a) Doanh thu: Công ty An Phát là một doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng đã có tốc độ phát triển khá tốt. Chỉ trong 3 năm từ 2009 đến 2011, doanh thu của Công ty An Phát tăng gấp đôi. Gần 7 năm hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng là chủ yếu, Công ty An Phát đã chiếm lĩnh được địa bàn Hưng Yên. Không những thế, khi đã có kinh nghiệm, Công ty An Phát đã vươn ra, mở rộng thị
trường, tham gia các dự án tại Hà Nội là một doanh nghiệp nhỏ nên Công ty An Phát luôn nhận thức được khó khăn hiện nay của thị trường ngành xây dựng tác
động đến tình hình kinh doanh của mình. Vì vậy, tiếp nối những thành tựu kinh doanh đã đạt được về tiết kiệm chi phí trong giá thành xây dựng, Công ty An Phát đã chú trọng các hoạt động giảm thiểu rủi ro kinh doanh. Nhờ vậy, kết thúc năm tài chính 2011, Công ty An Phát hoạt động có lãi và đứng vững trong tình trạng khó khăn của nền kinh tế.
Bảng 2.1: Tài sản có và tài sản nợ của Công ty An Phát giai đoạn 2009 - 2011
Đơn vị:Đồng Tài sản Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1, Tổng tài sản 31.337.224.822 32.165.204.214 43.696.141.306 2, Tổng nợ phải trả 17.568.282.909 17.822.427.333 9.278.060.831 3, Tài sản ngắn hạn 14.280.151.541 14.921.017.143 27.483.634.024 4, Nợ ngắn hạn 9.568.282.909 13.822.427.333 9.278.060.831 5, Doanh thu 32.247.248.638 44.823.625.000 64.080.152.000 6, Lợi nhuận trước thuế 1.580.546.865 1.909.113.290 2.211.548.124 7, Lợi nhuận sau thuế 1.137.993.743 1.431.834.968 1.658.661.094
Nguồn: Báo cáo kinh doanh của Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại An Phát năm 2011
b) Phát triển thị trường:
Công ty An Phát là một doanh nghiệp với thị trường chính là tỉnh Hưng Yên. Trong thời gian từ 2009 đến nay, hầu hết các dự án của Công ty An Phát
đều triển khai trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Tuy nhiên, việc mở rộng thị trường đã có những tín hiệu đáng mừng trong năm 2011, vươn ra cạnh tranh với các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận để thực hiện các dự án.
2.2 PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI 2.2.1 Môi trường vĩ mô
Để phân tích những yếu tố của môi trường vĩ mô ảnh hưởng ở cấp độ trực tiếp đến hoạt động của Công ty, mô hình PEST là công cụ hữu hiệu. PEST nghiên cứu các tác động của các yếu tố trong môi trường vĩ mô. Các yếu tốđó là: Thể chế - Luật pháp (Political), Kinh tế (Economics), Văn hóa - Xã hội (Sociocultrural), Công nghệ (Technological). Đây là bốn yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành kinh tế, các yếu tố này là các yếu tố bên ngoài của của doanh nghiệp và ngành, và phải chịu các tác động của nó đem lại như một yếu tố
khách quan. Các doanh nghiệp dựa trên các tác động sẽ đưa ra những chính sách, hoạt động kinh doanh phù hợp.
Trước khi đi vào xác định vị trí cạnh tranh và các đối thủ cạnh tranh của Công ty An Phát trong ngành xây dựng, cần đi sâu phân tích môi trường vĩ mô
để thấy được những đặc điểm thay đổi của môi trường có thể tác động trực tiếp
Hình 2.1 Mô hình PEST trong phân tích môi trường kinh tế vĩ mô 2.2.1.1 Các yếu tố kinh tế Đồ thị 2.1: Tốc độ tăng GDP của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2011 6.79% 6.89% 7.08% 7.34% 7.79% 8.44% 8.23% 8.46% 6.31% 5.32% 6.78% 5.89% 5.0% 5.5% 6.0% 6.5% 7.0% 7.5% 8.0% 8.5% 9.0% 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Nguồn: Tổng cục Thống kê.
Nhìn vào đồ thị 2.1 có thể thấy tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam trở
tăng trưởng chỉ đạt 5,32%. Với những nỗ lực của Chính phủ, tình hình được cải thiện trong 2010. Các giải pháp được tích cực triển khai trong thời gian qua nhằm “kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý” mới phát huy tác dụng nhất thời, ngắn hạn, chưa đủ hiệu lực và thiếu sức mạnh đột phá để làm xoay chuyển tình hình. Năm 2011 và 2012, nền kinh tế nước ta bước sang một giai đoạn mới nhưng vẫn còn chồng chất khó khăn và chưa thể vượt qua mức tăng trưởng 7%/năm, cách xa so với tốc độ tăng trưởng trước khủng hoảng.
