Tìm hiểu thi pháp tiểu thuyết của tác giả Vũ Trọng Phụng trong tiểu thuyết Số đỏ là

Một phần của tài liệu Dạy học Hạnh phúc của một tang gia Trích Số đỏ Ngữ văn 11-Ban Cơ bản) từ thi pháp tiểu thuyết của nhà văn Vũ Trọng Phụng (Trang 46)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1 Tìm hiểu thi pháp tiểu thuyết của tác giả Vũ Trọng Phụng trong tiểu thuyết Số đỏ là

đỏ là cơ sở để dạy học đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia ”theo hƣớng bám sát thi pháp tác giả.

Khi đánh giá về văn nghiệp của nhà văn Vũ Trọng Phụng , có lẽ nhiều người sẽ có nhận định chung rằng Vũ Trọng Phụng là một nhà văn đa tài. Cây bút đa năng này sáng tác ở nhiều thể loại : Phóng sự, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch…,và ở mỗi thể loại đều để lại những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên nếu đặt câu hỏi rằng nhà văn này thành công ở thể loại nào nhất thì có lẽ tiểu thuyết là câu trả lời thỏa đáng nhất. Với số lượng 9 tiểu thuyết trong vòng chưa đến 10 năm sáng tác , con số ấy đã đáng nể rồi chứ chưa kể có những tác phẩm được liệt vào hàng kiệt tác như : Giông tố , Số đỏ, Vỡ đê .Trong ba tác phẩm này thì ở từng thời kì , dư luận đánh giá cũng khác nhau, có thời người ta đánh giá cao Giông tố , Vỡ đê hơn Số đỏ, nhất là thời kì ba tiểu thuyết này mới ra đời . Thậm chí có nhiều người còn phản đối và dè bỉu tiểu thuyết này , đặc biệt là những nhà văn theo khuynh hướng lãng mạn. Ngay cả những nhà phê bình có uy tín thời đó dù đã có những ghi nhận khách quan về thành công của văn nghiệp Vũ Trọng Phụng cũng không đánh giá cao Số đỏ , điển hình trong số đó là nhà văn Vũ Ngọc Phan. Trong cuốn Nhà văn hiện đại ( quyển III , NXB Tân dân , 1942)

trong mục Vũ Trọng Phụng ( biệt hiệu Thiên Hư ), nhà văn nổi tiếng này đã có những đánh giá về Số đỏ như sau: “ Số đỏ của Vũ Trọng Phụng là một quyển tiểu thuyết hoạt kê , nhưng một lối hoạt kê không lấy gì làm cao cho lắm …..Cái lối khôi hài của ông trong

Số đỏ là một lối khôi hài nông nổi , tuy nhạo đời nhưng không có căn cứ . Nó giống như lối khôi hài ở một rạp chèo hay “văn minh ” hơn, nó giống lối khôi hài của mấy vai hề trên màn bạc .Đọc Số đỏ không ai nhịn cười được , người ta cũng phải cười như nghe mấy vai bông lơn trong một đám chèo hay xem mấy tay tài tử pha trò trong một phim chớp bóng , nhưng không phải cái cười thú vị thấm thía như ta đọc hài kịch của Moliere. (…..) Trong Số đỏ cũng như trong tiểu thuyết khác của Vũ Trọng Phụng , tác giả tin ở thuyết tính dục quá ; sự tin ấy đôi khi đàn áp mọi xét đoán của ông , làm cho mỗi khi gặp một “ca khó” khó hiểu, ông lại đem thuyết ấy ra giải quyết.

(……) Nhưng đọc quyển Số đỏ người ta thấy tư tưởng gì của tác giả ? – Tư tưởng thủ cựu . Trong cả quyển sách , những chỗ nhạo cái mới, chế giễu phong trào cấp tiến đều đầy rẫy. Ông nhạo báng , chế giễu một cách hằn học những cái mới , những cái mà người đời cho là tiến bộ , nhưng ông không đề xướng lên theo một luân lý nào lên theo cả . Trong quyển Số đỏ ông là một người “phản động ”, cái tên mà những người “khuynh tả” thường dùng để chỉ những kẻ không đồng ý kiến với họ.”[ 38; 101]. Không chỉ riêng Vũ Ngọc Phan mà còn nhiều người cho rằng tiểu thuyết này là tiểu thuyết khiêu dâm , đã xếp

