Hình thành chiến lược kinh doanh từ ma trận SWOT

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại an phát (Trang 73)

Trên cơ sở phân tích môi trường kinh tế vĩ mô, môi trường tác nghiệp, phântích đối thủ cạnh tranh; phân tích các điểm mạnh, điểm yếu của Công ty An Phát; nhận biết cơ hội và thách thức đối với Công ty An Phát. Mục tiêu kinh doanh Thực trạng của Công ty An Phát trong thời gian qua Đề xuất chiến lược kinh doanh cho Công

ty An Phát giai đoạn 2012 - 2015

Giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh

Dựa vào dự báo tình hình phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam giai đoạn 2010-2015 của các tổ chức quốc tế như: World Bank, IMF, Moody’s Investors Service...

Để đảm bảo các thông số ô nhiễm môi trường phát sinh trong quá trình hoạt động thi công của Công ty An Phát không vượt tiêu chuẩn theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, giới hạn cho phép nồng độ các chất ô nhiễm, phải tăng cường công tác giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Việc thực hiện công việc này sẽ phát sinh thêm chi phí, làm tăng giá thành của sản phẩm.

Kết hợp những yếu tố môi trường bên ngoài – bên trong, đặc biệt bám sát mục tiêu đã đề ra, chúng ta sử dụng ma trận SWOT để đưa ra một số chiến lược có tính khả thi cho Công ty An Phát từ nay đến 2015.

Tóm tắt các phương án chiến lược kinh doanh của Công ty An Phát

Nhóm

kết hợp Tên chiến lược Nội dung chủ yếu

SO

Phát triển thị trường

Mở rộng thị trường sang các vùng lân cận như

Hà Nội, Hải Dương… bằng cách sử dụng uy tín đã có, cạnh tranh về giá và chất lượng công trình

Tập trung vào lĩnh vực xây dựng các khu công nghiệp, khu

đô thị mới tại địa bàn

Tận dụng lợi thế của doanh nghiệp hàng đầu tại địa phương, có mối quan hệ tốt với chính quyền, có kinh nghiệm trong thi công các công trình khu công nghiệp và đô thị mới; tận dụng thời cơ khi địa phương có nhiều chính sách thu hút FDI, mở rộng các khu công nghiệp.

WO Hội nhập về

phía trước

Tăng cường hệ thống thông tin, phát triển các chiến lược quảng bá thương hiệu hữu hiệu nhằm tạo được danh tiếng trên thị trường.

Chú trọng công tác quản trị và đào tạo – tái

đào tạo nguồn nhân lực

ST Cạnh tranh về giá và chất lượng sản phẩm Trong thời kỳ khủng hoảng, tăng giá, đồng thời với nguy cơ gia nhập ngành của các đối thủ tiềm ẩn cũng như sự cạnh tranh gay gắt của những đối thủ hiện tại Công ty An Phát cần có những chính sách và tính toán để đạt được lợi thế về giá nhưng vẫn giữ vững chất lượng công trình nhờ việc nâng cấp thiết bị và công nghệ thi công.

WT Tái tạo nguồn

nhân lực

Tăng cường số lượng của đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ sư có trình độ và kinh nghiệm cao nhằm cạnh tranh về chất lượng trong những công trình lớn.

Tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề cho những công nhân bậc 3/7, 4/7.

Đào tạo kỹ năng sử dụng những máy móc, thiết bị và công nghệ mới cho những công nhân kinh nghiệm lâu năm nhưng chưa cập nhật được công nghệ mới.

a) Chiến lược thâm nhập và phát triển thị trường

Công ty An Phát cần tận dụng uy tín, kinh nghiệm trong các dự án đã thực hiện tại Hưng Yên và các tỉnh lân cận để xâm nhập các thị trường mới nhằm tận dụng hiệu quả cơ hội từ tiềm năng thị trường trong khu vực mà Công ty An Phát chưa khai thác cũng như vươn ra các thị trường tiềm năng khác trên cả nước. Tuy nhiên, việc phát triển thị trường nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào các yếu

tố khách quan như: sự phát triển kinh tế của quốc gia, qui định pháp luật trong nước.

b) Chiến lược tái tạo nguồn nhân lực và nâng cao trình độ quản lý

Nguồn nhân lực có tính quyết định cho sự thành công, thất bại của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực chất lượng cao có yếu tố quyết định đến sự cạnh tranh của Công ty An Phát so với đối thủ cạnh tranh. Nâng cao tay nghề và tuyển chọn

đội ngũ nhân sự có kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý mà một trong những chiến lược quan trọng của An Phát.

c) Chiến lược tăng cường hoạt động marketing

Chiến lược marketing là mảng rất quan trọng trong hoạt động mà Công ty An Phát cần đầu tư xây dựng. Đầu tiên là phải xây dựng một chương trình đánh giá đối thủ cạnh tranh một cách khoa học, hiệu quả làm căn cứ để xây dựng các chiến lược thích hợp; xây dựng thương hiệu và thực hiện các chương trình tiếp thị, bán hàng chuyên nghiệp trên toàn quốc.

d) Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm

Để cạnh tranh và đứng vững trên thị trường khốc liệt hiện nay, Công ty An Phát cần tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, thậm chí là tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm nhờ việc đầu tư công nghệ và thiết bị tiên tiến. Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo sự cạnh tranh về giá cả dựa trên ưu thế về nhân lực giá rẻ tại địa phương.

- Ngoài ra Công ty An Phát tập trung phát triển hoạt động của ngành dựa trên những lợi thế sẵn có như: thi công các công trình đường giao thông, hạ tầng kỹ thuật nhằm phát huy tối đa lợi thế của doanh nghiệp.

- Tính hiệu quả đặc biệt được chú trọng trong giai đoạn này. Trong thời

điểm cạnh tranh giữa các đối thủ là rất lớn, thị trường vật tư đầu vào thường xuyên biến động, rủi ro của ngành là rất cao. Nhiệm vụ ưu tiên trước mắt của lĩnh vực xây dựng trong giai đoạn kế hoạch là củng cố lại bộ máy tổ chức của

đơn vị, nâng cao vai trò quản lý và điều hành tại đơn vị trực thuộc cũng như tại các công trình thi công, phấn đấu trở thành nhà thầu quản lý xây dựng chuyên nghiệp.

- Thường xuyên nghiên cứu biến động giá cả thị trường để tham gia dự

thầu với giá hợp lý, hiệu quả nhất. Tìm kiếm và lựa chọn các đội thi công có năng lực tốt hơn, hỗ trợ và phát triển các đội thi công hiện tại, góp phần tăng năng lực, đảm bảo đủ sức cạnh tranh trong các công trình đòi hỏi kỹ thuật cao, quy mô lớn.

- Địa bàn thi công và chủ đầu tư các dự án xác định vẫn là thị trường Hưng Yên và các tỉnh lân cận, tập trung vào các công trình khu công nghiệp, khu

đô thị, hạ tầng kỹ thuật. Đối với dự án nhà xưởng tại các khu công nghiệp, Công ty An Phát sẽ tiến hành nghiên cứu những giải pháp tối ưu hơn, tiếp thị mạnh hơn và tiến tới tham gia đấu thầu thi công và đảm bảo thắng thầu cho sản phẩm này.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại an phát (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)