Trong chín tháng đầu năm 2012, tăng trưởng kinh tế đạt mức 4,73%, so với cùng kỳ năm trước thấp hơn mức tăng trưởng 5,77% của chín tháng năm 2011 khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,36% đóng góp 1,82 điểm phần trăm, mức tăng thấp hơn cùng kỳ năm 2011. Tăng trưởng trong lĩnh vực xây dựng dần chững lại, nhà đầu tư nước ngoài đang chuyển dần từ bất động sản sang sản xuất. Các quốc gia Đông Á là các nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2012.
Việt Nam dễ bị tổn thương bởi ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu:
ưu tiên hiệu quả đầu tư công, tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước, duy trì ổn
định khu vực tài chính và các cải cách cơ cấu khác, kể cả khi việc này đồng nghĩa với hạn chế tăng trưởng trong ngắn hạn.
Tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đang phát triển ở Đông Á có suy giảm nhưng vẫn còn mạnh, mang lại cơ hội thương mại và đầu tư cho Việt Nam:
đầu tư trong quan hệ đối tác và cơ sở hạ tầng khu vực giúp bù đắp ảnh hưởng từ
nhu cầu giảm dần từ các nền kinh tế phát triển.
Tóm lại, bối cảnh kinh tế năm 2012 khó khăn hơn (tăng trưởng suy giảm, nhu cầu suy giảm và các dòng vốn đầu tư bất định), nhưng cũng có thuận lợi nhất định (nhu cầu suy giảm nên giá năng lượng và lương thực có thể chững lại). Trong khi đó, những vấn đề nội tại mang tính cơ cấu của kinh tế trong nước vẫn
hài hòa mối quan hệ giữa ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và duy trì tốc
độ tăng trưởng hợp lý.
2.2.1.2 Yếu tố Chính phủ và chính trị
Tình hình Chính trị của Việt Nam luôn giữđược ổn định, tạo niềm tin cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước yên tâm đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh.
Việt Nam hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới tạo cơ hội bình đẳng cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Điều này đồng nghĩa với việc tạo áp lực mạnh mẽ cho các doanh nghiệp trong nước.
Việt Nam đang tập trung xây dựng luật vì luật pháp hiện nay ở nước ta còn thiếu và chưa hoàn thiện, còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp
2.2.1.3 Các yếu tố xã hội
Việt Nam là quốc gia có dân số trẻ với nguồn nhân lực trẻ, dồi dào chính là một trong những thế mạnh so với thế giới. Ngành xây dựng cũng đòi hỏi một nguồn nhân lực trẻ, sẵn sàng tiếp thu kỹ thuật mới, công nghệ mới để phát triển.
Thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam tăng đều qua từng năm. Chất lượng cuộc sống người dân được nâng cao ảnh hưởng tốt tới sản phẩm xây dựng (nhà ở).
Chất lượng thợ ngành xây dựng được nâng cao, đáp ứng tốc độ phát triển của ngành.
2.2.1.4 Yếu tố công nghệ và kỹ thuật
Việc ứng dụng công nghệ xây dựng mới, xu hướng chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực xây dựng ngày càng cao.
