng cố thể miêu tả thuần túy qua hồi ức hay dòng ý thức như tiểu thuyết thế kỉ XX. Nhân vật tiểu thuyết cũng có thể là

con người khách thể đầy đặn , có thể chỉ là dòng nội tâm , có thể chỉ là tượng trưng , kí hiệu ( tiểu thuyết của F. Kafka)

- Hoàn cảnh của tiểu thuyết được khắc họa , phân tích rất chi tiết . Đó có thể là hoàn cảnh xã hội , hoàn cảnh tự nhiên , hoàn cảnh chiến tranh, môi trường phong tục , văn

hóa…Chức năng của hoàn cảnh trong tiểu thuyết cũng rất đa dạng. Ngoài việc cung cấp không gian cho nhân vật hoạt động , hoàn cảnh có tác dụng thúc đẩy nhân vật hành động, làm phương tiện bộc lộ tính cách , phân tích tâm lý , phân tích xã hội , tạo không khí chung cho tác phẩm.

- Cốt truyện của tiểu thuyết: So với các thể loại văn học khác , cốt truyện của tiểu thuyết là phức tạp nhất . Cốt truyện tiểu thuyết có thể đơn tuyến hay đa tuyến, đan bện nhiều quãng thời gian. Cốt truyện có thể giàu kịch tính, cũng có thể pha loãng để thể hiện chất triết lý hoặc chất trữ tình. Cách trần thuật của tiểu thuyết cũng đa dạng : có thể kể theo ngôi thứ nhất, thứ hai, thứ ba. Có thể sử dụng nhiều điểm nhìn để khắc họa nhân vật từ nhiều góc độ. Nhìn chung , cốt truyện tiểu thuyết hiện đại khá tự do , linh hoạt trong việc chọn điểm mở đầu và điểm kết thúc.

- Kết cấu trong tiểu thuyết chủ yếu là tổ chức điểm nhìn và trật tự sự kiện để đưa người đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, là xác lập quan hệ giữa người kể chuyện với nhân vật và với người đọc. Tiểu thuyết hiện đại sử dụng điểm nhìn linh hoạt và đa dạng. Ngoài điểm nhìn của người trần thuật, điểm nhìn nhân vật được sử dụng trong các tiểu thuyết bằng thư, tiểu thuyết bằng nhật kí, bằng các ngôn ngữ nửa lời trực tiếp hoặc độc thoại nội tâm. Các hình thức trần thuật đó làm cho người đọc dễ dàng thâm nhập vào thế giới nội tâm đầy bí ẩn của nhân vật.

-Ngôn từ trong tiểu thuyết : Ngôn từ trong tiểu thuyết là một hiện tượng rất phong phú. Lời trần thuật trong tiểu thuyết mang tính chất đối thoại , nó có nhiều hình thức đa giọng , đa thanh như lời văn nhại, lời mỉa mai, lời văn nửa lời trực tiếp…Trong tiểu thuyết , ngôn từ trở thành đối tượng miêu tả của nhà văn. Nhà văn miêu tả ngôn từ của nhân vật như những sản phẩm cá thể hóa cao độ , phù hợp với đặc điểm cá nhân của từng nhân vật , ứng với nhu cầu miêu tả tính cách của nhân vật. Các đặc điểm nói trên làm cho hình thức tiểu thuyết đạt được trình độ phát triển cao nhất trong loại văn học tự sự.

Tuy nhiên những đặc điểm hình thức này thuộc về tiểu thuyết cổ điển thế kỉ XIX . Từ đầu thế kỉ XX trở đi bên cạnh những dòng tiểu thuyết tiếp tục phát huy phong cách của truyền thống , lại có những dòng tiểu thuyết , do thay đổi về quan niệm thế giới cũng như quan niệm về văn học đã tạo lên những thay đổi lớn về hình thức . Những trào lưu tiểu thuyết mới xuất hiện như , trào lưu tiểu thuyết “hướng nội” , sử dụng điểm nhìn nhân vật, hình thức độc thoại nội tâm, liên tưởng tự do , khám phá nội tâm con người, dòng tiểu thuyết huyền thoại, tiểu thuyết phi lý ….Với những dòng tiểu thuyết mới này , hình thức nghệ thuật có những thay đổi lớn .Nhất là phương diên nhân vật, những vấn đề liên quan tới bề ngoài không còn là yếu tố quá quan trọng, mà yếu tố tâm hồn nhân vật được khám phá nhiều hơn trước . Và vì lấy tâm hồn làm trọng tâm thì kết cấu có thể tự do , tùy ý.

Virginia Woolf viết “ Tâm hồn tiếp nhận vô số ấn tượng – vụn vặt, kì dị , lạ lùng , có cái thoáng qua rồi mất,có cái khắc sâu vào lòng. Chúng đập vào giác quan từ mọi phía , giống như vô vàn các nguyên tử đập vào không ngừng . Các ấn tượng làm cho cuộc sống ngày thứ hai, thứ ba khác vỡi những ngày trước, vị trí các thời khắc quan trọng cũng khác nhau. Nhà văn là một người tự do,tự tại, không phải nô lệ , nếu anh ta muốn viết gì thì viết, nếu cơ sở tác phẩm cuả anh ta là tình cảm của mình chứ không phải là tập tục truyền thống , thì làm gì còn những quy định về cốt truyện, hài kịch , bi kịch, tình yêu hay tai nạn. Đời sống là một cái vầng sáng , một cái bao kín đục mờ vây bọc lấy chúng ta từ khi ý thức nảy sinh cho đến khi kết thúc. Đem thế giới tinh thần biến hóa khôn lường , chưa từng nghe thấy , không thể xác định được – bất kể nó khác thường , phức tạp như thế nào mà truyền đạt ra , đồng thời cố pha trộn cái dị kỉ và cái tạp chất ngoại tại vào , lẽ nào đó không phải là nhiệm vụ của nhà tiểu thuyết hay sao ? ”[33;312].

Đó chính là qua niệm đem lại những thay đổi về hình thức tiểu thuyết.

1.3 Một số vấn đề về nhà văn Vũ trọng Phụng

1.3.1. Vị trí của nhà văn Vũ Trọng Phụng trong lịch sử văn học Việt Nam

Trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại, giai đoạn văn học 1930-1945 chiếm một vị trí vô cùng quan trọng. Đó là thời kì bùng nổ mãnh liệt của nền văn học dân tộc trên con đường hiện đại hóa, hàng loạt những nhà văn tên tuổi xuất hiện, cùng với những thành

tựu trên hầu hết các thể loại : Truyện ngắn , thơ ca, kịch , tiểu thuyết, phóng sự…Một trong những dòng văn học đạt được nhiều thành tựu nhất là dòng văn học hiện thực, hàng chục nhà văn đã khẳng định được tài năng của mình trong lịch sử văn học dân tộc. Trọng Phụng ( 1912-1939) là một trong những tài năng lớn đó. Nhà văn tài hoa bạc mệnh , hưởng dương chỉ được 27 năm ngắn ngủi. Ông sống nghèo túng và hoạt động sôi nổi trọn ba thập niên của nửa đầu thế kỉ XX . Và như một ngôi sao băng bừng sáng rực rỡ khác thường rồi tắt , tuy cầm bút sáng tác hối hả như rút ruột , như muốn vắt kiệt sức trai trẻ của mình trong vòng chưa đày 10 năm , song Vũ Trọng Phụng đã để lại một số lượng tác phẩm không nhỏ mà chân giá trị của nó góp phần thúc đẩy tiến trình văn học dân tộc- hiện đại của nước ta.[38; 15].

Tài năng của Vũ Trọng Phụng nở rộ từ rất sớm khi ông chưa tròn 20 tuổi, và bút lực ấy đã nảy nở nhanh chóng , sung mãn , trải rộng trên nhiều lĩnh vực và thể loại văn học : truyện ngắn, kịch, phóng sự , tiểu thuyết, văn dịch, nghị luận văn học….

