Phần mộ t : Mở đầu
7. Cấu trúc của luận văn
2.1 Tìm hiểu thi pháp tiểu thuyết của tác giả Vũ Trọng Phụng trong tiểu thuyết Số đỏ là
2.1.5 Đặc sắc của ngôn từ trong Số đỏ
Ngôn ngữ, đó chính là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của văn học. Không có ngôn ngữ thì không thể có tác phẩm văn học , bởi vì chính ngôn ngữ chứ không phải cái gì khác đã cụ thể hóa và vật chất hóa sự biểu hiện của chủ đề và tư tưởng , tính cách và cốt truyện …Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên mà nhà văn sử dụng trong quá trình chuẩn bị và sáng tạo tác phẩm , nó cũng là yếu tố đầu tiên trong sự tiếp xúc của người đọc . M. Gorki đã viết : “Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của nó và – cùng với các sự kiện , các hiện tượng của cuộc sống – là chất liệu của văn học”[8; 148]
Vì thế khi nghiên cứu một tác phẩm , một tác gia hay một trào lưu văn học , không thể không quan tâm đến đặc điểm và sự sáng tạo về ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn. Trong trào lưu chủ nghĩa hiện thực giai đoạn 1930- 1945, xuất hiện nhiều cây bút tài năng có những nét riêng , đáng ghi nhận trong việc sử dụng và sáng tạo ngôn ngữ . Điển hình trong số đó trước hết phải kể đến những đóng góp , sáng tạo về ngôn ngữ văn xuôi
nghệ thuật của Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng và Nam Cao. Trong bảng màu ngôn ngữ nghệ thuật của chủ nghĩa hiện thực, ngôn ngữ của Vũ trọng Phụng là một mảng màu riêng , thật đặc sắc. Cái hay , sức hấp dẫn của tác phẩm Vũ Trọng Phụng không chỉ ở tư tưởng mãnh liệt , ở những điển hình bất hủ mà còn được thể hiện ở ngôn ngữ nghệ thuật thấm đẫm cá tính sáng tạo của ông. Ngôn ngữ nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng có đặc điểm chung là phong phú, sinh động, đầy góc cạnh, thực sự sắc sảo . Một thứ ngôn ngữ vừa gai góc , sắc nhọn , vừa mỉa mai , chua chát như được tuôn trào từ một mối căm phẫn , uất ức cao độ với xã hội đương thời đầy bất công , phi nhân tính [ 34;504]. Nhiều nhà nghiên cứu đã đánh giá rất cao khả năng sử dụng ngôn ngữ của Vũ Trọng Phụng , đặc biệt trong lĩnh vực tiểu thuyết . Nguyễn Ngọc Thiện đã nhận định : “Quả là Vũ Trọng Phụng đã định hình một lối văn riêng , với mạch văn đi nhanh và gọn , các màu sắc thẩm mỹ : hiện thực- trữ tình – trào phúng cứ đan xen , hòa lẫn vào nhau, mang đậm cá tính nghệ thuật của ông , khó mà bắt trước nổi”. [ 34; 506]. Trong mỗi cuốn tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng người ta luôn thấy những nét đặc sắc riêng , không lẫn với ai , tiểu thuyết Số đỏ là điển hình cho một phong cách ngôn ngữ vô cùng độc đáo , đa dạng , phong phú . Đỗ Đức Hiểu cho rằng : “Ngôn từ Số đỏ vừa dân gian vừa đài các, vừa cổ điển vừa hiện đại , vừa thô tục , vừa cao đạo , tức là lổn nhổn , không đồng nhất , với những âm thanh hỗn loạn , biểu đạt tinh thần đô thị nhão nhoẹt , loạn Âu hóa của xã hội “bình dân” , một chính thể thuộc địa lưu manh, lừa dối , hay một đô thị đang hóa thân một cách kinh khủng với những mĩ từ lừa bịp, mị dân : tiến bộ, văn minh , tân tiến, đức hạnh ,nòi giống , hạnh phúc , giải phóng, tự do, thượng lưu, Âu hóa , v.v..”[ 15; 189] . Ông khẳng định Số đỏ là một hiện tượng ngôn từ hết sức độc đáo, đánh dấu thời đại [ 30; 270]. Đánh giá về nghệ thuật ngôn từ của tiểu thuyết Số đỏ là một việc vô cùng khó khăn , có thể có nhiều hướng tiếp cận, phân tích. Ngôn ngữ trong một tác phẩm tự sự thường có ngôn ngữ kể , ngôn ngữ tả ( thuộc về lời tác giả) và ngôn ngữ đối thoại ( lời của nhân vật) . Tuy nhiên trong khuôn khổ đề tài có thể xem xét ở một vài khía cạnh sau: