Phân tích nội dung bài học

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng một số công thức tổng quát để giải nhanh bài tập trắc nghiệm khách quan môn hóa học ở trường THPT (phần hóa học vô cơ) (Trang 44)

7. Đóng góp mới của đề tài

2.2.3. Phân tích nội dung bài học

Sau khi đã chọn một bài học cần kiểm tra trắc nghiệm ta đi phân tích nội dung của bài. Để phân tích được nội dung của bài điều quan trọng đầu tiên là phải có sách giáo khoa, sau đó đọc kĩ bài cần kiểm tra, ghi lại những nội dung chính cần kiểm tra ra giấy. Sau đó lựa chọn những từ ngữ, kí hiệu (nếu có) mà học sinh sẽ phải giải nghĩa được. Để có thể hiểu rõ, giải thích, giải nghĩa những ý tưởng lớn, học sinh cần phải hiểu rõ các khái niệm ấy và các mối liên hệ giữa các khái niệm.

Vậy công việc của người soạn trắc nghiệm là tìm ra những khái niệm quan trọng, những nội dung chính của môn học để đem ra khảo sát trong các câu trắc nghiệm. Chú ý: Khi phân tích nội dung bài học nhất thiết phải có sách giáo khoa là vì: trí nhớ của con người có hạn, thường mang tính cảm xúc, chỗ nào nhớ thì đặt nhiều câu hỏi, chỗ nào không nhớ thì bỏ qua. Có sách giáo khoa giúp người soạn thảo trắc nghiệm khi soạn thảo bài trắc nghiệm tránh được việc bỏ quên kiến thức, phân bố đều các câu trắc nghiệm.

Khi đã ghi những nội dung quan trọng cần kiểm tra ra giấy ta tiến hành chuyển hóa những nội dung chính đó thành những câu trắc nghiệm. Có nhiều cách để chuyển hóa những ý quan trọng cần kiểm tra thành câu trắc nghiệm như: tình huống hóa, cụ thể hóa, trừu tượng hóa, khái quát hóa, ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, đối chiếu …… Khi chuyển hoá những nội chính thành những câu trắc nghiệm, người soạn trắc nghiệm thường sử dụng các động từ dùng để viết mục tiêu nhận thức của Bloom: Các động từ thường dùng để viết các mục tiêu nhận thức của Bloom:

- Biết : Định nghĩa, mô tả, thuật lại, nhận biết, kể ra, chỉ ra, tóm lược, nhớ lại, chỉ ra, phát biểu, lựa chọn …

- Thông hiểu: Giải thích, cắt nghĩa, so sánh, đối chiếu, chỉ ra, minh hoạ, suy luận, đánh giá, phân biệt, trình bày …

- Áp dụng : Sử dụng, tính toán, thiết kế, vận dụng, giải quyết, chứng minh, dự đoán, tìm ra, thay đổi, sắp xếp …

- Phân tích: Phân tích, phân loại, so sánh, tìm ra, phân biệt, đối chiếu, lập sơ đồ, phân chia, chọn lọc …

- Tổng hợp: Tạo nên, soạn, đặt kế hoạch, kết luận, đề xuất, giảng giải, tổ chức, thực hiện, thiết kế, kể lại.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng một số công thức tổng quát để giải nhanh bài tập trắc nghiệm khách quan môn hóa học ở trường THPT (phần hóa học vô cơ) (Trang 44)

w