Đã hơn 70 năm từ ngày ông mất , nhưng cuộc đời và văn nghiệp của ông chưa bao giờ không thu hút được sự quan tâm của công chúng, đặc biệt là giới nghiên cứu văn học. Mặc dù trải qua bao sóng gió , thăng trầm, ngay cả lúc còn sống và khi đã mất, như cách ví von của giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh , Vũ Trọng Phụng như một vật nổi dập dềnh trong dòng nước văn học, có những lúc chìm sâu xuống, tưởng như mất tăm, nhưng cuối cùng lại nổi lên. Người ta không thể quên được ông, những gì liên quan tới ông đều như có một ma lực mãnh liệt cuốn hút cả những người yêu quý ông và những người chống đối lại ông, để rồi trong một chặng đường dài của lịch sử văn học hiện đại, vấn đề Vũ Trọng Phụng luôn là một hiện tượng phức tạp nhất, thú vị nhất, và được nhiều người quan tâm nhất.

Ngay từ những sáng tác đầu, nhất là cá phóng sự Cạm bẫy người, Kĩ nghệ lấy tây , ngòi bút “Tả chân ” sắc sảo của Vũ Trọng Phụng đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của công chúng. Đến năm 1936 các tác phẩm Giông tố , Số đỏ,Cơm thầy cơm cô…lần lượt ra đời và đã gây chấn động dư luận. Ngay từ khi mới bước chân vào đời sống văn học, xung quanh vấn đề Vũ Trọng Phụng đã có rất nhiều những cuộc tranh luận sôi nổi, kẻ khen cũng lắm mà người chê cũng nhiều. Nhà phê bình Mai Xuân Nhân, trong bài viết

trên tờ Tràng An đã gọi Vũ Trọng Phụng là “Ông vua phóng sự đất Bắc”. Nhà văn Phùng Tất Đắc đã nhiệt liệt cổ vũ và trực tiếp viết lời giới thiệu cuốn Kĩ nghệ lấy tây,và xếp Vũ Trọng Phụng vào hàng những cây bút phóng sự xuất sắc nhất, đồng thời hết lời ca ngợi nhà văn trẻ này. “Cuốn sách này , tôi không chỉ muốn coi là một thiên phóng sự. Tôi muốn đặt nó vào hàng những công trình có ảnh hưởng xa rộng hơn, những công trình có thể vạch hướng cho văn nghệ , những công trình giúp được tài liệu cho đời sau khảo sát về buổi này”[39;10].Nguyễn Triệu Luật cũng đã ghi lại không khí văn học và dư luận thời ấy “Kĩ nghệ lấy tây, Cạm bẫy người,Cơm thầy cơm cô….được khắp ba kì hoan nghênh nhiệt liệt” [39; 10].

Tam Lang một nhà phóng sự nổi tiếng , là thế hệ đàn anh của Vũ Trọng Phụng cũng phải thật lòng ca ngợi người đồng nghiệp trẻ của mình “Đọc những thiên phóng sự ấy , tôi nhận thấy rằng Vũ Trọng Phụng về mặt phóng sự , một lối văn do tôi khởi xướng ra đầu tiên – đã bỏ tôi xa lắm” ( Tao đàn , số đặc biệt về Vũ Trọng Phụng, tháng 12-1939). Vũ Ngọc Phan thì đánh giá về xu hướng văn chương của Vũ Trọng Phụng “Cây bút của Vũ Trọng Phụng trong những năm đầu là cây bút phóng sự, một cây bút phóng sự sắc sảo và khôn ngoan, sau ông luyện nó ra một cây bút tiểu thuyết , nhưng cái giọng phóng sự vẫn còn”( Nhà văn hiện đại -tập 1). Ở phía bên kia là những ý kiến phản đối , thậm chí có phần gay gắt và phủ định hoàn toàn giá trị các tác phẩm văn chương của họ Vũ. Thái Phỉ , trên báo Tin Văn số 25 ( ra ngày 1-9-1936), với bài Văn chương dâm uế

