Nguyên tắc khi xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng một số công thức tổng quát để giải nhanh bài tập trắc nghiệm khách quan môn hóa học ở trường THPT (phần hóa học vô cơ) (Trang 47)

7. Đóng góp mới của đề tài

2.3. Nguyên tắc khi xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan

- Yêu cầu xác định nội dung cần kiểm tra trước khi xây dựng câu hỏi

Đây chính là nhân tố cơ bản nhất để đảm bảo hiệu quả của việc kiểm tra - đánh giá. Nội dung kiểm tra chính là những kiến thức cơ bản học sinh cần phải nắm thông qua các bài đã học. Hay nói cách khác các câu hỏi phải đại diện cho nội dung cần kiểm tra - đánh giá, đảm bảo tính vừa sức và phân hoá được học sinh trong một môi trường đánh giá.

- Câu hỏi trắc nghiệm phải gắn liền với mục đích kiểm tra và phù hợp với cách đánh giá

Như vậy tuỳ theo trường hợp mà chúng ta lựa chọn loại câu hỏi cho phù hợp với nội dung cần đánh giá. Ví như khi đánh giá các kiến thức mang tính chất tổng quát nên sử dụng loại câu điền thế dưới hình thức điền đầy đủ thông tin vào bảng cho sẵn theo những yêu cầu nhất định.

- Cần phải đưa ra các mệnh đề chính xác về mặt cú pháp

Đây là quy tắc chuẩn cho quá trình xây dựng tất cả các loại câu hỏi trong kiểm tra - đánh giá. Đảm bảo chính xác về mặt cú pháp cũng là cơ sở đảm bảo cho sự chính xác và khoa học của đáp án, tránh gây sự tranh cãi, hiểu nhầm của học sinh trong quá trình hiểu câu hỏi và lựa chọn các đáp án.

- Các yếu tố gây ra sự sao nhãng trong câu hỏi cần phải chỉ rõ được các lỗi hoặc các lối tư duy không chính xác của học sinh

Đây chính là một trong những hình thức giáo dục tốt nhất giúp học sinh tránh dần được những lỗi chủ quan của mình, rèn luyện một khả năng tư duy chắc chắn. Do đó giáo viên cần phải có sự lựa chọn kĩ càng các phương án lựa chọn sao cho học sinh phải thực sự là người nắm chắc chắn kiến thức mới có thể trả lời đúng. Cần tránh trường hợp đưa ra những câu lựa chọn mà học sinh có thể dễ dàng nhìn thấy được sự khác nhau giữa đán án đúng và các phương án còn lại.

- Tránh các hình thức câu phủ định (cả về mặt cú pháp lẫn ngữ nghĩa) và việc đặt nhiều mệnh đề phủ định trong câu hỏi.

Sự xuất hiện nhiều mệnh đề phủ định sẽ gây phức tạp cho học sinh khi trả lời câu hỏi. Việc tích tụ nhiều mệnh đề phủ định có thể gây khả năng hiểu nhầm trong việc lựa chọn các câu trả lời

- Cần phải tách biệt rõ ràng phần dữ kiện và phần câu hỏi trong câu

Cần tránh trường hợp dùng từ nối giữa phần hỏi và phần dữ kiện trả lời, hoặc các phần dữ kiện với nhau.

* Ý nghĩa của phân tích câu trắc nghiệm

Phân tích câu trả lời của thí sinh trong một bài trắc nghiệm là việc là rất cần thiết và rất hữu ích cho người soạn trắc nghiệm, nó giúp người soạn trắc nghiệm: Biết được độ khó của câu: câu nào là quá khó, câu nào là quá dễ. Biết được độ phân cách của câu, lựa ra câu có độ phân cách cao, nghĩa là phân biệt được học sinh giỏi với học sinh kém. Biết được giá trị và đáp án của mồi nhử, đánh giá được câu trắc nghiệm. Biết được lý do vì sao câu trắc nghiệm không đạt được hiệu quả mong muốn và cần phải sửa đổi như thế nào cho tốt hơn. Từ đó ra quyết định chọn hay bỏ câu trắc nghiệm ấy.

Một bài trắc nghiệm, sau khi đã được sửa đổi trên căn bản của sự phân tích như nói trên có thể đạt tính tin cậy cao hơn là một bài trắc nghiệm có cùng số câu hỏi nhưng chưa được thử nghiệm và phân tích. Việc phân tích câu trắc nghiệm được tiến hành theo phương pháp tính: độ phân cách của câu, độ khó của câu, phân tích đáp án, phân tích mồi nhử.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng một số công thức tổng quát để giải nhanh bài tập trắc nghiệm khách quan môn hóa học ở trường THPT (phần hóa học vô cơ) (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(171 trang)
w