Tình hình dạy học đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” ở lớp 11 trung học phổ

Một phần của tài liệu Dạy học Hạnh phúc của một tang gia Trích Số đỏ Ngữ văn 11-Ban Cơ bản) từ thi pháp tiểu thuyết của nhà văn Vũ Trọng Phụng (Trang 86 - 107)

Phần mộ t : Mở đầu

7. Cấu trúc của luận văn

2.2 Những biện pháp dạy học đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” từ thi pháp tiểu

2.2.1 Tình hình dạy học đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” ở lớp 11 trung học phổ

học phổ thông

Từ sau đổi mới , khi mà vấn đề Vũ Trọng Phụng được nhìn nhận một cách khách quan hơn, những đóng góp của ông được đánh giá một cách chính xác hơn , thì Vũ Trọng Phụng và văn nghiệp của ông lại được đưa vào giảng dạy trong nhà trường ở nhiều bậc học. Ở bậc đại học , sau khi được đưa vào chương trình , Vũ Trọng Phụng trở lại với tư cách là một trong những nhà văn quan trọng nhất của trào lưu hiện thực phê phán , sinh viên trong các trường đại học đã được tiếp cận hầu hết các tác phẩm của ông. Ở nhà trường phổ thông , đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” ( Số đỏ ) được đưa vào giảng dạy từ năm 1989 , và từ đó đến nay luôn là một trong những văn bản chính thức của sách giáo khoa Ngữ văn trung học phổ thông. Đoạn trích này hiện nay được xếp vào chương trình sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 trung học phổ thông. Qua thực tiễn hơn 20 năm dạy học đoạn trích này , hầu hết cả giáo viên và học sinh đều rất hứng thú khi tìm hiểu . Sự hứng thú đến từ phong cách trào phúng mới lạ , hiếm có trong làng văn, và những đặc sắc nghệ thuật điển hình của thể loại tiểu thuyết trào phúng. Là một giáo viên và cũng đã từng trải qua thời gian trên ghế nhà trường phổ thông , nhưng qua quan sát , mỗi lần thầy và trò tìm hiểu đoạn trích này , không khí học tập trở lên vô cùng sôi nổi , nhẹ nhàng , đầy tiếng cười. Dù được sáng tác trong một giai đoạn lịch sử cách đây đã hơn 70 năm , nhưng dường như những vấn đề mà tác giả nêu ra trong đoạn trích vẫn vô cùng mới mẻ, diễn ra nhan nhản trong cuộc sống. Tình nghĩa có là gì trong mắt những con người coi đồng tiền là một tôn giáo, là mục đích sống. Xã hội này còn rất nhiều những

gia đình nhà cố Hồng . “Hạnh phúc của một tang gia ” chính là tiếng chuông cảnh tỉnh vào lương tri của mỗi người về sự thiêng liêng của tình cảm gia đình và giây phút sinh ly tử biệt. Chính vì vậy khi dạy học đoạn trích này khi tiếng cười sảng khoái qua đi, đọng lại trong lòng các em những suy nghĩ về cuộc sống, giáo dục các em về tình nghĩa sâu nặng của gia đình.

Tuy nhiên khi dạy học trích đoạn này , qua một thời gian dài vẫn tồn tại nhiều hạn chế. Đặc biệt là trước khi Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương cải cách sách giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy học . Cách dạy cũ chỉ chú trọng về phần nội dung , chủ yếu phê phán sự bất hiếu của lũ con cháu nhà cố Hồng từ đó phê phán xã hội đểu giả thời đó . Phần nghệ thuật bị coi nhẹ và được xem xét một cách lẻ tẻ không có hệ thống. Hiện nay , trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học, tình hình dạy học đoạn trích này có nhiều khả qua hơn. Nhiều phương pháp mới được sử dụng nhằm tiếp cận văn bản một cách toàn diện hơn , nhưng vì đây là một trích đoạn nhỏ trong một tiểu thuyết lớn, phải hòa vào “dòng chảy ” nghệ thuật chung của tác phẩm. Học sinh chưa được tiếp cận với tiểu thuyết

Số đỏ, vì vậy cái nhìn toàn diện , khái quát về tác phẩm để đánh giá một vấn đề cụ thể bị mất đi. Giáo viên đã chú trọng tìm hiểu những nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích nhưng có lẽ vẫn bỏ sót nhiều yếu tố quan trọng do nhiều nguyên nhân. Phần sau của luận văn xin được bổ xung thêm những yếu tố này nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học đoạn trích này.

