1.6.1. Mục đích điều tra
- Tìm hiểu đánh giá thực trạng dạy và học hóa học hiện nay ở trường phổ thông, thực trạng sử dụng dạy học nêu vấn đề, sử dụng câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan theo hướng dạy học nêu vấn đề trong dạy học hóa học.
- Lấy ý kiến của GV về việc biện soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan theo hướng nêu vấn đề và sử dụng vào để thiết kế giáo án.
- Qua điều tra có cơ sở để nhận định và đánh giá một cách khách quan về thực trạng sử dụng các PPDH hóa học ở trường THPT hiện nay.
- Qua điều tra là cơ sở thực tiễn để xác định phương hướng, biện pháp và nhiệm vụ của đề tài.
1.6.2. Nội dung, đối tượng và phương pháp điều tra
a. Địa bàn điều tra:
Chúng tôi đã tiến hành điều tra việc dạy và việc học ở các trường phổ thông: trường THPT Gia Định, trường THPT Võ Thị Sáu, trường THPT Thái Bình.
b. Đối tượng điều tra.
- Các GV trực tiếp giảng dạy bộ môn Hóa học ở trường THPT.
c. Nội dung điều tra.
- Điều tra tổng quát về tình hình sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan, mục đích, cách thức sử dụng của giáo viên.
- Điều tra những lợi ích và bất lợi khi giáo viên sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
- Điều tra về thực trạng cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy hóa học (dụng cụ hóa chất, trang thiết bị phòng thí nghiệm và các phương tiện dạy học khác).
d. Đối tượng điều tra.
- Các GV trực tiếp giảng dạy bộ môn Hóa học ở các trường THPT và học sinh lớp 12.
e. Phương pháp điều tra.
- Gặp gỡ trực tiếp, trao đổi, tọa đàm với các GV.
- Dự giờ trực tiếp và tham khảo giáo án của một số GV.
- Tìm hiểu, xin tham khảo một số tài liệu giảng dạy cho học sinh khối 12 trường THPT.
- Xin ý kiến GV trực tiếp giảng dạy và ý kiến HS đang học tập trực tiếp khối 12.
- Gửi và thu phiếu điều tra.
1.6.3. Kết quả điều tra
Qua kết quả điều tra, kết hợp với quan sát cụ thể các điều kiện một số nội dung, bài tập, bài giảng dạy hoá học và trao đổi với GV, kết hợp với kết quả thu được từ tổng hợp phiếu thăm dò, chúng tôi đưa ra một số nhận xét sau:
a. Về việc sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan:
- Tất cả các GV khi tham gia điều tra đều sử dụng câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan phục vụ cho việc giảng dạy.
- Tuy nhiên, ở một số trường hợp, câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan được sử dụng chưa phát huy được hết năng lực tư duy, khả năng tìm tòi, khám phá, tự khám phá kiến thức mới ở học sinh, một số câu hỏi còn ở mức độ chung chung, chưa đi vào khái quát hóa, trừu tượng hóa, chưa đưa đến việc lĩnh hội được kiến thức cho người học sau khi làm xong một bài tập, hay một yêu cầu của giáo viên.
- Học sinh khi tiếp nhận kiến thức từ những câu trắc nghiệm khách quan chưa thật sự nắm vững kiến thức, rơi vào tình trạng đoán mò ăn may, không có sự tuy duy để tìm ra giải pháp cho vấn đề mà mình đang gải quyết.
b. Về thực trạng biên soạn câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan - Chưa đưa vào hướng Biên soạn câu hỏi trắc nghiêm khách quan theo hướng nêu vấn đề.
- GV hầu như chưa chú ý đến cách biên soạn câu hỏi trắc nghiệm theo kiểu này.
- Chưa lồng ghép được các cấp độ tư duy vào các câu hỏi trắc nghiệm khách quan, nhiều câu hỏi được soạn theo tính chất ngẫu nhiên.
- Việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm vào tiết lên lớp và giờ luyện tập chưa nhiều.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trong chương 1 chúng tôi đã trình bày các vấn đề sau:
1. Tính tích cực nhận thức, tính tích cực học tập và các biện pháp nâng cao tính tích cực học tập của học sinh. Đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa nhận thức của người học.
2. Lý luận cơ bản về dạy học nêu vấn đề. Cách biên soạn và tình huống của dạy học nêu vấn đề thông qua việc biên soạn các câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
3. Cơ sở lí luận về trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan. So sánh ưu nhược điểm của các loại trắc nghiệm này.
4. Khái niệm trắc nghiệm khách quan – nêu vấn đề và việc áp dụng các yếu tố của dạy học nêu vấn đề vào các bài tập trắc nghiệm khách quan. Sự cần thiết của việc phân loại các câu hỏi trắc nghiệm khách quan vào các cấp độ tư duy. Yêu cầu chung của việc biên soạn các câu hỏi trắc nghiệm khách quan ứng với các mục đích khác nhau của quá trình dạy học.
5. Điều tra thực trạng dạy và học hóa học nói chung và việc áp dụng các yếu tố của dạy học nêu vấn đề vào bài tập trắc nghiệm khách quan trong quá trình dạy học hóa học hiện nay nói riêng.
Trên đây là cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài, là cơ sở khoa học để chúng tôi đề xuất và giải quyết các nhiệm vụ cụ thể của đề tài ở các chương sau.
Chương 2
BIÊN SOẠN VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN THEO HƯỚNG DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ
CHƯƠNG KIM LOẠI KIỀM – KIỀM THỔ - NHÔM (Hóa học 12 - Chương trình nâng cao)
2.1. Nội dung, cấu trúc và mục tiêu dạy học Chương Kim loại kiềm – Kim loại kiềm thổ - Nhôm (Hóa học 12 - Chương trình nâng cao) [6], [37], [38], [45] 2.1.1. Nội dung và cấu trúc
Chương Kim loại kiềm – Kiềm thổ - Nhôm(Chương trình Hóa học 12 NC) gồm các bài học sau:
- Kim loại kiềm.
- Hợp chất của kim loại kiềm. - Kim loại kiềm thổ.
- Hợp chất của kim loại kiềm thổ.
- Luyện tập: Tính chất của kim loại kiềm, kiềm thổ và hợp chất của chúng. - Nhôm.
- Hợp chất của nhôm.
- Luyện tập về nhôm và hợp chất của nhôm. - Luyện tập chương.
2.1.2. Các mục tiêu cơ bản.
1. Kiến thức Học sinh biết:
- Vị trí, cấu tạo và tính chất nguyên tử: Cấu hình electron, số oxi hóa, năng lượng ion hoá, thế điện cực chuẩn... một số ứng dụng của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm.
- Tính chất và ứng dụng một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm.
- Tác hại của nước cứng.
Học sinh hiểu:
- Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ là tính khử mạnh, nhưng kim loại kiềm thổ có tính khử yếu hơn kim loại kiềm.
- Tính chất hoá học của nhôm là tính khử mạnh: nhôm khử được nhiều phi kim, ion H+ trong axit, một số oxit kim loại, nước và dung dịch bazơ.
- Phương pháp điều chế kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm. - Vì sao nhôm có số oxi hoá +3 trong các hợp chất.
Học sinh vận dụng
- Giải các bài tập định tính và định lượng có liên quan đến kiến thức của chương. - Rèn luyện kĩ năng thực hành.
- Vận dụng các kiến thức đã biết về sự thuỷ phân, quan niệm axit - bazơ, tính chất hoá học của bazơ, axit, muối... để tìm hiểu tính chất của các chất.
2. Kĩ năng
Rèn luyện các kĩ năng:
- Biết tìm hiểu tính chất của các chất theo quy tình chung: Suy đoán tính chất → kiểm tra dự đoán → kết luận.
- Biết tiến hành một số thí nghiệm đơn giản về tính chất hóa học các hợp chất của kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm.
- Viết các phương trình hoá học dạng phân tử và dạng ion thu gọn minh hoạ cho tính chất của các chất.
- Biết cách nhận biết các hợp chất của kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm. - Thiết lập mối liên hệ giữa tính chất và ứng dụng của nhôm.
- Phân biệt được nước có tính cứng tạm thời và nước có tính cứng vĩnh cửu.
3. Tình cảm, thái độ
- Có thái độ tự giác, tích cực trong học tập. - Có tinh thần hợp tác trong học tập.
2.2. Biên soạn hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan theo hướng dạy họcnêu vấn đề chương Kim loại kiềm - Kim loại kiềm thổ - Nhôm [2], [4], [14], [25], nêu vấn đề chương Kim loại kiềm - Kim loại kiềm thổ - Nhôm [2], [4], [14], [25], [26], [36]
2.2.1 Cơ sở, nguyên tắc và yêu cầu khi biên soạn các bài tập trắc nghiệm khách quan theo hướng nêu vấn đề
a) Cơ sở
Thông thường một bài tập hoá học nói chung và bài tập trắc nghiệm khách quan nói riêng cần thoả mãn hai tính chất:
- Tính chất lý thuyết: Muốn giải bài tập cần nắm vững lý thuyết, vận dụng lý thuyết để vạch ra các phương án giải quyết các vấn đề đặt ra cho mỗi bài tập.
- Tính chất thực hành: Vận dụng các kỹ năng thực hành để thực hiện các phương án đã vạch ra.
Vì vậy, khi xây dựng và thiết kế bài tập trắc nghiệm khách quan dựa vào các cơ sở:
- Dựa trên mục tiêu nghiên cứu từng chương, từng bài và đặc thù môn học. - Dựa trên các định luật, khái niệm, học thuyết, các nguyên lý và mệnh đề; các kiến thức cần truyền thụ, kỹ năng cần rèn luyện để thiết kế các bài tập phù hợp.
- Dựa trên nguồn bài tập tự luận phong phú và đa dạng.
b) Nguyên tắc
Nguyên tắc chung để soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan: - Dựa trên cơ sở đã nêu trên.
- Câu trắc nghiệm phải có nội dung rõ ràng, ngắn gọn, lời văn sáng sủa, phải diễn đạt rõ ràng một vấn đề.
- Trong các phương án để lựa chọn chỉ có một phương án đúng duy nhất, nhưng các phương án “nhiễu” phải “tiệm cận” với phương án đúng.
- Chuyển đổi bài tập tự luận thành bài tập trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn, ngoài quan tâm đến phương án trả lời đúng cần chú ý đến các phương án “nhiễu”, phương án “nhiễu” thường được xây dựng trên những khía cạnh học sinh dễ mắc sai lầm, những trường hợp khái quát hoá không đầy đủ.
- Bài tập trắc nghiệm khách quan cần bám sát chương trình sách giáo khoa và đặc biệt phải nắm vững kiến thức hoá học, phải biết khai thác kiến thức theo chiều sâu.
- Không nên đưa vào một câu trắc nghiệm nhiều thông tin, nhất là những thông tin không cùng một kiến thức. Đừng cố tăng độ khó của câu trắc nghiệm bằng cách làm cho các nội dung của nó thêm phức tạp, diễn đạt rườm rà, quanh co.
- Mỗi câu trắc nghiệm soạn thảo ra cần được dùng thử trên nhóm nhỏ để điều chỉnh, hoàn chỉnh trước khi dùng cho một số đông học sinh.
c) Yêu cầu
Bài tập hoá học nói chung và bài tập trắc nghiệm nói riêng cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Bài tập cần phải bám sát chương trình sách giáo khoa. - Bài tập phải đạt được những mục tiêu đã đề ra.
- Bài tập phải được diễn đạt rõ ràng, gọn, chính xác, không gây hiểu lầm, hiểu sai. Tránh tăng độ khó của bài tập bằng cách diễn đạt rườm rà, quanh co.
- Khi thiết kế các câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan cần chú ý đến việc tạo tình huống có vấn đề trong các câu hỏi và bài tập
2.2.2. Hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan phần hoá vơ cơ (lớp 12 – THPTnâng cao) nâng cao)
2.2.2.1. Bài tập chứa tình huống nghịch lí - bế tắc
Trong chương kim loại kiềm, loại kiềm kiềm thổ - nhôm có một số tình huống nghịch lí, bế tắc sau:
- Tình huống 1: Nhôm là kim loại tác dụng được với nước nhưng tại sao các vật dụng bằng nhôm hằng ngày tiếp xúc với nước dù ở nhiệt độ nào cũng không bị ăn mòn?
- Tình huống 2: Dung dịch NaOH tác dụng với AlCl3 sẽ tạo ra kết tủa trắng nhưng tại sao cho một lượng nhỏ dung dịch AlCl3 vào lượng lớn dung dịch NaOH có cùng nồng độ thì không thu được kết tủa?
- Tình huống 3: Theo kiến thức các em đã học thì dung dịch axit - bazơ làm đổi màu quỳ tím còn dung dịch muối thì không, nhưng thực tế dung dịch muối có thể làm đổi màu giấy quỳ ?
- Tình huống 4: Theo kiến thức các em đã học thì kim loại đứng trước hiđro tác dụng được với axit tạo H2 nhưng khi cho Al tác dụng với HNO3 lại không tạo khí H2?
- Tình huống 5: Khi học về dãy điện hoá của kim loại học sinh đã biết rằng kim loại đứng trước đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối. Nhưng tại sao khi cho Na vào dung dịch CuCl2 lại có khí bay ra và có kết tủa màu xanh?
- Tình huống 6: Tại sao cũng là hiđroxit không tan như hiđroxit của một số kim loại Fe, Cu… mà Al(OH)3 lại có thể tan trong dung dịch bazơ còn các hiđroxit trên lại không.
- Tình huống 7: Nhôm là một kim loại tác dụng với nước nhưng vì sao vật dụng bằng nhôm hằng ngày tiếp xúc với nước dù ở nhiệt độ nào cũng không bị mòn.
Bài tập 1:
Ghép các mệnh đề ở hai cột với nhau để có câu trả lời đúng:
Dung dịch Tính chất
1. Na2CO3 A. Không làm quỳ tím đổi màu. 2. AlCl3 B. Làm quý tím hoá xanh.
3. NaCl C. Làm quỳ tím hoá đỏ.
Phân tích:
- Muối Na2CO3 tạo bởi axit yếu và bazơ mạnh nên trong dung dịch nó bị thuỷ phân tạo môi trường bazơ:
Na2CO3 → 2Na+ + CO32- CO32- + H2O → HCO3- + OH- ⇒ Dung dịch Na2CO3 làm quỳ tím hoá xanh.
- Muối AlCl3 tạo bởi bazơ yếu và axit mạnh nên trong dung dịch nó bị thuỷ phân tạo môi trường axit:
AlCl3 → Al3+ + 3Cl-
Al3+ + 3H2O → Al(OH)3 + 3H+ ⇒ Dung dịch AlCl3 làm quỳ tím hoá đỏ.
- Muối NaCl tạo bởi axit mạnh và bazơ mạnh nên trong dung dịch nó không bị thuỷ phân. Dung dịch NaCl không làm quỳ tím đổi màu.
Bài tập này có thể sử dụng trong giờ luyện tập, kiểm tra. Khi giáo viên ra bài tập này sẽ tạo tình huống nghịch lí, bế tắc ở học sinh.
Bài tập này có tác dụng củng cố kiến thức về hợp chất của kim loại kiềm, hợp chất của nhôm, đồmg thời ôn luyện kiến thức về phản ứng thuỷ phân của muối.
Bài tập 2:
Ghép các mệnh đề ở hai cột với nhau để có câu trả lời đúng:
Thí nghiệm Hiện tượng
1. Cho một lượng nhỏ dung dịch AlCl3 0,1M vào một lượng lớn dung dịch NaOH 0,1M.
A. Xuất hiện kết tủa trắng keo.
2. Cho một lượng nhỏ dung dịch NaOH 0,1M vào một lượng lớn dung dịch AlCl3 0,1M.
B. Kết tủa xuất hiện lập tức tan ngay.
Phân tích:
- Khi cho AlCl3 vào dung dịch NaOH kết tủa xuất hiện lập tức tan ngay, do: AlCl3 + 3 NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaCl
NaOH + Al(OH)3 → Na[Al(OH)4]
- Khi cho một lượng nhỏ dung dịch NaOH vào một lượng lớn dung dịch AlCl3 xuất hiện kết tủa trắng keo sữa, kết tủa này không tan.
⇒ Đáp án: 1 - B, 2 - A.
Tác dụng:
Bài tập này tạo ra tình huống có vấn đề khi giảng dạy bài mới “một số hợp chất quan trọng của nhôm” (hoá học 12 nâng cao).
Khi giáo viên ra bài tập này và kết hợp với thí nghiệm để tăng tính trực quan thì học sinh sẽ thấy lúng túng, bế tắc: Theo kiến thức đã học thì dung dịch AlCl3 tác dụng với NaOH tạo ra Al(OH)3 kết tủa, nhưng ở đây nếu cho một lượng nhỏ dung