Tổ chức thực nghiệm

Một phần của tài liệu Dạy học Hạnh phúc của một tang gia Trích Số đỏ Ngữ văn 11-Ban Cơ bản) từ thi pháp tiểu thuyết của nhà văn Vũ Trọng Phụng (Trang 126 - 129)

Chƣơng III Thực nghiệm

3.3Tổ chức thực nghiệm

3.3.1 Chọn lớp thực nghiệm và thời gian thực nghiệm

Sau khi soạn xong giáo án thể nghiệm , tác giả luận văn đã tiến hành dạy thực nghiệm ngay tại cơ quan mình đang làm việc : Trường THPT Quốc Tuấn , An lão , Hải Phòng. Năm học 2010- 2011 , lớp thực nghiệm 11b3 với sĩ số 45 học sinh ( ban C ) , thời gian thực nghiệm tháng 11 năm 2010. Đây là thời gian mà tiến độ chương trình cũng đến bài này , chính vì thế khi thực nghiệm sẽ có những thuận lợi khi đánh giá được hiệu quả của bài dạy thực nghiệm với bài dạy của những giáo viên khác.

3.3.2 Dạy thực nghiệm

Đây là khâu quan trọng nhất bởi đây là sự kiểm nghiệm trung thực nhất đối những vấn đề lí thuyết. Mọi yếu tố cần được chuẩn bị kĩ lưỡng như : giáo viên thực nghiệm, đối tượng thực nghiệm , các phương tiện hỗ trợ dạy học .

3.3.3 Kết quả thực nghiệm

Sau khi dạy thực nghiệm , chúng tôi đưa câu hỏi để kiểm tra kết quả học tập của học sinh. * Câu hỏi kiểm tra

1. Hãy liệt kê những đặc sắc về nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng thể hiện trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” ?

2. Theo em , trong những đặc sắc nghệ thuật đó , phương diện nghệ thuật nào là thành công nhất ? Vì sao ?

3. Những đặc sắc nghệ thuật đó có vai trò như thế nào trong việc thể hiện nội dung tư tưởng của đoạn trích ?

5. Sau khi học xong bài học , em có cảm nghĩ gì ? Em ấn tượng nhất về điều gì trong tác phẩm ?

* Kết quả :

Lớp 11b3 ; sĩ số 45 học sinh

Đạt yêu cầu : 40 HS ( chiếm 89 % ) Không đạt yêu cầu : 5 HS ( chiếm 11%)

3.3.4 Đánh giá

Sau khi dạy thực nghiệm , kiểm tra kết quả học tập của học sinh , thăm dò ý kiến của học sinh và giáo viên dự giờ , chúng tôi sơ bộ có những đánh giá sau :

- Việc vận dụng hướng dạy học này đã đem lại những kết quả ban đầu khả quan về một số phương diện sau :

+ Tỉ lệ học sinh nắm vững kiến thức sau giờ học là khá cao + Giờ học tạo được khí thế học tập sôi nổi .

- Kết quả thăm dò học sinh và giáo viên dự giờ cho thấy những phản hồi tích cực . Đa số đều thấy cách dạy này mới , khác hẳn với kiểu dạy tác phẩm văn chương hiện tại. Nếu bình thường hướng khai thác một tác phẩm văn chương là khai thác về phần nội dung tư tưởng trước , sau đó mới tìm hiểu những nét đặc sắc nghệ thuật . Nhưng với cách dạy này thì lại đi ngược lại , từ nghệ thuật suy ra nội dung , hơn nữa nghệ thuật lại được xem xét một cách hệ thống , bám sát những đặc trưng phong cách nghệ thuật của tác giả. Dạy theo cách này , một tác phẩm văn chương mới thực sự được giải mã một cách khoa học và được đặt đúng vị trí của một tác phẩm nghệ thuật đích thực. Hơn nữa sau mỗi giờ học ngoài việc nắm vững kiến thức của bài học , học sinh còn nắm được một số lí thuyết của thi pháp học , từ đó dần hình thành năng lực cảm thụ văn học cho học sinh. Vì thế đa số ý kiến đều tán đồng .

- Tuy nhiên còn một số ý kiến cho rằng cách dạy học theo hướng này khá khó , nhất là với đối tượng học sinh yếu kém , hơn nữa với đối tượng học sinh , việc nắm vuuwngx và vận dụng những kiến thức lí thuyết thi pháp học là khá khó khăn.

Kết quả thực nghiệm cho thấy , hướng dạy học tác phẩm văn chương theo hướng bám sát thi pháp tác giả hoàn toàn có thể áp dụng vào thực tiễn , và có thể trở thành một xu hướng

dạy học tiến bộ và hiệu quả cao. Hi vọng với việc phát huy những thế mạnh , hạn chế và khắc phục dần những nhược điểm , rút kinh nghiệm sâu sắc, những lần thực nghiệm sau sẽ đạt kết quả cao hơn.

TIỂU KẾT CHƢƠNG III

Qua hoạt động thiết kế giáo án thể nghiệm , tiến hành dạy thực nghiệm và đánh giá kết quả thực nghiệm, chúng tôi thấy rằng hướng dạy học tác phẩm văn chương bám sát thi pháp tác giả hoàn toàn có cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn. Áp dụng hướng dạy học này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn văn , hình thành ở người học năng lực giải mã các tác phẩm văn học một cách khoa học và giàu tính nghệ thuật. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả khả quan ban đầu , hướng dạy học này vẫn còn tồn tại một số hạn chế , vướng mắc , hi vọng trong thời gian tới , với việc điều chỉnh và hoàn thiện đề tài , tính khả quan của luận văn sẽ được nâng cao hơn.

Một phần của tài liệu Dạy học Hạnh phúc của một tang gia Trích Số đỏ Ngữ văn 11-Ban Cơ bản) từ thi pháp tiểu thuyết của nhà văn Vũ Trọng Phụng (Trang 126 - 129)