Xây dựng và sử dụng một số công thức tổng quát để giải nhanh bài tập trắc nghiệm khách quan môn hóa học ở trường THPT (phần hóa học vô cơ)

171 1.1K 6
Xây dựng và sử dụng một số công thức tổng quát để giải nhanh bài tập trắc nghiệm khách quan môn hóa học ở trường THPT (phần hóa học vô cơ)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRẦN THỊ PHƯỢNG XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ CÔNG THỨC TỔNG QUÁT ĐỂ GIẢI NHANH BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN MÔN HÓA HỌC Ở TRƯỜNG THPT (PHẦN HÓA HỌC VÔ CƠ) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC TP Hồ Chí Minh – 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRẦN THỊ PHƯỢNG XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ CÔNG THỨC TỔNG QUÁT ĐỂ GIẢI NHANH BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN MÔN HÓA HỌC Ở TRƯỜNG THPT (PHẦN HÓA HỌC VÔ CƠ) Chuyên ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn hóa học Mã số: 60.14.01.11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. CAO CỰ GIÁC Tp. Hồ Chí Minh – 2014 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: - Thầy giáo PGS.TS. Cao Cự Giác – Trưởng Bộ môn Lí luận và phương pháp dạy học hoá học, khoa Hóa trường Đại học Vinh, đã giao đề tài, tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. - Thầy giáo PGS.TS. Lê Văn Năm và PGS.TS. Võ Quang Mai đã dành nhiều thời gian đọc và viết nhận xét cho luận văn. - Phòng Đào tạo Sau đại học, Ban chủ nhiệm khoa Hoá học cùng các thầy giáo, cô giáo thuộc Bộ môn Lí luận và phương pháp dạy học hoá học khoa Hoá học trường ĐH Vinh đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin cảm ơn tất cả những người thân trong gia đình, Ban giám hiệu Trường THPT Chu Văn An, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Tp Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2014 Trần Thị Phượng MỤC LỤC MỞ ĐẦU 5 1. Lí do chọn đề tài 5 2. Mục đích nghiên cứu 6 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 6 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 7 5. Phương pháp nghiên cứu 7 6. Giả thuyết khoa học 7 7. Đóng góp mới của đề tài 7 Chương 1 9 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỂN 9 1.2. Tổng quan về Bài tập hóa học 10 1.2.1. Khái niệm câu hỏi, bài toán, bài tập, bài tập hóa học 10 1.2.2. Tác dụng của bài tập hóa học 12 1.2.3. Phân loại bài tập hóa học 13 1.2.4. Vị trí của bài tập hóa học trong quá trình dạy học 15 1.2.5. Điều kiện để học sinh giải bài tập được tốt 15 1.2.6. Xu hướng phát triển bài tập hóa học 16 1.2.7. Một số phương pháp giải bài tập hóa học vô cơ 16 1.3. Sử dụng bài tập Hóa học trong giảng dạy ở trường phổ thông 19 1.3.1. Lựa chọn bài tập Việc lựa chọn bài tập cần từ các nguồn sau đây 19 1.3.2. Sử dụng bài tập trong dạy học hóa học 20 1.4. Bài tập trắc nghiệm khách quan 22 1.4.1. Tổng quan về trắc nghiệm khách quan 22 1.4.1.1. Khái niệm 22 1.4.1.2. Các loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan 23 1.4.1.3. Các chỉ số để đánh giá một câu hỏi trắc nghiệm khách quan 27 1.4.2. Ưu và nhược điểm của trắc nghiệm khách quan 28 1.4.3. Thực trạng sử dụng trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra 29 1.5. Các biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học 31 1.6. Chương trình hóa học phần vô cơ ở THPT 31 Chương 2 38 1 XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ CÔNG THỨC TỔNG QUÁT ĐỂ GIẢI NHANH BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN MÔN HÓA HỌC Ở TRƯỜNG THPT (PHẦN HÓA HỌC VÔ CƠ) 38 2.1. Các nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập 38 2.1.1. Hệ thống bài tập phải góp phần thực hiện mục tiêu môn học 38 2.1.2. Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính chính xác, khoa học 38 2.1.3. Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính hệ thống, tính đa dạng 38 2.1.4. Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính phân hóa và tính vừa sức 39 2.1.5. Hệ thống bài tập phải góp phần củng cố kiến thức cho học sinh ở các mức độ hiểu, biết, vận dụng 39 2.1.6. Hệ thống bài tập phải phát huy tính tích cực nhận thức, năng lực sáng tạo của học sinh 40 2.2.1. Quy hoạch một bài trắc nghiệm 40 2.2.2. Xác định mục đích trắc nghiệm 41 2.2.3. Phân tích nội dung bài học 41 2.2.4. Lập dàn bài trắc nghiệm 43 2.3. Nguyên tắc khi xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan 44 2.4. Xây dựng một số một số công thức tổng quát để giải nhanh bài tập TNKQ môn hóa học ở trường THPT( phần hóa học vô cơ) 45 KẾT LUẬN CHUNG VÀ ĐỀ NGHỊ 152 2 KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN BT : Bài tập BTHH : Bài tập hóa học ĐC : Đối chứng ĐHSP : Đại học sư phạm GV : Giáo viên GVTN : Giáo viên thực nghiệm PPDH : Phương pháp dạy học PPGDHH : Phương pháp giảng dạy hóa học HS : Học sinh KT – ĐG : Kiểm tra – Đánh giá TN : Thực nghiệm TNKQ : Trắc nghiệm khách quan TNTL : Trắc nghiệm tự luận TNSP : Thực nghiệm sư phạm THPT : Trung học phổ thông SBT : Sách bài tập SGK : Sách giáo khoa 3 4 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội năm 2011 – 2020 Đại hội Đảng lần thứ 11 quyết định tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nhanh, bền vững; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, xây dựng nước ta trở thành nước công nghiệp theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nâng cao chất lượng nguồn lực, đổi mới toàn diện và phát triển nhanh giáo dục và đào tạo. Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh dài hạn, bảo đảm kinh tế xã hội phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững. Đặc biệt coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lí giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng của công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, nghành nghề. Thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực chất lượng cao đối với các nghành, lĩnh vực chủ yếu, mũi nhọn. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài; đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức. Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp, bậc học. Đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; mở rộng các phương thức đào tạo từ xa và hệ thống các trung tâm học tập cộng đồng. Thực hiện tốt bình đẳng về cơ hội học tập và các chính sách xã hội trong giáo dục. Đáp ứng yêu cầu đó đòi hỏi phải đổi mới phương pháp giáo dục, những phương pháp dạy học thích hợp khuyến khích tối đa những khả năng của mỗi cá nhân đồng thời có tác dụng phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, tích cực tìm tòi nghiên cứu và giải quyết các vấn đề trong học tập nâng cao năng lực tự học của học sinh. Hai mục tiêu cơ bản sẽ đạt được khi đổi mới PPDH: Thứ nhất, giúp học sinh phát huy tính tích cực, hình thành và phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề trong học tập cũng như trong đời sống. Thứ hai, xuất phát từ yêu cầu xã hội hóa giáo dục là phải thực hiện tốt các mục đích dạy học đối với tất cả đối tượng học sinh, đồng thời phát triển tối ưu và tối đa năng lực cá nhân. 5 Muốn đạt được các mục tiêu đó đòi hỏi trong quá trình dạy học người thầy phải lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp, tích cực hóa hoạt động dạy học. Một trong các phương pháp dạy học tích cực đó là sử dụng bài tập hóa học trong hoạt động dạy và học ở trường phổ thông. Bài tập hóa học đóng vai trò vừa là nội dung vừa là phương tiện để chuyển tải kiến thức, phát huy tính tích cực môn học một cách hiệu quả nhất. Bài tập hóa học không chỉ củng cố nâng cao kiến thức, vận dụng kiến thức mà còn là phương tiện tìm tòi, hình thành kiến thức mới. Đặc biệt là sử dụng hệ thống bài tập nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học. Hiện nay, hình thức kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan đang được thực hiện rộng rãi đối với hầu hết các môn học. Để giải nhanh và chính xác các bài tập trắc nghiệm khách quan là mong muốn lớn nhất của các em học sinh, đặc biệt là đối với bộ môn hóa học của học sinh THPT. Để đáp ứng nguyện vọng đó, đã có rất nhiều tài liệu đưa ra các công thức để giải nhanh một số bài tập hóa học. Tuy nhiên, các tác giả chỉ đưa ra công thức giải nhanh và yêu cầu học sinh phải chấp nhận và vận dụng một cách miễn cưỡng, máy móc mà không có giải thích, chứng minh để các em hiểu. Vì những lí do trên chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Xây dựng và sử dụng một số công thức tổng quát để giải nhanh bài tập trắc nghiệm khách quan môn hóa học ở trường THPT (Phần hóa học vô cơ)” 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng và sử dụng một số công thức tổng quát để giải nhanh bài tập trắc nghiệm khách quan hóa học chương trình THPT phần vô cơ nhằm: - Phát huy tính tích cực học tập của học sinh để củng cố, nâng cao kiến thức, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học hóa học hiện nay, - Giúp học sinh hình thành năng lực vận dụng kiến thức cơ bản từ việc giải một số bài toán tổng quát để rèn luyện tư duy trong quá trình giải các bài toán cụ thể về môn Hóa , tạo niềm say mê, hứng thú đối với môn học, nâng cao chất lượng học tập của học sinh. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận về: Bài tập hóa học, bài tập trắc nghiệm khách quan - Tìm hiểu các nội dung hóa học có liên quan đến Hóa học vô cơ . 6 - Xây dựng một số công thức tổng quát và hệ thống bài tập TNKQ hóa học phần vô cơ. - Nghiên cứu sử dụng hệ thống bài tập TNKQ trên để phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong quá trình dạy học hóa học THPT phần vô cơ. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm để xác định hiệu quả của hệ thống bài tập đã xây dựng và xử lí kết quả thực nghiệm bằng toán học thống kê. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy và học môn hóa vô cơ ở trường THPT. - Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống bài tập TNKQ phần hóa học vô cơ có áp dụng một số công thức giải nhanh đã xây dựng nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh. 5. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn: a) Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: • Phương pháp thu thập và xây dựng các nguồn tài liệu • Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết các nguồn tài liệu thu được. b) Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: • Quan sát, điều tra thực trạng việc giải bài tập hóa học nói chung và hóa học vô cơ nói riêng. c) Phương pháp thực nghiệm sư phạm và phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục để đánh giá chất lượng, tính khả thi của đề tài. 6. Giả thuyết khoa học Nếu học sinh hiểu và nắm vững được các công thức tổng quát và sử dụng các bài tập TNKQ phần hóa học vô cơ chương trình THPT một cách có hiệu quả sẽ góp phần gây hứng thú , rèn luyện tư duy, phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học hóa học. 7. Đóng góp mới của đề tài - Về mặt lí luận: Góp phần làm sáng tỏ ý nghĩa và tác dụng to lớn của bài tập hóa học trong quá trình dạy học nhằm phát triển tư duy và phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình dạy học hóa học vô cơ THPT. 7 [...]