Phần mộ t : Mở đầu
7. Cấu trúc của luận văn
2.1 Tìm hiểu thi pháp tiểu thuyết của tác giả Vũ Trọng Phụng trong tiểu thuyết Số đỏ là
2.1.4.2 Nghệ thuật xây dựng những tình huống trào phúng
Trong những sáng tác của chủ nghĩa hiện thực , nhân vật có một vị trí vô cùng quan trọng, khác với những nhân vật trong văn xuôi trung đại, việc xây dựng nhân vật trong chủ nghĩa hiện thực luôn phải gắn với một hoàn cảnh nhất định. Cuộc đời, số phận của nhân vật chịu sự tác động sâu sắc của hoàn cảnh khách quan. Tính cách của nhân vật phải được làm rõ khi nhân vật được “vùng vẫy ” trong một hoàn cảnh sống cụ thể . Là một nhà văn hiện thực , Vũ Trọng Phụng quan tâm sâu sắc tới môi trường , luôn nhìn môi trường như là cơ sở để lý giải tính cách , chính vì thế ông luôn chú ý xây dựng những tình huống trào phúng để làm nền cho những tính cách trào phúng xuất hiện. Những tình huống trong tiểu thuyết Số đỏ rất đa dạng , nhưng chúng đều có đặc điểm chung là hài hước một cách vô nghĩa lý . Có nhà nghiên cứu đã có sự phân loại những tình huống trào phúng trong tiểu thuyết này như : Tình huống lật tẩy tính chất vô nghĩa lý của nhân vật, tình huống “chiếu tướng” nhân vật một cách đột ngột , tình huống mưu mô ( do các nhân vật lập mưu kế), tình huống hiểu lầm, tình huống ngược đời ( phi lý), tình huống rủi hóa may, tình huống quay ngược 180 độ , tình huống cãi lộn. Sau đây là một số tình huống trào phúng hay được sử dụng trong tiểu thuyết Số đỏ
- Tình huống ngược đời ( phi lý)
Đây là một tình huống vô nghĩa lý phổ biến trong Số đỏ . Để gây cười , Vũ Trọng Phụng đã tạo ra hàng loạt những tình huống ngược đời , vô cùng phi lý , bởi ngược đời thì dễ gây cười. Tình huống ngược đời vi phạm những chân lý thông thường của đời sống, rất khó tin rằng nó có thể tồn tại trong thực tế , ấy vậy nhưng nó vẫn xảy ra trong cuộc sống , ít khi người đọc phải dừng lại để nghi ngờ tính chân thực của nó . Bởi vì quy luật của cuộc sống là trong cái phi lý sẽ có cái hữu lý. Nhất là trong cái xã hội trưởng giả thành thị giả dối , bịp bợm. , mọi giá trị đều đảo lộn thì những tình huống này hoàn toàn có thể xảy ra.
Có thể kể hàng loạt tình huống thuộc loại này trong tác phẩm, chẳng hạn tình huống ; Do nạn khủng hoảng kinh tế , chính phủ buộc Sở cảnh sát phạt dân thành phố bốn vạn đồng, thế là màn hài kịch đã diễn ra với những điều thật vô lý. Thứ nhất: cảnh sát bảo vệ pháp luật mà lại đau khổ vì dân ta văn minh mất rồi, không ai chịu đánh chửi nhau, không ai chịu phóng uế, đái bậy ra đường, tức là không ai chịu … phạm luật cả. Thứ hai; họ đã bóp đầu nghĩ ra một diệu kế cảnh sát phải nhè chính mình và nhè lẫn nhau mà phạt để có đủ tiền nộp đúng chỉ tiêu ( chương III). Nhà mĩ thuật tân tiến TYPN sáng chế ra đủ loại mốt lẳng lơ để cổ động mọi người cách tân và ăn mặc theo lối Âu hóa, thế mà khi bắt gặp vợ mình ăn mặc tân thời thì nổi trận lôi đình , mắng vợ là “đồ đĩ”, “đồ lãng mạn ( chương V)”.Đám ma là chuyện buồn rầu, tang tóc, nhưng đám ma của cụ cố tổ bỗng trở thành… ngày hội , đám rước hết sức linh đình . Tang gia mà lại hạnh phúc ( chương XV). Xưa nay chỉ có chuyên thằng Xuân Tóc Đỏ đi nhòm trộm đàn bà tắm, thay váy , chứ ai nghĩ lại có chuyện ngược đời là bà Phó Đoan vừa tắm vừa có những động tác khêu gợi Xuân, đã thế lại “ nhòm qua lỗ khóa xem bên ngoài động tĩnh ra sao” ( chương III). Rồi chuyện ông Phán mọc sừng khi bắt quả tang vợ mình đang “cắm sừng ” lên đầu mình, sau đó lại hòa giải với tình nhân của vợ mình vì cho rằng “mọc sừng không phải là xấu”, Nã Phá Luân cũng phải mọc sừng..( chương X). Xuân Tóc Đỏ thua quần vợt , đã thế lại còn diễn thuyết gọi quần chúng là “mi”, “nông nổi”, là “không hiểu gì”, ấy thế mà thiên hạ lại cứ sốt sắng hoan hô: “Xuân Tóc Đỏ vạn tuế, sự đại bại vạn tuế”( chương XX). Cụ cố Hồng sướng quá hóa ngứa ngáy xác thịt , trở nên tức tối vì không ai chịu “đấm vào mặt mình”( chương XX).
