Bài tập tái hiện kiến thức
1. Chiều giảm dần bán kính nguyên tử của các kim loại kiềm là A. Li, Na, K, Rb, Cs B. Na, Li, K, Rb, Cs C. Cs, Rb, K, Na, Li D. Li, K, Na, Rb, Cs
2. Dãy gồm các kim loại đều có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối là: A. Na, K, Ca, Ba. B. Na, K, Ca, Be.
C. Li, Na, K, Mg. D. Li, Na, K, Rb. Phân tích
Kim loại kiềm đều có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối, trong nhóm IIA, chỉ có kim loại Ba có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối → chọn đáp án D
Tác dụng
Nhắc lại kiến thức về cấu tạo mạng tinh thể của kim loại kiềm và kiềm thổ, dùng trong kiểm tra đầu giờ. Tuy nhiên ít HS để ý đến phần kiến thức này nên
3. Nguyên tử của các kim loại nhóm IA khác nhau về A. số electron lớp ngoài cùng.
B. cấu hình electron nguyên tử.
C. số oxi hoá của nguyên tử trong hợp chất. D. kiểu mạng tinh thể của đơn chất.
Phân tích:
Kim loại trong nhóm IA là những kim loại kiềm:
- Cấu hình electron: Kim loại kiềm là những nguyên tố s. Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử chỉ có 1 electron.
- Số oxi hoá: Trong hợp chất, nguyên tố kim loại kiềm chỉ có số oxi hoá +1. - Mạng tinh thể của kim loại kiềm là mạng tinh thể lập phương tâm khối.
⇒ Đáp án đúng: B
Tác dụng:
- Bài tập này có thể sử dụng khi giảng dạy bài mới “kim loại kiềm” (hoá học 12 nâng cao).
- Sử dụng bài tập này sau khi nghiên cứu cấu tạo của kim loại kiềm sẽ tạo ra tình huống lựa chọn ở HS.
- Sau khi ra bài tập này giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu lại về đặc điểm cấu tạo của kim loại kiềm, từ đó lựa chọn được phương án trả lời đúng.
- Bài tập này có tác dụng giúp học sinh nắm vững kiến thức ngay lại lớp, đồng thời củng cố kiến thức vừa học.
- Bài tập này có thể sử dụng trong giờ luyện tập, kiểm tra nhằm giúp học sinh hệ thống hoá lại kiến thức cũ.
4. Trong nhóm IIA, đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì
A. bán kính nguyên tử giảm dần. B. năng lượng ion hoá giảm dần. C. tính khử giảm dần.
D. khả năng tác dụng với nước giảm dần.
Phân tích:
- Bán kính nguyên tử tăng dần. - Năng lượng ion hoá giảm dần. - Tính khử tăng dần.
- Khả năng tác dụng với nước tăng dần. ⇒ Đáp án đúng: B
Tác dụng:
- Bài tập này có thể sử dụng khi dạy bài mới “kim loại kiềm thổ” ( hoá học 12 nâng cao).
- Sử dụng bài tập này trước khi nghiên cứu cấu tạo và tính chất của kim loại kiềm thổ sẽ tạo ra tình huống lựa chọn ở học sinh.
- Ở lớp 10 các em đã được học về sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các chất. Mặt khác, bài trước các em đã được học về “cấu tạo và tính chất của kim loại kiềm”. Do đó, khi gặp bài tập này học sinh dễ dàng phân tích để chọn đáp án đúng.
- Sử dụng bài tập này sẽ nâng cao tính tích cực hoạt động của học sinh, tránh tình trạng các em tiếp thu kiến thức một cách thụ động. Đối với giáo viên, khi sử dụng bài tập này để truyền đạt kiến thức cho học sinh sẽ dễ dàng đổi mới được phương pháp, góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học.
5. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về kim loại kiềm? A. Kim loại kiềm có tính khử yếu.
B. Ion kim loại kiềm có tính oxi hoá yếu. C. Ion kim loại kiềm có tính oxi hoá mạnh.
D. Kim loại kiềm mềm nên phải bảo quản trong dầu hoả.
Phân tích:
Các nguyên tử kim loại kiềm đều có năng lượng ion hoá I1 thấp và thế điện cực chuẩn Eo có giá trị rất âm. Vì vậy, kim loại kiềm có tính khử rất mạnh, do đó ion kim loại kiềm có tính oxi hoá yếu.
⇒ Đáp án đúng: B
Tác dụng:
(hoá học 12 cơ bản) phần “tính chất hoá học”.
