đến việc tạo tình huống có vấn đề trong các câu hỏi và bài tập.
Vì đó là yếu tố trung tâm của dạy học nêu vấn đề, là bước kích thích và khởi động cho quá trình tìm kiếm tri thức của học sinh thông qua việc phát hiện và giải quyết vấn đề.
Ví dụ: Khi nghiên cứu tính chất hoá học của axit H2SO4 học sinh sẽ gặp tình huống nghịch lí – bế tắc: Trước đó, các em biết rằng các kim loại đứng trước hiđro trong dạy hoạt động hoá học mới tác dụng được với axit giải phóng khí H2, nhưng Cu kim loại (đứng sau hiđro) lại có thể tác dụng với axit H2SO4 đặc, nóng giải phóng khí SO2.
Dựa vào tình huống này, chúng ta có thể xây bài tập trắc nghiệm sau để tạo tình huống có vấn đề ở học sinh:
Ghép các mệnh đề ở hai cột với nhau để có câu trả lời đúng.
Thí nghiệm Hiện tượng
1. Cho mảnh Cu kim loại vào dung dịch H2SO4 loãng .
A. Dung dịch có màu xanh; có khí không màu, mùi hắc và làm quỳ ẩm chuyển sang màu đỏ thoát ra. 2. Cho mảnh Cu kim loại vào
dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
B. Không có hiện tượng gì .
Nếu ra bài tập này ngay trước khi học sinh được nghiên cứu tính chất hoá học của axit H2SO4 đặc thì học sinh dễ dàng nhận thấy 1 nối với B và bằng phương pháp loại trừ sẽ có đáp án 2 nối với A, nhưng học sinh sẽ thấy thật vô lí: Cu kim loại đứng sau hiđro sao vẫn tác dụng được với axit H2SO4 đặc nóng và giải phóng một khí khác khí H2. Lúc này, trong nhận thức của học sinh sẽ xuất hiện các câu hỏi: Axit H2SO4 đặc, nóng còn có tính chất axit nữa không? Hay là nó có thêm tính chất mới?
Như vậy, chỉ với một bài tập trắc nghiệm đơn giản (khi sử dụng để kiểm tra) nếu biết áp dụng dạy học nêu vấn đề vào thì nó trở nên tích cực hơn, nó kích thích học sinh đi tìm kiến thức mới để giải quyết mâu thuẫn trong nhận thức.