Câu trắc nghiệm có nhiều câu trả lời để lựa chọn được gọi tắt là câu hỏi nhiều lựa chọn. Đây là loại câu hỏi thông dụng nhất. Loại này có một câu phát biểu căn bản gọi là câu dẫn và có nhiều câu trả lời để học sinh lựa chọn, trong đó chỉ có một câu trả lời đúng duy nhất, còn lại đều là sai, là câu mồi hay câu nhiễu.
Ưu điểm của loại câu hỏi nhiều lựa chọn:
- Giáo viên có thể dùng loại câu hỏi này để kiểm tra - đánh giá những mục tiêu dạy học khác nhau, chẳng hạn như:
+ Xác định mối tương quan nhân quả. + Nhận biết các điều sai lầm.
+ Định nghĩa các khái niệm.
+ Tìm nguyên nhân của một số sự kiện.
+ Nhận biết điểm tương đồng hay khác biệt giữa hai hay nhiều vật. + Xác định nguyên lý hay ý niệm tổng quát từ những sự kiện. + Xác định thứ tự hay cách sắp đặt nhiều vật.
+ Xét đoán vấn đề đang được tranh luận dưới nhiều quan điểm.
- Độ tin cậy cao hơn: Yếu tố đoán mò hay may rủi giảm đi nhiều so với các loại trắc nghiệm khách quan khác khi số phương án chọn lựa tăng lên.
- Tính giá trị tốt hơn: Với bài trắc nghiệm có nhiều câu trả lời để lựa chọn, người ta có thể đo được các khả năng nhớ, áp dụng các nguyên lý, định luật ... tổng quát hoá rất hữu hiệu.
- Thật sự khách quan khi chấm bài: Điểm số của bài trắc nghiệm khách quan không phụ thuộc vào chữ viết, khả năng diễn đạt của học sinh và trình độ người chấm bài ...
Nhược điểm của loại câu hỏi nhiều lựa chọn:
- Loại câu hỏi này khó soạn vì phải tìm câu trả lời đúng nhất, còn những câu còn lại gọi là câu nhiễu thì cũng có vẻ hợp lý.
Ngoài ra, phải soạn câu hỏi thế nào đó để đo được các mức trí năng cao hơn mức biết, nhớ, hiểu.
- Các câu hỏi nhiều lựa chọn có thể không đo được khả năng phán đoán tinh vi và khả năng giải quyết vấn đề khéo léo, sáng tạo một cách hiệu nghiệm bằng loại câu hỏi trắc nghiệm tự luận soạn kỹ.
- Có những học sinh có óc sáng tạo, tư duy tốt, có thể tìm ra những câu trả lời hay hơn đáp án thì sẽ làm cho học sinh đó cảm thấy không thoả mãn.
- Ngoài ra tốn kém giấy mực để in đề loại câu hỏi này hơn so với loại câu hỏi khác và cũng cần nhiều thời gian để học sinh đọc nội dung câu hỏi.
Câu hỏi loại này có thể dùng thẩm định trí năng ở mức biết, khả năng vận dụng, phân tích, tổng hợp hay ngay cả khả năng phán đoán cao hơn. Vì vậy, khi viết loại câu hỏi này cần lưu ý:
được thì cần nhấn mạnh để học sinh không bị nhầm. Câu dẫn phải là câu hỏi trọn vẹn để học sinh hiểu được mình đang được hỏi vấn đề gì.
- Câu chọn cũng phải rõ ràng, dễ hiểu và phải có cùng loại quan hệ với câu dẫn, có cấu trúc song song nghĩa là chúng phải phù hợp về mặt ngữ pháp với câu dẫn.
- Nên có 4, 5 phương án trả lời để chọn cho mỗi câu hỏi. Nếu số phương án ít hơn thì yếu tố đoán mò hay may rủi sẽ tăng lên. Nhưng nếu có quá nhiều phương án để chọn thì thầy giáo khó soạn và học sinh mất nhiều thời gian để đọc câu hỏi. Các câu gây nhiễu phải có vẻ hợp lý và có sức hấp dẫn như nhau để nhử học sinh kém chọn.
- Phải chắc chắn chỉ có một phương án trả lời đúng, các phương án còn lại là phương án “nhiễu”.
- Không được đưa vào hai câu chọn cùng ý nghĩa, mỗi câu kiểm tra chỉ nên viết một nội dung kiến thức nào đó.
- Câu trả lời đúng phải đặt ở những vị trí khác nhau, sắp xếp theo thứ tự ngẫu nhiên, số lần xuất hiện ở mỗi vị trí A, B, C, D, E gần bằng nhau.
Ví dụ: . Dãy gồm các chất điện ly yếu là:
A. H2O, CH3COOH, CuSO4, NaOH B. H2O, CH3COOH, H2S, NaOH C. H2O, CH3COOH, H2S, HClO D. H2O, CH3COOH, H2S, HClO
Đáp án đúng: D.
Đáp án nhiễu: A, B, C.