Vận dụng dạy học nêu vấn đề hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản hạnh phúc của một tang gia (trích số đỏ vũ trọng phụng)

58 803 3
Vận dụng dạy học nêu vấn đề hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản hạnh phúc của một tang gia (trích số đỏ   vũ trọng phụng)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN =======***======= BÙI THỊ KHEN VẬN DỤNG DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ HƢỚNG DẪN HỌC SINH ĐỌC HIỂU VĂN BẢN “HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA” (TRÍCH SỐ ĐỎ - VŨ TRỌNG PHỤNG) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Ngữ văn Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: ThS. TRẦN HẠNH PHƢƠNG HÀ NỘI - 2014 LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành, sâu sắc tới Th.S Trần Hạnh Phƣơng, ngƣời đã luôn quan tâm, động viên và tận tình hƣớng dẫn tác giả trong quá trình thực hiện khóa luận. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành các thầy, cô giáo trong tổ Phƣơng pháp dạy học Ngữ văn cùng tất cả các thầy, cô giáo trong khoa Ngữ văn đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tác giả học tập và nghiên cứu. Hà Nội, tháng 5 năm 2014 Tác giả Bùi Thị Khen LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp: Vận dụng dạy học nêu vấn đề hƣớng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản “Hạnh phúc của một tang gia” (trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng) là kết quả nghiên cứu của riêng tác giả dƣới sự hƣớng dẫn của Th.S Trần Hạnh Phƣơng. Các kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất cứ công trình nào. Hà Nội, tháng 5 năm 2014 Tác giả Bùi Thị Khen KÝ HIỆU VIẾT TẮT GV: Giáo viên HS: Học sinh CH: Câu hỏi DKTL: Dự kiến trả lời SGK: Sách giáo khoa THPT: Trung học phổ thông DHNVĐ: Dạy học nêu vấn đề THCVĐ: Tình huống có vấn đề TPVC: Tác phẩm văn chƣơng MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Mục đích nghiên cứu 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 5. Đối tƣợng nghiên cứu 4 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 4 8. Đóng góp của khoá luận 4 9. Bố cục của khóa luận 4 NỘI DUNG 5 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 5 1.1. Cơ sở lí luận 5 1.1.1. Vấn đề tiếp nhận văn học 5 1.1.2. Vấn đề đọc hiểu 9 1.1.3. Dạy học nêu vấn đề 12 1.2. Cơ sở thực tiễn 16 Chƣơng 2. VẬN DỤNG DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ HƢỚNG DẪN HỌC SINH ĐỌC HIỂU VĂN BẢN “HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA” (TRÍCH SỐ ĐỎ - VŨ TRỌNG PHỤNG) 19 2.1. Tạo tình huống có vấn đề và nêu vấn đề 19 2.2. Đàm thoại, phát kiến qua hệ thống câu hỏi 20 2.3. Tìm tòi, giải thích nguyên nhân hành động của nhân vật, sự tồn tại của các sự kiện, hiện tƣợng văn học hoặc giải thích ý nghĩa của tiêu đề tác phẩm trong sự thống nhất biện chứng giữa nội dung và hình thức 25 2.4. Đánh giá tìm hiểu các nhận định và kết luận 28 Chƣơng 3. THIẾT KẾ THỂ NGHIỆM 32 KẾT LUẬN 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Những năm gần đây, ở nƣớc ta vấn đề dạy học Ngữ văn trong nhà trƣờng phổ thông ngày càng đƣợc quan tâm nhiều hơn. Bởi lẽ thực tiễn giảng dạy môn Ngữ văn còn nhiều bất cập, chất lƣợng giảng dạy còn nhiều hạn chế. Về phía ngƣời dạy, hoặc là quá thiên về một thứ nghiệp vụ tầm thƣờng, hoặc quá thiên về chủ nghĩa hình thức, chủ nghĩa thẩm mĩ trừu tƣợng. Dạy học chỉ với mục đích học sinh thi đỗ tỉ lệ cao, bài kiểm tra kiến thức tốt, có một ít hiểu biết văn học, kĩ năng làm bài khá nhƣng cảm xúc văn chƣơng tác động đến tâm hồn lại ít ỏi. Ngƣợc lại, có những giáo viên có thể làm cho học sinh hứng thú với bài giảng, nhƣng học xong đầu óc học sinh chỉ còn lại một mớ ấn tƣợng và cảm xúc, còn hiểu biết văn học lại thiếu hệ thống, không chính xác, năng lực văn chƣơng không phát triển và hình thành vững chắc. Những hiện tƣợng đối lập nhƣ thế không phải là ít trong thực tiễn nhà trƣờng phổ thông hiện nay. Tƣơng ứng với cách dạy học nhƣ trên, học sinh không có sự tìm tòi, suy nghĩ sáng tạo, cũng không đƣợc khuyến khích sáng tạo mà chỉ tiếp thu một cách thụ động. Và tất nhiên chất lƣợng dạy học cũng theo chiều hƣớng đi xuống. Hơn nữa, học sinh còn phải đối mặt với các bài kiểm tra, các kì thi. Áp lực đó khiến các em chỉ học vẹt, học ghi nhớ máy móc để đối phó. Do đó, việc học dễ trở thành nhồi nhét kiến thức, khó vận dụng sáng tạo. Thậm chí, nguy hiểm hơn, những học sinh có tƣ duy sẽ mất dần tính ham hiểu biết, hứng thú suy nghĩ độc lập sáng tạo, nhiễm xu hƣớng rập khuôn. Có nhiều nguyên nhân tạo ra bất cập này nhƣng một trong những nguyên nhân là do phƣơng pháp dạy học chƣa phù hợp. Phƣơng pháp dạy học Ngữ văn theo kiểu truyền thống: thầy đọc- trò chép, thầy thuyết minh- trò nghe, thầy chỉ sử dụng một số phƣơng pháp chủ yếu: giảng bình…, không những không phát huy đƣợc năng lực sáng tạo của học sinh mà còn làm cho các em 2 chán nản, mệt mỏi, nhiều em cảm thấy học Ngữ văn nhƣ một cực hình, vô cùng nặng nề. Để có thể khắc phục hạn chế này cần có một giải pháp là vận dụng phƣơng pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đặc biệt là DHNVĐ ở nhà trƣờng THPT. Mặc dù DHNVĐ chƣa có vị trí xứng đáng trong hệ thống phƣơng pháp dạy học Ngữ văn và còn tƣơng đối mới lạ. Song có thể xem đây là những gợi ý cho việc giảng dạy những tác phẩm văn chƣơng để có thể phát huy toàn diện sức mạnh của môn Ngữ văn trong nhà trƣờng THPT. Là một sinh viên sƣ phạm, một giáo viên tƣơng lai, thông qua thực hiện đề tài này, ngƣời viết mong muốn sẽ tích lũy đƣợc những kiến thức quý báu, bƣớc đầu tiếp cận phƣơng pháp dạy học đổi mới và phƣơng pháp nghiên cứu khoa học để phục vụ cho nghề nghiệp sau này. 2. Lịch sử vấn đề * Trên thế giới DHNVĐ xuất phát từ thuật ngữ “Ơrixtic” hay còn gọi là phƣơng pháp phát kiến, tìm tòi. Phƣơng pháp này còn có tên gọi là “Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề”. Phƣơng pháp này đã đƣợc nhiều nhà khoa học nghiên cứu nhƣ A. Ja Ghecđơ, B. E raicop… vào những năm 70 của thế kỉ XIX.Các nhà khoa học này đã nêu lên phƣơng án tìm tòi, phát hiện trong quá trình dạy học nhằm hình thành năng lực nhận thức của học sinh bằng cách đƣa học sinh vào hoạt động tìm kiếm ra tri thức, học sinh là chủ thể của hoạt động học, là ngƣời sáng tạo ra hoạt động học. Đây có thể coi là một trong những cơ sở lí luận của phƣơng pháp dạy học nêu vấn đề. Vào những năm 50 của thế kỉ XX, xã hội bắt đầu phát triển mạnh, xuất hiện mâu thuẫn giữa yêu cầu giáo dục ngày càng cao, khả năng sáng tạo của học sinh ngày càng tăng với cách thức tổ chức dạy học lạc hậu. Chính vì vậy, 3 phƣơng pháp “Dạy học nêu vấn đề” hay còn gọi là “Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề” chính thức ra đời. Phƣơng pháp này đặc biệt chú trọng ở Ba Lan. V.