9. Bố cục của khóa luận
2.3. Tìm tòi, giải thích nguyên nhân hành động của nhân vật, sự tồn tại của
của các sự kiện, hiện tƣợng văn học hoặc giải thích ý nghĩa của tiêu đề tác phẩm trong sự thống nhất biện chứng giữa nội dung và hình thức
CH1: Có ngƣời cho rằng nhan đề: “Hạnh phúc của một tang gia” rất lạ, độc đáo thể hiện mâu thuẫn thuẫn trào phúng. Em hãy cho biết ý nghĩa nhan đề?
DKTL:
Một nhan đề kì lạ, giật gân, đầy hấp dẫn. Nhan đề phản ánh rất đúng sự thật hài hƣớc, mỉa mai. Tang gia mà lại hạnh phúc! Nhà có ngƣời thân qua đời mà lại vui vẻ, sung sƣớng! Đó là hạnh phúc của một gia đình vô phúc, niềm vui của lũ con cháu đại bất hiếu. Thƣờng thì phải nói: Tang gia bối rối. Nhƣng bối rối, lo lắng, bộn rộn chỉ để tổ chức cho thật sự sang trọng, linh đình nhƣ một ngày hội, một ngày vui trƣớc hình thức một đám ma. Nhƣ vậy, nhan đề “Hạnh phúc của một tang gia” đã bƣớc đầu không chỉ gây sự chú ý ở ngƣời đọc mà còn thể hiện mâu thuẫn trào phúng, làm bật lên sự tò mò, tiếng cƣời châm biếm đầu tiên.
Vì khi nhà có đám tang, ngƣời chết đi sẽ để lại một số tài sản mà ai cũng có phần, ai cũng muốn có. Tất cả thành viên trong đại gia đình bất hiếu đó đều mong ông cụ cố mất đi để bản di chúc đi vào thực hành và mình đƣợc hƣởng lợi. Đó là một đám con cháu bất hiếu.
CH2: Nhân vật Xuân Tóc Đỏ đã đạt tới giá trị điển hình hiện thực chủ nghĩa xuất sắc. Một nhân vật xuất thân hèn kém sau này “trở thành vĩ nhân, anh hùng cứu quốc”. Vì sao nhân vật này lại nhanh chóng leo lên những địa vị
đó đƣợc? Qua đó Vũ Trọng Phụng vạch trần điều gì? DKTL:
Xuân Tóc Đỏ là một tên lƣu manh, vô giáo dục đã lọt vào xã hội trƣởng giả “thƣợng lƣu” và nhanh chóng trở thành một nhân vật lừng lẫy trong cái xã hội ấy. Do đâu mà nhân vật Xuân Tóc Đỏ nhanh chóng đạt tới tột đỉnh vinh quang (trở thành vĩ nhân anh hùng, anh hùng cứu quốc, “vua biết mặt, chúa biết tên”)? Điều đó một phần là do Xuân Tóc Đỏ có đƣợc cái “số đỏ” luôn gặp may. Nhƣng đằng sau cái may mắn ngẫu nhiên ấy, ngƣời ta còn thấy cái tất yếu mang tính quy luật. Thử hỏi, nếu nhƣ Xuân Tóc Đỏ không có thói dâm ô thì làm sao lọt vào mắt xanh bà Phó Đoan, đƣợc bà tìm cách lôi ra khỏi bốt cảnh sát? Nếu không có tài thổi loa quảng cáo thuốc lậu thì hắn cũng không dễ dàng thành công ở tiệm may Âu hóa. Sở dĩ hắn đƣợc phong làm đốc tờ vì gia đình cố Hồng đang cố tìm một thầy thuốc cốt để che mắt thiên hạ, để cho bệnh nhân ngày càng chết nhanh càng tốt. Và nếu nhƣ hắn không cố tình gây tai tiếng cho Tuyết thì chắc gì đã đƣợc Văn Minh tìm mọi cách che đậy nguồn gốc, ra sức tô son vẽ phấn cho, để rồi cụ cố Hồng sẵn sàng gả cô con gái út cho hắn?... Thì ra cái bản chất lƣu manh, vô lại, láu tôm láu cá của Xuân Tóc Đỏ rất phù hợp với bản chất của xã hội “thƣợng lƣu” trƣởng giả của chế độ thực dân phong kiến ngày xƣa. Cái xã hội ấy là môi trƣờng, hoàn cảnh thuận lợi để Xuân Tóc Đỏ nhanh chóng phất lên nhƣ diều gặp gió. Loại ngƣời nhƣ Xuân Tóc Đỏ xã hội nào cũng có, nhƣng trong xã hội đầy biến động đảo điên, trong những diễn biến phức tạp của thời cuộc thì ngày càng xuất hiện nhiều.
CH3: Có ý kiến cho rằng khi đọc văn bản ta thấy Vũ Trọng Phụng vạch trần bản chất của xã hội trƣởng giả, những tầng lớp đƣợc gọi là thƣợng lƣu tri thức bằng tiếng cƣời trào phúng. Em hiểu điều đó nhƣ thế nào?
DKTL:
Con mắt sắc sảo của Vũ Trọng Phụng đã tỉnh dậy khi nhìn thấy cái mâu thuẫn cơ bản của cái xã hội ấy là mâu thuẫn giữa bản chất với cái lớp son
phấn lòe loẹt bên ngoài. Bản chất thì bất nhân, dâm ô, bịp bợm đƣợc che dấu bằng mọi cách và mọi thứ. Từ mâu thuẫn cơ bản ấy, nhà văn trào phúng Vũ Trọng Phụng còn khám phá biết bao những mâu thuẫn, những cái phản tự nhiên, những cái trái ngƣợc với logic, quy luật đời sống, trái ngƣợc với đạo lí thông thƣờng. Cái nhìn trào phúng, sắc sảo, cay độc của Vũ Trọng Phụng đã phơi bày bản chất thật của cái xã hội đƣợc coi là thƣợng lƣu. Tất cả đều là những trò bịp bợm, từ phong trào Âu hóa, vui vẻ trẻ trung, cải cách y phục, thể dục thể thao, chấn hƣng, phật giáo, giải phóng nữ quyền …Tất cả đều là bịp bợm. Cho nên, đám tang mà đầy hạnh phúc.
CH4: Trong văn bản “Hạnh phúc của một tang gia” Vũ Trọng Phụng đã sử dụng một lớp ngôn từ đặc sắc mang tính xã hội và tính lịch sử cụ thể. Em hãy chỉ ra và giải thích cách sử dụng ngôn từ đó?
DKTL:
Trong văn bản, Vũ Trọng Phụng sử dụng lớp từ ngữ của hiện thực xã hội bấy giờ, góp phần nhấn mạnh sự thối nát, hợm hĩnh, lố lăng của xã hội ấy nhƣ:
Me tây: đàn bà Việt Nam lấy ngƣời Âu Phi (nói một cách khinh bỉ).
Ma cà bông: kẻ lang thang, đầu đƣờng, xó chợ.
Vô lại: kẻ bất lƣơng, không còn nhân cách.
Mọc sừng: chỉ ngƣời chồng có vợ ngoại tình.
Chim nhau: tán tỉnh, ve vãn nhau.
CH5: Vũ Trọng Phụng là một tài năng trào phúng lớn khi tạo ra tiếng cƣời tƣ tƣởng ở mọi cấp độ: mâu thuẫn, tình huống, chân dung nhân vật và chi tiết trào phúng. Bằng hiểu biết của mình em hãy lí giải điều này qua đoạn trích?
DKTL:
Đầu tiên là nhan đề hài hƣớc, hé lộ mâu thuẫn trào phúng. Sự ngƣợc đời, nghịch cảnh, nghịch lí …đám tang thành đám hội của ngƣời sống. Cái chết là niềm sung sƣớng, phấn khích bùng lên: ai cũng sung sƣớng, thỏa thích…Ấy
là khâu chuẩn bị đƣa đám. Đến lúc cử hành tang lễ là niềm hạnh phúc lớn lao. Hình thức tổng hợp nhố nhăng, hỗn loạn, vô văn hóa. Tất cả cứ bày ra, rộn lên. Đám ma là một cơ hội tốt để ngƣời này thì kiêu hãnh đắc chí khoe khoang, ngƣời kia hẹn hò, chim chuột nhau.
Cùng với việc làm sống dậy đám đông sung sƣớng là các chân dung trào phúng. Phái già chậm chạp, phái trẻ thì nôn nóng. Đám ngƣời nhà, đám quan khách, đám tai to mặt lớn, đám nam thanh nữ tú,.. cụ cố Hồng, vợ chồng Văn Minh, cô Tuyết, sƣ phụ Tăng Phú, … Bề ngoài ai cũng có mặt buồn buồn của ngƣời đi đám ma nhƣng bên trong trống rỗng hoàn toàn. Âm thanh vang lên cũng có hai lớp: chen lẫn tiếng khóc mỉa mai là những tiếng thì thào, dung tục, đú đởn… Đó là xã hội bịp bợm, đóng kịch, đồi bại khoác áo đạo đức, tô son trát phấn, xức nƣớc hoa, …Nhìn vào bất cứ đâu, cấp độ nào cũng thấy tính chất trò hề của nó.