Nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng trong Số đỏ

Một phần của tài liệu Dạy học Hạnh phúc của một tang gia Trích Số đỏ Ngữ văn 11-Ban Cơ bản) từ thi pháp tiểu thuyết của nhà văn Vũ Trọng Phụng (Trang 63)

Phần mộ t : Mở đầu

2.1.4Nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng trong Số đỏ

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.4Nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng trong Số đỏ

2.1 Tìm hiểu thi pháp tiểu thuyết của tác giả Vũ Trọng Phụng trong tiểu thuyết Số đỏ là

2.1.4Nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng trong Số đỏ

Có thể nói , trong trào lưu hiện thực phê phán Việt Nam, Số đỏ là cuốn tiểu thuyết thuộc loại “hàng hiếm”, hiếm bởi vì nó được viết theo bút pháp trào phúng, một bút pháp rất khó và thành công rất ít . Với Số đỏ ,Vũ Trọng Phụng đã thành công trong việc biến tiểu thuyết này thành một tiếng cười dài, tiếng cười hả hê nhưng cũng đầy căm hờn. Số đỏ tập trung đầy đủ những phẩm chất của một cuốn tiểu thuyết trào phúng đó là nó đã thành công trong việc dàn dựng được những tình huống trào phúng và xây dựng được những nhân vật trào phúng đặc sắc.

2.1.4.1 Nghệ thuật xây dựng những chân dung trào phúng

Các thủ pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật rất đa dạng , phong phú . Tài năng của một nhà văn phần lớn được khẳng định qua khả năng xây dựng nhân vật trong tác phẩm của mình. Việc miêu tả nhân vật dựa trên các mặt chủ yếu là : miêu tả ngoại hình, miêu tả nội tâm, miêu tả tính cách, miêu tả hành động. Tuy nhiên ở mỗi thể loại lại có những nguyên tắc nghệ thuật xây dựng nhân vật riêng. Trong Dẫn luận nghiên cứu văn học , G.N. Pospelov khi bàn về thể loại trào phúng đã nhấn mạnh nguyên tắc khách quanbút pháp ngoại hiện khi mô tả con người và đời sống của thể loại này , ông viết : “Tính cách hài hước của các tính cách được bộc lộ chủ yếu ở những nét bề ngoài và hành vi của con

người : ngoại hình, cử chỉ , điệu bộ , hành động , lời nói. Các nhà văn hài hước và các nhà văn châm biếm hầu như không thể hiện thế giới nội tâm của các nhân vật ( hoặc chỉ thể hiện ở mức độ ít ỏi) , nhưng trong tác phẩm của mình họ lại nêu bật và tô đậm cái hài của những tình tiết tạo hình bên ngoài ( chân dung, miêu tả lời nói của các nhân vật , các cảnh có tình tiết” [ 13; 110].

Khi xây dựng nhân vật trong tác phẩm trào phúng , nhà văn còn phải tuân theo những nguyên tắc về các thủ pháp trào phúng. Xuân Diệu phân biệt hai thủ pháp : “đánh địch ”, và “chửi địch”. Chửi địch là trực tiếp ném những lời thóa mạ . Đánh địch là dựng đối tượng đả kích thành những nhân vật sống động để tự nó diễn những trò lố bịch mà chuốc lấy tiếng cười khing bỉ của độc giả. Lối đánh địch dĩ nhiên là cao tay hơn, và tác giả của

Số đỏ đã lầm được việc này một cách xuất sắc. Có thể thấy nghệ thuật xây dựng những nhân vật trào phúng được thể hiện trên những phương diện sau :

- Xây dựng nhân vật trào phúng qua miêu tả ngoại hình .

Khi đọc Số đỏ , ta thấy Vũ Trọng Phụng không thiên về khám phá thế giới nội tâm của nhân vật mà chủ yếu miêu tả những nét bề ngoài và hành vi của nhân vật . Tuân theo nguyên tắc khách quan , đặc trưng tư duy nghệ thuật của thể văn trào phúng , Vũ Trọng Phụng bằng bút pháp biếm họa xuất sắc , đã khai thác triệt để phương thức phóng đại để dựng lên những chân dung nhân vật với dung mạo “vô nghĩa lý ”( chữ dùng của Vũ Trọng Phụng) hết sức độc đáo . Tập trung ngòi bút vào miêu tả ngoại hình nhân vật, tác giả Số đỏ đã làm nổi bật những cái gây cười thuộc về hình thức bên ngoài của nhân vật như những cái trái tự nhiên trong hình dáng , điệu bộ , lối ăn mặc và những nét thiếu cân xứng ngay trên hình thức của đối tượng trào phúng. Trong Số đỏ , diện mạo nhân vật thường được tác giả khắc họa với mục đích làm nổi bật xung đột giữa nội dung và hình thức của đối tượng trào phúng . Diện mạo ấy thường mang những nét kì quái , phi lô gic , rất tức cười. Ví dụ như bức biếm họa sau về bà Phó Đoan và Văn Minh : “Cửa xe mở , một bà trạc tứ tuần mà y phục vẫn còn trai lơ hơn cả thiếu nữ , mặt bự ra những son và phấn, tóc đen lay láy nhưng mà quăn quăn, cả người nặng ít ra cũng bảy mươi cân, những cái khăn vành dây đúng mốt hết sức thì lại nhỏ xíu và ngắn ngủn có một mẩu, một tay cầm một cái dù thật là tí hon và một cái ví da khổng lồ , tay kia ôm một con chó bé

trông kì dị như một con kì lân , bước xuống một cách nặng nề vất vả . Rồi đến một thiếu niên cao ngẳng , gầy đét ,lộ hầu , hai mắt như ốc nhồi , tóc cũng uốn quăn, âu phục lối du lịch, chui ở xe ra” [ 37; 264]. Bản thân hai chân dung này đã đem lại cho độc giả một sự lạ lẫm, lạ lẫm bởi sự mất cân xứng đến tức cười , một thứ thời trang của bọn trưởng giả vô cùng lố bịch và trơ trẽn. Nhưng cái đáng cười hơn nữa là hai chân dung này lại được đặt cạnh nhau, vì vậy những sự trái ngược càng làm nổi rõ đặc điểm của nhân vật. Thật là một sự đối nghịch kì dị : bà Phó Đoan thì to béo, phốp pháp “ít ra cũng bảy mươi cân”, Văn Minh thì lại “cao ngẳng, gầy đét , lộ hầu, hai mắt như ốc nhồi”, tất cả đều rơi vào tình trạng thái quá ( hoặc là gầy quá, hoặc là béo quá). Tuy nhiên điều nực cười không chỉ có thế , vì bà Phó Đoan và Văn Minh lại là lá cờ đầu cổ xúy cho phong trào Âu hóa, cổ vũ cho thể thao với chủ trương “một cái linh hồn khỏe trong một cái xác thịt khỏe” . Vậy thì một thân hình phì nộn và một thân hình ốm yếu bệnh hoạn lại là sự xúc phạm cho khẩu hiệu đó. Khi miêu tả nhân vật Vũ Trọng Phụng thường hay tô đậm sự xung đột giữa các đặc điểm trên một đối tượng , ngay trên mình bà Phó Đoan cũng có rất nhiều sự mất cân đối đến lố bịch : “tuổi trạc tứ tuần” / “y phục còn trai lơ hơn cả các thiếu nữ”, thân thể thì đẫy đà/ cái khăn vành dây lại “nhỏ xíu và ngắn ngủn”, cái dù “tí hon”/ cái ví da lại “khổng lồ”. Với nhân vật cụ cố Hồng cũng vậy , đầy rẫy những

