Không gian vĩ mô trong Số đỏ

Một phần của tài liệu Dạy học Hạnh phúc của một tang gia Trích Số đỏ Ngữ văn 11-Ban Cơ bản) từ thi pháp tiểu thuyết của nhà văn Vũ Trọng Phụng (Trang 51 - 53)

Phần mộ t : Mở đầu

7. Cấu trúc của luận văn

2.1 Tìm hiểu thi pháp tiểu thuyết của tác giả Vũ Trọng Phụng trong tiểu thuyết Số đỏ là

2.1.2.1 Không gian vĩ mô trong Số đỏ

Khi xây dựng tác phẩm thông thường các nhà văn chỉ đề cập tới một khía cạnh , một vấn đề nào đó và “thường chỉ mở ra một phía nào đấy của cuộc đời , chụp lấy một mảng giới hạn nào đấy của hiện thực , hoặc nông thôn hoặc thành thị , hoặc môi trường của những người nghèo khổ , hoặc cảnh sống của bọn giàu có”[39; 170]. Trong trào lưu hiện thực phê phán ở Việt Nam có những tên tuổi đã đi vào lịch sử văn học như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng , Nam Cao, Nguyên Hồng ….bên cạnh sự thành công của những thể loại khác , tiểu thuyết luôn là thể tài ưa thích và đem lại những thành công vang dội trong việc định danh các tác giả này trong làng văn. Với những ưu thế của tiểu thuyết, nhà văn dễ dàng khai thác một hay nhiều vấn đề xã hội, phản ánh số phận của cá nhân hay một tập thể , ở bất cứ không gian , thời gian nào . Khi nhìn vào những tiểu thuyết của trào lưu hiện thực phê phán chúng ta nhận thấy rằng , đây là một bức tranh nhiều màu sắc , phản ánh nhiều mảng hiện thực với độ rộng hẹp khác nhau, mỗi nhà văn có sở trường riêng về và điều đó tạo nên phong cách độc đáo của mỗi người. Tác giả Ngô Tất Tố khi viết tiểu thuyết Tắt đèn chỉ giới hạn tác phẩm của mình trong mảng đề tài nông thôn . Thật ra không gian, thời gian của tác phẩm còn được biểu hiện hẹp hơn nữa : Làng Đông Xá trong mùa sưu thuế với tất cả sự căng thẳng và ngột ngạt. Bỉ vỏ của Nguyên Hồng lấy không gian của đời sống thành thị ở Hải phòng , nhưng thực ra nó là một mảng nhỏ với không gian sống của những thành phần trộm cướp , lưu manh như Tám Bính, Năm Sài Gòn…sống ngoài vòng pháp luật, bị săn đuổi, bị dồn vào ngõ cụt tuyệt vọng dưới đáy xã hội .Không gian trong Bước đường cùng cũng chỉ xoay quanh cuộc sống ở nông thôn với sự chèn ép, lừa lọc của bọn địa chủ đối với người nông dân , đẩy họ vào bước đường cùng.

Với Nam Cao , tác phẩm của ông còn tập trung vào một kết cấu nhỏ hẹp hơn nữa . Trong tiểu thuyết Sống mòn , tác phẩm chỉ xoay quanh cuộc sống tù túng, bế tắc , chật hẹp của

một vài cá nhân như San , Thứ .., về căn bản không vượt qua khuôn viên của lớp học , nơi mà Thứ làm việc.Tuy nhiên khi nhìn tổng thể về các tác phẩm văn chương của Nam Cao , chúng ta thường thấy ông thường hướng ngòi bút của mình vào một số ít cá nhân , trong một hoàn cảnh sống cụ thể, và rất hẹp, thế mạnh của Nam Cao là phân tích tâm lý nhân vật , để nhân vật thể hiện những xung đột tâm lý, những dày vò về tâm hồn từ đó nổi lên những bi kịch mang tính điển hình . Nhưng khi nhìn vào tác phẩm của Vũ Trọng Phụng thì khác, đặc biệt là hai tiểu thuyết Giông tốSố đỏ , có thể thấy nhà văn “có khả năng nắm bắt và chiếm lĩnh hiện thực ở một mức độ rộng lớn , , tái hiện chúng vào trong tác phẩm khiến hiện thực trong tác phẩm luôn luôn có xu hướng vươn tới để ngang bằng hiện thực cuộc đời , tác phẩm luôn có kích cỡ gần như bao quát toàn bộ xã hội . Không gian tiểu thuyết phóng sự của Vũ Trọng Phụng nói chung , bao giờ cũng là không gian vĩ mô . Đó là cả xã hội Việt Nam thu nhỏ lại”[39; 170]. Cấu trúc của Giông tốSố đỏ là cấu trúc vĩ mô với không gian và thời gian vô cùng rộng lớn. Đọc Giông tố là đọc cả xã hội , đọc cả thời đại . Đã có ý kiến cho rằng Giông tố là “cuốn bách khoa toàn thư về xã hội Việt Nam những năm 30”[ 39; 171]. Tác phẩm là bức tranh toàn cảnh về xã hội , ở đó có nông thôn ngột ngạt với những tập tục cổ hủ, có không gian thị thành xa hoa lộng lẫy cùng sự nghèo khổ , có miền núi , vùng biển, có trung du ,vùng mỏ , thậm chí mở rộng ra cả nước ngoài cùng những bước chân của nhà cách mạng Hải Vân. Thời gian trong Giông tố trải dài xuyên suốt mấy chục năm qua vài thế hệ. Số đỏ về quy mô tuy có nhỏ hơn nhưng cũng ôm trọn mảng thành thị . Không gian trong Số đỏ là toàn bộ cuộc sống thành thị ở một thành phố lớn, xa hoa hàng đầu đất nước , đó là Hà Nội . Tác phẩm đã dựng lên một bức tranh toàn cảnh về cuộc sống nơi đây từ mọi không gian ,từ không gian sống của mỗi cá nhân như Xuân tóc đỏ, mụ Phó Đoan, cụ Cố Hồng, Văn minh , Tuyết, Hoàng hôn, Phán Mọc sừng… , tới không gian sống của mỗi gia đình ( gia đình cụ cố Hồng, gia đình bà Phó Đoan, gia đình Văn Minh , gia đình Phán mọc sừng….), từ nhà ra đường, đến sân quần vợt, Sở Cẩm, chùa chiền , hiệu may , tiệm nhảy, công viên, đường phố… . Từ những khung cảnh nhếch nhác của “thế giới” vỉa hè với những tên ma cà bông như Xuân tóc đỏ, cô hàng mía, ông thầy bói… tới những nơi xa hoa sang trọng của giới thượng lưu, trí thức . Cả cái không gian rộng lớn ấy bao chứa trong lòng nó là nhưng

không gian nhỏ hẹp riêng tư, luôn vận động không ngừng với vô số sự kiện , những biến cố . Tất cả làm lên một thế giới thành thị bừng bừng sống động như nó đã diễn ra , từng có ở thập kỉ 30 thế kỉ trước. Vì vậy có thể coi Số đỏ là toàn thư tổng hợp về đời sống thành thị vào giai đoạn lịch sử những năm “văn minh ”, “Âu hóa”. Như thế qua phép so sánh có thể thấy Số đỏ bên cạnh là Giông tố có kích cỡ rộng lớn hơn, cao hơn , vượt lên trên các tác phẩm đương thời. Đó cũng là một nét đặc sắc về nghệ thuật tiểu thuyết vũ Trọng Phụng để phân biệt với các nhà văn cùng thời với ông.

Một phần của tài liệu Dạy học Hạnh phúc của một tang gia Trích Số đỏ Ngữ văn 11-Ban Cơ bản) từ thi pháp tiểu thuyết của nhà văn Vũ Trọng Phụng (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)