Các tình huống ngược đời của Vũ Trọng Phụng rất phong phú : có ngược đời về hoàn cảnh , ngược đời về quan hệ, ngược đời về đạo lý..Tất cả cũng nhằm vạch trần cái bản chất suy đồi, giả dối của xã hội .
- Tình huống rủi hóa may
Bị chi phối bởi tư tưởng định mệnh chủ nghĩa, tác giả Số đỏ đã tạo ra hàng loạt tình huống rủi hóa may , đầy tính chất ngẫu nhiên. Đặt trong tình huống này , nhân vật tưởng sẽ gặp điều rủi , nhưng do ngẫu nhiên may mắn , do có “số đỏ” thành thử toàn gặp may. Nhân vật trung tâm Xuân Tóc Đỏ thường được đặt vào tình huống này để bộc lộ tính
cách , để thể hiện cái “số đỏ ” của nó . Có rất nhiều tình huống theo mô típ này, ví dụ khi Xuân Tóc Đỏ bị giam ở bóp thì tự nhiên được bà Phó Đoan “có lòng thương người ” đến nộp phạt và rước về nhà ( chương II). Không tỏ ra là người thông minh , Xuân bị bà Phó Đoan tống sang hiệu may Âu hóa , nhưng đây lại là cơ hội để hắn bước chân vào giới thượng lưu và dự vào một cuộc cải cách xã hội với vai trò ngày càng quan trọng.(chương IV).Xuân cùng với Tuyết lên khách sạn Bồng Lai bị nhiều người trông thấy là điều rủi , vì nó đã gây tội dụ dỗ Tuyết.Thế nhưng vì sự kiện tai tiếng này mà gia đình cố Hồng phải gả Tuyết cho hắn.( chương IX). Là thủ phạm gây ra một tội tày đình là làm cho cụ cố tổ lăn ra chết , hắn sợ quá bỏ trốn. Nhưng chính hành động này lại khiến cho cả gia đình cố Hồng phải “chịu ơn ” và cảm tạ hắn.( chương XIV).
- Tình huống hiểu lầm
Một tình huống trào phúng mà Vũ trọng Phụng rất hay sử dụng để tạo lên tiếng cười , đó là tình huống hiểu lầm . tình huống này diễn tả sự hiểu lầm rất ngớ ngẩn giữa các nhân vật , hiểu lầm về một hiện tượng của các nhân vật . Từ đó làm nổi bật những tính cách trào phúng.
Có thể kể đến một số tình huống như: cảnh Xuân Tóc Đỏ đọc thơ cảm cúm nhức đầu ( mà nó tưởng là thơ thật) đã khiến nhà thơ lãng mạn hâm mộ Tuyết phải cúi đầu thán phục, như thán phục một nhà thơ trào phúng đích thực.( chương X); Cảnh Xuân đóng vai trò diễn giả để cổ động cho phong trào thể thao, dù nó nói những câu như con vẹt học thuộc , vô cùng sáo rỗng và ngớ ngẩn, nhưng ngay sau khi đọc thì được mọi người vỗ tay tán thưởng . Nguyên nhân là do sự tán đồng của Joseph Thiết : “vỗ đùi kêu to lên : Hay ! Hay! Bravo !”, nhưng những lời đó không phải dành cho Xuân mà do ông ta đọc báo thấy một tin thú vị.: nhà lãnh tụ xã hội bị đánh. Thật là một sự hiểu lầm đến buồn cười. Tình huống Xuân nghe Trực Ngôn giảng giải nguyên nhân của sự dâm dục, trong đó có sự tác động của hoàn cảnh. Những kiến thức đó đối với trí óc của Xuân là quá tầm, nhưng chính lúc ấy nó lại chỉ tay ra sân, nơi diễn ra những cảnh cầm thú đang “yêu nhau”. Hành động đó khiến Trực Ngôn hết sức kính phục Xuân vì sự hiểu biết sâu xa, và cách giảng dễ hiểu của bạn “ đồng nghiệp”.( chương VIII). Đoạn Xuân làm cụ cố tổ uất lên mà chết , nó sợ quá bỏ chạy , nhưng mọi người lại tưởng nó làm cao và tức giận không chưa cho cụ tổ
nữa.( chương XIV). Cảnh Văn Minh đưa Xuân đến tổng cục thể thao để đưa nó lên địa vị của một “nhà tài tử” , nhưng Xuân lại “ nghĩ ngay đến Sở cẩm , sở mật thám, tòa án..”, nó định không đi và thú tội một cách thành thực nhưng Văn Minh lại tưởng em gái mình hư hỏng thật và tưởng Xuân làm cao để xoay tiền mình ( chương XVI)..
