Đối với chiến lược phát triển thương hiệu của công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược phát triển thương hiệu của công ty TNHH R.L.G Việt Nam đến năm 2015 (Trang 29)

3.3.1.1.Công tác hoạch định chiến lược

∗ Mục tiêu chiến lược

Công ty cần xác định cho mình mục tiêu trong ngắn hạn và trong dài hạn một cách cụ thể, rõ ràng. Các mục tiêu mà công ty đã đề ra còn mang tính khái quát, chưa đi vào chi tiết vì thế công tác kiểm soát đo lường đánh giá kết quả sẽ gặp nhiều khó khăn. Mục tiêu dài hạn (3-5 năm) sẽ cho biết các kết quả DN phải đạt được sau một thời gian thực hiện chiến lược. Đây là những cột mốc quan trọng trong suốt quá trình thực hiện chiến lược của doanh nghiệp. Các mục tiêu thường niên (<1năm) là những mốc trung gian mà DN phải đạt được hàng năm để đạt các mục tiêu dài hạn đã đặt ra. Việc xác định những mục tiêu này không chỉ phù hợp với tiềm lực của doanh nghiệp mà còn phải dựa trên phân tích về sự biến động của các yếu tố bên ngoài.

∗ Kế hoạch về ngân sách

Công ty nên chú trọng đầu tư hơn nữa cho chiến lược thương hiệu của mình bằng cách tăng chi phí cho thương hiệu trong thời gian tới lên 7%. Công ty cũng cần hoạch định rõ sẽ dành bao nhiêu ngân sách cho công tác đào tạo, đãi ngộ nhân sự hay

cho các phương tiện truyền thông mang lại hiệu quả cao như quảng cáo trên internet, các diễn đàn thương mại, webside công ty, báo chí...

Cần chi tiết hóa các chi phí cho các phương tiện truyền thông mà công ty dự định sẽ triển khai để từ đó loại bỏ những phương tiện truyền thông tốn kém mà hiệu quả lại không cao. Bên cạnh đó cân nhắc những phương tiện truyền thông có tính tương tác cao với khách hàng mục tiêu để lựa chọn phương tiện quảng bá thương hiệu một cách phù hợp.

∗ Kế hoạch về nhân lực

Việc phát triển thương hiệu là nhiệm vụ của các cán bộ, nhân viên toàn công ty. Vì vậy vấn đề nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của thương hiệu cần được công ty quan tâm đúng mức hơn. Đồng thời công ty nên có những kế hoạch nhất định về nhân sự trong từng giai đoạn để đáp ứng với mục tiêu cấp trên đề ra. Trong giai đoạn 2011 – 2015 việc thiết lập phòng ban quản trị thương hiệu riêng biệt thực sự là cần thiết, có như thế thì việc hoạch định, thực thi và đo lường kiểm tra chiến lược thương hiệu mới đem lại hiệu quả cao nhất. Thiết lập và xây dựng bộ phận chăm sóc và hỗ trợ các thắc mắc của khách hàng là công việc mà công ty cần chú trọng trong thời gian tới. Đây được coi là điểm tiếp xúc giữa công ty với khách hàng, giúp công ty xây dựng hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng một cách tốt nhất. Bên cạnh những chính sách đào tạo nhân lực công ty cũng nên có những kế hoạch khen thưởng nhằm khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên phòng quản lí thương hiệu.

∗ Kế hoạch về truyền thông

Xây dựng kế hoạch truyền thông bài bản trong đó tiến hành đánh giá khả năng của từng công cụ quảng bá, để từ đó cân nhắc, lựa chọn các công cụ và cách thức quảng bá mang lại hiệu quả cao nhất, không tiến hành quảng cáo tràn lan tốn chi phí lại không nhằm đúng vào thị trường mục tiêu.

Đồng thời công ty cũng cần xây dựng một chiến lược truyền thông có chiều sâu về nội dung, phong phú và lôi cuốn về hình thức. Việc lựa chọn các phương tiện truyền thông cần xem xét trong mối tương tác với khách hàng, sự phát triển của công nghệ. Chú ý nhấn mạnh đến các phương tiện truyền thông online, đây là một lĩnh vực được khá nhiều doanh nghiệp hiện nay đang quan tâm và đầu tư. Trong thời gian tới công ty nên có những kế hoạch hoàn thiện website của công ty nhằm nâng cao khả năng tương tác với khách hàng cũng như thu hút khách hàng mới. Bên cạnh đó các kế hoạch trên các phương tiện thông tin đại như tivi, báo chí… cần được chú trọng hơn nữa, các hoạt động PR và tài trợ các hoạt động từ thiện tuy tốn kém nhưng hiệu quả mang lại rất khả thi. Tóm lại một kế hoạch truyền thông bài bản sẽ giúp công ty chủ động trong mọi tình huống và đem lại kết quả cao.

Hiện nay các công ty thuê ngoài về dịch vụ quảng bá thương hiệu ở nước ta đang rất phát triển, công ty cũng có thể tính toán để thuê một số các dịch vụ ngoài với chi phí tiết kiệm và hiệu quả cao hơn so với tự bản thân doanh nghiệp tiến hành

∗ Các chỉ tiêu đo lường chiến lược

Song song với các công việc trên, doanh nghiệp cần xác lập các chỉ tiêu để đo lường hiệu quả của từng chiến lược mà mình áp dụng và thường xuyên tiến hành đo lường đánh giá để rút kinh nghiệm, có những thay đổi kịp thời. Các chỉ tiêu xây dựng căn cứ vào mục tiêu mà công ty đã vạch ra và dựa trên các kiến thức về đo lường thương hiệu mạnh.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược phát triển thương hiệu của công ty TNHH R.L.G Việt Nam đến năm 2015 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w