... loại quan trọng 31 1.7 Thực trạng sử dụng công thức tổng quát để giải nhanh bài tập TNKQ môn Hóa học phần vô cơ ở trường THPT 1.7.1 Mục đích điều tra - Nắm được tình hình sử dụng bài tập TNKQ và khả năng sử dụng công thức tổng quát để giải nhanh bài tập TNKQ môn hóa học phần vô cơ ở trường THPT - Nắm được mức độ cấp thiết và tính thực tế của đề tài 1.7.2 Phương pháp và đối tượng điều tra - Phương pháp... xây dựng và sử dụng một số công thức tổng quát để giải nhanh bài tập trắc nghiệm hóa học phần vô cơ THPT nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong quá trình dạy học 8 Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỂN 1.1 Lịch sử vấn đề Phương pháp trắc nghiệm là phương pháp đã được khai thác và sử dụng rộng rãi từ những năm 70 trên thế giới và có nhiều công trình vận dụng phương pháp trắc nghiệm vào... nghiệm hóa học hữu cơ ở trường THPT, Tp Hồ Chí Minh 2012 Nhìn chung, các đề tài đã nghiên cứu đa phần xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm dùng làm ngân hàng câu hỏi, tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu về lĩnh vực xây dựng công thức tổng quát để giải nhanh các bài tập TNKQ hóa học THPT phần hóa học vô cơ 1.2 Tổng quan về Bài tập hóa học 1.2.1 Khái niệm câu hỏi, bài toán, bài tập, bài tập hóa học. .. vào khối lượng kiến thức - Bài tập đơn giản (cơ bản) - Bài tập phức tạp (tổng hợp) 1.2.3.7 Dựa vào cách thức kiểm tra - Bài tập trắc nghiệm - Bài tập tự luận 1.2.3.8 Dựa vào phương pháp giải bài tập - Bài tập tính theo công thức và phương trình - Bài tập biện luận - Bài tập dùng các giá trị trung bình - Bài tập dùng đồ thị… 1.2.3.9 Dựa vào mục đích sử dụng - Bài tập dùng để kiểm tra đầu giờ - Bài tập. .. thuật xây dựng phương án nhiễu cho bài tập trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn môn hoá học, Vinh - 2007 - Phạm Thị Hằng, Phân tích và sửa chữa những sai lầm cho học sinh khi làm bài tập trắc nghiệm môn hoá học ở trường THPT, Vinh - 2010 - Trần Thanh Tâm, Kĩ thuật phân tích giải bài tập trắc nghiệm hóa học vô cơ ở trường THPT, Tp Hồ Chí Minh 2012 - Nguyễn Hữu Hậu, Kĩ thuật phân tích giải bài tập trắc nghiệm. .. 1.3 Sử dụng bài tập Hóa học trong giảng dạy ở trường phổ thông 1.3.1 Lựa chọn bài tập Việc lựa chọn bài tập cần từ các nguồn sau đây - Các sách giáo khoa hóa học và sách bài tập hóa học phổ thông - Các sách bài tập hóa học có trên thị trường - Các bài tập trong giáo trình đại học dùng cho học sinh giỏi hoặc cải biến cho phù hợp với phổ thông 19 1.3.2 Sử dụng bài tập trong dạy học hóa học Ở bất cứ công. .. rèn luyện cho học sinh năng lực phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề - Đa dạng hóa các loại hình bài tập bằng hình vẽ, bài tập vẽ đồ thị, sơ đồ, bài tập lắp dụng cụ thí nghiệm - Xây dựng những bài tập có nội dung hóa học phong phú, sâu sắc, phần tính toán đơn giản, nhẹ nhàng - Xây dựng và tăng cường sử dụng bài tập thực nghiệm định lượng 1.2.7 Một số phương pháp giải bài tập hóa học vô cơ 1.2.7.1... các cơ sở phân loại 1.2.3.1 Dựa vào nội dung toán học của bài tập - Bài tập định tính (không có tính toán) - Bài tập định lượng (có tính toán) 1.2.3.2 Dựa vào nội dung của bài tập hóa học - Bài tập định lượng - Bài tập lý thuyết - Bài tập thực nghiệm - Bài tập tổng hợp 1.2.3.3 Dựa vào tính chất hoạt động học tập của học sinh - Bài tập lý thuyết (không có tiến hành thí nghiệm) - Bài tập thực nghiệm (có... dạy học đều có thể sử dụng bài tập Khi dạy học bài mới có thể dùng bài tập để vào bài, để tạo tình huống có vấn đề, để chuyển tiếp từ phần này sang phần kia, để củng cố bài, để hướng dẫn học sinh học bài ở nhà Khi ôn tập, củng cố, luyện tập và kiểm tra - đánh giá thì nhất thiết phải dùng bài tập Ở Việt Nam khái niệm bài tập được dùng theo nghĩa rộng, bài tập có thể là câu hỏi hay bài toán a) Sử dụng. .. dùng để củng cố kiến thức - Bài tập dùng để ôn luyện, tổng kết - Bài tập để bồi dưỡng học sinh giỏi - Bài tập để phụ đạo học sinh yếu… 1.2.3.10 Dựa theo các bước của quá trình dạy học - Bài tập mở bài, tạo tình huống dạy học - Bài tập vận dụng khi giảng bài mới - Bài tập củng cố, hệ thống hóa kiến thức - Bài tập về nhà 14 - Bài tập kiểm tra Ngoài ra, có thể dựa vào đặc điểm của hoạt động nhận thức . Xây dựng và sử dụng một số công thức tổng quát để giải nhanh bài tập trắc nghiệm khách quan môn hóa học ở trường THPT (Phần hóa học vô cơ) 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng và sử dụng một số. DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRẦN THỊ PHƯỢNG XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ CÔNG THỨC TỔNG QUÁT ĐỂ GIẢI NHANH BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN MÔN HÓA HỌC Ở TRƯỜNG THPT (PHẦN HÓA HỌC VÔ CƠ) LUẬN. dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan 44 2.4. Xây dựng một số một số công thức tổng quát để giải nhanh bài tập TNKQ môn hóa học ở trường THPT( phần hóa học vô cơ) 45 KẾT LUẬN CHUNG VÀ ĐỀ NGHỊ 152 2 KÍ

Ngày đăng: 20/07/2015, 15:06

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CẢM ƠN

  • MỞ ĐẦU

    • 1. Lí do chọn đề tài

    • 2. Mục đích nghiên cứu

    • 3. Nhiệm vụ nghiên cứu

    • 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

    • 5. Phương pháp nghiên cứu

    • 6. Giả thuyết khoa học

    • 7. Đóng góp mới của đề tài

    • Chương 1

    • CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỂN

      • 1.2. Tổng quan về Bài tập hóa học

        • 1.2.1. Khái niệm câu hỏi, bài toán, bài tập, bài tập hóa học

        • 1.2.2. Tác dụng của bài tập hóa học

        • 1.2.3. Phân loại bài tập hóa học

        • 1.2.4. Vị trí của bài tập hóa học trong quá trình dạy học

        • 1.2.5. Điều kiện để học sinh giải bài tập được tốt

        • 1.2.6. Xu hướng phát triển bài tập hóa học

        • 1.2.7. Một số phương pháp giải bài tập hóa học vô cơ

        • 1.3. Sử dụng bài tập Hóa học trong giảng dạy ở trường phổ thông

          • 1.3.1. Lựa chọn bài tập Việc lựa chọn bài tập cần từ các nguồn sau đây

          • 1.3.2. Sử dụng bài tập trong dạy học hóa học

          • 1.4. Bài tập trắc nghiệm khách quan

            • 1.4.1. Tổng quan về trắc nghiệm khách quan

              • 1.4.1.1. Khái niệm

              • 1.4.1.2. Các loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan