Phân tích định tính kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Áp dụng dạy học nêu vấn đề vào việc biên soạn các bài tập trắc nghiệm khách quan để tổ chức dạy học cho học sinh chương Kim loại kiềm, Kim loại kiềm thổ và nhôm hóa học 12 nâng cao (Trang 129)

2. 3.1.3 Thiết kế một số giáo án bài lên lớp hóa học lớp 12NC

3.6.2. Phân tích định tính kết quả thực nghiệm

Qua sự quan sát các giờ học, chúng tôi nhận thấy HS các lớp thực nghiệm hứng thú hơn và làm việc tích cực hơn. Đặc biệt với các tiết nghiên cứu bài mới và tiết luyện tập được thiết kế sử dụng câu hỏi trắc nghiêm khách quan theo hướng nêu vấn đề thì tiết học vô cùng sôi nổi, HS hứng thú với môn học. Trong các tiết học này HS bộc lộ được kĩ năng làm việc nhóm, biết lập kế hoạch để giải các bài tập hóa học, biết tự mình hệ thống hóa cũng như củng cố các kiến thức đã học. Sau giờ học, khi trò chuyện cùng HS các em luôn bày tỏ ý muốn được học nhiều bài hay các bài học có thí nghiệm hóa học, theo các em, vừa học vừa chơi luôn tạo được hứng thú nhưng qua đó các em cũng ghi nhớ kiến thức tốt hơn, nhất là với những kiến thức liên quan đến những câu hỏi mà trong khi chơi các em không trả lời được.

Đối với GV tham gia thực nghiệm tiết nghiên cứu bài mới và tiết luyện tập được thiết kế sử dụng câu hỏi trắc nghiêm khách quan theo hướng nêu vấn đề đã thật sự gây hứng thú không chỉ cho HS mà ngay cả GV cũng cảm thấy rất thích thú. Thông thường, giờ luyện tập được dạy khá giống với giờ giải bài tập hoặc giờ ôn tập và GV thường không chú ý đầu tư nhiều trong việc đổi mới phương pháp dạy học cho các tiết học này, còn HS thì làm việc một cách thụ động. Nhưng với các bài luyện tập, khi dạy bằng các giáo án thiết sử dụng câu hỏi trắc nghiêm khách quan theo hướng nêu vấn đề HS làm việc chủ động, tích cực hơn, nhất là các em biết tự mình hệ thống hóa, diễn đạt thành lời các kiến thức đã học, nghĩa là các em đã chuyển các kiến thức từ sách vở thành kiến thức của riêng mình.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở những biện pháp và đề xuất ở chương 2, trong chương 3 chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm. Sau đây là những vấn đề đã đạt được trong quá trình thực nghiệm đề tài.

+ Những kết quả cụ thể :

- Đã đem đề tài thực nghiệm ở 3 trường (THPT Thái Bình, THPT Võ Thị Sáu và THPT Gia Định).

- Số lớp đã tiến hành thực nghiệm là 6 lớp ban nâng cao. - Số bài đã thực nghiệm là 3 bài.

- Số học sinh tham gia thực nghiệm là 369 em.

- Số giáo viên tham gia thực nghiệm là 4 người (3 cô giáo và 1 thầy giáo) - Số bài kiểm tra đã chấm 369 bài.

+ Những kết luận rút ra từ việc phân tích, xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm :

Từ kết quả thực nghiệm sư phạm phối kết hợp với các phương pháp khác phụ trợ cho việc đánh giá như dự giờ trực tiếp, trao đổi với các giáo viên làm thực nghiệm, lấy ý kiến của học sinh, v.v… chúng tôi đã đưa ra một số nhận xét :

- Sử dụng bài tập hoá học theo hướng củng cố và phát triển kiến thức một cách có hiệu quả đã làm cho học sinh ở các lớp thực nghiệm tiếp thu kiến thức một cách chủ động, đạt hiêu quả cao hơn hẳn, mặt khác học sinh ở lớp thực nghiệm còn được rèn luyện cả cách tư duy và kĩ năng giải bài tập hoá học một cách logic, chính xác, khả năng độc lập suy nghĩ được nâng cao dần bằng một chuỗi các vấn đề dẫn dắt logic mà bài tập đưa ra.

- Việc đưa các tình huống có vấn đề cũng như các câu hỏi trắc nghiệm khách quan kết hợp tình huống có vấn đề vào giảng dạy bài mới cũng như vào tiết luyện tập đem lại hiệu quả cao, HS tiếp thu bài tốt hơn, khắc sâu được nhiều kiến thức hơn và GV truyền đạt được nhiều nội dung của bài giảng hơn.

- Với các học sinh ở lớp đối chứng qua tìm hiểu thấy rằng các em gặp rất nhiều khó khăn trong việc vận dụng kiến thức vào hoàn cảnh mới, do việc tiếp thu kiến thức một cách thụ động nên chất lượng học tập bị hạn chế.

Như vậy phương án thực nghiệm đã nâng cao được khả năng tiếp thu kiến thức và vận dụng kiến thức của học sinh, khả năng làm việc từng cá nhân cũng như tập thể được phát huy một cách tích cực.

KẾT LUẬN CHUNG VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Những công việc đã làm

Từ những mục đích và nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu “Áp dụng dạy học nêu vấn

đề vào việc tổ chức và biên soạn dạy học cho học sinh thông qua các bài Trắc nghiệm khách quan chương kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và nhôm – chương trình Hóa học 12 Nâng cao - THPTchúng tôi đã thực hiện được những nhiệm vụ

sau:

a) Nghiên cứu cơ sở lý luận về đổi mới và phát triển PPDH trên thế giới và trong nước trong giai đoạn hiện nay; Lý luận về dạy học nêu vấn đề, trắc nghiệm khách quan và việc kết hợp các yếu tố tích cực của 2 kiểu dạy học này trong dạy học hóa học.

b) Điều tra, tìm hiểu thực trạng dạy và học hoá học nói chung và việc sử dụng dạy học nêu vấn đề có sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan hiện tại các trường phổ thông hiện nay.

c) Xây dựng được hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan theo hướng dạy học nêu vấn đề phần kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm – Lớp 12 NC. Đã biên soạn được 105 câu hỏi trắc nghiệm khách quan theo hướng nêu vấn đề, trong đó đã phân tích và làm rõ được yêu cầu, nội dung và tình huống có vấn đề được đặt ra ở hơn 50 câu hỏi, số câu hỏi còn lại đều rơi vào tình huống tương tự, HS có thể vận dụng vào để tự giải quyết.

d) Sử dụng các bài tập trắc nghiệm khách quan để thiết kế 5 giáo án lên lớp (3 bài nghiên cứu tài liệu mới và 2 bài luyện tập). Thiết kế 3 giáo án nghiên cứu tài liệu mới và 2 giáo án tiết luyện tập. Trong các giáo án đó, chúng tôi đã sử dụng hệ thống bài tập trắc nghiêm khách quan theo hướng dạy học nêu vấn đề. Đã sử dụng hơn 80 câu hỏi để vận dụng vào các bài giáo án lên lớp, giáo án luyện tập và các giờ ôn tập kiểm tra.

e) Đã tiến hành thực nghiệm ở 3 trường THPT tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả đều phù hợp với giả thiết đã đề ra, nhóm HS tham gia thực nghiệm rất thích thú, hào hứng với môn học, tìm tòi đào sâu thêm suy nghĩ, các GV được hỏi ý kiến đều có sự phản hồi tốt.

Sau khi thực hiện đề tài, chúng tôi nhận thấy nội dụng của đề tài đã khẳng định một số vấn đề sau :

Áp dụng dạy học nêu vấn đề - Ơrixtic vào biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm và sử dụng để thiết kế giáo án lên lớp và tiết luyện tập đã mang lại hiệu quả cao hơn so với phương pháp diễn giảng thông thường. Học sinh nắm vững kiến thức và có độ bền kiến thức tốt hơn. Phát huy được năng lực tư duy.

Trong quá trình giảng dạy cần có sự phối hợp linh hoạt giữa phương pháp dạy học nêu vấn đề với các phương pháp dạy học khác nhằm phát huy hiệu quả đối với các nội dung kiến thức có thể xây dựng tình huống có vấn đề và truyền đạt đầy đủ kiến thức cho học sinh.

Hiệu quả giờ học còn được khẳng định qua sự hứng thú học tập của HS và nhận xét của GV thực nghiệm.

3. Kiến nghị và đề xuất

- Với sự ủng hộ của cơ quan giáo dục các cấp, GV cần phải thực hiện nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học, trong đó nên áp dụng rộng rãi phương pháp dạy học nêu vấn đề.

- Các nhà quản lý giáo dục cần quan tâm trong việc tổ chức, trao đổi sáng kiến kinh nghiệm về việc dạy học nêu vấn đề trong môn Hoá học và các môn học khác nhằm nâng cao hoạt động chủ động, năng lực sáng tạo của GV.

- GV cần được trang bị phương tiện dạy học phục vụ công việc giảng dạy được tốt hơn.

