Vũ Trọng Phụng – nhà tiểu thuyết trác tuyệt của văn học Việt Nam

Một phần của tài liệu Dạy học Hạnh phúc của một tang gia Trích Số đỏ Ngữ văn 11-Ban Cơ bản) từ thi pháp tiểu thuyết của nhà văn Vũ Trọng Phụng (Trang 40 - 46)

Phần mộ t : Mở đầu

7. Cấu trúc của luận văn

1.3 Một số vấn đề về cuộc đời và văn nghiệp nhà văn Vũ Trọng Phụng

1.3.2 Vũ Trọng Phụng – nhà tiểu thuyết trác tuyệt của văn học Việt Nam

Vũ Trọng Phụng là một cây bút tài năng ở nhiều lĩnh vực . Ông vừa là nhà phóng sự , nhà tiểu thuyết , truyện ngắn, vừa là nhà báo , nhà viết kịch . Ở bất kì lĩnh vực nào mà ông tham gia, nhà văn đa tài này cũng gây ấn tượng mạnh mẽ đối với dư luận. Ở thể loại phóng sự, ông được mệnh danh là “Ông vua phóng sự đất Bắc”, ở thể loại tiểu thuyết ông được tôn xưng là bậc thầy của thể loại này. Nhà văn Nguyễn Đình Thi gọi vũ Trọng Phụng là “Tiểu thuyết gia trác tuyệt của văn học Việt Nam”.Dư luận đánh giá rất cao những đóng góp của nhà văn họ Vũ đối với nền văn học nước nhà , nhưng có lẽ thành công lớn nhất, đóng góp nhiều nhất của Vũ Trọng Phụng là thể loại tiểu thuyết. Nguyễn Văn Hạnh nhận định : “Sự nghiệp văn học nhà văn để lại cho đời thật phong phú và đặc sắc , gồm đủ thể loại : phóng sự , truyện ngắn, kịch bản, dịch , phê bình văn học.Trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng , chắc chắn phần có giá trị nhất là tiểu thuyết ”[ 25; 17].Chỉ trong 8 năm ngắn ngủi , bên cạnh hàng loạt những thành tựu ở các thể loại khác , Vũ Trọng Phụng vẫn kịp cho ra đời 9 tiểu thuyết

Dứt tình (1934), Giông tố (1936) , Số đỏ (1936) , Vỡ đê (1936), Làm đĩ (1936) , Lấy nhau vì tình ( 1937), Quý phái ( đăng dở dang trên Đông Dương tạp chí) (1937), Trúng số độc đắc ( 1938) , Người tù được tha ( Di cảo)

Trong đó có những tác phẩm xứng đáng được liệt vào hàng kiệt tác như : Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê. “Nếu tiểu thuyết là “phản ảnh bức tranh xã hội” , “ phản ảnh hiện thực đời sống

”, thì Giông tố , Vỡ đê là bức vẽ đầy đủ đường nét , chi tiết , chân thật đời sống người dân dưới thời nô lệ ; Số đỏ , Làm đĩ, Trũng số độc đắc là một nét vẽ khác xuất thần làm bật lên những vết thương rớm máu của cái xã hội được che phủ bên ngoài lớp sơn văn minh Âu hóa ; Dứt tình , Lấy nhau vì tình lại là một đường cày tâm lý khơi mở tâm hồn , nhận thức về phương diện tình yêu, hôn nhân.”[ 25;17]. Tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng không hướng tới những cái xa vời, thoát ly cuộc sống . Nó chính là cuộc sống đang diễn ra từng giờ , từng ngày mang đậm tính thời sự mà Nguyễn Đăng Mạnh gọi đó là “Những chân dung chưa ráo mực”. Điều này xuất phát từ quan niệm nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng . Ông đã từng dõng dạc tuyên bố : “Văn chương là một phương tiện đấu tranh”. Do con mắt nhìn vào bản chất hiện thực xã hội , ông đã thấy đầy rẫy những điều bất công , vô nghĩa lý . Ông công khai thái độ không công nhận thậm chí căm ghét cái xã hội mà nhà

văn gọi là “chó đểu”. Văn chương với ông là phương tiện đấu tranh đòi công lý, bênh vực kẻ yếu và lên án một cách mạnh mẽ những cái thối nát , xấu xa , giả dối , bẩn thỉu , những kẻ sống bằng máu của người khác. Đối với Vũ Trọng Phụng , chức năng của văn chương và thiên chức của người nghệ sỹ phải là : “văn chương là một phương tiện đấu tranh của những người cầm bút muốn loại khỏi xã hội con người những bất công , nhen lên trong lòng người nỗi xót thương đối với kẻ bị trà đạp lên nhân phẩm , kẻ yếu , kẻ bị đày đọa vào cảnh ngu tối, bị bóc lột , mỗi ngày kiếm ra đủ bữa ăn tối để nhịn sáng hôm sau .Tôi sẽ cố gắng nhìn vào những nỗi đau khổ của xã hội , may ra tìm được những phương thuốc khiến những cái ung đó có thể hàn miệng lên da…”[ 25; 37]

Với mong ước tốt đẹp là xây dựng một xã hội công bằng, lấy đạo đức làm nền tảng xã hội, nhưng sự thực cái xã hội lại trái ngược hoàn toàn với mong muốn của ông, phải làm thế nào khi trong tay không có gì ngoài cây bút. Viết, phải viết phải chĩa mũi nhọn vào những kẻ bất nhân , phải điểm danh từng đứa, dựng bọn chúng lên mà đánh chúng gục đầu xuống không thể ngóc đầu lênđược .Vũ Trọng phụng luôn trung thành với quan niêm nghệ thuật ấy nên trong bất cứ tác phẩm nào từ truyện ngắn , phóng sự..đến tiểu thuyết cũng ngầm chứa nội dung đấu tranh. Thể loại tiểu thuyết lại có những lợi thế rất lớn khi phản ánh bức tranh cuộc sống , tất cả những gì tốt đẹp, xấu xa , dơ bẩn .. nhà văn đều có thể đưa vào tiểu thuyết. Chính vì thế tiểu thuyết trở thành vũ khí lợi hại nhất của ông , tiểu thuyết theo ông phải là “sự thực ở đời”, không được né tránh hiên thực. Chính vì quan điểm này mà Vũ Trọng Phụng đã tuyên chiến với khuynh hướng lãng mạn , ông đã lên án gay gắt thứ tiểu thuyết rời xa hiện thực, thứ tiểu thuyết ru ngủ con người trong những ảo tưởng tai hại “Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi với các nhà văn cùng chí hướng với tôi muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời […] . Các ông cứ theo thuyết tùy thời, chỉ nói cái gì mà thiên hạ thích nghe nhất là sự giả dối. chúng tôi chỉ muốn nói cái gì đúng sự thật[…] Tôi cho nhân loại tiến hóa ở chỗ trọng sự thực , nếu nhà văn dám nói rõ những vết thương ấy cho mọi người nghe..”[25; 40]. Tiểu thuyết của ông “tả chân đến tàn ác”, “trào phúng đến chua xót”[ 38; 69], mang giá trị hiện thực sâu sắc , phản ánh trung thực bản chất của xã hội đương thời. Nhà văn trở thành người thư kí trung thành của thời đại.

