Sáng tạo những mệnh đề vô nghĩa lý

Một phần của tài liệu Dạy học Hạnh phúc của một tang gia Trích Số đỏ Ngữ văn 11-Ban Cơ bản) từ thi pháp tiểu thuyết của nhà văn Vũ Trọng Phụng (Trang 79 - 80)

Phần mộ t : Mở đầu

2.1.5.2Sáng tạo những mệnh đề vô nghĩa lý

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.5.2Sáng tạo những mệnh đề vô nghĩa lý

2.1 Tìm hiểu thi pháp tiểu thuyết của tác giả Vũ Trọng Phụng trong tiểu thuyết Số đỏ là

2.1.5.2Sáng tạo những mệnh đề vô nghĩa lý

Để tăng cường chất hài , nâng cao hiệu quả trào phúng , tác giả Số đỏ đã sáng tạo ra những mệnh đề vô nghĩa lý . Những mệnh đề này bản thân bản thân nó chứa đựng những yếu tố phi logic , có tính chất gây hài . Thủ pháp nghệ thuật này làm cho nhân vật đã hài hước , lại càng trở lên lố bịch một cách buồn cười.

Ví dụ những câu như : “Thật là một ông “lang băm có danh vọng’”, “bà được mừng thầm rằng mình đã trót hư hỏng một cách có tính chất khoa học”, “xin lấy danh dự ra mà làm hại một đời em”, “thủ tiết với hai đời chồng ”, “thật xứng đáng là một bậc son phấn mày râu” , Sự đại bại vạn tuế…..Những mệnh đề này là sự lắp ghép về mặt ngôn ngữ , đó là ghép các tổ hợp từ có nghĩa tương phản , trái ngược nhau để tạo ra mâu thuẫn , làm lệch chuẩn , gây cười . Một ông lang băm là sự mỉa mai về một ông thầy thuốc không có thực lực và y đức nhưng lại có danh vọng, lấy danh dự của cả cuộc đời, tức là cái tôn quý, thiêng liêng nhưng lại để làm cái việc hại đời con gái. Thủ tiết là từ ngữ chỉ sự sắt son chung thủy với một người nhưng ở đây bà Phó Đoan lại thủ tiết với hai đời chồng . Sự đại bại là cay đắng , nhục nhã , đáng quên nhưng ở đây sự đại bại lại được tung thô vạn tuế. Tất cả đều trái ngược , nghịch lý, lộn tùng phèo .

Đôi khi Vũ Trọng Phụng lại dùng những nghĩa trái ngược tương phản để châm chọc , dựng lên những hình tượng buồn cười như miêu tả bà Phó Đoan đã tứ tuần mà y phục trai lơ , người to lớn nhưng khăn lại nhỏ xíu, dù tí hon nhưng cái ví lại rất to. Thật là một sự tương phản lố bịch và dị dợm.

Một phần của tài liệu Dạy học Hạnh phúc của một tang gia Trích Số đỏ Ngữ văn 11-Ban Cơ bản) từ thi pháp tiểu thuyết của nhà văn Vũ Trọng Phụng (Trang 79 - 80)