- Trên đây là những nội dung cơ bản chúng tôi đã nghiên cứu và thử nghiệm. Chúng tôi hi vọng đề tài này sẽ đóng góp một phần vào công cuộc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học bộ môn hoá học ở trường phổ thông. Tuy nhiên do hạn chế về quỹ thời gian nghiên cứu nên phạm vi đề tài nghiên cứu chỉ dừng lại ở chương trình hoá học lớp 12. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiến hành áp dụng đề tài nghiên cứu với các nội dung khác trong chương trình hóa học THPT.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngô Ngọc An (2010), 350 bài tập hóa học chọn lọc và nâng cao lớp 12, NXB GD Việt Nam.

2. Cao Thị Thiên An (2007), Phương pháp giải nhanh các bài tập trắc nghiệm

Hóa học vô cơ, NXB ĐHSP HN.

3. Cao Thị Thiên An (2008), Phân loại và phương pháp giải bài tập hóa học 12

phần đại cương – vô cơ, NXB ĐHQG HN.

4. Phạm Thị Anh (2008), Áp dụng dạy học nêu vấn đề vào việc biên soạn và tổ chức dạy học cho học sinh thông qua các bài tập trắc nghiêm khách quan

chương điên ly và chương Nitơ – Photpho (Hoá học lớp 11), luận văn tốt nghiệp

Đại học Vinh.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007). Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục PT

môn Hóa học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008). Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình sách giáo khoa Hóa học 12, NXB Giáo dục, Hà Nội.

7. Nguyễn Cương (1995), Các biện pháp hoạt động hóa người học trong dạy học

bộ môn hóa học ở trường phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.

8. Nguyễn Cương (1999), Phương pháp dạy học và thí nghiệm hóa học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

9. Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học hóa học ở trường THPT và Đại học, NXB Giáo dục Hà Nội.

10. Lê Văn Dũng (2001), Phát triển năng lực nhận thức và tư duy cho học sinh trung học phổ thông thông qua bài tập hóa học, luận án tiến sĩ giáo dục học, Hà Nội.

11.Cao Cự Giác (2007), Các dạng đề thi trắc nghiệm Hóa học, NXBGD HN.

12.Cao Cự Giác (2009), Bài tập lý thuyết và thực nghiệm tập 1, hóa học vô cơ, NXB Quốc Gia.

13.Cao Cự Giác (2010), Tài liệu tổng ôn tập luyện thi trắc nghiệm hóa học – hóa

15.Cao Cự Giác (2011), Những viên kim cương trong hóa học, NXB ĐHSP.

16.Cao Cự Giác (2012), Một số kĩ thuật giải nhanh trắc nghiệm hóa học. NXB ĐHQG Hà Nội.

17. Trần Bá Hoành, Cao Thị Thặng, Phạm Thị Lan Hương (2003), Áp dụng

dạy và học tích cực trong môn hoá học, NXB ĐHSP Hà Nội.

18. Đỗ Xuân Hưng (2008), Hướng dẫn giải nhanh bài tập trắc nghiệm hóa học

đại cương - vô cơ, NXB ĐHQG Hà Nội.

19.Nguyễn Xuân Huỳnh. Trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan: ưu nhược điểm và các tình huống sử dụng”, Nghiên cứu giáo dục, 2002.

20.Nguyễn Thanh Khuyến (2006), Phương pháp giải các dạng bài tập trắc

nghiệm hóa học (Đại cương & vô cơ), NXB ĐHQG Hà Nội.

21. I.Ia.lecne. Dạy học nêu vấn dề. NXBGD – Hà Nội, 1987

22. I.F. Kharlamop. Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào ? tập I, tập II. NXB GD- Hà Nội , 1988 – 1989

23. Lê Văn Năm. Sử dụng các bài tập phân hóa trong dạy học nêu vấn đề bộ môn

hóa học, Hà Nội 4/2000 (Kỷ yếu hội thảo quốc gia; Định hướng phát triển hóa

học Việt Nam về lĩnh vực và đào tạo).

24. Lê Văn Năm (2001), Sử dụng dạy học nêu vấn đề - Ơrixtic để nâng cao hiệu quả dạy học chương trình hóa đại cương và hóa vô cơ ở trường trung học phổ thông, luận án tiến sĩ giáo dục học, Hà Nội.

25. Lê Văn Năm. Dạy học nêu vấn đề - Lý thuyết và ứng dụng. NXB ĐHQG Hà Nội 2007.

26. Lê Văn Năm (2008), Các phương pháp dạy học hoá học hiện đại, chuyên đề cao học thạc sĩ – Chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học hoá học, Đại học Vinh.

27.Lê Văn Năm (2009) Áp dụng các yếu tố của dạy học nêu vấn đề Ơrixtic vào câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan trong dạy học hoá học ở trường

THPT, Tạp chí Giáo dục, Số 213, 2009, 47-48.