đã lớn tiếng cảnh báo “nhiều nhà cầm bút” , nhưng thực ra là thóa mạ Vũ Trọng Phụng - “Hoặc là cố nhồi nhét cái dâm uế vào bất cứ việc gì mình viết, hoặc viện cái chủ nghĩa tả chân, dụng tâm tả cái dâm uế một cách quá táo bạo và vì thế thành ra sống sượng , khó coi, cố làm rung động giác quan người đọc hơn là nghĩ đến nghệ thuật”.Sau đó trên tờ

Ngày nay của nhóm Tự lực văn đoàn , số 51, ra ngày 13-3-1937, đăng bài Dâm hay không dâm kí tên Nhất Chi Mai đã lên án đích danh Vũ Trọng Phụng với những lời lẽ nặng nề “Văn Vũ Trọng Phụng có nhiều chỗ nhơ nhớp , nhiều câu thực sống sượng , trần truồng….phải chăng đó là tấm gương phản chiếu tính tình , lý tưởng của nhà văn nhìn thế giới qua cặp kính đen , một bộ óc đen và một văn càng đen nữa”

Lê Thanh cũng phụ họa trên tờ Đời Mới để ám chỉ “Tôi còn nhớ đến với tất cả sự ghê tởm , cái trào lưu văn chương dâm uế đã xuất hiện ở văn chương xứ ta …”. Thực ra bên cạnh những ý kiến phản đối này, phần đông dư luận lúc đó cũng không đồng tình với lối viết về cái dâm có phần quá bạo của tác giả. Nhiều nhà phê bình có tên tuổi như Lan Khai , Trương Chính, Vũ Ngọc Phan, Lương Đức Thiệp, Mộng Sơn …tuy ca ngợi Vũ Trọng Phụng về nhiều mặt nhưng cũng không tán thành việc ông miêu tả cái dâm trong một số tác phẩm. “Đơn thương độc mã” đối mặt với “búa rìu dư luận” nhưng Vũ Trọng Phụng không hề nao núng, trong cuộc tranh luận , mặc dù đơn độc , Vũ Trọng Phụng không những dõng dạc tự biện hộ mà còn đanh thép tấn công đối phương với tư thế của người nắm lẽ phải và sức mạnh.[38;50].Thực chất cuộc tranh luận là sự đụng độ giữa hai khuynh hướng văn học lúc bấy giờ là khuynh hướng lãng mạn tư sản đứng đầu là nhóm Tự lực văn đoàn đang bị dư luận tiến bộ phê phán và một bên là khuynh hướng “Tả chân xã hội ” đang thắng thế khi đó. Vì vậy trong những bài tranh luận của mình , Vũ Trọng Phụng luôn có ý thức nhân danh khuynh hướng này để phê phán những yếu tố tiêu cực của nhóm Ngày nay . Trong một bài báo , có những câu nói có tính chất như một tuyên ngôn nghệ thuật của ông “…Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết . Tôi và các nhà văn cùng chí hướng như tôi muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời ”, “….nếu các ông không muốn sờ gáy thì thôi , bao nhiêu chuyện thanh cao, tao nhã, cao thượng của loài người, xin các ông cứ cố mà hương hoa khấn khứa .Tôi xin để lại cái phần ấy cho các ông. Riêng tôi, xã hội này tôi chỉ thấy khốn nạn , quan tham nhũng, đàn bà hư hỏng, đàn ông dâm bôn, một tụi văn sĩ đầu cơ xảo quyệt mà cái xa hoa chơi bời của bọn nhà giàu thì thật là những câu chửi rủa vào cái xã hội dân quê, thợ thuyền lầm than , bị bóc lột.

Một phần của tài liệu Dạy học Hạnh phúc của một tang gia Trích Số đỏ Ngữ văn 11-Ban Cơ bản) từ thi pháp tiểu thuyết của nhà văn Vũ Trọng Phụng (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)