Nguyên tắc, phương pháp và quy trình thiết kế bài luyện tập

Một phần của tài liệu Áp dụng dạy học nêu vấn đề vào việc biên soạn các bài tập trắc nghiệm khách quan để tổ chức dạy học cho học sinh chương Kim loại kiềm, Kim loại kiềm thổ và nhôm hóa học 12 nâng cao (Trang 106)

2. 3.1.3 Thiết kế một số giáo án bài lên lớp hóa học lớp 12NC

2.3.2.1. Nguyên tắc, phương pháp và quy trình thiết kế bài luyện tập

a) Các nguyên tắc thiết kế bài luyện tập

Mục tiêu các bài luyện tập là củng cố, hệ thống hóa lại những kiến thức học sinh đã học, đồng thời rèn một số kĩ năng để giải một số bài tập hóa học nên khi thiết kế kiểu bài này sao cho tránh rơi vào cách học như một tiết sửa bài tập GV phải thiết kế sao cho linh hoạt, nhẹ nhàng, lôi cuốn học sinh vào các hoạt động, có thể áp dụng nhiều hình thức dạy học khác nhau, nhiều bài tập khác nhau (chủ yếu các bài tập trắc nghiệm khách quan theo hướng nêu vấn đề) nhằm phát huy tối đa tính tích cực học tập của học sinh.

b) Các phương pháp dạy học được sử dụng khi dạy kiểu bài luyện tập là: - Phương pháp dạy học nêu vấn đề: Đã nêu ở phần cơ sở lý luận.

- Phương pháp đàm thoại gợi mở: Đây là phương pháp hiệu quả nhất khi giáo

viên khơi gợi cho học sinh nhớ lại kiến thức cũ, hay nêu một vấn đề mới cho học sinh giải quyết vấn đề.

- Phương pháp hoạt động nhóm: Đây là phương pháp rất hiệu quả khi giáo viên

giao công việc cho học sinh chuẩn bị trước, cả giáo viên và học sinh chủ động về mặt thời gian trong tiết học. Ngoài ra sử dụng phương pháp này còn tập cho học sinh có kĩ năng sinh hoạt nhóm, kĩ năng trình bày trước đám đông, bước đầu tập nghiên cứu khoa học.

- Phương pháp dạy học bằng hoạt động: Đây là phương đòi hỏi giáo viên phải

chú ý khai thác đặc thù của bộ môn hóa học thiết kế các hoạt động đa dạng, phong phú giúp học sinh chủ động, tự mình củng cố và hệ thống hóa được các kiến thức đã học.

- Phương pháp trò chơi: Đây là phương pháp giúp học sinh học mà chơi, chơi

mà học, làm cho tiết học sôi nổi, học sinh hứng thú trong học tập và yêu thích bộ môn.

- Phương pháp Grap dạy học: Đây là phương pháp giúp học sinh hệ thống hóa

- Sử dụng bài tập: Đây là phương pháp giúp giáo viên kiểm tra mức độ tiếp thu bài giảng và vận dụng kiến thức như thế nào tùy thuộc từng đối tượng học sinh, đồng thời rèn cho học sinh kĩ năng giải bài tập hóa học, khuyến khích các cách giải sáng tạo ở học sinh.

Khi dạy bài luyện tập giáo viên cần sử dụng phối hợp các phương pháp trên để bài giảng có kết quả cao.

c) Qui trình thiết kế bài luyện tập

Khi thiết kế giáo án các bài luyện tập chúng tôi thực hiện theo các bước sau: - Bước 1: Nghiên cứu mục tiêu của chương.

- Bước 2: Tìm hiểu điều kiện vật chất của nhà trường và trình độ học sinh.

- Bước 3: Thiết kế hệ thống câu hỏi dưới hình thức trắc nghiệm khách quan hoặc tự luận. (chú ý kiến thức trọng tâm và phù hợp với trình độ của học sinh). Câu hỏi có thể do giáo viên thiết kế hoặc giáo viên gợi ý cho học sinh thiết kế.

- Bước 4: Thiết kế luật chơi (nếu sử dụng phương pháp trò chơi); thiết kế các thí nghiệm ở dạng lượng nhỏ (nếu sử dụng thí nghiệm). Các thí nghiệm này giúp học sinh vận dụng các kiến thức đã học để giải thích hiện tượng quan sát được.

- Bước 5: Tham khảo ý kiến đồng nghiệp để chỉnh sửa. - Bước 6: Hoàn thiện bài giảng sau thực nghiệm.

Một phần của tài liệu Áp dụng dạy học nêu vấn đề vào việc biên soạn các bài tập trắc nghiệm khách quan để tổ chức dạy học cho học sinh chương Kim loại kiềm, Kim loại kiềm thổ và nhôm hóa học 12 nâng cao (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w