- Nếu giáo viên ra bài tập này trước khi nghiên cứu tính chất hoá học của kim loại kiềm sẽ tạo ra tình huống lựa chọn ở học sinh. Trước đó, học sinh đã được nghiên cứu về cấu tạo của kim loại kiềm, biết rằng kim loại kiềm có năng lượng ion hoá thấp và thế điện cực chuẩn có giá trị rất âm. Từ đó giáo viên hướng dẫn học sinh căn cứ vào hai yếu tố đó để dự đoán tính chất của kim loại và ion kim loại để rút ra câu trả lời đúng.
- Bài tập này có tác dụng phát triển tư duy phân tích, tư duy suy diễn ở học sinh.
6. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về tính chất vật lí của kim loại kiềm thổ?
A. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tương đối thấp. B. Độ cứng thấp.
C. Khối lượng riêng tương đối nhỏ.
D. Kim loại kiềm thổ mềm, có thể cắt bằng dao
Phân tích:
Dựa vào tính chất của kim loại kiềm thổ rút ra được đáp án đúng là: C
Tác dụng:
- Bài tập này có thể sử dụng khi dạy bài mới “kim loại kiềm thổ” (hoá học 12 nâng cao).
- Sau khi ra bài tập này giáo viên đã đặt học sinh vào tình huống có vấn đề, học sinh đứng trước 2 lựa chọn: Đặc điểm nào là tính chất vật lí của kim loại kiềm thổ? Đặc điểm nào không phải là tính chất của kim loại kiềm thổ?
- Sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu tính chất vật lí trong sách giáo khoa để tìm ra câu trả lời đúng.
- Bài tập này có tác dụng trong giờ luyện tập, kiểm tra để củng cố kiến thức của học sinh.
7. Quặng criolit có thành phần chính chứa các nguyên tố natri, nhôm và
A. oxi B. lưu huỳnh C. flo D. clo
8. Nước cứng tạm thời là nước có chứa nhiều cation Ca2+, Mg2+ và
A. HCO3- B. SO42- C. CO32- D. Cl-.
A. Al2O3 B. Al2O3.nH2O C. Na3AlF6 D. Al2(SO4)3
10. Công thức của quặng đolomit là
A. MgCO3.CaCO3 B. NaCl.KCl C. Na3AlF6 D. CaSO4.2H2O
11. Công thức của thạch cao nung là
A. CaSO4 B. CaSO4.2H2O C. CaSO4.nH2O D. CaSO4.H2O Phân tích:
Bài tập này giúp HS có thể biết và nhớ được công thức của thạch cao nung, một trong những hợp chất quan trọng của canxi.
→ Đáp án: D Tác dụng:
Có thể áp dụng trong khi giảng dạy hoặc ôn tập về kim loại kiềm thổ cho HS.
12. Tecmit là hỗn hợp gồm bột
A. Al và Fe B. Al2O3 và Fe C. Al và Fe2O3 D. Al2O3 và Fe2O3
13. Hợp chất của canxi được ứng dụng trong y học để bó bột, trang trí nội thất, … là
A. CaCl2 B. CaSO4.2H2O C. CaSO4 D. CaSO4.H2O
14. Công dụng nào sau đây không phải của NaCl ? A. Làm thức ăn cho người và gia súc.
B. Điều chế Cl2, HCl, nước Javen. C. Làm dịch truyền trong bệnh viện. D. Khử chua cho đất.
Phân tích:
NaCl có ứng dụng rộng rãi trong thực tế: Làm thức ăn cho người và gia súc, điều chế Cl2, HCl, nước Javen, làm dịch truyền trong bệnh viện.
→ Đáp án đúng : D
Tác dụng:
Bài tập này có thể sử dụng nhiều trong giờ luyện tập, kiểm tra để tạo tình huống lựa chọn ở học sinh.
Bài tập này có tác dụng giúp học sinh mở rộng kiến thức thực tế.
15. Ứng dụng nào sau đây không phải của nhôm ? A. Dùng làm trang trí nội thất.
C. Dùng làm dây cáp dẫn điện.
D. Làm bình chuyên chở dung dịch H2SO4 đậm đặc và HNO3 đậm đặc.
Phân tích :
Dựa vào ứng dụng của nhôm tìm ra đáp án đúng là D.
Tác dụng :
Có thể sử dụng bài này để tạo tình huống lựa chọn ở học sinh khi giảng dạy bài mới “nhôm” (hoá học 12 nâng cao).