Về đặc trưng thể loại tiểu thuyết , Vũ Trọng Phụng cũng có nhiều cách tân về mặt nghệ thuật, với lợi thế là một cây bút đa năng , thành công trong nhiều thể loại văn học, ông luôn biết tận dụng những yếu tố phóng sự, kịch, văn chính luận …trong tiểu thuyết của mình để tạo nên những nét đặc sắc nghệ thuật riêng, đồng thời cũng làm tăng hiệu quả nghệ thuật của thể tài này. Xuất thân là một nhà phóng sự bậc thầy , nên việc nhà văn sử dụng những đặc sắc của ngòi bút phóng sự vào tiểu thuyết cũng là điều dễ hiểu. Vũ Ngọc Phan cho rằng phóng sự Vũ Trọng Phụng có khuynh hướng tiểu thuyết hóa để rồi tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng không xóa được dấu vết “xuất thân ” của mình là phóng sự : “Cây bút Vũ Trọng Phụng trong những năm đầu là cây bút phóng sự , một cây bút sắc sảo, không ngoan , sau ông luyện nó ra một cây bút tiểu thuyết , nhưng cái giọng phóng sự vẫn còn”.[ 25; 20]. Vũ Trọng Phụng đã khéo léo kết hợp hai thể tài này nhằm mục đích không chỉ khẳng định giá trị hiện thực của tiểu thuyết mà còn là tính thời sự nóng hổi của nó : “Người viết tiểu thuyết “trình bày”

các việc thu nhận được có thể từ phóng sự - và cho các sự việc tác động vào nhau để thành một “nút” để rồi phần cuối của tác phẩm cởi cái nút ấy ra sao cho tiểu thuyết là một chỉnh thể , kết quả của công cuộc sáng tạo . Cho đến nay tôi vẫn đi con đường viết tiểu thuyết như vậy. Tôi có tưởng tượng chăng chỉ là trong việc sắp xếp các chi tiết , còn các sự việc thì đều đã diễn ra giữa bạch nhật , dưới thanh thiên . Mỗi cuốn tiểu thuyết , theo tôi quan niệm là một bản mô tả hay một thiên phóng sự thuật lại những việc mà những nhân vật này hay nhân vật nọ gây ra hay phải chịu đựng và bao hàm một ý( mà tôi tạm gọi là một đề ) ”[25;41].Những đoạn, những cảnh trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng như cảnh Nghị Hách tiếp khách, phát chẩn bần , gắn Long bội tinh, những chuyến thăm công sứ , tổng đốc..( Giông tố) , cảnh đấu tranh của dân phu, biểu tình xin khất thuế, đám tù nhân được tha , nước lụt …( Vỡ đê), cảnh đám tang cụ cố tổ , cuộc đấu quần của Xuân tóc đỏ với với quán quân Xiêm La ..( Số đỏ); đoạn người phu xe thuật lại chuyện Quỳnh tự tử với Liêm ( Lấy nhau vì tình )….đều đầy ắp chất liệu phóng sự . Những chất liệu phóng sự được nhào lặn dưới bàn tay của một bậc thầy về tiểu thuyết đã được tiểu thuyết hóa cao độ , chất phóng sự đã hòa nhập một cách hoàn toàn tự nhiên , tài tình vào thế giới tiểu thuyết. Chất phóng sự, tính thời sự trong tiểu thuyết mới dung chứa chủ đề , nội dung

đấu tranh , tố cáo một cách trực diện và hiệu quả. Với những cách tân về nghệ thuật tiểu thuyết , Vũ Trọng Phụng đã góp phần hoàn thiện một thể tài tiểu thuyết mới : Tiểu thuyết phóng sự.

Tính kịch cũng là một “gia vị ” mà Vũ Trọng Phụng hay sử dụng trong tiểu thuyết. Hầu như ở tất cả các tiểu thuyết , trong kết cấu , Vũ Trọng Phụng luôn đưa những màn kịch độc đáo , dù đó là bi kịch hay hài kịch. Hiện tượng này xuất hiện rất nhiều trong Số đỏ .Một đặc điểm nổi bật mang đặc trưng kịch của Vũ Trọng Phụng sử dụng trong tiểu thuyết là đối thoại. Lời thoại trong tiểu thuyết gần đạt lời thoại trong kịch . Điều trước tiên trong lời thoại phải mang yếu tố kịch, đoạn đối thoại phải mang kịch tính , tức tạo được cao trào .