- Tình huống quay ngược 180 độ
Tình huống này thể hiện những hiện tượng trong đời sống, con người luôn có những biến đổi kì dị trong cách ứng xử, có thể vì một động cơ nào đó, mục đích nào đó . Sự thay đổi này tạo lên sự đột ngột, bất ngờ, xoay ngược tình thế khiến người đọc cũng không thể lường trước được , thậm chí ngay cả người trong cuộc cũng không thể ngờ được điều đó . Trước khi làm cụ cố tổ chết thằng Xuân Tóc Đỏ vẫn bị gia đình nhà cố Hồng , mà đặc biệt là cố Hồng bà. Tuy nhiên ngay sau khi làm cho cụ tổ chết, mọi người lập tức thay đổi cái nhìn đối với nó. Trong đám tang cụ tổ mọi người chờ đón, mong mỏi nó. Khi nó đến tất cả “vỡ òa” trong cảm xúc vui sướng , hãnh diện. Thằng Xuân Tóc Đỏ vẫn thường bị mọi người khinh ghét, đố kị, réo chửi sau lưng, thế mà từ khi được chính phủ tặng mề đay , mọi người xúm xít vào nịnh hót , “ai cũng vui vẻ lắm”, bà Phó Đoan thì “cứ nhún nhảy như một con choi choi”, đến cậu Phước cũng “không em chã nữa”, cụ Phán bà “hối hận vì cái tội tày đình đã trót mắng mỏ con trai, chê trách con gái, và khinh bỉ ông Xuân bội tình”. Đặc biệt là ông TYPN “ngồi ngay xuống để thay giày cho Xuân Tóc Đỏ một cách nịnh thần và nô lệ ”- cả một đám người lúc nhúc dưới chân Xuân để nịnh bợ, những bộ mặt trơ tráo , vô liêm sỉ đã hiện rõ mồm một. Vì những lợi ích bản thân, con người sẵn sàng đánh mất cả nhân cách.
- Tình huống cãi lộn
Số đỏ phản ánh xã hội thực dân tư sản Việt Nam thời kỳ Âu hóa với biết bao chuyện nhí nhố, lố lăng. Sống trong xã hội ấy , con người giao, tiếp ứng xử với nhau toàn bằng sự giả dối , bịp bợm . Để bóc trần cái mặt lạ trò hề ấy của cuộc đời, không gì bằng tạo ra những tình huống làm nảy sinh sự cãi cọ để các nhân vật tự bóc mặt lạ . Trong Số đỏ , tất cả những tình huống đấu khẩu của các nhân vật với nhau đều khiến người đọc bật cười , bật cười bởi những tình huống này như những màn hài kịch độc đáo, thật như đùa, đùa như thật. Có thể kể tới những màn cãi lộn như; Tình huống ông thầy số đấu khẩu với
Xuân Tóc Đỏ trong trại giam ( chương II) ; tình huống nhà mĩ thuật TYPN cãi nhau với vợ vì vợ mặc đồ tân thời; ( chương IV); màn cãi lộn “kinh thiên động địa ” của hai vị “lang băm” Lang Tỳ và Lang Phế vì cuộc tranh luận “khoa học’’ xem bài thuốc thánh đền Bia là “nước ao” hay “nước ruộng”, sau đó hai vị cứ lần lượt bóc mẽ những “thành tích ” không lấy gì làm tự hào của những vị lang băm chính hiệu.( chương VII); tình huống đấu khẩu bằng thơ giữa thi sĩ lãng mạn và Xuân Tóc Đỏ cũng là một tình huống rất độc đáo; ( chương X); tình huống dẫn đến sự tranh cãi giữa cụ Hồng ông và cụ Hồng bà về con gái của họ cùng Xuân đi thuê phòng ở khách sạn Bồng Lai ( chương XI); tình huống ông Phán và nhân tình của vợ ông tranh nhau “mọc sừng ” ở khách sạn Bồng Lai ( chương XVII)…
Trong Số đỏ còn nhiều những tình huống trào phúng đặc sắc khác, tất cả tạo lên một tấn hài kịch với quy mô vô cùng rộng lớn. Cả xã hội là một sân khấu lớn, mà các nhân vật cứ điên cuồng trong những mối quan hệ phức tạp , mục đích là làm bật ra tiếng cười của người đọc, tiếng cười sảng khoái , giải trí , nhưng cũng là tiếng cười của những lương tri sâu sắc.