Khi giáo viên ra bài tập này giáo viên có thể liên hệ với thực tế cuộc sống và tìm ra những ứng dụng của nhôm. Từ đó sẽ chọn được đáp án đúng.
Mức độ cần đạt được ở đây chủ yếu chỉ cần dựa vào sự hiểu biết của học sinh.
16. Tác hại nào sau đây do nước cứng gây ra?
A. Đun nước cứng lâu ngày trong nồi hơi, nồi sẽ bị phủ một lớp cặn, làm tốn nhiên liệu, có thể gây nổ.
B. Các ống dẫn nước cứng lâu ngày đóng cặn làm giảm lưu lượng của nứơc. C. Quần áo giặt bằng nước cứng tốn xà phòng và làm quần áo chóng hư hỏng. D. Cả A, B, C
Phân tích:
Nước cứng gây ra nhiều tác hại trong đời sống cũng như trong sản xuất. Dựa vào phần tác hại của nước cứng suy ra đáp án đúng là D.
Tác dụng:
- Bài tập này có thể sử dụng khi dạy bài mới “một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ” (hoá học 12 nâng cao).
- Nếu ra bài tập này trước khi nghiên cứu tác hại của nước cứng thì HS sẽ rất lúng túng, không biết nên chọn phương án nào. Lúc đó, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh nghiên cứu sách giáo khoa để tìm ra câu trả lời cho bài toán.
Bài tập này còn giúp học sinh liên hệ kiến thức thực tế:
+ Giải thích nguyên nhân vì sao giặt quần áo bằng nước cứng thì xà phòng không ra bọt.
+ Vì sao ống dẫn nước lâu ngày bị đóng cặn.
hợp lí.
17. Khi điều chế nhôm trong công nghiệp, tại sao trong công đoạn điện phân Al2O3 nóng chảy người ta phải trộn Al2O3 với criolit (Na3AlF6) ?
A. Tiết kiệm năng lượng.
B. Tạo được chất lỏng có tính dẫn điện tốt hơn Al2O3 nóng chảy. C. Ngăn cản nhôm nóng chảy không bị oxi hoá trong không khí. D. Cả A, B, C.
Phân tích:
Al2O3 nóng chảy ở 2050oC, khi điện phân Al2O3 nóng chảy người ta trộn nó với criolit (Na3AlF6) , hỗn hợp này có nhiệt độ nóng chảy khoảng 900oC, việc làm này một mặt tiết kiệm năng lượng, đồng thời tạo được chất lỏng có dẫn điện tốt hơn Al2O3 nóng chảy và ngăn cản nhôm nóng chảy không bị oxi hoá trong không khí.
⇒ Đáp án đúng : A
Tác dụng:
Bài tập này có thể sử dụng khi dạy bài mới “ nhôm” (hoá học 12 nâng cao), hoặc “nhôm và hợp chất của nhôm” ( hoá học 12 cơ bản) phần “sản xuất nhôm ”.
Sau khi ra bài tập này để tạo tình huống lựa chọn ở học sinh giáo viên hướng dẫn học sinh phương pháp sản xuất nhôm trong công nghiệp để tìm ra câu trả lời cho bài toán.
Bài tập còn giúp các em liên hệ kiến thức thực tế : Đối với một công việc nào đó nên chọn cách làm sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
18. Có thể điều chế nhôm bằng cách điện phân nóng chảy chất nào sau đây là tốt nhất ?
A. Al2O3. B. AlCl3. C. Al2(SO4)3. D. Cả A, B, C.
Phân tích:
Nhôm là nguyên tố đứng hàng thứ 3 sau oxi và silic về độ phổ biến trong vỏ quả đất. Hợp chất của nhôm có mặt ở khắp mọi nơi như trong đất sét, mica, boxit, criolit…Tuy nhiên hai khoáng vật quan trọng đối với công nghiệp của nhôm là boxit và criolit. ở nước ta các mỏ quặng boxit có trữ lượng rất lớn ở
là tốt nhất.
⇒ Đáp án đúng : A
Tác dụng:
Khi giáo viên ra bài tập này đã tạo ra ở học sinh một tình huống có vấn đề: Cả ba loại hợp chất đã cho đều có chứa nhôm, vậy điều chế nhôm từ hợp chất nào là tốt nhất?
Sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu lại về phương pháp điện phân nóng chảy để điều chế kim loại, kết hợp sách giáo khoa để tìm ra câu trả lời cho bài toán.