Nhìn chung Vũ Trọng Phụng thành công trong tiểu thuyết một phần là biết lồng ghép chất bi , hài kịch vào kết cấu , bố cục, vào lời nhân vật, lời người kể chuyện vv..Cả thế giới nhân vật chứa tư duy kịch , không gian tiểu thuyết gần với không gian sân khấu tạo điều kiện cho yếu tố kịch trong tiểu thuyết phát triển dễ dàng . Vũ Trọng Phụng đã phát huy hết khả năng tài nghệ của mình để bố trí, sắp xếp tình huống , xây dựng nhân vật tạo điều kiện có sẵn để cho xảy ra bi hoặc hài kịch. Ví dụ những nhân vật như Xuân tóc đỏ, Min đơ, Min toa, cố Hồng , Cậu Phước, Phó Đoan….là những nhân vật có tính kịch rất cao ( hài kịch ).

Trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng cũng sử dụng những yếu tố của báo chí , ví dụ trong

Giông tốVỡ đê . Đó là đoạn đăng tin về vụ hiếp dâm của Tạ Đình Hách đối với Thị Mịch , tin phát chẩn bần của Tạ Đình Hách trong Giông tố, tin về việc đấu tranh của phu hộ đê trong Vỡ đê.

Là bộ phận trong toàn bộ kết cấu tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng , kịch, phóng sự, báo chí được vận dụng và xử lý rất khéo ; đặt để ở đâu, lúc nào đều hết sức hợp lý, tự nhiên và hợp lôgic phát triển câu chuyện . Đây là đóng góp rất đáng kể của Vũ Trọng Phụng vào thể tài tiểu thuyết.

Về mô hình tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng , có thể thấy những đặc điểm nổi bật trong gia tài tiểu thuyết của ông : Tiểu thuyết tả chân xã hội, tiểu thuyết phanh phui cái ác, cái xấu , tiểu thuyết của nỗi đau đời và lòng xót thương ; tiểu thuyết tào phúng châm biếm.

Các đặc điểm này kết hợp với nhau kết hợp với nhau, đậm nhát theo liều lượng khác nhau trong từng tiểu thuyết, các đặc điểm này đan xen , là hệ quả của nhau . Tả chân xã hội thối nát đương thời để phanh phui những cái xấu , cái ác của cuộc sống, qua đó thể hiện nỗi đau đời và lòng xót thương với những kiếp người cùng khổ dưới đáy xã hội, và vũ khí để làm được điều đó là sự châm biếm, đả kích những cái xấu xa , tội lỗi đó.

TIỂU KẾT CHƢƠNG I

Thi pháp học là bộ môn khoa học vô cùng cần thiết cho hoạt động nghiên cứu văn học nói chung và cho hoạt động dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường nói riêng. Nó góp phần đưa môn Văn trong nhà trường trở về đứng nghĩa một môn khoa học , đồng thời cũng là một bộ môn nghệ thuật . Việc vận dụng những thành tựu khoa học của thi pháp học vào dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường sẽ là một cách dạy hiện đại , phù hợp với xu thế phát triển của bộ môn .

Việc áp dụng lí thuyết của thi pháp học vào dạy một tác phẩm văn chương cụ thể là một yêu cầu cấp thiết , nhất là khi nhìn vào thực trạng dạy học Văn nói chung và dạy học tác phẩm văn chương nói riêng trong giai đoạn này , đó cũng là một cách thay đổi tư duy dạy văn truyền thống đã và đang làm cho môn Văn dần mất đi vị trí và vai trò của mình trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Chƣơng II. Những biện pháp dạy học đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” từ thi pháp tiểu thuyết nhà văn Vũ Trọng Phụng.

Một phần của tài liệu Dạy học Hạnh phúc của một tang gia Trích Số đỏ Ngữ văn 11-Ban Cơ bản) từ thi pháp tiểu thuyết của nhà văn Vũ Trọng Phụng (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)