“nghịch dị” quái đản trong dung mạo và điệu bộ : “Cho nên chưa 50 tuổi , cụ cũng đã ra vẻ già cả sắp chết: ra phố là cụ phải mặc áo bông , chưa đến mùa rét cụ đã khoác cái áo ba đờ suy dày sù…”, “tuy giữa mùa hè , cụ cũng mặc áo bông và đi giầy da. Cụ vào thì một bầu không khí sặc lên những mùi dầu bạc hà theo cụ mà vào phòng..”[37; 321] . Nhân vật Cậu Phước cũng mang những sự đối nghịch như thế , bên trong cái xác thịt to lớn là một tâm hồn trống rỗng, một thân hình to lớn do thừa thãi vật chất và một bộ óc giống như thiểu năng trí tuệ..Rõ ràng ngoại hình là thứ ngôn ngữ không lời của nhân vật , là siêu ngôn ngữ của tính cách, nhìn hình thức bên ngoài có thể đoán được tính cách bên trong. Và khi ngoại hình được kết hợp với những nét tính cách thống nhất thì việc xây dựng một chân dung trào phúng lại càng hoàn thiện. Với Vũ Trọng Phụng , việc kết hợp được giữa xây dựng ngoại hình và tính cách của nhân vật bằng bút pháp biếm họa trên cơ sở của thủ pháp phóng đại đã tạo lên những biểu tượng văn học có sức sống lâu bền.

- Xây dựng nhân vật trào phúng qua miêu tả tính cách

Khi xây dựng nhân vật tiểu thuyết , đối với mỗi nhà văn, nhiệm vụ hoàn thiện tính cách cho nhân vật là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, quyết định sự thành công hay thất bại cho tác phẩm . Đotxtoiepxki đưa ra nhận định : “Toàn bộ vấn đề là ở tính cách”,còn

Timopheep đặt vấn đề chi tiết, cụ thể hơn : “Tính cách là tiêu điểm độc đáo của nội dung trực tiếp của tác phẩm nghệ thuật. Một mặt, chúng ta đi từ tính cách đến cơ sở chủ đề - tư tưởng, tới những khái quát hóa và từ đấy đi tới thực tế hiện thực do nhà văn miêu tả, và mặt khác , chúng ta đi từ tính cách đến chỗ mọi hiểu biết mọi phương tiện thể hiện nghệ thuật, tức là đi tới tất cả những mặt riêng biệt của sự sáng tạo nghệ thuật” [ 25; 140]. Là một cuốn tiểu thuyết trào phúng, Số đỏ có những đặc điểm riêng trong việc khắc họa tính cách nhân vật. Với cảm hứng chủ đạo là châm biếm dựa trên những đặc trưng tính cách của đối tượng , Vũ Trọng Phụng luôn có ý thức tạo ra những tính cách “vô nghĩa lí”( là sự đảo ngược, lộn ngược những logic , đạo lý thông thường). Trong Số đỏ , tác giả đã giễu nhại nhân cách các nhân vật trào phúng theo nguyên tắc đảo ngược logic nhân cách thông thường. Cái cười xuất phát từ sự mâu thuẫn , sự mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức sẽ làm tăng hiệu ứng trào phúng của tác phẩm.Các nhân cách trong Số đỏ hầu hết thể hiện sự mâu thuẫn đó, bề ngoài luôn tỏ ra là có nhân cách, có nghĩa lí, nhưng thực chất lại không có nhân cách, không có nghĩa lí gì hết . Dâm đãng như mụ Phó Đoan nhưng miệng luôn rêu rao chuyện thủ tiết , hơn nữa lại được ban tặng bảng “Tiết hạnh khả phong”. Vô lại, vô học như Xuân Tóc Đỏ mà lại trở thành đốc tờ, triết gia, anh hùng cứu quốc…không bao giờ thể thao như Văn Minh nhưng luôn mồm cổ động thể thao. Vô tích sự, lố bịch như cụ cố Hồng lại được phong Long Bội Tinh ..Tất cả đều lộn ngược và vô nghĩa lí. Để đặc tả những tính cách trào phúng của nhân vật , tác giả Số đỏ

thường sử dụng hai cách vẽ:

Thứ nhất : Sử dụng thủ pháp tô đậm , phóng to những nét xuất thần thuộc về bản chất tính cách của nhân vật . Những nhân cách vô nghĩa lý trong Số đỏ có những đặc điểm chính là giả dối, bịp bợm , dâm ô, đểu cáng. Chẳng hạn để đặc tả cái dâm của bà Phó

Đoan , Vũ Trọng Phụng sử dụng rất nhiều chi tiết để thể hiện sự thèm khát đến mức ám ảnh đối với tình dục của nhân vật này. Bà Phó Đoan rất nhạy cảm với chuyện hiếp dâm, khi nghe đến vụ một ông bác sĩ định hiếp bệnh nhân của mình, bà này trợn trừng lên hỏi dồn : “Ai ? Ai? Ai thế ?”, với chi tiết đặc sắc này , bà Phó Đoan đã tự lột bộ mặt thật của mình. Ngoài ra trong tác phẩm , Vũ Trọng Phụng còn dùng nhiều chi tiết khác để khắc họa bản chất dâm đãng của nhân vật này : bà chủ định cứu Xuân Tóc Đỏ ra khỏi bóp cảnh sát , khi bà biết nguyên nhân tên này bị đuổi là nhìn trộm cô đầm thay váy( chương I). Bà cố tình khêu gợi Xuân bằng những hành động khiêu khích của mình ( chương III), và sau khi đọc bộ Kim anh lệ sử thấy cái chùa tỉnh ấy, sư mô cứ vờ là Phật xuống bán con cho những người đàn bà cầu tự , bà Phó Đoan đã “ tức khắc dò hỏi , rồi đi..bà đã bị tẽn

!”( chương III). Ở nhân vật Xuân Tóc Đỏ , nhà văn đã cho thấy bút pháp hí họa xuất sắc của mình . Để tô đậm tính cách lưu manh , ma cà bông của nhân vật này tác giả đã sử dụng rất nhiều chi tiết miêu tả ngôn ngữ và hành động của nó , nhưng chỉ những câu chửi tục luôn thường trực nơi cửa miệng Xuân như : “mẹ kiếp”, “nước mẹ gì” ngay cả khi được coi là “thượng lưu trí thức”, “vĩ nhân”, “anh hùng cứu quốc” đã chứng minh cho bản chất không thể thay đổi của một tên lưu manh vỉa hè.

Với nhân vật cố Hồng dù rất vô tích sự , suốt ngày nằm bẹp bên bàn đèn , thả hồn theo khói thuốc phiện , ai nói gì cũng lảm nhảm một câu vô nghĩa : “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi

!”. Chỉ chi tiết này đã cho thấy đây là một tính cách trống rỗng , vô nghĩa lý. Nhân vật cậu Phước- con giời, con Phật của bà Phó Đoan “ lớn tồng ngồng mà luôn ngúng nguẩy : Em chã !” một cách rất đần độn.

Một nét tính cách mà Vũ Trọng Phụng rất chú ý khi khắc họa tính cách nhân vật , đó là thói khoe khoang , rởm hợm . Nét tính cách này hầu như bất cứ nhân vật nào trong Số đỏ

cũng có, tất cả các nhân vật đều có nhu cầu khoe khoang khi có cơ hội , dù cách khoe khoang đó rất lố bịch, nực cười. Sự khoe khoang dường như trở thành thú vui, một căn bệnh mà mọi đối tượng trong xã hội trưởng giả đương thời đều nhiễm phải . Sự khoe khoang cũng rất đa dạng, mỗi người một kiểu , thậm chí có những kiểu khoe khoang rất kì quái . Ví dụ , khi Xuân Tóc Đỏ bị bắt vào bóp , nó còn tỏ ra khinh bỉ sự chật hẹp , không tỏ rõ uy quyền của một nhà tù của bóp cảnh sát này, hơn nữa nó còn khoe thành

tích bị bắt vào những bóp chính , nơi tập trung những nét đặc trưng nhất của nhà tù thực sự. Cụ cố Hồng còn có những điều khoe khoang bệnh hoạn hơn: đó là khoe sự già yếu , trong khi “cụ” chưa tròn năm mươi, cụ chỉ mong thân sinh mình chết để được “mặc đồ xô gai , lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc, vừa khóc mếu ,để cho thiên hạ phải chỉ trỏ : Úi kìa, con giai nhớn đã già đến thế kia kìa”

