1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Áp dụng dạy học nêu vấn đề vào việc biên soạn các bài tập trắc nghiệm khách quan để tổ chức dạy học cho học sinh chương Kim loại kiềm, Kim loại kiềm thổ và nhôm hóa học 12 nâng cao

150 1,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 150
Dung lượng 1,67 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH HOÀNG THÁI DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC ÁP DỤNG DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ VÀO VIỆC BIÊN SOẠN VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA CÁC BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN CHƯƠNG KIM LOẠI KIỀM, KIM LOẠI KIỀM THỔ VÀ NHÔM HÓA HỌC 12 NÂNG CAO Chuyên ngành: Lí luận và PPDH môn Hóa học Mã số: 60.14.01.11 TP. HỒ CHÍ MINH – 2014 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: - Các thầy cô trong khoa Hóa trường Đại học Vinh đã không ngại đường xa, vào thành phố Hồ Chí Minh để tận tình giảng dạy và đem lại cho chúng em những kiến thức mới, có nhiều ứng dụng vào công việc đào tạo học sinh. - Thầy giáo PGS. TS. Lê Văn Năm, đã giao đề tài, tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho em nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. - Thầy giáo PGS. TS. Cao Cự Giác và thầy giáo PGS. TS. Võ Quang Mai đã dành nhiều thời gian đọc và viết nhận xét cho luận văn. - Ban chủ nhiệm khoa Sau đại học, Ban chủ nhiệm khoa Hoá học cùng các thầy giáo, cô giáo thuộc Bộ môn Lí luận và phương pháp dạy học hoá học khoa Hoá học trường đại học Vinh đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho em hoàn thành luận văn này. - Tôi cũng xin cảm ơn tất cả những người thân trong gia đình, Ban giám hiệu Trường THPT Gia Định, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Tp Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2014 HOÀNG THÁI DƯƠNG 2 MỤC LỤC MỘT SỐ KÍ HIỆU VIẾT TẮT 1 PHẦN MỞ ĐẦU 2 PHẦN NỘI DUNG 7 CHƯƠNG 1 7 1.1Tính tích cực của nhận thức 7 1.1.1. Khái niệm tính tích cực 7 1.1.2. Tính tích cực của học tập và những dấu hiệu tích cực 7 1.1.3. Hoạt động tư duy trong quá trình nhận thức học tập 9 1.1.4. Những nguyên tắc sư phạm cần đảm bảo để nâng cao tính tích cực nhận thức cho HS 11 1.2. Phương hướng đổi mới PPDH Hóa học 11 1.2.1. Những nguyên tắc sư phạm cần đảm bảo để nâng cao tính tích cực nhận thức cho HS 11 1.2.2. Những xu hướng đổi mới PPDH hóa học 11 1.2.3. Định hướng đổi mới PPDH hóa học f trường phổ thông được thực hiện theo định hướng sau 12 1.2.4. Những cơ sf phương pháp luận cho sự đổi mới PPDH 13 1.3 Dạy học nêu vấn đề 14 1.3.1. Khái niệm 14 1.3.2. Bản chất của dạy học nêu vấn đề - ơrixtic 15 1.3.3. Tình huống có vấn đề 15 1.3.3.1. Thế nào là tình huống có vấn đề 15 1.3.3.2. Cơ chế phát sinh của tình huống có vấn đề trong dạy học nêu vấn đề 16 1.3.3.3. Những nét đặc trưng cơ bản của tình huống có vấn đề 17 1.3.3.4. Cách thức cơ bản xây dựng tình huống có vấn đề trong môn hoá học 18 1.4. Cơ sf lý luận về trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan 20 1.4.1. Trắc nghiệm tự luận 20 1.4.1.1 Khái niệm 20 1.4.1.2. Ưu, nhược điểm của trắc nghiệm tự luận 20 1.4.2. Trắc nghiệm khách quan 21 1.4.2.1 Khái niệm 21 1.4.2.2. Ưu, nhược điểm của trắc nghiệm tự luận 21 3 1.4.3. So sánh trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan 22 1.4.4. Các loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan 23 1.4.4.1 Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai 23 1.4.4.2. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn 23 1.4.4.3. Câu hỏi trắc nghiệm ghép đôi 25 1.4.4.4. Câu hỏi trắc nghiệm điền khuyết hay có câu trả lời ngắn 26 1.5. Khái niệm về trắc nghiệm khách quan nêu vấn đề 27 1.5.1. Về bản chất 27 1.5.2. Về tình huống có vấn đề trong các câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan 27 1.5.3. Điều kiện để áp dụng có hiệu quả dạy học nêu vấn đề vào các bài tập trắc nghiệm khách quan 29 1.5.3.1. Khi thiết kế các câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan cần chú ý đến việc tạo tình huống có vấn đề trong các câu hỏi và bài tập 29 1.5.3.2. Tổ chức dạy học nêu vấn đề bằng các câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan 30 1.6. Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học f các trường phổ thông 30 1.6.1. Mục đích điều tra 30 1.6.2. Nội dung, đối tượng và phương pháp điều tra 31 1.6.3. Kết quả điều tra 31 TIỀU KẾT CHƯƠNG 1 33 CHƯƠNG 2 34 2.1 Đặc điểm nội dung, cấu trúc và mục tiêu dạy học Chương Kim loại kiềm – Kim loại kiềm thổ - Nhôm 34 2.1.1. Đặc điểm về nội dung và cấu trúc 34 2.1.2. Các mục tiêu cơ bản 34 2.2. Biên soạn hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan theo hướng dạy học nêu vấn đề 35 2.2.1 Cơ sf, nguyên tắc và yêu cầu khi biên soạn các bài tập trắc nghiệm khách quan theo hướng nêu vấn đề 36 2.2.2. Hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan phần hoá vơ cơ (lớp 12 – THPT nâng cao) 37 2.2.2.1. Bài tập chứa tình huống nghịch lí - bế tắc 37 2.2.2.2. Bài tập chứa tình huống tại sao 41 4 2.2.2.3. Bài tập chứa tình huống lựa chọn 48 2.3. Sử dụng hệ thống bài tập trắc nghiêm khách quan theo hướng nêu vấn đề vào việc thiết kế giáo án lên lớp và bài luyện tập 86 2.3.1. Thiết kế giáo án bài lên lớp có sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan theo hướng nêu vấn đề 86 2.3.1.1. Nguyên tắc thiết kế 86 2.3.1.2. Quy trình thiết kế bài giáo án lên lớp có sử dụng bài tập trắc nghiêm khách quan theo hướng nêu vấn đề 86 2. 3.1.3. Thiết kế một số giáo án bài lên lớp hóa học lớp 12NC 87 2.3.2. Thiết kế giáo án bài luyện tập có sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan theo hướng nêu vấn đề 101 2.3.2.1. Nguyên tắc, phương pháp và quy trình thiết kế bài luyện tập 101 2.3.2.2. Quy trình thiết kế bài luyện tập có sử dụng bài tập trắc nghiêm khách quan theo hướng nêu vấn đề 103 2.3.2.3 Thiết kế một số giáo án bài luyện tập 103 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 115 CHƯƠNG 3 116 3.1. Mục đích thực nghiệm 116 3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm 116 3.3. Đối tượng thực nghiệm 116 3.4. Tiến hành thực nghiệm 117 3.4.1. Chuwn bị cho tiết lên lớp 117 3.4.2. Tiến hành giảng dạy 117 3.4.3. Tổ chức kiểm tra 118 3.5. Kết quả thực nghiệm 118 3.5.1. Tổng quan về các loại kết quả định lượng 118 3.5.2. Bảng phân phối 121 3.5.3 Đồ thị đường luỹ tích phân phối học sinh đạt điểm x i 123 3.6. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm 124 3.6.1. Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm 124 3.6.2. Phân tích định tính kết quả thực nghiệm 125 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 127 KẾT LUẬN CHUNG VÀ ĐỀ NGHỊ 129 TÀI LIỆU THAM KHẢO 131 5 PHỤ LỤC 135 MỘT SỐ KÍ HIỆU VIẾT TẮT TNKQ : Trắc nghiệm khách quan THPT : Trung học phổ thông PTHH : Phương trình hóa học PTĐP : Phương trình điện phân BTHH : Bài tập hóa học BTTN : Bài tập trắc nghiệm HTTH : Hệ thống tuần hoàn & : Và dd : Dung dịch đ : Đặc đ, t 0 : Đặc, nóng đ, n : Đặc, nguội l : Loãng đpdd : Điện phân dung dịch đpnc : Điện phân nóng chảy đktc : Điều kiện tiêu chuẩn 6 HS : Học sinh GV : Giáo viên TN : Thực nghiệm ĐC : Đối chứng SGK : Sách giáo khoa SGV : Sách giáo viên SBT : Sách bài tập STK : Sách tham khảo NXB : Nhà xuất bản NC : Nâng cao VD : Ví dụ PTHH : Phương trình hóa học 7 PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI - Chúng ta đang sống trong thời đại mà trình độ khoa học - công nghệ phát triển nhanh chưa từng thấy và đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của mỗi quốc gia, cũng như đến mọi hoạt động hàng ngày của mỗi cá nhân. Đứng trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta cũng đang nỗ lực đổi mới mạnh mẽ về nhiều mặt, trong đó giáo dục và khoa học - công nghệ có vai trò quyết định, để sớm đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển. - Một trong các giải pháp phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay là phát triển đội ngũ nhà giáo, đổi mới phương pháp giáo dục. Trong quyết định số 16/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh (HS); phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng HS, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho HS phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kỹ năng vận dụng vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho HS”. Trong đó, đổi mới về phương pháp dạy học (PPDH) là vấn đề quan trọng. “Đổi mới phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của HS. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho HS…”. - Trong hệ thống các PPDH hiện đại thì dạy học nêu vấn đề Ơrixtic là một trong những phương pháp tỏ ra là có hiệu quả nhất đối với sự phát triển tư duy của học sinh. Nó có tác dụng phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, tính tích cực tìm tòi nghiên cứu và giải quyết các vấn đề học tập. Đồng thời nâng cao năng lực tự học ở học sinh. - Trong những năm gần đây, dạy học nêu vấn đề Ơrixtic đang được ngành giáo dục quan tâm vì tác dụng đặc biệt của nó trong việc hình thành nhân cách con người mới năng động, sáng tạo, có khả năng nghiên cứu độc lập. PPDH nêu vấn đề Ơrixtic được xem là hình thức tổ chức dạy học vô cùng 8 hiệu quả với nhiều mục đích, nội dung dạy học khác nhau và với nhiều đối tượng tính cách khác nhau. - Từ lâu, bài tập hóa học đã tỏ ra có vai trò to lớn và rất hiệu quả trong việc phát triển năng lực tư duy, năng lực nhận thức cũng như kiểm tra mức độ vận dụng, mức độ sáng tạo những kiến thức học sinh đã được tích lũy trong quá trình học tập. Mấy năm trở lại đây, phương pháp kiểm tra, thi cử đã được cải tiến nhiều ở Việt Nam. Trong các kì thi quốc gia, môn Hóa học đã được chuyển từ hướng trắc nghiệm tự luận sang trắc nghiệm khách quan với những thay đổi đáng kể trong đánh giá, thi cử. Đã có nhiều công trình đánh giá sự cần thiết của sử dụng trắc nghiệm khách quan cũng như cách thức xây dựng các bài tập trắc nghiệm khách quan với mục đích để đánh giá kiểm tra học sinh. Tuy nhiên, mục đích sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan kết hợp với dạy học nêu vấn đề theo hướng tích cực hóa hoạt động và nhận thức của học sinh chưa được sử dụng nhiều. - Nhìn chung, việc nghiên cứu, việc biên soạn các câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan kết hợp với dạy học nêu vấn đề trong giai đoạn đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay là rất cần thiết, giai đoạn mà chương trình giáo dục đang tìm mọi cách để phát huy hết năng lực của người học. Chương 6 (chương trình Hóa học lớp 12) trình bày các nội dung về kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và nhôm. Đó các kiến thức về đơn chất kim loại cụ thể và hợp chất của chúng được nghiên cứu ngay sau chương đại cương kim loại. Do đó, kiến thức ở chương này giúp cho học sinh sáng tỏ hơn những kiến thức đã được học ở chương trước, đồng thời còn là nền tảng để tiếp tục nghiên cứu học tập ở các chương sau. Hơn nữa, các kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm gắn bó mật thiết với đời sống hằng ngày, với những sự vật và hiện tượng có thể giải thích được bằng kiến thức hóa học. Thêm vào đó, nội dung chương trình thi tuyển sinh đại học cao đẳng, phần kiến thức về kim loại kiềm, kiềm thổ và nhôm chiếm một lượng không nhỏ các câu hỏi trong đề thi. Từ những lý do đó, chúng tôi đã chọn đề tài: “Áp dụng dạy học nêu vấn đề vào việc tổ chức và biên soạn dạy học cho học sinh thông qua các bài Trắc 9 nghiệm khách quan chương kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và nhôm – chương trình Hóa học 12 Nâng cao - THPT”. II. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học Hóa học ở trường trung học phổ thông 2. Đối tượng nghiên cứu: Bài tập trắc nghiệm khách quan phần kim loại lớp 12 ở trường THPT theo hướng áp dụng dạy học nêu vấn đề nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của HS. III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ` - Nghiên cứu việc áp dụng các yếu tố của dạy học nêu vấn đề Ơrixtic vào việc biên soạn các bài tập trắc nghiệm khách quan môn hoá học và sử dụng trong dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, nâng cao chất lượng lĩnh hội kiến thức, hình thành kỹ năng và phương pháp nhận thức cho học sinh trong quá trình dạy học Hoá học. - Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan phần kim loại lớp 12 có áp dụng dạy học nêu vấn đề để nâng cao chất lượng dạy học. Việc lồng ghép biên soạn các câu hỏi trắc nghiệm có gắn với việc đưa vào các mức độ tư duy, giúp cho người dạy dễ dàng kiểm tra và đánh giá quá trình học tập, đồng thời giúp cho người học hệ thống hóa kiến thức từ dễ đến khó, tự hình thành nên kĩ năng tư duy độc lập rất cần thiết để người học tự mình giải quyết những vấn đề gặp phải ở cuộc sống. IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra, người thực hiện đề tài có nhiệm vụ nghiên cứu như sau: - Nghiên cứu tổng quan các cở sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Tìm hiểu thực trạng về việc sử dụng các phương pháp dạy học nói chung, phương pháp dạy học nêu vấn đề nói riêng đối với môn Hoá học ở trường phổ thông hiện nay. - Tìm hiều về chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình Hóa học 12 nâng cao, các mức độ tư duy từ biết, hiểu, đến vận dụng. 10 [...]... bài tập trắc nghiệm đơn giản (khi sử dụng để kiểm tra) nếu biết áp dụng dạy học nêu vấn đề vào thì nó trở nên tích cực hơn, nó kích thích học sinh đi tìm kiến thức mới để giải quyết mâu thuẫn trong nhận thức 1.5.3.2 Tổ chức dạy học nêu vấn đề bằng các câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan Tức là giáo viên khai thác tình huống có vấn đề trong các câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan rồi tổ chức. .. trắc nghiệm khách quan – nêu vấn đề (Mối quan hệ giữa dạy học nêu vấn đề và trắc nghiệm khách quan) [19],[25],[27],[31] 1.5.1 Về bản chất Như đã trình bày ở trên về cơ sở lí luận của dạy học nêu vấn đề và trắc nghiệm khách quan Dạy học nêu vấn đề Ơrixtic không chỉ hạn chế ở phạm trù phương pháp dạy học, việc áp dụng tiếp cận này đòi hỏi phải cải tạo cả nội dung, cả cách tổ chức dạy và học trong mối liên... sẽ làm cho phương pháp dạy học này trở nên tích cực hơn trong việc tìm kiếm tri thức, phát hiện và giải quyết vấn đề học tập 1.5.2 Về tình huống có vấn đề trong các câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan a Về cơ bản, mỗi một câu hỏi hay bài tập trắc nghiệm khách quan đều có thể là những vấn đề học tập, vấn đề nhận thức mà học sinh cần giải quyết để chiếm lĩnh tri thức Các vấn đề đó có thể ở các mức... tự giác, tích cực và sáng tạo cho HS Việc sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan kết hợp với dạy học nêu vấn đề là một xu hướng áp ứng tốt với yêu cầu đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt động và nhận thức của học sinh 1.3 Dạy học nêu vấn đề [8], [21], [25], [31], [46] 1.3.1 Khái niệm Dạy học nêu vấn đề - Ơrixtic là một tiếp cận lí luận dạy học đang phát triển Dạy học nêu vấn đề - Ơrixtic không... 1.5.3 Điều kiện để áp dụng có hiệu quả dạy học nêu vấn đề vào các bài tập trắc nghiệm khách quan 34 Như trên đã nói ở trên, trắc nghiệm khách quan có nhược điểm là chỉ cho biết kết quả mà không cho biết con đường đi tìm kết quả nên không thể đo được khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề trong học tập Nhược điểm này có thể khắc phục được nếu biết áp dụng tiếp cận dạy học nêu vấn đề Ơrixtic Để phối hợp... năng và phương pháp nhận thức cho học sinh trong quá trình dạy học Hoá học VII NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Về mặt lí luận: Đề tài đã góp phần xác định mối quan hệ giữa lý luận dạy học nêu vấn đề và trắc nghiệm khách quan, mối quan hệ giữa các câu hỏi trắc nghiệm với các quá trình tư duy theo chuẩn kiến thức kĩ năng - Về mặt thực tiễn :Áp dụng các yếu tố của dạy học nêu vấn đề để xây dựng hệ thống các. .. giáo dục để xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm VI GIẢ THUYẾT KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI Nếu xây dựng được hệ thống các các bài tập trắc nghiệm khách quan môn hoá học có áp dụng một cách hợp lý các yếu tố của dạy học nêu vấn đề Ơrixtic thì sẽ khắc phục được những nhược điểm của trắc nghiệm khách quan và nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, nâng cao chất... hướng dạy học nêu vấn đề trong dạy học hóa học - Lấy ý kiến của GV về việc biện soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan theo hướng nêu vấn đề và sử dụng vào để thiết kế giáo án - Qua điều tra có cơ sở để nhận định và đánh giá một cách khách quan về thực trạng sử dụng các PPDH hóa học ở trường THPT hiện nay - Qua điều tra là cơ sở thực tiễn để xác định phương hướng, biện pháp và nhiệm vụ của đề tài 36 ... hai kiểu dạy học này, giáo viên phải đảm bảo hoàn thành tốt các công việc sau đây: 1.5.3.1 Khi thiết kế các câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan cần chú ý đến việc tạo tình huống có vấn đề trong các câu hỏi và bài tập Vì đó là yếu tố trung tâm của dạy học nêu vấn đề, là bước kích thích và khởi động cho quá trình tìm kiếm tri thức của học sinh thông qua việc phát hiện và giải quyết vấn đề Ví dụ:... hiện vấn đề học tập - Tạo điều kiện để các HS đều được vận dụng kiến thức hóa học để giải quyết các vấn đề thực tiễn có liên quan đến hóa học thông qua các dạng BTHH đã được qui định trong chuẩn kiến thức và kĩ năng 18 - Tổ chức và tạo điều kiện để HS phát triển kĩ năng học tập hợp tác kết hợp học tập cá nhân một cách linh hoạt và có hiệu quả - Thực hiện kiểm tra đánh giá kết quả học tập hóa học theo . Áp dụng dạy học nêu vấn đề vào việc tổ chức và biên soạn dạy học cho học sinh thông qua các bài Trắc 9 nghiệm khách quan chương kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và nhôm – chương trình Hóa học. VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH HOÀNG THÁI DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC ÁP DỤNG DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ VÀO VIỆC BIÊN SOẠN VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA CÁC BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH. năng và phương pháp nhận thức cho học sinh trong quá trình dạy học Hoá học. - Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan phần kim loại lớp 12 có áp dụng dạy học nêu vấn đề để nâng cao

Ngày đăng: 19/07/2015, 20:17

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w