Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 94 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
94
Dung lượng
769,03 KB
Nội dung
VIệN ĐạI HọC Mở Hà NộI KHOA SAU ĐạI HọC o0o LUN VN THC S KINH T Tên Đề TàI: Xây dựng chiến l-ợc kinh doanh của công ty cổ phần đầu t- xây dựng và th-ơng mại an phát NGUYN QUANG MNH Chuyờn Ngnh: Qun tr kinh doanh Mó S Ngnh : 60340102 Ngi hng dn khoa hc: PGS.TS NGUYN XUN DNG H NI 2012 LỜI CAM ĐOAN Bản luận văn này được hoàn thành là cả quá trình nghiên cứu nghiêm túc của tôi. Tôi cam đoan các số liệu, kết quả, trích dẫn trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng và trung thực. Hà Nội, ngày tháng năm 2012 Học viên Nguyễn Quang Mạnh LỜI CẢM ƠN Xin được bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến ban lãnh đạo, các Giáo sư, Tiến sỹ, các thầy cô giáo của Khoa Quản trị Kinh doanh và Khoa Đào tạo Sau đại học - Viện Đại học Mở Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy, tạo điều kiện trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS Nguyễn Xuân Dũng - người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và động viên tôi hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng biết ơn ban lãnh đạo, các phòng ban Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại An Phát đã giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát, lấy số liệu để tôi có thể hoàn thành bản luận văn. Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi kính mong được sự góp ý của thầy, cô cùng các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày ….tháng….năm 2012 Nguyễn Quang Mạnh MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 5 1.1 KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 5 1.1.1 Các khái niệm về chiến lược kinh doanh 5 1.1.2 Đặc trưng của chiến lược kinh doanh 7 1.1.3 Vai trò của chiến lược kinh doanh 8 1.1.4 Phân loại 9 1.2 NỘI DUNG VÀ QUI TRÌNH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 12 1.2.1 Nội dung cơ bản của chiến lược kinh doanh 12 1.2.2 Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 17 1.2.2.1 Nghiên cứu môi trường 17 1.2.2.2 Xây dựng phương án chiến lược 26 1.2.2.3 Lựa chọn chiến lược 31 1.3 SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO DOANH NGHIỆP 33 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI AN PHÁT 36 2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI AN PHÁT 36 2.1.1 Lịch sử hình thành 36 2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh 36 2.1.3 Cơ cấu tổ chức 37 2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh 38 2.2 PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI 39 2.2.1 Môi trường vĩ mô 39 2.2.1.1 Các yếu tố kinh tế 40 2.2.1.2 Yếu tố Chính phủ và chính trị 42 2.2.1.3 Các yếu tố xã hội 42 2.2.1.4 Yếu tố công nghệ và kỹ thuật 42 2.2.2 Môi trường vi mô 43 2.3 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG 45 2.3.1 Nguồn nhân lực 45 2.3.2.1 Nguồn lực cán bộ quản lý và kỹ thuật 46 2.3.2.2 Nguồn lực công nhân kỹ thuật 48 2.3.2 Công nghệ - Thiết bị 49 2.3.3 Hoạt động tài chính – kế toán 50 2.3.4 Năng lực cạnh tranh (năng lực lõi) 51 2.3.5 Bảng ma trận SWOT tổng hợp các yếu tố bên trong công ty 51 2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG 56 2.4.1 Thành công 56 2.4.2 Tồn tại và hạn chế 56 2.4.3 Nguyên nhân 57 CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI AN PHÁT ĐẾN NĂM 2015 58 3.1 QUAN ĐIỂM, TẦM NHÌN, SỨ MỆNH CỦA CÔNG TY 58 3.1.1 Quan điểm 58 3.1.1.1 Mục tiêu và phương châm hành động 58 3.1.1.2 Nguyên tắc hoạt động và nguyên tắc đầu tư 58 3.1.2 Tầm nhìn 59 3.1.3 Sứ mệnh 59 3.2 ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY 60 3.2.1 Mục tiêu kinh doanh đến 2015 60 3.2.2 Triển vọng ngành xây dựng 61 3.2.3 Các đối thủ cạnh tranh chính 62 3.2.4 Ma trận hình ảnh cạnh tranh 65 3.3 XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC 66 3.3.1 Cơ sở