28.Lê Văn Năm (2011). Sử dụng bài toán nhận thức để nâng cao hiệu quả dạy học hóa học. Tạp chí Hóa học và ứng dụng.. Số 5(9)/2011, 47-49.

29. Nguyễn Khoa Thị Phượng (2008), Phương pháp giải bài tập hóa học đại

cương - vô cơ 12, NXB ĐHQG Hà Nội.

30. Hoàng Nhâm (1994). Hoá vô cơ tập I,II. NXB Giáo Dục.

31. Nguyễn Ngọc Quang (1994), Lí luận dạy học hoá học tập 1, NXB GD Hà Nội.

32. Nguyễn Thị Sửu - Lê Văn Năm (2009), Phương pháp dạy học hóa học, NXB Khoa Học & Kĩ Thuật

33.Nguyễn Thị Sửu (chủ biên), Vũ Anh Tuấn, Phạm Hồng Bắc, Ngô Uyên

Minh (2010), Dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng môn hóa học 12, NXB ĐHSP.

34.Sac đa Cốp M.N 1990. Tư duy học sinh. Tập 1,2 NXB Giáo Dục. Hà Nội.

35.Nguyễn Thế Tân. Tuyển tập đề thi Olympic 30 tháng 4, lần thứ XIV –

2007.Hóa Học NXB Đại học sư phạm.

36. Lê Xuân Trọng (chủ biên), Ngô Ngọc An, Phạm Văn Hoan, Nguyễn Xuân

Trường (2008), Bài tập hóa học 12 nâng cao, NXB Giáo dục.

37. Lê Xuân Trọng (Tổng chủ biên kiêm chủ biên), Nguyễn Hữu Đĩnh (Chủ

biên), Từ Vọng Nghi - Đỗ Đình Rãng - Cao Thị Thặng, Hóa học 12 nâng cao, NXB GD.

38.Lê Xuân Trọng (Tổng chủ biên kiêm chủ biên), Nguyễn Xuân Trường (Chủ

biên), Trần Quốc Đắc - Đoàn Việt Nga - Cao Thị Thặng - Lê Trọng Tín - Đoàn Thanh Tường (2008), Sách giáo viên Hóa học 12 nâng cao, NXB GD.

39. Nguyễn Xuân Trường (2006), Sử dụng bài tập trong dạy học hóa học ở

trường THPT, NXB ĐHSP.

40. Nguyễn Xuân Trường(2008). 1320 câu hỏi trắc nghiệm Hoá học 12 (Chương

trình nâng cao), NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

41.Nguyễn Xuân Trường (2007). Cách biên soạn và trả lời câu hỏi trắc nghiệm

môn Hoá học ở trường phổ thông.NXB Giáo Dục.

42.Nguyễn Xuân Trường (2008). 54 Đề thi trắc nghiệm môn Hoá học Phần Đại

cương và Vô cơ. NXB Đại học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh.

43.Nguyễn Xuân Trường - Nguyễn - Thị -Sửu - Đặng thị Oanh - Trần Trung

44.Vũ Anh Tuấn (2008). Hướng dẫn thực hiện chương trình SGK lớp 12 môn hóa học. NXB Giáo Dục.

45.Vũ Hồng Tiến. Một số phương pháp dạy tích cực.Website

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: MẪU CÁC PHIẾU ĐIỀU TRA

PHIẾU ĐIỀU TRA (DÀNH CHO GIÁO VIÊN THPT)

Xin chào quý thầy cô!

Xin Quý thầy cô vui lòng hoàn thành giúp chúng tôi mẫu phiếu điều tra để chúng tôi có cơ sở thực hiện đề tài ”Xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan nêu vấn đề vào chương kim loại kiềm – kiềm thổ - nhôm” Hóa học 12 NC.

Sự tham gia cúa quý thầy cô là đóng góp to lớn vào sự thành công của đề tài của chúng tôi. Xin cám ơn quý thầy cô!

Xin thầy cô vui lòng cho biết các thông tin cá nhân

Họ tên: ... Trường giảng dạy: ... Lớp giảng dạy: ...

Câu 1. Trong quá trình dạy học, thầy cô có sử dụng câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan không?

 Ít khi  Thỉnh

thoảng

 Thường

xuyên

Câu 2. Thái độ của học sinh trong khi thầy cô sử dụng câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan

 Hứng thú  Không quan tâm

Câu 3. Thầy cô sử dụng câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan trong trường hợp nào?

 Giảng dạy bài mới  Luyện tập  Kiểm tra  Kết hợp

Một phần của tài liệu Áp dụng dạy học nêu vấn đề vào việc biên soạn các bài tập trắc nghiệm khách quan để tổ chức dạy học cho học sinh chương Kim loại kiềm, Kim loại kiềm thổ và nhôm hóa học 12 nâng cao (Trang 129)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w