. Các nhân vật thi nhau khoe khoang về những cái thuộc về mình : Khoe giàu sang , khoe thế lực , khoe địa vị , khoe thành tích …cá nhân khoe khoang, cả xã hội khoe khoang. Cao điểm của hiện tượng này được tác giả miêu tả rất chi tiết trong đám ma cụ cố tổ . Đám ma trở thành đám hội , là nơi thể hiện của những người tham dự. Thôi thì đủ kiểu khoe khoang, trưng diện : Cố Hồng ông khoe sự già cả, có hiếu ( thực ra là bất hiếu), Cố Hồng bà khoe đám ma to, Văn Minh được dịp khoe bộ sưu tập thời trang tang lễ, Tuyết được dịp khoe thân thể ngọc ngà dưới bộ áo tang mới được thiết kế , Xuân Tóc Đỏ, sư Tăng Phú khoe cái tầm ảnh hưởng của bản thân, bạn bè của cụ Cố Hồng khoe đủ loại huy chương và các kiểu râu ria, cậu Tú Tân thì khoe các loại máy ảnh và tài bấm máy của mình, người đi đưa thì khoe về gia đình, về cái tủ mới sắm, cái áo mới may…Với những chi tiết như vậy , tất cả các nhân vật đều thể hiện cái bản chất trống rỗng, rởm đời, vô nghĩa lý của mình. Đó là cái cười ném vào cái xã hội trưởng giả lừa bịp, vô nghĩa.

Thủ pháp thứ hai là biến nhân vật thành những con rối, đi đứng, nói năng , ứng xử một cách máy móc bất chấp hoàn cảnh có phù hợp hay không [ 29; 132]

Có thể kể đến những nhân vật như Xuân Tóc Đỏ, Min Đơ, Min Toa, Cố Hồng, cậu Phước.Trước hết phải kể đến Xuân Tóc Đỏ - sự tập trung cao nhất của thủ pháp này. Xuân Tóc Đỏ là một tên vô lại , lưu manh vỉa hè , một tên ma cà bông chính hiệu. Nhưng từ khi được ném vào xã hội thượng lưu, nó đã nhanh chóng du nhập cách nói năng của xã hội trưởng giả ,dù cách nói năng , điệu bộ đó rất máy móc và giả tạo. Mỗi khi tiếp xúc với một nhân vật trong thế giới thượng lưu, hắn đều bê nguyên si những câu mà đối với hắn , nó là cách thể hiện phép lịch sự và địa vị của bản thân. Tuy nhiên mỗi lần hắn nói những câu đó ra chúng ta lại liên tưởng tới hình ảnh của một con vẹt biết nói, hay là một cái kèn hát đã mở sẵn. Đi đâu, gặp ai hắn cũng cúi rạp mình nói : “Xin rất được hân hạnh

câu này hàng chục lần với các nhân vật TYPN, Vợ của TYPN, Tuyết, ông Phán dây thép , nhà trí thức ở Tổng cục thể thao hội quán, vị hôn phu của Tuyết, đốc tờ Trực Ngôn. Xuân còn sử dụng cái vốn tích lũy từ hồi thổi loa thuốc lậu để giao tiếp , ứng xử và đều

Một phần của tài liệu Dạy học Hạnh phúc của một tang gia Trích Số đỏ Ngữ văn 11-Ban Cơ bản) từ thi pháp tiểu thuyết của nhà văn Vũ Trọng Phụng (Trang 63)