0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Đàm thoại, phát kiến qua hệ thống câu hỏi

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH ĐỌC HIỂU VĂN BẢN HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA (TRÍCH SỐ ĐỎ VŨ TRỌNG PHỤNG) (Trang 25 -25 )

9. Bố cục của khóa luận

2.2. Đàm thoại, phát kiến qua hệ thống câu hỏi

Đó là quá trình thực hiện thông qua một số câu hỏi có tính logic cao. Với biện pháp này, GV sẽ tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động quan sát, tìm tòi, phân tích, cắt nghĩa các hiện tƣợng văn học đáng lƣu ý và từng chi tiết nghệ thuật độc đáo của tác phẩm trong mối quan hệ với nhau.

CH1: Dựa vào phần Tiểu dẫn (SGK) và bài chuẩn bị ở nhà, em hãy nêu những nét cơ bản về tác giả “Vũ Trọng Phụng”?

DKTL:

Vũ Trọng Phụng là nhà văn lớn có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Cuộc đời ông tuy hết sức ngắn ngủi, nhƣng ông để lại một sự nghiệp văn học lớn, trong đó có những tác phẩm đáng gọi là kiệt tác.

Ông sinh năm 1912 tại Hà Nội trong một gia đình nông dân nghèo. Chính quê nhà văn là làng Hảo (tức Bần Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên). Ông thân sinh ra Vũ Trọng Phụng là thợ điện, mất khi nhà văn mới 7 tháng. Mẹ nhà văn làm nghề khâu vá thuê, khi chồng mất mới 24 tuổi, đã ở vậy nuôi con.

Năm 1926, Vũ Trong Phụng đỗ bằng tiểu học nhƣng vì nghèo túng, phải thôi học để đi làm kiếm tiền. Năm 1927, xin đƣợc chân đánh máy chữ cho nhà in Viễn Đông, nhƣng ít lâu sau bị mất việc. Từ đó, Vũ Trọng Phụng chuyển hẳn sang nghề làm báo, viết văn. Đầu 1938 thì ông lấy vợ, có con nhƣng cuộc

sống rất chật vật, bấp bênh, nghèo túng. Ông mất ngày 10-3-1939 vì bệnh lao để lại mẹ già, ngƣời vợ trẻ và đứa con gái chƣa đầy một tuổi.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo khổ, một thứ “nghèo gia truyền”, tuổi thơ lại gặp bao tủi cực, lại liên tiếp gặp trắc trở khi vào đời, ở Vũ Trọng Phụng vốn có cái mầm bất mãn với cuộc sống. Hơn nữa chịu sự giáo dục của lễ giáo phong kiến qua bà mẹ là ngƣời sống khuôn phép và mực thƣớc, Vũ Trọng Phụng phản ứng gay gắt với lối sống Âu hóa rởm đang diễn ra lúc bấy giờ.

Tất cả yếu tố đó đều có ảnh hƣởng sâu sắc tới sáng tác của nhà văn. CH2: Em hãy nêu xuất xứ của văn bản “Hạnh phúc của một tang gia” và tóm tắt nội dung của văn bản?

DKTL:

Văn bản “Hạnh phúc của một tang gia” thuộc chƣơng 15 của tiểu thuyết “Số đỏ”. Đây là trong những chƣơng đặc sắc nhất và có nhan đề đầy đủ là: “Hạnh phúc của một tang gia- Văn minh nữa cũng nói vào- Một đám ma gƣơng mẫu”.

Tóm tắt nội dung văn bản: Cụ tổ ốm nặng, cả nhà, đám con cháu đều mong cụ chết sớm để chia gia tài. Tình cờ nhờ bài thuốc vớ vẩn của Xuân Tóc Đỏ, cụ lại qua khỏi và có phần đỡ hơn. Nhƣng cũng chỉ vì một câu nói của Xuân (theo thỏa thuận với ông Phán mọc sừng- con rể cụ cố Hồng, cháu rể cụ cố tổ) ngay giữa nhà, trƣớc mặt mọi ngƣời và cụ cố: Ngài là một ngƣời chồng mọc sừng! Cụ cố tổ uất quá, tắc thở, và ba hôm sau, ông cụ già chết thật.

Văn bản “Hạnh phúc một tang gia” trích “Số đỏ” lần đầu tiên đăng ở Hà Nội báo từ năm 1936, in thành sách 1938.

CH3: Em hãy cho biết bố cục văn bản: “Hạnh phúc của một tang gia”? DKTL:

Phần 1: “Từ đầu… đến hay việc Xuân Tóc Đỏ đã gây ra choTuyết vậy”: Niềm vui và hạnh phúc của các thành viên gia đình cùng tất cả mọi ngƣời khi cụ cố tổ qua đời.

Phần 2: “Tiếp theo… đến đám cứ đi”: Cảnh đám ma gƣơng mẫu- một đám ma có một không hai.

Phần 3: Đoạn còn lại: Cảnh hạ huyệt.

CH4: Trong đám ma cụ cố tổ đƣợc xem là: “cảnh đám ma gƣơng mẫu” qua tìm hiểu em hãy cho biết có thể chia làm mấy cảnh nhỏ?

DKTL:

Có thể chia làm hai cảnh nhỏ: Cảnh thứ nhất là cảnh đám cứ đi, cứ đi từ trên đƣờng và cảnh thứ hai là cảnh hạ huyệt. Tác giả tả theo trình tự tả bao quát từ xa rồi tả gần, rồi tả cụ thể một số gƣơng mặt. Nhà văn chớp đƣợc những cử chỉ, lời nói thật tiêu biểu, đắt giá.

CH5: Hình ảnh đám tang cùng hình ảnh đám đông đi đƣa đám đã đƣợc tác giả miêu tả nhƣ thế nào?

DKTL:

Hình ảnh không khí đám tang mà nhƣ đám rƣớc đƣợc tổ chức theo lối hổ lốn đủ cả Tây, Ta cốt để khoe sang, khoe giàu một cách lố bịch và hợm hĩnh. Kèn Ta, kèn Tàu, kèn Tây, lại lợn quay đi lọng, … ngƣời đi đƣa rất đông đúc; hàng trăm câu đối, vòng hoa… Cảnh những ngƣời đi đƣa đám toàn là những trai thanh, gái lịch giàu có, sang trọng nhƣng đi đƣa chiếu lệ, vừa đi vừa trò chuyện làm ăn, trai gái trêu trọc nhau một cách công khai. Đoạn ghi lại những câu thì thào của đám đông thật đáng xấu hổ và sỉ nhục cho sự giả dối của đám ngƣời giàu có đi đƣa đám.

CH6: Câu văn “Đám cứ đi” đƣợc lặp lại nhằm mục đích gì? DKTL:

đến dềnh dàng của đám tang. Một mặt để thể hiện sự quyến luyến đau xót của những ngƣời sống, mặt khác để cố ý khoe khoang, khoe giàu của gia đình cụ cố Hồng.

CH7: Cảnh đoàn viếng của Xuân Tóc Đỏ và sƣ cụ Tăng Phú xuất hiện nhƣ thế nào? Tác dụng của chi tiết này?

DKTL:

Đoàn phúng viếng của Xuân Tóc Đỏ và sƣ cụ Tăng Phú xuất hiện đột ngột và vênh váo, hỗn láo, chen ngang giữa đƣờng nhƣng lại đem lại vinh dự cho cả nhà cụ cố Hồng, đặc biệt là Tuyết. Chi tiết này góp phần làm rõ hơn sự háo danh, rởm hợm của gia đình cụ cố.

CH8: Tại sao nói cảnh hạ huyệt là một màn kịch nhỏ? Các nhân vật hài hƣớc biểu diễn trên sân khấu nhƣ thế nào? Tiếng khóc của ông Phán mọc sừng nhƣ thế nào và có ý nghĩa gì?

DKTL:

Cảnh hạ huyệt- màn hài kịch cuối cùng của chƣơng truyện mở đầu bằng cảnh cậu Tú Tân biểu diễn chụp ảnh trong bộ áo tang luộm thuộm, yêu cầu mọi ngƣời đứng thế này thế nọ để chụp tanh tách hết kiểu này đến kiểu khác … Tiếp theo là cảnh Xuân Tóc Đỏ đứng cầm mũ nghiêm trang một cách giả vờ. Cụ cố Hồng ho, khạc, mếu máo và ngất đi. Ông Phán mọc sừng khóc to những âm thanh lạ: “hứt, hứt, hứt, khóc đến lả ngƣời đi, khóc mãi không thôi”. Nhƣng đó là một diễn viên điệu nghệ, đến mức Xuân Tóc Đỏ cũng không ngờ khi y bất ngờ nhận đƣợc một cái giấy bạc năm đồng gấp tƣ mà ông Phán khéo léo vừa khóc vừa dúi vào tay mình.

Tóm lại đám tang diễn ra nhƣ một tấn đại hài kịch, nói lên sự lố lăng, đồi bại của xã hội tƣ sản thƣợng lƣu thời trƣớc Cách mạng. Qủa thực đó là đám ma gƣơng mẫu cho sự giả dối, rởm hợm, háo danh của một gia đình giàu sang mà bất hiếu, bất nghĩa.

lại và cảnh tƣợng của cái “đám ma gƣơng mẫu”, em có nhận xét nhƣ thế nào về xã hội thƣợng lƣu bấy giờ? Thái độ của nhà văn đối với xã hội nhƣ thế nào?

DKTL:

Đó là xã hội tƣ sản thành thị (Hà Nội) Việt Nam những năm 30 thế kỉ XX. Đây thực chất là một xã hội thực dân nửa phong kiến đầy bất công, giả dối, nhố nhăng với những phong trào Âu hóa, vui vẻ trẻ trung do bọn thực dân Pháp khởi xƣớng, một xã hội “chó đểu”, khốn nạn đáng khinh bỉ, lên án và tố cáo.

Qua đó, có thể thấy Vũ Trọng Phụng tỏ thái độ phê phán mạnh mẽ bản chất giả dối và sự lố lăng, đồi bại của xã hội tƣ sản thành thị những năm trƣớc cách mạng.

CH 10: Khi đọc văn bản, các em cần chú ý điều gì về giọng đọc - kể? DKTL:

Yêu cầu giọng đọc cần thể hiện tiếng cƣời trào phúng hóm hỉnh, mạnh mẽ và độc đáo. Nhịp văn lúc chậm, lúc mau, nhấn mạnh, kéo dài một số từ ngữ đậm tính hài hƣớc (đám cứ đi, đoạn khách đƣa tang trò chuyện, tiếng khóc của ông Phán mọc sừng …)

CH 11: Khi đọc văn bản, em hãy cho biết đối tƣợng trào phúng là ai? Em có thể phân loại những đối tƣợng trào phúng đó?

DKTL:

Không chỉ nói rằng đối tƣợng trào phúng của Số đỏ chỉ giới hạn ở những ông bà chủ của xã hội cũ. Thực ra tác giả tạo ra một xã hội hài hƣớc, trong đó ai cũng buồn cƣời, ngớ ngẩn, ngô nghê, lố bịch giống nhƣ những con rối. Có thể phân loại:

 Loại ông chủ, bà chủ: Cụ cố, bà Phó Đoan.

 Thành phần bình dân: Xuân Tóc Đỏ là nhân vật trung tâm.

 Những tri thức Âu hóa: Văn Minh, TYPN.

Đáng chú ý là lớp nhân vật sau cùng, tác giả không phơi bày bản chất gian ác của họ. Họ cũng chỉ là những nạn nhân của nguyên tắc hành chính quan liêu, máy móc. Tác giả tạo ra cả một xã hội hài hƣớc trong đó nhất cử nhất động của bất kì nhân vật nào cũng đều khôi hài, lố bịch.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH ĐỌC HIỂU VĂN BẢN HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA (TRÍCH SỐ ĐỎ VŨ TRỌNG PHỤNG) (Trang 25 -25 )

×