Chương trình hóa học phần vô cơ ở THPT

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng một số công thức tổng quát để giải nhanh bài tập trắc nghiệm khách quan môn hóa học ở trường THPT (phần hóa học vô cơ) (Trang 34)

7. Đóng góp mới của đề tài

1.6. Chương trình hóa học phần vô cơ ở THPT

Phần hóa học vô cơ chương trình THPT bao gồm các chương sau:

Lớp Nội dung

10 Chương 5: Nhóm halogen

Chương 6: Nhóm oxi – lưu huỳnh

11 Chương 2: Nhóm Nitơ – Phôtpho

Chương 3: Nhóm Cacbon – Silic

12 Chương 5: Đại cương về kim loại

Chương 6: Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm Chương 7: Sắt và một số kim loại quan trọng

1.7.Thực trạng sử dụng công thức tổng quát để giải nhanh bài tập TNKQ môn Hóa học phần vô cơ ở trường THPT

1.7.1. Mục đích điều tra

- Nắm được tình hình sử dụng bài tập TNKQ và khả năng sử dụng công thức tổng quát để giải nhanh bài tập TNKQ môn hóa học phần vô cơ ở trường THPT.

- Nắm được mức độ cấp thiết và tính thực tế của đề tài.

1.7.2. Phương pháp và đối tượng điều tra

- Phương pháp điều tra:

+ Trao đổi với giáo viên + Nghiên cứu giáo án + Gửi và thu phiếu điều tra

- Đối tượng điều tra: Giáo viên Hóa học và học sinh trường THPT

1.7.3. Địa điểm điều tra

Stt Trường THPT Tỉnh

1 Chu Văn An

2 Đinh Tiên Hoàng

3 Lê Lợi

4 Nguyễn Chí Thanh

5 Nguyễn Du

6 Pleiku

7 Phan Bội Châu

8 Trần Quốc Tuấn

1.7.4. Tiến hành điều tra

Chúng tôi đã phát phiếu điều tra đến 48 giáo viên và 360 học sinh tại 8 trường THPT tại Tỉnh Gia Lai.

1.7.5. Kết quả điều tra

1.7.5.1. Đối với GV

Câu 1: Bài tập hóa học quý thầy(cô) sử dụng trong quá trình dạy học theo hình thức nào?

1. Bài tập hóa học quý thầy(cô) sử dụng trong quá trình dạy học theo hình thức:

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Hiếm khi Không sử dụng

Tự luận 41,67 47,92 10,41 0

Câu 2: Bài tập TNKQ thầy(cô) sử dụng trong quá trình dạy học được giải theo hình thức nào?

Bài tập TNKQ quý thầy(cô) sử dụng trong quá trình dạy học giải theo hình thức:

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Hiếm khi Không sử dụng

Thông thường 86,32 10,42 2,08 0

Sử dụng công thức giải nhanh 40,33 49,26 10,41 0

Câu 3:Thầy cô đánh giá như thế nào về mức độ phát triển tư duy của các hình thức ra đề kiểm tra, đánh giá?

Tác dụng phát triển tư duy của các dạng đề kiểm tra, đánh giá(theo mức độ

Mức độ

1 2 3 4 5

Hình thức trắc nghiệm khách quan 0 8,07 6,25 31,51 54,17

Hình thức tự luận 2,08 6,25 16,67 33,33 41,67

Câu 4: Thầy(cô) đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng công thức tổng quát để giải nhanh bài tập trắc nghiệm khách quan như thế nào?

Thầy(cô) đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng công thức tổng quát để

Mức độ Rất hiệu quả Hiệu quả vừa phải Ít hiệu quả Không hiệu quả

Nâng cao hứng thú học tập cho học sinh 85,47 10,23 4,30 0

Củng cố kiến thức 65,70 30,00 2,90

Phát triển tư duy 54,45 45,54 1,00 0

Rèn luyện năng lực tổng hợp kiến thức 72,90 27,10 0 0

Rèn luyện năng lực suy luận logic 75,70 22,90 1,40 0

Rèn luyện tính linh hoạt khi giải toán 55,70 42,90 1,40 0

Ý kiến khác:………. ………..

Câu 5: Những khó khăn thầy(cô)gặp phải khi sử dụng công thức tổng quát để giải nhanh bài tập TNKQ trong quá trình dạy học?

Những khó khăn thầy(cô)gặp phải khi sử dụng công thức tổng quát để giải

Mức độ

1 2 3 4 5

Học sinh vận dụng một cách máy móc 45,72 32,36 15,36 6,56 0

HS phải nhớ quá nhiều công thức 48,67 29,45 17,27 4,61 0

Thiếu tài liệu tham khảo về cách xây dựng công thức tổng quát và hệ thống bài tập áp dụng công thức giải nhanh

73,30 22,60 2,21 1,89 0

Phân tích kết quả điều tra:

- GV hiện nay đều cho rằng bài toán hóa học giữ một vai trò quan trọng trong việc phát triển tư duy và nâng cao hiệu quả dạy học ở trường THPT. Theo khảo sát có 45,54% GV đánh giá bài tập hóa học phát triển tư duy ở mức độ tốt và có 54,45% GV đánh giá ở mức độ rất tốt.

- GV thường sử dụng bài tập TNKQ trong quá trình dạy học. Tuy nhiên, vẫn còn một số trường THPT chưa có đầy đủ điều kiện để thực hiện dạy học sinh làm bài tập theo hình thức TNKQ vì lí do không có máy photocopy để photo bài tập trắc nghiệm cũng như không có máy chấm bài kiểm tra trắc nghiệm. Song qua trao đổi trực tiếp thì đa số các GV đều cho rằng sử dụng bài tập TNKQ có nhiều ưu việt hơn so với hình thức tự luận như: kiến thức rộng hơn; số lượng bài tập làm được nhiều hơn; làm được nhiều dạng bài tập hơn…

- GV thường dạy HS cách giải bài toán theo cách thông thường, theo khảo sát có 86,32% GV thường xuyên dạy HS giải bài tập TNKQ theo cách thông thường. Khi được hỏi về bài tập TNKQ có sử dụng công thức giải nhanh thì có 59,67% GV không thường xuyên sử dụng dạng này để dạy HS.

- Hình thức ra đề bài tập hóa học nhằm phát triển tư duy HS thì có 85,68% GV cho rằng ra đề theo dạng TNKQ có tác dụng tốt để phát triển tư duy, 65,34% GV đồng tình với việc ra đề theo hình thức tự luận là phát triển tư duy cho HS. Thiết nghĩ hình thức ra đề cũng góp một phần vào việc phát triển tư duy cho HS. Khi dung bài tập để dạy HS phát triển tư duy thì ra đề theo hình thức TNKQ sẽ tốt hơn vì khi đó đòi hỏi HS phải có kiến thức rộng hơn, sâu hơn, dàn trải hơn, kỹ năng giải bài nhanh nhạy hơn, tránh được tình trạng học lệch, học tủ…

- Theo điều tra thì có 85,47% GV cho rằng dùng công thức tổng quát để giải nhanh bài tập TNKQ sẽ tạo hứng thú học tập cho HS hơn, giúp HS củng cố kiến thức và phát triển tư duy tốt hơn, đồng thời cũng rèn luyện rất tốt các năng lực cho HS như : suy luận logic, tổng hợp kiến thức, linh hoạt trong giải toán…

- Mặc dù việc sử công thức tổng quát để giải nhanh bài tập TNKQ môn hóa học có nhiều ưu việt như vậy song trong thực tế lại không được sử dụng rộng rãi trong các trường phổ thông vì gặp phải một số khó khăn không nhỏ. Theo kết quả điều tra thì khó khăn lớn nhất là do không có tài liệu tham khảo chuyên sâu về vấn đề này nên GV phải mất rất nhều thời gian cho việc xây dựng công thức và hệ thống bài tập áp dụng cho học sinh.

1.7.5.2. Đối với HS

Câu 1. Khi giảng dạy, thầy(cô) đã sử dụng hình thức bài tập hóa học nào ? Bài tập hóa học Thường

xuyên

Thỉnh thoảng

Hiếm khi Không

sử dụng

Trắc nghiệm khách quan 85,3 11,5 3,2 0

Tự luận 42,81 45,33 11,86 0

Câu 2. Em thích những giờ học môn hóa học có sử dụng công thức tổng quát để giải nhanh bài tập TNKQ hay không?

Rất thích Bình thường Ít thích Không thích

78,34 19,56 2,1 0

Câu 3. Việc sử dụng công thức tổng quát để giải nhanh bài tập TNKQ trong dạy học môn hóa học đem lại hiệu quả như thế nào?

Hiệu quả của việc sử dụng công thức tổng quát để giải nhanh bài

Mức độ Rất hiệu quả Hiệu quả vừa phải Ít hiệu quả Không hiệu quả Nâng cao hứng thú học tập cho học

sinh

69,9 27,5 1,8 0,8

Củng cố kiến thức 56,3 33,3 9,3 1,1

Phát triển tư duy 64,8 29,6 5,2 0,4

Rèn luyện năng lực tổng hợp kiến thức

56,7 33,3 8,9 1,1

Rèn luyện năng lực suy luận logic 69,3 25,5 3,7 1,5

Rèn luyện tính linh hoạt khi giải toán 73,3 22,6 2,2 1,9

- Kết quả điều tra HS cũng tương tự như kết quả điều tra giáo viên. Phần lớn HS cho rằng GV thường xuyên sử dụng bài tập TNKQ trong quá trình dạy học, điều này là hoàn toàn hợp lí. Tuy nhiên, ở một số trường THPT các em cũng cho rằng GV còn ít cho các em làm bài tập hóa học theo hình thức TNKQ và còn thiên về hình thức tự luận. Trong khi hiện nay các kỳ thi Tốt nghiệp THPT và thi Đại học – cao đẳng đều sử dụng hình thức TNKQ để đánh giá.

- Dựa vào kết quả của câu hỏi 2, chúng tôi nhận thấy phần đông HS rất yêu thích những giờ học có sử dụng công thức tổng quát để giải nhanh bài tập trắc nghiệm hóa học( 78,34%). Nhiều em tâm sự các em thích làm bài tập môn hóa vì bài tập môn hóa có tư duy logic cao nên kích thích được sự tìm tòi nghiên cứu nơi các em.

- Kết quả từ câu hỏi 3 cho thấy đa số các em đánh giá rất cao hiệu quả của việc sử dụng công thức tổng quát để giải nhanh bài tập TNKQ . Nhưng theo các em, hiệu quả cao nhất là giúp các em hứng thú học tập bộ môn, tạo niềm hăng say tích cực giải được nhanh, được nhiều, được chính xác các bài tập và từ đó tạo không khí lớp học sôi động.

Trước thực trạng như trên, việc xây dựng công thức tổng quát và hệ thống bài tập TNKQ có sử dụng công thức tổng quát để giải nhanh thật sự là cấp thiết, đáp ứng được nhu cầu của người học lẫn người dạy.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1:

Trong chương 1, chúng tôi đã trình bày các vấn đề:

- Cơ sở lí luận về BTHH; Khái niệm, tác dụng, phân loại BTHH; Vị trí của BTHH trong quá trình dạy học; Các điều kiện để học sinh giải tốt BTHH, xu hướng phát triển BTHH; Một số phương pháp giải bài tập hóa vô cơ và vấn đề sử dụng BTHH trong giảng dạy ở THPT.

- Cơ sở lí luận về TNKQ: Khái niệm, các loại câu hỏi TNKQ, ưu, nhược điểm của TNKQ và thực trạng sử dụng TNKQ trong kiểm tra.

- Các biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học.

- Chương trình Hóa học phần vô cơ ở trường THPT.

- Thực trạng sử dụng công thức tổng quát để giải nhanh bài tập TNKQ môn Hóa học phần vô cơ ở trường THPT

Chương 2

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ CÔNG THỨC TỔNG QUÁT ĐỂ GIẢI NHANH BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN MÔN HÓA HỌC Ở

TRƯỜNG THPT (PHẦN HÓA HỌC VÔ CƠ) 2.1. Các nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập

Khi xây dựng hệ thống bài tập nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học, chúng tôi dựa vào các nguyên tắc sau:

2.1.1. Hệ thống bài tập phải góp phần thực hiện mục tiêu môn học

Bài tập là một phương tiện để tổ chức các hoạt động của học sinh nhằm khắc sâu, vận dụng và phát triển hệ thống kiến thức lí thuyết đã học, hình thành và rèn luyện các kĩ năng cơ bản. Mục tiêu của hóa học ở trường THPT (đối với ban nâng cao), cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức, kĩ năng phổ thông, cơ bản, hiện đại, thiết thực, có nâng cao về hóa học và gắn với đời sống. Nội dung chủ yếu bao gồm cấu tạo chất, sự biến đổi các chất, những ứng dụng và những tác hại của các chất trong đời sống, sản xuất và môi trường. Những nội dung này góp phần giúp HS có học vấn phổ thông tương đối toàn diện để có thể giải quyết tốt một số vấn đề hóa học có liên quan đến đời sống và sản xuất, mặt khác góp phần phát triển tư duy sáng tạo cho HS.

2.1.2. Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính chính xác, khoa học

Khi xây dựng, nội dung của bài tập phải có sự chính xác về kiến thức hóa học, bài tập cho đủ các dữ kiện, không được dư hay thiếu. Các bài tập không được mắc sai lầm về mặt thiếu chính xác trong cách diễn đạt, nội dung thiếu logic chặt chẽ. Vì vậy giáo viên khi ra bài tập cần nói, viết một cách logic, chính xác và đảm bảo tính khoa học về mặt ngôn ngữ hóa học.

2.1.3. Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính hệ thống, tính đa dạng

Mọi người đều biết mọi sự vật, hiện tượng, quá trình trong thế giới khách quan không tồn tại biệt lập mà tồn tại trong một hệ thống, trong mối quan hệ mật thiết với nhau. Vận dụng quan điểm hệ thống – cấu trúc vào việc xây dựng bài tập cho học

sinh, trước hết chúng tôi xác định từng bài tập (mỗi bài tập tương ứng với một kĩ năng nhất định và đây là những kĩ năng cơ bản). Toàn bộ hệ thống gồm nhiều bài tập sẽ hình thành hệ thống kĩ năng toàn diện cho học sinh. Trong quá trình xây dựng hệ thống bài tập có những loại bài tập được đầu tư nhiều hơn, vì chúng góp phần quan trọng hơn vào việc hình thành và rèn luyện những kĩ năng liên quan đến nhiều hoạt động giáo dục… Giữa các bài tập trong hệ thống luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bài tập trước là cơ sở, nền tảng để thực hiện bài tập sau và bài tập sau là sự cụ thể hóa, là sự phát triển và củng cố vững chắc hơn bài tập trước. Toàn bộ hệ thống bài tập đều nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức, hình thành và phát triển hệ thống kĩ năng cơ bản.

Mặt khác, hệ thống bài tập còn phải được xây dựng một cách đa dạng, phong phú. Sự đa dạng của hệ thống bài tập sẽ giúp cho việc hình thành các kĩ năng cụ thể, chuyên biệt một cách hiệu quả.

2.1.4. Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính phân hóa và tính vừa sức

Bài tập phải được xây dựng từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp: đầu tiên là những bài tập vận dụng theo mẫu đơn giản, sau đó là những bài tập vận dụng phức tạp hơn, cuối cùng là những bài tập đòi hỏi sáng tạo. Các bài tập phải có đủ loại điển hình và tính mục đích rõ ràng, có bài tập chung cho cả lớp nhưng cũng có bài tập riêng cho từng đối tượng, hình thức phổ biến là cao hơn, khó hơn nhưng gây được hứng thú, chứ không mang tính chất ép buộc. Với hệ thống bài tập được xây dựng theo nguyên tắc này sẽ giúp cho mọi trình độ học sinh đều tham gia vào việc giải bài tập. Khi nói lên một ý hay, ý đúng sẽ tạo cho học sinh một niềm vui, một sự hưng phấn cao độ, kích thích tư duy và nỗ lực suy nghĩ.

2.1.5. Hệ thống bài tập phải góp phần củng cố kiến thức cho học sinh ở các mức độ hiểu, biết, vận dụng độ hiểu, biết, vận dụng

Sự nắm vững kiến thức có thể phân biệt ở ba mức độ: biết , hiểu, vận dụng. Học sinh nắm vững kiến thức hóa học một cách chắc chắn khi họ được hình thành kĩ năng, kĩ xảo vận dụng và chiếm lĩnh kiến thức thông qua nhiều hình thức luyện tập khác nhau. Sử dụng bài tập nhằm mục đích luyện tập cho học sinh vận dụng kiến thức để giải những bài toán dưới các hình thức khác nhau, kiến thức được củng cố vững chắc hơn.

2.1.6. Hệ thống bài tập phải phát huy tính tích cực nhận thức, năng lực sáng tạo của học sinh của học sinh

Với mục đích nghiên cứu quá trình suy luận của học sinh nhằm phát triển năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo, chúng tôi tạm phân ra làm hai loại bài tập:

- Bài tập cơ bản: loại bài tập chỉ yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã biết để giải quyết các tình huống quen thuộc.

- Bài tập tổng hợp: loại bài tập đòi hỏi học sinh khi giải vận dụng một chuỗi các lập luận lôgic, giữa cái đã cho và cái cần tìm. Do đó học sinh cần phải giải thành thạo các bài tập cơ bản và phải nhận ra quan hệ lôgic của toàn bài, từ đó học sinh đề ra cách giải quyết cho bài toán.

2.2. Nguyên tắc xây dựng một bài trắc nghiệm

2.2.1. Quy hoạch một bài trắc nghiệm

Quy hoạch một bài trắc nghiệm là dự kiến phân bố hợp lý các phần tử của bài trắc nghiệm theo mục tiêu và nội dung của môn học sao cho nó có thể đo lường chính xác các khả năng mà ta muốn đo lường. Để quy hoạch bài trắc nghiệm có

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng một số công thức tổng quát để giải nhanh bài tập trắc nghiệm khách quan môn hóa học ở trường THPT (phần hóa học vô cơ) (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(171 trang)
w