Số đỏ cùng với Lục xì , Làm đĩ , có người lại thu hẹp nội dung Số đỏ vào việc phê phán phong trào Âu hóa , vui vẻ trẻ trung của nhóm Ngày nay , và hầu hết chưa nhận ra nghệ thuật đặc sắc của tiểu thuyết này . Nhưng từ những năm 80 của thế kỉ trước , các nhà nghiên cứu văn học nói riêng và dư luận nói chung đã có những cái nhìn khách quan, toàn diện, và khoa học hơn về vấn đề Vũ Trọng Phụng. Những góc nhìn mới , những loại hình và phương pháp tiếp cận mới được vận dụng như : Phong cách học, phân tâm học, so sánh văn học, thi pháp học…đã giúp giới nghiên cứu có những phát hiện và đánh giá chính xác về những giá trị về tư tưởng nghệ thuật của văn nghiệp Vũ Trọng Phụng nói chung và tiểu thuyết của ông nói riêng mà đặc biệt là tác phẩm Số đỏ . Trong Đại hội nhà văn toàn quốc lần thứ 3 (9- 1983) nhà văn Nguyễn Khải đã công khai đánh giá Số đỏ là : “Một cuốn sách ghê gớm có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học”, Giáo sư Hoàng Thiếu Sơn coi Số đỏ : “Một bộ sử thi về xã hội thành thị Việt Nam” , Nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến đã viện dẫn lời giới thiệu của nhà xuất bản khi in và giới thiệu Số đỏ : “Cho đến nay , hình như vẫn còn là một hiện tượng không tiền khoáng hậu” [ 39; 31]. Và còn

rất nhiều những ý kiến đánh giá cao tiểu thuyết này. Đến nay đã có vài chục chuyên luận lớn nhỏ nghiên cứu về Số đỏ , những đặc sắc về tư tưởng và nghệ thuật của tiểu thuyết này ngày càng được khám phá kĩ càng hơn. Trong luận văn này chúng tôi muốn hệ thống lại những đặc sắc nghệ thuật trên tinh thần tổng hợp những thành tựu nghiên cứu của những người đi trước , đồng thời cũng vận dụng một phương pháp để tiếp cận vấn đề : Phương pháp tiếp cận bằng con đường Thi pháp học.

2.1.1 Nhan đề “Số đỏ” – Một phƣơng diện nghệ thuật quan trọng của tác phẩm

Trong mỗi tác phẩm văn học , nhan đề luôn là một yếu tố nghệ thuật vô cùng quan trọng. Nhan đề của một tác phẩm văn học có thể là dấu hiệu gợi mở nội dung, tư tưởng của tác phẩm đó. Đối với mỗi nhà văn , nhà thơ việc chọn nhan đề cho tác phẩm của mình là một công việc khó khăn, có khi là cả một quá trình dài, qua nhiều lần thay đổi mới có một nhan đề cố định . Lấy ví dụ những tác phẩm như tiểu thuyết Giông tố của Vũ Trọng Phụng còn có một cái tên khác là “Thị Mịch” , truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao còn có tên là “ Cái lò gạch cũ”…Nhan đề chính là yếu tố nghệ thuật đầu tiên mà người đọc tiếp xúc, chính vì vậy , người nghệ sĩ cần phải chọn những nhan đề vừa có hiệu quả nghệ thuật là thu hút được sự chú ý của người đọc nhưng đồng thời cũng phải phần nào thâu tóm nội dung của tác phẩm. Nhan đề có thể dài , ghi lại một sự vật, hiện tượng, hoạt động như : “Hoàng hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi QuảngLăng”( Tại lầu Hoàng Hạc , tiễn Mạnh Hạo nhiên đi Quảng Lăng) , nhưng cũng có khi chỉ là một từ : “Mộ”( Chiều tối), “Nhớ”, “Sóng”…Nhan đề “Số đỏ” cũng vậy, nó gợi cho người ta nghĩ đến một hiện tượng của đời sống, cũng là quan niệm của thuyết định mệnh . Theo thuyết định mệnh , mỗi con người đều có một cái “số” , đó là số phận được an bài từ trước bởi những thế lực siêu nhiên, “số đỏ ” là một hiện tượng ngoài đời sống chỉ những người gặp nhiều may mắn trong cuộc sống, những may mắn đó đến một cách bất ngờ mà đôi khi những người đó không thể lường được. Những may mắn này do nhiều yếu tố tác động , nhưng thường vẫn được nhiều người cho rằng nó đến theo một sự sắp đặt của số phận , không thể giải thích nổi. Chính vì vậy người ta vẫn mượn đến những ông thầy số để đoán

trước những may mắn hay rủi ro của bản thân. Vũ Trọng Phụng cũng là người tin vào thuyết định mệnh , vào lí số cho nên nhan đề “Số đỏ ” chính là thể hiện cho nội dung của tác phẩm, nó chính là những bước đi trong cuộc đời của nhân vật chính là Xuân tóc đỏ . Nhưng ông mượn hiện tượng đời sống này thực ra để phản ánh việc hoàn cảnh xã hội tác động tới mỗi cá nhân thế nào chứ không hoàn toàn là chuyện định mệnh.

Giáo sư Đỗ Đức Hiểu lại có cách lí giải cho nhan đề của chuyện khá thú vị, ông mượn lối chiết tự mà Vũ Trọng Phụng đã từng dùng trong tác phẩm là: Minh + Văn= Văn Minh , ông cho rằng nhan đề lấy cảm hứng từ sự gặp gỡ, và gắn bó của hai nhân vật từ đầu đến cuối câu chuyện , đó là ông thầy số và Xuân Tóc Đỏ ( Ông thầy số + Xuân tóc đỏ= Số đỏ)[30; 274]. Tuy nhiên đó cũng chỉ là cách lí giải chủ quan của nhà nghiên cứu văn học này, còn với tiểu thuyết này , nhan đề “Số đỏ ” đã được định danh trong lịch sử văn học như một trong những tác phẩm có giá trị nhất. Có thể thấy “Số đỏ ” là một tác phẩm thành công về nhiều mặt , và nhan đề là khía cạnh đáng chú ý đầu tiên .

2.1.2Kết cấu hoành tráng trong “Số đỏ”

Khi xem xét về những đặc trưng của tiểu thuyết để phân biệt với những thể loại khác , thì đăc trưng lớn nhất và dễ nhận biết nhất là khả năng phản ánh một cách toàn vẹn và sinh động nhiện thực đời sống theo hướng tiếp xúc hết sức gần gũi . Khi định nghĩa về tiểu thuyết người ta cũng luôn nhấn mạnh đặc trưng này . Từ điển thuật ngữ văn học ( Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi) định nghĩa về tiểu thuyết : Tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian . Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục , đạo đức xã hội , miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp , tái hiện nhiều tính cách đa dạng.[9; 328].

Sách Lí luận văn học ( Hà Minh Đức chủ biên) cũng khẳng định đặc trưng này của tiểu thuyết: Là một hình thức tự sự cỡ lớn , tiểu thuyết có khả năng riêng trong việc tái hiện với một quy mô lớn những bức tranh về hiện thực đời sống , trong đó chứa đựng nhiều vấn đề sâu sắc của đời sống xã hội , của số phận con người, của lịch sử , của đạo đức ,

của phong tục …Nghĩa là tiểu thuyết có khả năng phản ánh hiện thực một cách bao quát và sinh động theo hướng tiếp cận cả bề rộng và chiều sâu của nó.[8; 184].

Là một thể loại lớn tiêu biểu cho phương thức tự sự , tiểu thuyết có khả năng bao quát lớn về chiều rộng của không gian cũng như chiều dài của thời gian. Sự phá vỡ giới hạn này là một ưu thế đặc biệt của tiểu thuyết , tạo điều kiện để nhà văn mở rộng đến mức tối đa tầm vóc hiện thực trong tác phẩm của mình . Những Tấn trò đời của Ban dắc , Những người khốn khổ của Vichto Huy gô , Chiến tranh và hòa bình của L. Tôn xtoi , Sông Đông êm đềm của Sô lô khốp ….là những minh chứng hùng hồn cho sức chứa của thể loại . Nhiều tác phẩm tiểu thuyết được coi là những pho “Bách khoa toàn thư” về đời sống xã hội .

Bức tranh hiện thực toàn cảnh mà tiểu thuyết mang lại cũng bộn bề phức tạp , đa dạng , đa tầng như chính bản thân sự tồn tại của đời sống con người . Từ những vấn đề “khuôn vàng thước ngọc” của triết học , đạo đức đến những lĩnh vực bao la của khoa học nghệ thuật , từ những cuộc giao tranh đẫm máu của lịch sử đến những hình ảnh rực rỡ lấp lánh sắc màu của thiên nhiên , từ những vinh quang chói lọi của đế vương đến kết cục bi thảm của thân phận tăm tối , thấp hèn .. tất cả đều hiện lên với dáng vẻ chân thực và sinh động của nó.[ 8; 190]. Những ý kiến trước đây của Mác, Ăng ghen về Ban dắc hay của Lê nin về L. Tôn xtoi cũng khẳng định ưu thế đặc biệt này của tiểu thuyết: nó góp phần lí giải tại sao tiểu thuyết được coi là thể loại có năng lực phản ánh hiện thực dồi dào nhất , gần gũi nhất với cuộc sống và có tính dân chủ cao nhất trong văn học.

Tuy nhiên ưu thế của thể loại này không phải chỉ bộc lộ ở khả năng mở rộng về không gian , nhân vật , sự kiện mà còn ở khả năng dồn nhân vật , sự kiện vào một khoảng không gian, thời gian hẹp , hoặc khả năng đi sâu khai thác những cảnh ngộ riêng của số ít nhân vật, vì vậy khả năng đi sâu khám phá số phận cá nhân cũng là một phẩm chất tiêu biểu của tiểu thuyết.