Bài tập này có tác dụng củng cố kiến thức về điều chế kim loại. Có thể sử dụng bài tập này trong giờ luyện tập, kiểm tra.
19. Ứng dụng nào sau đây không phải của nhôm ? A. Dùng làm trang trí nội thất.
B. Sản xuất hợp kim nhẹ, bền. C. Dùng làm dây cáp dẫn điện.
D. Làm bình chuyên chở dung dịch H2SO4 đậm đặc và HNO3 đậm đặc.
Phân tích :
Dựa vào ứng dụng của nhôm tìm ra đáp án đúng là D.
Tác dụng :
Có thể sử dụng bài này để tạo tình huống lựa chọn ở học sinh khi giảng dạy bài mới “nhôm” (hoá học 12 nâng cao).
Khi giáo viên ra bài tập này giáo viên có thể liên hệ với thực tế cuộc sống và tìm ra những ứng dụng của nhôm. Từ đó sẽ chọn được đáp án đúng.
20. Công dụng nào sau đây không phải của NaCl ? A. Làm thức ăn cho người và gia súc.
B. Điều chế Cl2, HCl, nước Javen. C. Làm dịch truyền trong bệnh viện. D. Khử chua cho đất.
Phân tích:
NaCl có ứng dụng rộng rãi trong thực tế: Làm thức ăn cho người và gia súc, điều chế Cl2, HCl, nước Javen, làm dịch truyền trong bệnh viện.
⇒ Đáp án đúng : D
Tác dụng:
Bài tập này có thể sử dụng nhiều trong giờ luyện tập, kiểm tra để tạo tình huống lựa chọn ở học sinh.
Bài tập này có tác dụng giúp học sinh mở rộng kiến thức thực tế.
21. Hợp chất nào của canxi được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương? A. Thạch cao nung (CaSO4.H2O).
B. Đá vôi (CaCO3). C. Vôi sống (CaO).
D. Thạch cao sống (CaSO4.2H2O).
22. Nguyên tắc làm mềm nước cứng ?
A. Khử ion Mg2+ và Ca2+ trong nước cứng.
B. Oxi hoá các ion Mg2+ và Ca2+ trong nước cứng.
C. Giảm nồng độ các cation Mg2+ và Ca2+ trong nước cứng. D. Tăng nồng độ các Mg2+ và Ca2+ trong nước cứng.
Phân tích:
Nước cứng là nước có chứa nhiều cation Mg2+, Ca2+. Nước chứa ít hoặc không chứa các ion trên gọi là nước mềm. Nước cứng gây ra nhiều tác hại trong đời sống cũng như trong sản xuất. Tất cả những tác hại đó đều do sự có mặt của hai cation này trong nước cứng. Do đó, để làm mềm nước cứng phải làm giảm nồng độ các ion Mg2+, Ca2+.
⇒ Đáp án đúng: C
Tác dụng:
- Bài tập này có thể sử dụng khi dạy bài mới “một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ” (hoá học 12 nâng cao).
- Giáo viên có thể đưa ra bài tập này trước khi nghiên cứu cách làm mềm nước cứng. Lúc này HS đứng trước tình huống phải lựa chọn.
- Trước đó học sinh đã được học khái niệm về nước cứng, tác hại của nước cứng. Do đó, HS có thể suy luận để tìm ra câu trả lời đúng.
- Bài tập này có tác dụng giúp HS rèn luyện tư duy phân tích, tổng hợp, khái quát hoá.
chất cầm màu trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nước. Công thức hoá học của phèn chua là
A. Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. B. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. C. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. D. Li2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
24. Khi nói về kim loại kiềm, phát biểu nào sau đây là sai? A. Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim.
B. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất. C. Từ Li đến Cs khả năng phản ứng với nước giảm dần.
D. Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp. Đáp án: C
Tác dụng:
Khi đưa bài tập này ra, giáo viên đã đặt học sinh vào những tình huống lựa chọn có vấn đề
- Vấn đề về tính chất vật lí của các kim loại kiềm.
- Vấn đề về sự tồn tại của các kim loại kiềm trong tự nhiên. - Vấn đề về độ hoạt động hóa học của các kim loại kiềm.
Trả lời được những vấn đề đó, học sinh sẽ khắc sâu và củng cố được những vấn đề quan trọng của kim loại kiềm.
Bài tập này được đưa ra trong giờ ôn tập, có tác dụng giúp học sinh khắc sau kiến thức.