2.2.2Những yêu cầu khi dạy học đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia ” dƣới góc độ thi pháp học

2.2.2.1 Giúp học sinh nắm được những đặc điểm cơ bản về thi pháp tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng trong tác phẩm “Số đỏ

Dạy học đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia ” có cái khó của nó, bởi nó chỉ là một chương trong một tiểu thuyết khá dài . Nếu không tiếp cận tác phẩm một cách khái quát thì dễ rơi vào chuyện “Thầy bói xem voi”. Khi dạy trích đoạn này , dù thời lượng hạn hẹp , chúng ta cũng không thể bỏ qua việc giới thiệu về tiểu thuyết Số đỏ một cách khái quát nhất về một số phương diện như nội dung tóm tắt, những đặc điểm cơ bản về nghệ thuật

của tác phẩm . Với cách dạy từ hướng thi pháp thì việc giúp học sinh nắm được những đặc điểm cơ bản về bút pháp nghệ thuật của tác phẩm chính là chìa khóa để giải mã trích đoạn này. Là một tiểu thuyết thuộc loại xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại , Số đỏ là sự kết tinh những gì tinh túy nhất của ngòi bút trào phúng Vũ Trọng Phụng. Tiếng cười đến từ chữ đầu tiên tới chữ cuối cùng của tác phẩm , để làm được điều đó tất nhiên tác giả đã phải vận dụng một hệ thống các thủ pháp nghệ thuật đa dạng để gây cười . Tất nhiên vì thời gian có hạn, chúng ta không thể đi giới thiệu tất cả các đặc điểm về thi pháp của tiểu thuyết này, mà chỉ chú trọng nhấn mạnh những đặc điểm nghệ thuật được sử dụng nhiều nhất trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” mà thôi . Có thể tập trung vào các khía cạnh như nghệ thuật xây dựng tình huống trào phúng trong Số đỏ , nghệ thuật xây dựng những chân dung biếm họa, những đặc sắc về ngôn ngữ…Trang bị cho học sinh những hiểu biết ban đầu , khái quát về tác phẩm sẽ tạo nền tảng cơ sở để tìm hiểu đoạn trích được học ngay sau đó một cách khoa học và có hệ thống .

2.2.2.2Giúp cho học sinh tìm hiểu được một cách đầy đủ nhất những đặc trưng thi pháp của tác giả thể hiện trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”

Đặc trưng của cách dạy học tác phẩm tác phẩm văn chương từ hướng tiếp cận thi pháp học bên cạnh việc sử dụng các phương pháp khác thì phương pháp tiếp cận hình thức nghệ thuật của văn bản luôn phải được chú trọng nhất. Đó là cách cắt nghĩa nội dung thông qua việc giải mã thông qua hình thức của tác phẩm . Nội dung phải được suy ra từ hình thức, đó là “hình thức mang tính nội dung” ( Trần Đình Sử) . Vậy nên khi dạy học đoạn trích này theo hướng thi pháp học,ưu tiên hàng đầu là phải hướng dẫn học sinh đi giải mã những đặc sắc nghệ thuật của văn bản từ đó thấy được nội dung tư tưởng của tác phẩm chuyển tải qua những hình thức nghệ thuật đó . Từ nghệ thuật xây dựng tình huống trào phúng là đám tang cụ cố Tổ đến nghệ thuật xây dựng những chân dung biếm họa xuất hiện trong tình huống đó và nghệ thuật kể chuyện đặc sắc của tác giả . Để từ đó học sinh thấy được nội dung của văn bản là thông qua việc xây dựng tình huống là một đám tang , đoạn trích đã cho thấy sự bất hiếu, táng tận lương tâm của đám con cháu cụ cố Tổ , qua đó gióng lên một hồi chuông báo động về sự suy đồi đạo đức của xã hội tư sản trưởng giả đương thời – một xã hội giả dối, lừa bịp rởm hợm, vì danh vọng và đồng tiền

có thể làm bất kì điều xấu xa nào . Từ đó có thể thấy thái độ căm ghét, phủ nhận của tác giả Vũ Trọng Phụng đối với cái xã hội đểu giả đó. Bằng tiếng cười sắc nhọn của mình, ông đã vạch trần bản chất thật của xã hội đó và có một khát khao mãnh liệt là phải thay đổi nó.

2.2.3Những biện pháp dạy học đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia ” từ thi pháp tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng

2.2.3.1 Phương pháp đọc sáng tạo là nền tảng để học sinh tiếp cận nội dung và nắm bắt những đặc điểm về nghệ thuật của đoạn trích

Trong một giờ dạy học tác phẩm văn chương phương pháp đọc là một trong những phương pháp quan trọng nhất . Đây là phương pháp đặc biệt được sinh ra do chính đặc trưng của bộ môn . Nó là hệ thống của những biện pháp khác hỗ trợ , nhưng trung tâm vẫn là đọc . Nó không chỉ quy vào việc “tập đọc” theo nghĩa đơn giản , mà nó thể hiện ở nhiều biện pháp có tính phương pháp khác nhau và hoạt động khác nhau của học sinh . Mục đích của phương pháp này là phát triển được sự cảm thụ sâu sắc và tạo được sự cảm thụ trực tiếp của trò với tác phẩm văn học nghệ thuật [ 4; 19). Phương pháp đọc giúp cho các em từ những tiếp xúc ban đầu với văn bản nghệ thuật mà hình thành những sự thể nghiệm nghệ thuật , từ đó có cách tiếp cận sâu sắc và toàn diện đối với tác phẩm nghệ thuật . Đối với mỗi tác phẩm văn học , có thể nhận thức nó một cách đầy đủ hay không thì việc đọc tác phẩm là yếu tố quyết định, bởi “Cảm thụ nghệ thuật và những thể nghiệm thẩm mĩ thì lại có cấp độ đầu tiên và không thể thiếu được trong việc nhận thức văn học một cách khoa học”( Kudriasep) [ 4; 20]. Ngay bản thân khi đọc một tác phẩm nghệ thuật đã có những tác động to lớn về các giác quan và cảm xúc. Việc chú ý nghe từng từ, từng câu hay giọng điệu cũng đã gây lên rất nhiều cảm xúc và kích hoạt những hoạt động trí tuệ như hình dung, tưởng tượng , đánh giá tác phẩm. Đặc biệt cách đọc diễn cảm có một tác động to lớn đối với cả người đọc và người nghe. Khi đọc đúng giọng điệu của tác phẩm văn học thì hiệu quả nghệ thuật sẽ rất lớn , bởi chính giọng điệu cũng là một phương diện nghệ thuật của tác phẩm.

Khi dạy đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”, việc đọc văn bản trên lớp là vô cùng quan trọng. Nhiều giáo viên vì sợ thiếu thời gian mà bỏ qua việc đọc trên lớp mà chỉ dặn dò học sinh đọc trước ở nhà. Điều đó là hết sức sai lầm, bởi kể cả khi học sinh đã đọc và soạn bài ở nhà rồi thì việc bỏ qua việc đọc trên lớp sẽ làm mất đi tâm thế và sự hứng thú ban đầu cực kỳ quan trọng khi tìm hiểu tác phẩm . Hơn nữa giọng điệu của một tác phẩm văn học chính là một yếu tố nghệ thuật cần phải được phát hiện qua quá trình đọc. Đặc biệt tiểu thuyết “Số đỏ” lại là một cuốn tiểu thuyết trào phúng đa giọng điệu , cái cười đến từ nhiều yếu tố , nhưng một trong những yếu tố quan trọng nhất chính là giọng điệu trào phúng xuyên suốt tác phẩm, đặc biệt trong chương truyện này giọng điệu trào phúng của Vũ Trọng Phụng lại được thể hiện một cách tập trung nhất. Chính vì thế trong thời lượng hạn hẹp giáo viên có gắng hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm một lần trên lớp , có thể chọn một số em có giọng đọc tốt thay nhau đọc. Đặc điểm của tiếng cười Vũ Trọng Phụng trong Số đỏ nói chung và đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” nói riêng là tiếng cười đa dạng nhiều cung bậc , có khi là giọng hài hước bông lơn, có khi lại là giọng châm biếm gai góc, sắc nhọn, ở mỗi đoạn mỗi khác. Yêu cầu khi đọc trước hết là phải đọc to rõ ràng và khó nhất phải thể hiện đúng giọng điệu . Chẳng hạn trong đoạn đầu của trích đoạn này miêu tả khung cảnh gia đình cụ cố Hồng trong thời điểm cụ cố Tổ trong cơn nguy kịch , và mất đám con cháu nhốn nháo cả lên , nhưng thực ra sự nhốn nháo ra vẻ nghiêm trọng đó thực ra lại là cách để làm cho cụ cố Tổ hết đường sống . Những câu văn trong đoạn này rất hài hước , buồn cười , ví dụ “Những việc trắc trở như thế đã làm cho ông già hơn tám mươi tuổi phải chết một cách bình tĩnh . Trong lúc gia đình nhốn nháo , thằng bồi tiêm đã đếm được đúng một nghìn tám trăm bảy mươi hai câu gắt : “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi !” của cụ cố Hồng” hoặc đoạn văn ghi lại màn đa thoại hết sức nực cười của những người đi đưa đám : “Chen vào lẫn những tiếng khóc lóc, mỉa mai nhau của những người trong tang gia , người ta thấy những câu thì thào như sau - Con bé nhà ai kháu thế ? – Con bé bên cạnh đẹp hơn ! - Ừ , ừ , cái thằng ấy bạc tình bỏ mẹ ! – Xưa kia vợ nó bỏ nó chớ ? – Hai đời chồng rồi ! – Còn xuân chán !- Gớm cái ngực , đầm quá đi mất ! – Làm mối cho tớ nhé ? – Mỏ Vàng hay mỏ chì ? – Không , không hẹn hò gì cả . – Vợ béo thếm chồng gầy thế thì mọc sừng mất ! Vân vân… ”. Giọng đọc của

những đoạn này cần thể hiện sự thoải mái , bông lơn ,hài hước nhẹ nhàng , cái buồn cười đến từ chính đối tượng với những lời thoại vô cùng ngớ ngẩn , lố bịch không phù hợp với hoàn cảnh. Bên cạnh những đoạn văn với giọng điệu hài hước, Giọng điệu chính của đoạn trích này là giọng điệu châm biếm, đả kích sâu cay đối với một hiện tượng cuộc sống. Tiếng cười của Vũ Trọng Phụng Trở lên sắc lạnh , tiếng cười châm biếm đả kích mãnh liệt vào sự vô đạo đức đến ghê tởm của lũ con cháu cụ cố Tổ , đó là tiếng cười ném vào cả xã hội trưởng giả thành thị nhố nhăng, giả dối, vô đạo đến cùng cực . Chính vì thế khi đọc cần chú ý tới giọng điệu lạnh lùng, mỉa mai , chú trọng nhấn mạnh những câu văn đặc sắc , tập trung mũi nhọn đả kích vào đối tượng trào phúng. Chẳng hạn những câu như : “Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm”, “Thành thử tang gia ai cũng vui vẻ cả”, “Thật là một đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng , nếu không gật gù cái đầu..!”, “Thật là đủ giai thanh gái lịch, nên họ chim nhau, cười tình với nhau , bình phẩm nhau , chê bai nhau , hẹn hò nhau , bằng những vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa ma”…..

Đọc diễn cảm là một công việc rất khó, ngoài yếu tố có năng khiếu về giọng đọc , người đọc cũng phải có những hiểu biết nhất định về tác phẩm , đặc biệt là phải nắm được cảm hứng chủ đạo của tác phẩm đó. Hoạt động đọc quyết định một phần không nhỏ tới kết quả giờ dạy , chính vì thế hướng dẫn học sinh đọc thành công một văn bản văn học cũng là một thành công của giáo viên.

2.2.3.2 Hướng dẫn học sinh đi tìm những đặc sắc nghệ thuật thể hiện trong đoạn trích trên cơ sở những đặc trưng cơ bản của thi pháp tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng

- Giải mã nét đặc sắc từ nhan đề chương XV đến đoạn trích

Như đã nói ở trên, nhan đề của một văn bản văn học cũng chính là một phương diện nghệ thuật quan trọng . Nhan đề chính là yếu tố gây ấn tượng đầu tiên đối với người đọc , là tín hiệu thẩm mĩ đầu tiên mà người đọc tiếp nhận. Tiểu thuyết Số đỏ gồm 20 chương truyện , nhưng mỗi chương đều có một nhan đề , và mỗi nhan đề lại thông báo một tình huống trào phúng vô cùng đặc sắc . Đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” trong sách Ngữ Văn 11 thuộc chương XV của tiểu thuyết Số đỏ và nhan đề đầy đủ của chương truyện này

là “Hạnh phúc của một tang gia, cả Văn Minh nữa cũng nói vào một đám ma gương mẫu” . Ngay ở cái nhan đề của chương truyện , người đọc đã bắt gặp một sự mâu thuẫn phi lý , một sự ngược đời, trái với đạo lý thông thường. Tang gia bao giờ cũng đi liền với đau đớn, mất mát, bối rối. Ấy vậy mà “tang gia” ở đây lại có “hạnh phúc”, một nhan đề khiến người đọc giật mình, tò mò và đặt dấu hỏi , và thôi thúc phải đi tìm hiểu vì sao lại có sự ngược đời như vậy. Hơn nữa nhan đề có nội dung thông báo một chuyện buồn nhưng cách thông báo lại khiến chúng ta bật cười. Bật cười bởi cái sự “lổn nhổn” , hỗn

Một phần của tài liệu Dạy học Hạnh phúc của một tang gia Trích Số đỏ Ngữ văn 11-Ban Cơ bản) từ thi pháp tiểu thuyết của nhà văn Vũ Trọng Phụng (Trang 86 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)