Lựa chọn chiến lược

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại an phát (Trang 38)

Mục tiêu của việc phân tích và lựa chọn chiến lược chính là việc thiết lâp nên các mục tiêu dài hạn và tạo ra các chiến lược thay thế, lựa chọn ra trong số đó một vài chiến lược theo đuổi. Phân tích chiến lược và lựa chọn nhằm định ra hàng loạt những hành động mà nó có thể giúp cho công ty đạt tới sứ mệnh cũng như các mục tiêu mà nó đã đặt ra.

Tiêu chuẩn để lựa chọn chiến lược

- Tiêu chuẩn về mặt định lượng: chiến lược kinh doanh thường gắn với các chỉ tiêu số lượng như khối lượng bán, thị phần thị trường, tổng doanh thu và lợi nhuận... Đây là những tiêu chuẩn thường dễ được xác định. Nói chung khi xác định các tiêu chuẩn định lượng, doanh nghiệp thường sử dụng các tiêu chuẩn về khả năng bán hàng, khả năng sinh lợi...

- Tiêu chuẩn về mặt định tính: không phải mọi phương án chiến lược kinh doanh đều có thể xác định các tiêu chuẩn định lượng, các nhà quản lý nhiều khi mắc sai lầm do lạm dụng các con số. Do vậy, bên cạnh các tiêu chuẩn định lượng còn phải có các tiêu chuẩn định tính để lựa chọn các phương án kinh doanh. Đó là các tiêu chuẩn: thế lực doanh nghiệp trên thị trường, mức độ an toàn trong kinh doanh và sự thích ứng của chiến lược với thị trường...

Ở bước này người ta sử dụng ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (QSPM) để quyết định tính hấp dẫn tương đối của các chiến lược khả thi một cách khách quan. Ma trận QSPM được lập riêng cho từng nhóm chiến lược: SO, WO, ST, WT với các bước như sau:

- Liệt kê các cơ hội, đe dọa, điểm mạnh, yếu ở cột bên trái. Các thông tin này nên lấy trực tiếp từ ma trận EFE và IFE. Ma trận QSPM nên bao gồm 10 yếu tố quan trọng bên ngoài và 10 yếu tố quan trọng bên trong.

- Phân loại cho mỗi yếu tố. Sự phân loại này cũng giống như trong ma trận EFE, IFE và được thể hiện trong cột dọc bên phải của cột các yếu tố.

- Ghi lại các chiến lược có được từ giai đoạn xây dựng chiến lược (ở đây là từ ma trận SWOT) vào hàng ngang trên cùng.

- Xác định sốđiểm hấp dẫn tương đối của mỗi chiến lược so với các chiến lược khác trong nhóm. Số điểm hấp dẫn được phân từ 1= không hấp dẫn, 2= tương đối hấp dẫn, 3= khá hấp dẫn, 4= rất hấp dẫn.

- Tính sốđiểm hấp dẫn theo từng hàng bằng cách nhân sốđiểm phân loại với sốđiểm hấp dẫn trong mỗi hàng.

- Tính tổng số điểm hấp dẫn cho từng cột chiến lược, số điểm càng cao biểu thị chiến lược càng hấp dẫn.

- Khi xây dựng chiến lược phải triệt để khai thác lợi thế so sánh của doanh nghiệp, tập trung vào việc tận dụng thế mạnh hơn là khắc phục điểm yếu nhằm tăng lợi thế cạnh tranh trên thương trường, đặc biệt là trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

- Chiến lược được đưa ra áp dụng chỉ sau khi các khả năng xảy ra rủi ro

được tính toán một cách cẩn thận và tiết giảm đến mức tối thiểu.

- Cần xác định phạm vi kinh doanh, mục tiêu và những điều kiện cơ bản

để thực hiện mục tiêu. Phạm vi kinh doanh quá rộng sẽ dẫn đến việc dàn trải nguồn lực; phạm vi kinh doanh quá hẹp sẽ không sử dụng hết nguồn lực. Mục tiêu nên rõ ràng và nhấn mạnh những mục tiêu then chốt. Phải có hệ thống các chính sách, biện pháp và điều kiện vật chất, kỹ thuật, lao động… để thực hiện mục tiêu đã đề ra.

- Vì xây dựng chiến lược kinh doanh là để thực hiện trong tương lai nên việc dự đoán môi trường kinh doanh trong tương lai là hết sức cần thiết, nhất là khi sự biến động và phức tạp ngày càng gia tăng trong môi trường kinh doanh hiện nay. Để dự đoán tốt cần nguồn thông tin rộng và chính xác cũng như óc phán đoán tốt.

- Phải có chiến lược dự phòng bởi vì việc dựđoán môi trường kinh doanh không thể chính xác tuyệt đối.

- Không nên vì quá cầu toàn đến từng chi tiết nhỏ trong việc hoạch định chiến lược mà bỏ quan thời cơ tung ra chiến lược, thậm chí có thể làm cho chiến lược trở nên lạc hậu so với sự thay đổi có tính chất hàng ngày của thị trường.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại an phát (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)