Chính vì đặc trưng này mà chúng ta có thể nhận biết được phong cách, sở thích khai thác đời sống của từng nhà văn trong tiểu thuyết của mình. Có nhà văn thích đưa cả một không gian rộng lớn vào tác phẩm với một hệ thống nhân vật đông đúc, nhưng có nhà văn lại chỉ tập trung khai thác số phận của vài cá nhân , nhưng lại mang tính phổ quát của đời sống. Vũ Trọng Phụng là nhà văn có sở thích và sở trường đưa một bối cảnh rộng lớn

của đời sống vào tiểu thuyết . tiểu thuyết Số đỏ là một minh chứng cho xu hướng đó, nó thể hiện qua hai khía cạnh : Không gian vĩ mô và thế giới nhân vật đậm đặc.

2.1.2.1 Không gian vĩ mô trong “Số đỏ”

Khi xây dựng tác phẩm thông thường các nhà văn chỉ đề cập tới một khía cạnh , một vấn đề nào đó và “thường chỉ mở ra một phía nào đấy của cuộc đời , chụp lấy một mảng giới hạn nào đấy của hiện thực , hoặc nông thôn hoặc thành thị , hoặc môi trường của những người nghèo khổ , hoặc cảnh sống của bọn giàu có”[39; 170]. Trong trào lưu hiện thực phê phán ở Việt Nam có những tên tuổi đã đi vào lịch sử văn học như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng , Nam Cao, Nguyên Hồng ….bên cạnh sự thành công của những thể loại khác , tiểu thuyết luôn là thể tài ưa thích và đem lại những thành công vang dội trong việc định danh các tác giả này trong làng văn. Với những ưu thế của tiểu thuyết, nhà văn dễ dàng khai thác một hay nhiều vấn đề xã hội, phản ánh số phận của cá nhân hay một tập thể , ở bất cứ không gian , thời gian nào . Khi nhìn vào những tiểu thuyết của trào lưu hiện thực phê phán chúng ta nhận thấy rằng , đây là một bức tranh nhiều màu sắc , phản ánh nhiều mảng hiện thực với độ rộng hẹp khác nhau, mỗi nhà văn có sở trường riêng về và điều đó tạo nên phong cách độc đáo của mỗi người. Tác giả Ngô Tất Tố khi viết tiểu thuyết Tắt đèn chỉ giới hạn tác phẩm của mình trong mảng đề tài nông thôn . Thật ra không gian, thời gian của tác phẩm còn được biểu hiện hẹp hơn nữa : Làng Đông Xá trong mùa sưu thuế với tất cả sự căng thẳng và ngột ngạt. Bỉ vỏ của Nguyên Hồng lấy không gian của đời sống thành thị ở Hải phòng , nhưng thực ra nó là một mảng nhỏ với không gian sống của những thành phần trộm cướp , lưu manh như Tám Bính, Năm Sài Gòn…sống ngoài vòng pháp luật, bị săn đuổi, bị dồn vào ngõ cụt tuyệt vọng dưới đáy xã hội .Không gian trong Bước đường cùng cũng chỉ xoay quanh cuộc sống ở nông thôn với sự chèn ép, lừa lọc của bọn địa chủ đối với người nông dân , đẩy họ vào bước đường cùng.

Với Nam Cao , tác phẩm của ông còn tập trung vào một kết cấu nhỏ hẹp hơn nữa . Trong tiểu thuyết Sống mòn , tác phẩm chỉ xoay quanh cuộc sống tù túng, bế tắc , chật hẹp của

một vài cá nhân như San , Thứ .., về căn bản không vượt qua khuôn viên của lớp học , nơi mà Thứ làm việc.Tuy nhiên khi nhìn tổng thể về các tác phẩm văn chương của Nam Cao , chúng ta thường thấy ông thường hướng ngòi bút của mình vào một số ít cá nhân , trong một hoàn cảnh sống cụ thể, và rất hẹp, thế mạnh của Nam Cao là phân tích tâm lý nhân vật , để nhân vật thể hiện những xung đột tâm lý, những dày vò về tâm hồn từ đó nổi lên những bi kịch mang tính điển hình . Nhưng khi nhìn vào tác phẩm của Vũ Trọng Phụng thì khác, đặc biệt là hai tiểu thuyết Giông tốSố đỏ , có thể thấy nhà văn “có khả năng nắm bắt và chiếm lĩnh hiện thực ở một mức độ rộng lớn , , tái hiện chúng vào trong tác phẩm khiến hiện thực trong tác phẩm luôn luôn có xu hướng vươn tới để ngang bằng

Một phần của tài liệu Dạy học Hạnh phúc của một tang gia Trích Số đỏ Ngữ văn 11-Ban Cơ bản) từ thi pháp tiểu thuyết của nhà văn Vũ Trọng Phụng (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)