Ôkon (nhà giáo dục học Ba Lan) đã làm sáng tỏ DHNVĐ thật sự là một phƣơng pháp dạy học tích cực. Tuy nhiên những nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc ghi lại những thực nghiệm thu đƣợc từ việc sử dụng phƣơng pháp này mà chƣa đƣa ra đầy đủ cơ sở lí luận cho phƣơng pháp này. Những năm 70 của thế kỉ XX, M.I.MacKmutov đã đƣa ra đầy đủ cơ sở lí luận của phƣơng pháp DHNVĐ. Ngoài ra cũng có rất nhiều nhà khoa học, nhà giáo dục nghiên cứu phƣơng pháp này nhƣ Xcatlin, Machiushin, Lecne, … * Ở Việt Nam Ngƣời đầu tiên đƣa phƣơng pháp DHNVĐ vào Việt Nam là dịch giả Phan Tất Đắc. Về sau có nhiều nhà khoa học nghiên cứu phƣơng pháp này nhƣ Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo, Nguyễn Bá Kim, … Gần đây, Nguyễn Kì đã đƣa phƣơng pháp này vào nhà trƣờng và thực nghiệm ở một số môn nhƣ Toán, Văn, Đạo đức… DHNVĐ thật sự là phƣơng pháp tích cực trong công cuộc đổi mới phƣơng pháp dạy học. Phƣơng pháp này đƣợc xem là một trong những phƣơng pháp chủ đạo đƣợc sử dụng trong nhà trƣờng phổ thông. 3. Mục đích nghiên cứu 3.1. Củng cố, nâng cao hiểu biết về phƣơng pháp dạy học nêu vấn đề phát huy tính tích cực của học sinh. 3.2. Phƣơng pháp tiếp cận, giảng dạy tác phẩm theo phƣơng pháp dạy học nêu vấn đề. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Tìm hiểu lí thuyết dạy học nêu vấn đề. 4.2. Vận dụng dạy học nêu vấn đề vào đọc hiểu văn bản “Hạnh phúc của một tang gia” (trích Số đỏ -Vũ Trọng Phụng) ở SGK Ngữ văn 11 (tập 1). 4 5. Đối tƣợng nghiên cứu Dạy học nêu vấn đề. 6. Phạm vi nghiên cứu Văn bản “Hạnh phúc của một tang gia” (trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng), SGK Ngữ văn 11 (tập 1). 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phƣơng pháp phân tích 7.2. Phƣơng pháp thống kê. 7.3. Phƣơng pháp so sánh. 7.4. Phƣơng pháp thực nghiệm 8. Đóng góp của khoá luận Ngoài tìm hiểu những lí thuyết về tiếp nhận văn học, khóa luận còn tập trung tìm hiểu lí thuyết về dạy học nêu vấn đề. Trên cơ sở nắm vững những lí thuyết, tác giả vận dụng dạy học nêu vấn đề hƣớng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản “Hạnh phúc của một tang gia” (trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng). Qua khóa luận, tác giả không chỉ đƣa ra một phƣơng thức tiếp cận tác phẩm trong nhà trƣờng mà còn củng cố, nâng cao phƣơng pháp dạy học Ngữ văn nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh. 9. Bố cục của khóa luận Gồm 3 phần: Phần Mở đầu Phần Nội dung: Gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn. Chƣơng 2. Vận dụng dạy học nêu vấn đề hƣớng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản “Hạnh phúc của một tang gia” (trích Số đỏ- Vũ Trọng Phụng). Chƣơng 3. Thiết kế thể nghiệm Phần Kết luận. Tài liệu tham khảo. 5 NỘI DUNG Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Vấn đề tiếp nhận văn học 1.1.2.1 Tiếp nhận văn học * Khái