Máy móc thiết bị xây dựng ngày càng hiện đại, giúp nâng cao năng lực thi công, tăng năng suất, giảm giá thành sản phẩm, tạo sức cạnh tranh trong xây
2.2.2 Môi trường vi mô
Hình 2.2 Sơđồ 5 thế lực cạnh tranh
Thực trạng phát triển ngành
Xét theo cơ cấu ngành thì tỷ trọng ngành xây dựng chiếm trung bình 8,6%/năm GDP của Việt Nam từ năm 2001 – 2009. Bảng 2.2 Tỷ trọng ngành xây dựng so với GDP giai đoạn 2001 – 2009 (tính theo giá so sánh với năm 1994) Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 GDP 292,535 313,247 336,242 362,435 393,031 425,373 461,344 489,833 515,909 Giá trị ngành xây dựng 23,293 25,754 28,481 31,035 34,428 38,230 42,875 42,712 47,563 Tỷ trọng ngành / GDP (%) 8.0% 8.2% 8.5% 8.6% 8.8% 9.0% 9.3% 8.7% 9.2%
Ngành xây dựng có tốc độ tăng trưởng khá nhanh trong những năm qua, do tốc độ đô thị hóa và nhu cầu về đầu tư xây dựng hạ tầng của Việt Nam là rất lớn. Ngành xây dựng chủ yếu tập trung vào xây dựng các công trình kiến trúc và cơ sở hạ tầng. Trung bình giai đoạn 1996 – 2009, tốc độ phát triển của ngành đạt 8.92%/năm (tính theo giá so sánh năm 1994), nếu tính theo giá thực tế thì tốc độ
phát triển của ngành xây dựng đạt 15.1%/năm. Giai đoạn từ 2001 – 2009, tốc độ
tăng trưởng của ngành còn cao hơn lần lượt là 9.6%/năm và 17.7%/năm. So sánh tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng với tốc độ tăng trưởng GDP (tính theo giá so sánh năm 1994) trong giai đoạn 2001 – 2009 thì ngành xây dựng có tốc độ
tăng trưởng cao hơn.
Năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong ngành xây dựng hội nhập với quốc tế, tiếp thu các công nghệ
và phương pháp quản lý hiện đại. Từ đó, nâng cao năng lực tham gia thực hiện các dự án, công trình xây dựng có qui mô lớn, phức tạp trong và ngoài nước. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang đứng trước nhiều thách thức do cạnh tranh ngày càng gay gắt trong ngành cũng như các doanh nghiệp đến từ
nước ngoài.
+ Chính sách giảm đầu tư công: năm 2011, Chính phủđã ra Nghị quyết số
11/NQCP ngày 24/02/2011 về thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm
đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước để tập trung kiềm chế lạm phát, ổn
định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.
+ Giảm FDI đầu tư vào bất động sản: FDI trong năm 2011 thấp kỷ lục so với các năm trước và rất thấp so với ba lĩnh vực có vốn đầu tư đăng ký trên 1 tỷ đô la Mỹ là công nghiệp chế biến, chế tạo, sản xuất phân phối điện và xây dựng.
+ Lãi suất cho vay tăng, chỉ số lạm phát cao: đầu ra của doanh nghiệp bất
động sản gặp khó khăn bởi thị trường hàng hóa ế ẩm, hàng tồn kho tăng, trong khi lãi suất vay vốn quá cao khiến hàng ngàn đơn vị xây dựng và bất động sản
20%/năm. Nhưng đến 2012, Nhà nước đã có những chính sách tích cực nên các ngân hàng đã hạ lãi suất cho vay còn 15% cho một số doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng và bất động sản. Chỉ số lạm phát đến tháng 12/2011 ở Hà Nội tăng 17,07% so với tháng 12/2010.
+ Thị trường vật liệu xây dựng: đầu năm 2011, giá thép tăng đến 10%, gạch tăng 15%, xi măng tăng 5%, cộng với giá nhân công và lãi suất vay ngân hàng gia tăng mạnh khiến nhiều doanh nghiệp xây dựng điêu đứng, có những trường hợp phải tạm dừng hoạt động thi công. Bất chấp mùa cao điểm của ngành xây dựng vào cuối năm nhưng thị trường vật liệu xây dựng vẫn ảm đạm cùng với thị trường bất động sản. Theo tính toán của Công ty tài chính châu Á Morgan Stanley Hoa Kỳ (Chi nhánh châu Á), chi phí xây dựng tại thời điểm tháng 5/2008 đã tăng hơn 40% so với cuối năm 2007. Nhiều công ty trong ngành gặp khó khăn lại thêm chịu lãi suất cao nên nhiều dự án phải trì hoãn tiến độ xây dựng nhằm tránh bị lỗ. Vì vậy, ngành xây dựng tiếp tục phải chịu ảnh hưởng do
đóng băng của thị trường bất động sản.
Giá trị sản xuất xây dựng quý I năm 2012 (theo giá so sánh 1994) ước tính
đạt 36,4 nghìn tỷđồng, bằng 96,4% cùng kỳ năm trước, bao gồm: khu vực Nhà nước đạt 5,1 nghìn tỷđồng, bằng 84,2%; khu vực ngoài Nhà nước đạt 30,1 nghìn tỷ đồng, bằng 99%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1,2 nghìn tỷ đồng, bằng 91,2%. Trong tổng vốn đăng ký của khu vực FDI vào các ngành quý I năm nay, ngành kinh doanh bất động sản đạt 1200 triệu USD được 02 dự án cấp phép mới.
