Những điển hình bất hủ trong Số đỏ

Một phần của tài liệu Dạy học Hạnh phúc của một tang gia Trích Số đỏ Ngữ văn 11-Ban Cơ bản) từ thi pháp tiểu thuyết của nhà văn Vũ Trọng Phụng (Trang 56 - 57)

Phần mộ t : Mở đầu

7. Cấu trúc của luận văn

2.1 Tìm hiểu thi pháp tiểu thuyết của tác giả Vũ Trọng Phụng trong tiểu thuyết Số đỏ là

2.1.3 Những điển hình bất hủ trong Số đỏ

Văn học hiện thực phê phán Việt Nam đã kế thừa truyền thống tốt đẹp của những tác phẩm của chủ nghĩa hiện thực trong quá khứ, đồng thời nhân vật của họ được xây dựng trên một thế giới quan và phương pháp sáng tác mới mẻ . Họ đã thực hiện được cái yêu cầu cơ bản mà năm 1888 ,Ăng ghen đã đề ra cho chủ nghĩa hiện thực : “Theo ý tôi, đã nói đến chủ nghĩa hiện thực thì ngoài sự chính xác của các chi tiết ra , còn phải nói đến sự thể hiện chính xác những tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình”[ Phan Cự Đệ] . Các nhà văn hiện thực phê phán nhìn cuộc sống dưới ánh sáng của chủ nghĩa khách quan lịch sử . Họ mô tả cuộc sống một cách chân thực, không lí tưởng hóa . Nhân vật trong tác phẩm của họ hoàn toàn không xa lạ với đời sống, dường như khi đọc ta có cảm giác như đã gặp những nhân vật này ngoài đời thực . Trong quá trình xây dựng điển hình nhân vật , nhà văn thường quan sát từ nhiều nguyên mẫu trong đời sống xã hội , chọn lấy những chi tiết ,tuy nhiên tính cách điển hình văn học nhưng không đồng nhất với nguyên mẫu ngoài đời thực.Chính L. Tôn xtoi , bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực đã chỉ ra rằng :

”, “nếu miêu tả một con người mà chỉ lấy một người thật làm mẫu thì kết quả sẽ là một cái gì đơn nhất, ngoại lệ , không thú vị”. Văn hào M. Gorki đã xây dựng hình tượng người cha đạo , sau khi quan sát ,nghiên cứu tiếp xúc tới 1500 vị cha cố ngoài đời thực . Đương thời nhân vật Natasa trong Chiến tranh và hòa bình của L. Tôn xtoi rất được hâm mộ . Khi phải trả lời câu hỏi Natasa là ai, tác giả đã cho biết: “Đó là một phép cộng của phu nhân Tôn xtoi và em gái bà ta .”Còn Lỗ Tấn thì hình tượng và hài hước hơn khi nói về nhân vật AQ : “Nhân vật của tôi có tà áo ở Bắc Kinh, cái ria ở Triết Giang, miệng cười ở Vũ Hán” [ 8; 194]. Những nhân vật điển hình đều không thuộc về một con người cụ thể nào , bản thân họ vừa chứa đựng phần thực của cuộc sống, vừa chứa đựng cái phần hư cấu sáng tạo thêm của nhà văn . Nhân vật điển hình bao giờ cũng xuất hiện và vận động trong hoàn cảnh điển hình , một môi trường xã hội điển hình . Đó là hoàn cảnh của nhân vật được tái hiện trong tác phẩm , phản ánh được bản chất hoặc một vài khía cạnh bản chất trong những tình thế xã hội nhất định với một quan hệ xã hội nhất định . Cũng như tính cách điển hình , ý nghĩa tiêu biểu khái quát của hoàn cảnh điển hình phải thông qua tính chất cụ thể riêng biệt của nó . Cái hiện lên trước mắt người đọc chính là những hoàn cảnh cụ thể riêng biệt này . Có điều qua những nét cụ thể riêng biệt đó , người đọc cảm thấy được những vấn đề xã hội rộng lớn .Khi xây dựng được những hoàn cảnh như vậy , thì tính cách chính là con đẻ của hoàn cảnh , được giải thích bởi hoàn cảnh.

Một phần của tài liệu Dạy học Hạnh phúc của một tang gia Trích Số đỏ Ngữ văn 11-Ban Cơ bản) từ thi pháp tiểu thuyết của nhà văn Vũ Trọng Phụng (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)