niệm: Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” tiếp nhận văn học là “hoạt động chiếm lĩnh giá trị tƣ tƣởng thẩm mĩ của các tác phẩm văn học, bắt đầu từ sự cảm thụ văn bản ngôn từ, hình tƣợng nghệ thuật, tƣ tƣởng, cảm hứng, quan niệm nghệ thuật, tài năng của tác giả cho đến tác phẩm sau khi đọc” [4; 325]. GS. Nguyễn Thanh Hùng trong cuốn “Đọc - hiểu tác phẩm văn chƣơng” lại quan niệm “tiếp nhận tác phẩm văn học là quá trình đem lại cho ngƣời đọc sự hƣởng thụ và hứng thú trí tuệ hƣớng vào hoạt động để củng cố và phát triển một cách phong phú những khả năng thuộc thế giới tinh thần và năng lực cảm xúc của con ngƣời trƣớc đời sống [7; 321]. Nhƣ vậy có nhiều quan niệm về tiếp nhận tác phẩm văn học nhƣng về thực chất, tiếp nhận văn học là một cuộc giao tiếp đối thoại tự do giữa ngƣời đọc với nhà văn thông qua tác phẩm. Nó đòi hỏi ngƣời đọc phải tham gia bằng tất cả trái tim, khối óc, hứng thú, nhân cách và trí tuệ của mình. Tiếp nhận văn học hiểu một cách giản dị hơn, đó là quá trình “đồng sáng tạo” văn bản, văn bản nhà văn viết ra chỉ có một nhƣng bạn đọc mỗi thời đại sẽ bồi đắp cho nó những lớp ý nghĩa sinh động khác nhau. Bởi thế, tiếp nhận văn học có tác dụng thúc đẩy ảnh hƣởng văn học làm cho tác phẩm không đứng yên mà luôn luôn vận động, phong phú thêm trong quá trình phát triển của lịch sử văn học. Việc dạy học TPVC trong nhà trƣờng thực chất là dạy học cho học sinh cách tiếp nhận văn học, nhƣng tiếp nhận văn học với học sinh là tiếp nhận [...]... giảng dạy với hy vọng đạt kết quả tốt nhất trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn trong nhà trƣờng THPT 18 Chƣơng 2 VẬN DỤNG DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ HƢỚNG DẪN HỌC SINH ĐỌC HIỂU VĂN BẢN “HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA (TRÍCH SỐ ĐỎ - VŨ TRỌNG PHỤNG) 2.1 Tạo tình huống có vấn đề và nêu vấn đề Giáo viên yêu cầu các em đọc kĩ văn bản sau đó nêu vấn đề thông qua hệ thống câu hỏi để các em phát hiện ra tình huống có vấn. .. vấn đề Để kích thích sự hứng thú học tập học sinh đối văn bản Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ- Vũ Trọng Phụng), GV có thể nêu một số vấn đề nhƣ sau:  Vấn đề 1: Em hãy nêu cảm nhận chung về văn bản khi đã đọc ở nhà Trong văn bản em thấy chi tiết, hình ảnh nào hay nhất, gây ấn tƣợng mạnh mẽ nhất đối với em? Hãy giải thích lí do em thích?  Vấn đề 2: Vì sao lại đặt tên đoạn trích là: Hạnh phúc. .. để bạn đọc tiếp xúc với giá trị 11 của tác phẩm văn học là thông qua đọc- hiểu Đọc - hiểu chính là con đƣờng đặc thù để tiếp nhận tác phẩm văn học 1.1.3 Dạy học nêu vấn đề 1.1.3.1 Khái niệm dạy học nêu vấn đề Có rất nhiều khái niệm của các nhà nghiên cứu về dạy học nêu vấn đề nhƣ: V ÔKôn viết: Dạy học nêu vấn đề dƣới dạng chung nhất là tập hợp những hành động nhƣ tổ chức các tình huống có vấn đề, phát... với cuộc sống Hơn nữa chịu sự giáo dục của lễ giáo phong kiến qua bà mẹ là ngƣời sống khuôn phép và mực thƣớc, Vũ Trọng Phụng phản ứng gay gắt với lối sống Âu hóa rởm đang diễn ra lúc bấy giờ Tất cả yếu tố đó đều có ảnh hƣởng sâu sắc tới sáng tác của nhà văn CH2: Em hãy nêu xuất xứ của văn bản Hạnh phúc của một tang gia và tóm tắt nội dung của văn bản? DKTL: Văn bản Hạnh phúc của một tang gia thuộc... tên đoạn trích là: Hạnh phúc của một tang gia Em hiểu ý nghĩa nhan đề này nhƣ thế nào?  