2.3 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG 2.3.1 Nguồn nhân lực 2.3.1 Nguồn nhân lực
Đội ngũ cán bộ, kỹ sư và công nhân Công ty An Phát luôn thể hiện được tác phong làm việc chuyên nghiệp, nhạy bén, sáng tạo và trình độ chuyên môn cao. Trong tổng số nhân lực của Công ty An Phát, số cán bộ, kỹ sư có trình độ
trên đại học và đại học chiếm số lượng lớn và luôn hợp tác chặt chẽ với các công nhân kỹ thuật bậc cao, được đào tạo tay nghề thường xuyên và sàng lọc qua quá trình hoạt động của mỗi dự án.
2.3.2.1 Nguồn lực cán bộ quản lý và kỹ thuật
Bảng 2.3: Thống kê nguồn lực cán bộ quản lý và kỹ thuật
TT Trình độ Số lượng Số năm kinh nghiệm <5 5 - 10 10 – 15 > 15 I. Tiến sĩ 01 01 II. Thạc sĩ 02 02 III. Đại học 40 10 17 12 01 1 Kỹ sư thủy lợi 04 02 02 2 Kiến trúc sư 03 02 01 3 Kỹ sư máy xây dựng 03 01 01 01 4 Kỹ sư cầu đường 06 02 02 02 5 Kỹ sư XD DD & CN 08 02 03 02 01 6 Kỹ sưđịa chất công trình 02 01 01 7 Kỹ sư kinh tế XD 04 02 01 01 8 CN Kinh tế (QTDN) 05 02 02 01 9 CN Luật Kinh tế 01 01 10 Kỹ sư Trắc đạc công trình 04 01 02 01
IV. Cao Đẳng, trung cấp 08 01 04 03
1. CĐ XD Dân dụng và CN 02 01 01
2 CĐ Giao thông 02 01 01
3 CĐ Tài chính kế toán 01 01 4. TC Tài chính Kế toán 01 01
5. TC Điện 02 01 01
Nhận xét:
- Nguồn lực cán bộ quản lý và kỹ thuật của Công ty An Phát nhìn chung chất lượng khá cao, số cán bộ có trình độđại học và trên đại học chiếm tỷ lệ khá cao, tỷ lệ cán bộ quản lý và kỹ thuật ở trình độ cao đẳng, trung cấp khá thấp.
Điều này cho thấy Công ty An Phát rất quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và kỹ thuật có trình độ chuyên môn tốt, tạo nòng cốt để phát triển trong thời gian tới
- Nguồn cán bộ quản lý và kỹ thuật của Công ty An Phát có tuổi nghề khá cao, thâm niên làm việc từ 5 – 10 năm chiếm sốđông. Đây là ưu thế của một công ty xây dựng tuy còn non trẻ nhưng đã tập hợp được những người có kinh nghiệm. Tuy nhiên, số lượng cán bộ có kinh nghiệm trên 15 năm rất ít, không đáng kể.
2.3.2.2 Nguồn lực công nhân kỹ thuật
Bảng 2.4: Số lượng công nhân kỹ thuật
TT Phân loại ngành nghề Số lượng
Trình độ bậc thợ
3/7 4/7 5/7 6/7 7/7 I. Công nhân kỹ thuật 60 20 18 16 05 01
1. Lái xe ô tô 06 03 02 01
2. Lái xe ủi, đào, xúc, lu, san 07 02 03 02
3. Thợ sửa chữa máy 02 01 01 4. Thợ sửa chữa ô tô 01 01
5. Thợ vận hành máy trộn bê tông 02 01 01
6. Thợ hàn 02 02
7. Thợ nề, bê tông, cầu đường 40 20 12 08
II. Lao động phổ thông (Tùy
theo từng công việc có thể huy động) 150 - 200
Nguồn: Công ty An Phát
Nhận xét:
- Với đặc thù ngành xây dựng, Công ty An Phát đã có trong tay một lực lượng tương đối đông công nhân kỹ thuật và lao động phổ thông. Với 60 công nhân kỹ thuật, trong đó có 67% là công nhân bậc cao từ 4/7 trở lên, Công ty An Phát có khả năng đảm nhận các dự án lớn, đảm bảo được chất lượng công
- Lao động phổ thông của Công ty An Phát cũng khá dồi dào. Nằm tại một tỉnh với dân số đông và trẻ như Hưng Yên, Công ty An Phát có khả năng huy
động được hàng trăm nhân công phổ thông cho các dự án cần nhiều nhân lực phổ