để xây dựng chiến lược 66 3.3.2 Hình thành chiến lược kinh doanh từ ma trận SWOT 66 3.4 GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY AN PHÁT ĐẾN NĂM 2015 70 3.4.1 Phát triển nguồn nhân lực 70 3.4.2 Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị và bán hàng 73 3.4.3 Thiết lập phòng Nghiên cứu và Phát triển 74 3.4.4 Đa dạng kênh huy động vốn: 75 3.4.5 Nâng cấp thiết bị và đầu tư về công nghệ xây dựng 75 3.4.6 Phân tích, dự báo và biện pháp phòng ngừa rủi ro 76 3.5 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH ĐẾN NĂM 2015 79 KẾT LUẬN 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO 81 DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU Hình 1.1 Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Micheal E.Porter 20 Hình 2.1 Mô hình PEST trong phân tích môi trường kinh tế vĩ mô 40 Hình 2.2 Sơ đồ 5 thế lực cạnh tranh 43 Đồ thị 2.1: Tốc độ tăng GDP của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2011 40 Bảng 1.1 Ma trận SWOT 30 Bảng 2.1: Tài sản có và tài sản nợ của công ty An Phát giai đoạn 2009 - 2011 38 Bảng 2.2 Tỷ trọng ngành xây dựng so với GDP giai đoạn 2001 – 2009 43 Bảng 2.3: Thống kê nguồn lực cán bộ quản lý và kỹ thuật 46 Bảng 2.4: Số lượng công nhân kỹ thuật 48 Bảng 2.5: Thống kê thiết bị máy thi công 49 Bảng 2.6: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 - 2011 50 Bảng 3.1: Dự báo tốc độ phát triển của ngành xây dựng 61 Bảng 3.2: Đánh giá khả năng cạnh tranh không điều chỉnh tỷ lệ 65 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong điều kiện hiện nay, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt. Thị trường không chỉ tạo cơ hội mà cả nguy cơ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Thương trường là chiến trường vì vậy luôn diễn ra một sự cạnh tranh quyết liệt nhằm giành giật khách hàng. Loại trừ một số yếu tố ngẫu nhiên, vấn đề quyết định đến quá trình phát triển và thành công của doanh nghiệp là chiến lược kinh doanh đúng đắn, kịp thời. Mỗi doanh nghiệp cần tiến hành xây dựng chiến lược kinh doanh thích ứng với cơ chế thị trường, trước sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ cạnh tranh khác nhằm thực hiện các mục tiêu ngắn hạn hoặc dài hạn. Để có được một bức tranh chân thực về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, các nhà quản trị sử dụng các công cụ để đánh giá thực trạng chiến lược của đơn vị, từ đó đưa ra các giải pháp thực hiện hoặc điều chỉnh, cải tiến cho phù hợp và hiệu quả hơn. Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại An Phát là doanh nghiệp mới được thành lập từ năm 2005, có chức năng chính là tư vấn và thi công xây dựng các công trình giao thông, dân dụng, thủy lợi; bên cạnh đó có hoạt động thương mại và đầu tư liên quan đến xây dựng. Là một doanh nghiệp non trẻ, mới được thành lập và đi vào hoạt động được 7 năm nhưng đã đạt được một số kết quả nhất định. Trong những năm vừa qua, Công ty đã tham gia đấu thầu và giành được một số công trình lớn, có hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, như các doanh nghiệp xây dựng khác, công ty cũng chịu sức ép cạnh tranh ghê gớm từ các đối thủ khác tại địa bàn Hưng Yên cũng như các doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam trên toàn quốc. Một trong những nguyên nhân cơ bản là Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại An Phát chưa xây dựng được chiến lược kinh doanh, mới chỉ có kế hoạch cho từng năm hoặc kế hoạch cho từng công trình, dự án nên luôn trong tình trạng bị động, hoạt động mang lại hiệu quả chưa cao. 2 Vì vậy, để tồn tại và phát triển trong điều kiện có nhiều biến động như ngày nay Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại An Phát cần xây dựng được chiến lược kinh doanh của mình, trước mắt đến giai đoạn 2015 tầm nhìn 2020 và đề ra giải pháp để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, rút ngắn thời gian thi công từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng, tăng khả năng thành công khi tham gia đấu thầu. Với tư cách là người đứng đầu doanh nghiệp, nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề chiến lược kinh doanh đối với doanh nghiệp, tác giả lựa chọn đề tài “Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại An Phát” làm đề tài luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh của mình. 2. Mục đích nghiên cứu - Một số vấn đề lý luận về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ - Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại An Phát - Định hướng chiến lược kinh doanh và giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại An Phát đến năm 2015 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và thương mại An Phát. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại An Phát. + Về thời gian: Chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại An Phát từ năm 2009 đến năm 2011 và giai đoạn đến năm 2015. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp: nghiên cứu tổng hợp khác nhau trong đó chủ yếu là: phương pháp mô tả; phương pháp thống kê, dự báo; phương pháp so sánh đối chiếu; phương pháp trao đổi lấy ý kiến chuyên gia và phương pháp phân tích tổng hợp. 3 5. Câu hỏi nghiên cứu: - Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại An Phát hiện như thế nào? - Công ty cần có chiến lược kinh doanh như thế nào để đạt được kết quả kinh doanh tốt nhất trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế nước nhà nói chung và ngành xây dựng, bất động sản nói riêng? - Giải pháp để thực hiện chiến lược đó như thế nào? 6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Chiến lược kinh doanh là một trong những vấn đề mang tính quyết định của mỗi doanh nghiệp trong thời điểm khủng hoảng hiện nay. Từ đơn vị kinh doanh nhỏ đến những doanh nghiệp xây dựng hàng đầu đều xây dựng chiến lược kinh doanh trong giai đoạn nhất định để đạt được mục tiêu đề ra. Đến nay đã có một số nghiên cứu về chiến lược kinh doanh khác nhau của các công ty đang hoạt động trong lĩnh vực xây dựng như: “ Xây dựng chiến lược kinh doanh ở Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng công nghiệp 2010 - 2020”; “Kế hoạch chiến lược giai đoạn 2011 – 2013 của Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng 3/2”; “ Đề xuất chiến lược kinh doanh của Tổng công ty Xây dựng Sông Đà giai đoạn 2010 – 2015”; luận văn thạc sĩ “Đánh giá chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần tập đoàn tư vấn đầu tư xây dựng An Cư và đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện chiến lược đến năm 2015” của Lê Xuân Khánh; “Thực trạng chiến lược kinh doanh của HACINCO và đề xuất đến năm 2015” Các nghiên cứu về chiến lược kinh doanh đã có đều dựa trên việc đánh giá thực trạng chiến lược của đơn vị, xác định các hạn chế, các mặt còn yếu kém, nêu bật những thế mạnh của doanh nghiệp nhằm phát huy những điểm mạnh, đưa ra các giải pháp thực hiện hoặc điều chỉnh cải tiến cho phù hợp và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, chưa có công trình nào xây dựng chiến lược kinh doanh tại Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại An Phát. [...]... cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Chương 2: Phân tích môi trường kinh doanh và thực trạng năng lực kinh doanh của Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại An Phát Chương 3: Xây dựng chiến lược kinh doanh và giải pháp cơ bản thực hiện chiến lược kinh doanh. .. pháp cơ bản thực hiện chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại An Phát đến năm 2015 4 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1 KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.1 Các khái niệm về chiến lược kinh doanh Chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp là một chương trình hành động... thẩm định và đánh giá chiến lược kinh doanh Khi xây dựng chiến lược kinh doanh để đưa vào lựa chọn, doanh nghiệp phải dựa trên những nguyên tắc, cơ sở nhất định xuyên suốt quá trình xây dựng các bộ phận cấu thành chiến lược kinh doanh + Nguyên tắc 1: chiến lược kinh doanh phải đảm bảo mục tiêu bao trùm các doanh nghiệp Các chiến lược kinh doanh dự kiến có thể khác nhau về số lượng và mức độ các mục tiêu,... hoá bằng những chiến lược ngắn hạn hơn đó còn gọi là kế hoạch 7 + Chiến lược kinh doanh là một quá trình liên tục từ khâu xây đựng đến khâu thực hiện, kiểm tra giám sát + Chiến lược kinh doanh luôn mang tư tưởng tiến công giành thắng lợi trong cạnh tranh Chiến lược kinh doanh được h́ inh thành và thực hiện trên cơ sở phát hiện và tận dụng các cơ hội kinh doanh, các lợi thế so sánh của doanh nghiệp nhằm... cơ bản của chiến lược kinh doanh a) Xác lập cơ sở để xây dựng chiến lược: để xây dựng chiến lược kinh doanh phải xuất phát từ nhiều cơ sở khác nhau Trong đó có 3 cơ sở chủ yếu thường được gọi là tam giác chiến lược: khách hàng, khả năng của doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh - Căn cứ vào khách hàng Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được phải phụ thuộc vào khách... Vì chiến lược kinh doanh được xây dựng trên cơ sở dự báo thị trường tư ng lai mà thị trường th́ ì luôn biến động Để cho chiến lược phù hợp đúng đắn giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu đề ra th́ ì chiến lược phải linh động, mềm dẻo trước sự biến động của thị trường + Chiến lược kinh doanh được xây dựng theo thời gian dài (5 hoặc 10 năm) do vậy chiến lược kinh doanh mang tính lộ trình và khi có chiến lược. .. định các mục tiêu tổng thể phát triển doanh nghiệp và sử dụng tổng hợp các yếu tố kĩ thuật, tổ chức kinh tế và kinh doanh để chiến thắng trong cạnh tranh và đạt được mục tiêu đề ra” 1.1.3 Vai trò của chiến lược kinh doanh - Thứ nhất, trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, việc vạch ra chiến lược kinh doanh dựa trên nghiên cứu môi trường mà doanh nghiệp đang hoạt động, cũng như rà... trường vĩ mô của doanh nghiệp Nếu khách hàng là mục tiêu hàng đầu của công ty đòi hỏi sự thoả mãn khách hàng để thu lợi nhuận thì đối thủ cạnh tranh chính là một trong những tác nhân chính yếu ảnh hưởng tới sự tới sự thành công của doanh nghiệp Để xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp cần căn cứ vào sự so sánh khả năng của doanh nghiệp mình với đối thủ cạnh tranh để thông qua đó doanh nghiệp... lực của doanh nghiệp, độ an toàn trong kinh doanh và sự thích ứng chiến lược với thị trường - Lựa chọn và quyết định chiến lược kinh doanh Dựa trên những nguyên tắc và tiêu chuẩn đề ra, doanh nghiệp tiến hành so sánh các chiến lược đã dự kiến với mục tiêu tìm ra được một chiến lược để thực hiện Chiến lược được lựa chọn phải là tối ưu hay ít nhất cũng vượt trội hơn các chiến lược khác trong các chiến lược. .. đổi tư ng ứng trong các chiến lược liên quan cũng như các kế hoạch hành động c) Lựa chọn và quyết định chiến lược kinh doanh Việc đánh giá và lựa chọn chiến lược kinh doanh dự kiến là công việc có tầm quan trọng quyết định đến mức độ đúng đắn của chiến lược kinh doanh Muốn có một quyết định đúng đắn về chiến lược thì trước khi lựa chọn phải qua bước thẩm định và đánh giá - Nguyên tắc thẩm định và đánh . cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại An Phát - Định hướng chiến lược kinh doanh và giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại An Phát đến năm. gian: Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại An Phát. + Về thời gian: Chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại An Phát từ năm 2009 đến năm 2011 và giai đoạn. TRẠNG NĂNG LỰC SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI AN PHÁT 36 2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI AN PHÁT 36 2.1.1 Lịch sử hình