Vấn đề 3: Lời văn của Vũ Trọng Phụng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia đậm chất trào phúng Hãy tìm và phân tích một số dẫn chứng tiêu biểu trong cách dùng từ, cách so sánh, cách đặt câu, dựng đoạn, cách tạo giọng văn, …để làm rõ điều đó?  Vấn đề 4: Qua đoạn trích này Vũ Trọng Phụng đã tập trung phê... kiện để học sinh nhìn thấy và tự 13 nêu vấn đề là là điều cần thiết và có tác dụng lớn hơn việc giáo viên nêu vấn đề cho học sinh tiếp nhận và giải quyết Vấn đề nêu ra phải phản ánh đƣợc bản chất của hiện tƣợng văn học, phản ánh đƣợc giá trị thẩm mỹ của tác phẩm và kích thích đƣợc hứng thú và cảm xúc của học sinh Hệ thống vần đề là chất keo gắn kết, duy trì tƣ duy logic và cảm xúc thẩm mỹ của học sinh. .. nhan đề: Hạnh phúc của một tang gia rất lạ, độc đáo thể hiện mâu thuẫn thuẫn trào phúng Em hãy cho biết ý nghĩa nhan đề? DKTL: Một nhan đề kì lạ, giật gân, đầy hấp dẫn Nhan đề phản ánh rất đúng sự thật hài hƣớc, mỉa mai Tang gia mà lại hạnh phúc! Nhà có ngƣời thân qua đời mà lại vui vẻ, sung sƣớng! Đó là hạnh phúc của một gia đình vô phúc, niềm vui của lũ con cháu đại bất hiếu Thƣờng thì phải nói: Tang. .. thành sản phẩm của nhà văn Khi đến với tác phẩm văn học chân chính, ngƣời đọc sẽ đƣợc cung cấp tri thức, thanh lọc tâm hồn, giáo dục nhân cách, nâng cao những cảm xúc thẩm mỹ Đó là mối quan hệ gắn bó hữu cơ giữa tác phẩm và bạn đọc ở bình diện tiếp nhận văn học 1.1.2 Vấn đề đọc hiểu 1.1.2.1 Khái niệm đọc hiểu Đọc - hiểu là một khâu quan trọng của quá trình tiếp nhận văn bản của ngƣời đọc, nên cũng có... kiến cho rằng: Một trong những đặc điểm quan trọng nhất của tiểu thuyết hiện thực Vũ Trọng Phụng là khả năng bao quát hiện thực rộng lớn” Qua văn bản Hạnh phúc của một tang gia hãy trình bày quan điểm của em về vấn đề đó? DKTL: Qua văn bản, Vũ Trọng Phụng dựng lên cả không gian mang tầm vĩ mô và thế giới nhân vật đông đảo gần nhƣ gồm đủ những giai cấp, tầng lớp ngƣời nhằm dựng lên một bức tranh toàn... phúng, sắc sảo, cay độc của Vũ Trọng Phụng đã phơi bày bản chất thật của cái xã hội đƣợc coi là thƣợng lƣu Tất cả đều là những trò bịp bợm, từ phong trào Âu hóa, vui vẻ trẻ trung, cải cách y phục, thể dục thể thao, chấn hƣng, phật giáo, giải phóng nữ quyền …Tất cả đều là bịp bợm Cho nên, đám tang mà đầy hạnh phúc CH4: Trong văn bản Hạnh phúc của một tang gia Vũ Trọng Phụng đã sử dụng một lớp ngôn từ đặc . học nêu vấn đề. 4.2. Vận dụng dạy học nêu vấn đề vào đọc hiểu văn bản Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ -Vũ Trọng Phụng) ở SGK Ngữ văn 11 (tập 1). 4 5. Đối tƣợng nghiên cứu Dạy học. nghiệp: Vận dụng dạy học nêu vấn đề hƣớng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng) là kết quả nghiên cứu của riêng tác giả dƣới sự hƣớng dẫn của. Vấn đề tiếp nhận văn học 5 1.1.2. Vấn đề đọc hiểu 9 1.1.3. Dạy học nêu vấn đề 12 1.2. Cơ sở thực tiễn 16 Chƣơng 2. VẬN DỤNG DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ HƢỚNG DẪN HỌC SINH ĐỌC HIỂU VĂN BẢN “HẠNH PHÚC

Ngày đăng: 16/07/2015, 08:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan