1. Kiến thức Học sinh biết:
- Vị trí, cấu tạo và tính chất nguyên tử: Cấu hình electron, số oxi hóa, năng lượng ion hoá, thế điện cực chuẩn... một số ứng dụng của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm.
- Tính chất và ứng dụng một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm.
- Tác hại của nước cứng.
Học sinh hiểu:
- Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ là tính khử mạnh, nhưng kim loại kiềm thổ có tính khử yếu hơn kim loại kiềm.
- Tính chất hoá học của nhôm là tính khử mạnh: nhôm khử được nhiều phi kim, ion H+ trong axit, một số oxit kim loại, nước và dung dịch bazơ.
- Phương pháp điều chế kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm. - Vì sao nhôm có số oxi hoá +3 trong các hợp chất.
Học sinh vận dụng
- Giải các bài tập định tính và định lượng có liên quan đến kiến thức của chương. - Rèn luyện kĩ năng thực hành.
- Vận dụng các kiến thức đã biết về sự thuỷ phân, quan niệm axit - bazơ, tính chất hoá học của bazơ, axit, muối... để tìm hiểu tính chất của các chất.
2. Kĩ năng
Rèn luyện các kĩ năng:
- Biết tìm hiểu tính chất của các chất theo quy tình chung: Suy đoán tính chất → kiểm tra dự đoán → kết luận.
- Biết tiến hành một số thí nghiệm đơn giản về tính chất hóa học các hợp chất của kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm.
- Viết các phương trình hoá học dạng phân tử và dạng ion thu gọn minh hoạ cho tính chất của các chất.
- Biết cách nhận biết các hợp chất của kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm. - Thiết lập mối liên hệ giữa tính chất và ứng dụng của nhôm.
- Phân biệt được nước có tính cứng tạm thời và nước có tính cứng vĩnh cửu.
3. Tình cảm, thái độ
- Có thái độ tự giác, tích cực trong học tập. - Có tinh thần hợp tác trong học tập.