Về tình huống có vấn đề trong các câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan

Một phần của tài liệu Áp dụng dạy học nêu vấn đề vào việc biên soạn các bài tập trắc nghiệm khách quan để tổ chức dạy học cho học sinh chương Kim loại kiềm, Kim loại kiềm thổ và nhôm hóa học 12 nâng cao (Trang 33)

dạy học nêu vấn đề và trắc nghiệm khách quan)[19],[25],[27],[31]

1.5.1. Về bản chất

Như đã trình bày ở trên về cơ sở lí luận của dạy học nêu vấn đề và trắc nghiệm khách quan. Dạy học nêu vấn đề Ơrixtic không chỉ hạn chế ở phạm trù phương pháp dạy học, việc áp dụng tiếp cận này đòi hỏi phải cải tạo cả nội dung, cả cách tổ chức dạy và học trong mối liên hệ thống nhất. Riêng về phạm vị phương pháp, nó có thể xâm nhập vào hầu hết các phương pháp dạy học khác làm cho tính chất của chúng trở nên tích cực hơn. Chẳng hạn như phương pháp thuyết trình thông báo – tái hiện, phương pháp đàm thoại, nếu quán triệt tiếp cận mới sẽ trở thành thuyết trình Ơrixtic, đàm thoại Ơrixtic. Nếu xem trắc nghiệm khách quan cũng là phương pháp dạy học thì khi quán triệt các yếu tố của dạy học nêu vấn đề vào sẽ làm cho phương pháp dạy học này trở nên tích cực hơn trong việc tìm kiếm tri thức, phát hiện và giải quyết vấn đề học tập.

1.5.2. Về tình huống có vấn đề trong các câu hỏi và bài tập trắc nghiệmkhách quan khách quan

a. Về cơ bản, mỗi một câu hỏi hay bài tập trắc nghiệm khách quan đều có thể là những vấn đề học tập, vấn đề nhận thức mà học sinh cần giải quyết để chiếm lĩnh tri thức. Các vấn đề đó có thể ở các mức độ: tái hiện kiến thức, giải thích – chứng minh, vận dụng sáng tạo kiến thức trong tình huống mới.

Hình thức câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan có thể chứa một trong các tình huống có vấn đề:

- Nghịch lí – bế tắc. - Tại sao.

- Lựa chọn.

b. Tình huống có vấn đề trong các bài tập trắc nghiệm khách quan * Tình huống nghịch lí – bế tắc

Tình huống này thường xuất hiện trong loại bài tập trắc nghiệm ghép đôi. Ví dụ: Ghép các mệnh đề ở hai cột với nhau để có câu trả lời đúng.

1. H2SO4 A. Làm quỳ tím hoá xanh.

2. NH3 B. Làm quỳ tím hoá đỏ.

3. KNO3 C. Không làm quỳ tím đổi màu.

- Nếu ra bài tập này cho học sinh ngay trước khi dạy khái niệm axit, bazơ theo thuyết Bronstet thì học sinh dễ dàng nhận thấy vế 1 nối với B, vế 3 nối với C. Bằng phương pháp loại trừ học sinh sẽ có đáp án 2 – A, nhưng lúc này học sinh sẽ thấy thật vô lí: Trong phân tử NH3 không có nhóm - OH sao lại có tính chất làm quỳ tím hoá xanh như tính chất của bazơ. Trong nhận thức của học sinh lúc này sẽ xuất hiện câu hỏi: Liệu dung dịch NH3 có tính chất bazơ không nhỉ?

* Tình huống tại sao

Tình huống này xuất hiện nhiều trong loại bài tập trắc nghiệm điền khuyết.

Ví dụ 1: Amoniac tan nhiều trong nứơc, vì………

Khi giáo viên ra bài tập này ở phần tính chất vật lí, bài “Amoniac” sẽ gây tình huống tại sao ở học sinh. Lúc này, trong nhận thức của học sinh sẽ xuất hiện câu hỏi: Tại sao amoniac lại tan nhiều trong nước?

* Tình huống lựa chọn

Một phần của tài liệu Áp dụng dạy học nêu vấn đề vào việc biên soạn các bài tập trắc nghiệm khách quan để tổ chức dạy học cho học sinh chương Kim loại kiềm, Kim loại kiềm thổ và nhôm hóa học 12 nâng cao (Trang 33)