Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược phát triển thương hiệu của công ty TNHH R.L.G Việt Nam đến năm 2015 (Trang 27)

Nguyên nhân sâu xa nhất dẫn đến các hạn chế nêu trên chính là chiến lược phát triển thương hiệu của công ty còn tồn tại nhiều yếu kém.

Mục tiêu mà chiến lược đề trong dài hạn (5 năm), chưa có các mục tiêu nhiệm vụ trong từng năm, từng quý. Điều này dẫn đến những khó khăn trong công tác triển khai kế hoạch do mục tiêu chưa rõ ràng. Việc chưa có mục tiêu hàng năm dẫn đến rất khó đo lường kết quả thực thi chiến lược.

Kế hoạch nhân sự còn thể hiện sự quan tâm chưa đúng mức của công ty đến chiến lược thương hiệu của mình. Vẫn chưa có kế hoạch về nhân sự một cách chi tiết và có sự bố trí điều chỉnh nhân sự trong ngắn và dài hạn

Kế hoạch về ngân sách còn có nhiều hạn chế khi mà công ty chưa lên kế hoạch về ngân sách cho từng kế hoạch hoạt động truyền thông dự định, ngân sách cho kế hoạch đào tạo nhân lực…. Ngân sách dành cho thương hiệu chưa được hoạch định theo mục tiêu cụ thể mà chủ yếu là theo doanh thu mà công ty đạt được.

Kế hoạch truyền thông của công ty chủ yếu thực hiện nhằm đạt lợi nhuận doanh thu trong ngắn hạn mà chưa có sự chuẩn bị về nội dung, kế hoạch trong dài hạn. Các kế hoạch truyền thông cần được xây dựng một cách hệ thống và quy mô, có sự biến đổi linh hoạt theo sự biến động của các yếu tố bên ngoài, đặc biệt là yếu tố công nghệ.

Công ty chưa đưa ra các chỉ tiêu đo lường kết quả hoạt động tác nghiệp, điều này làm cho việc đánh giá kết quả chưa thực sự khách quan và phản ánh đúng thực trạng của doanh nghiệp.

Do tài chính của công ty còn hạn hẹp, quy mô hoạt động còn nhỏ nên việc đầu tư cho hoạt động quảng bá thương hiệu còn gặp khó khăn.

Nhân lực cho quảng bá thương hiệu còn rất ít, trình độ lại chưa cao. Đặc biệt là nhân lực trong lĩnh vực truyền thông còn yếu kém. Bên cạnh đó nhận thức về chiến lược thương hiệu của các cán bộ nhân viên trong công ty còn hạn chế.

Công ty chưa thường xuyên triển khai các hoạt động kiểm tra đo lường đánh giá kết quả thực thi chiến lược dẫn đến một số tồn tại, hạn chế chưa được phát hiện và khắc phục kịp thời. Điều này gây khó khăn cho việc triển khai các kế hoạch tiếp theo của công ty

3.3. Một số đề xuất hoàn thiện chiến lược phát triển thương hiệu của công ty TNHH R.L.G Việt Nam đến năm 2015.

Việt Nam được đánh giá là quốc gia có điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý vô cùng thuận lợi để phát triển ngành logistics với trên 17.000 km đường bộ, hơn 3.200 km đường sắt, 42.000 km đường thủy, 266 cảng biển, 20 sân bay và hàng trăm cửa khẩu quốc tế, quốc gia lớn nhỏ nằm dọc theo chiều dài đất nước. Tính đến nay, Việt Nam có khoảng hơn 900 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics - một con số không nhỏ so với các quốc gia trong khu vực. Có thể nói chưa bao giờ lĩnh vực logistics ở Việt Nam lại trở nên sôi động như vậy.

Sự cạnh tranh trong lĩnh vực logistics ở thị trường Việt Nam ngày càng khốc liệt với sự hiện diện của nhiều nhà cung cấp dịch vụ có mạng lưới toàn cầu. Nhiều công ty logistics lớn của nước ngoài ở Việt Nam đã chuyển dần từ hình thức đại diện thương

mại, liên doanh sang công ty 100% vốn nước ngoài, tiếp tục khai thác mở rộng thị phần tại Việt Nam. Các công ty này có nguồn tài chính lớn cùng với đội ngũ nhân viên và lãnh đạo được đào tạo bài bản sẽ là những trở ngại lớn cho sản phẩm của công ty. Do đó, đòi hỏi việc quảng bá thương hiệu của công ty phải được nâng cao hơn, mang tính chuyên nghiệp hơn.

Hệ thống giao thông vận tải là cơ sở hạ tầng quan trọng trong việc phát triển dịch vụ logistics. Thế nhưng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của Việt Nam còn yếu kém, thiếu đồng bộ, kể cả đường sắt, đường bộ, đường hàng không, đường sông và đường biển, ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như hiệu quả của dịch vụ logistics ở Việt Nam. Chuỗi cung ứng và hạ tầng logistics còn yếu kém tiếp tục làm cho chi phí của dịch vụ này cao lên dẫn đến tăng giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, khó cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.

Quá trình phát triển thương hiệu của công ty là một quá trình lâu dài, bền bỉ và liên tục. Vì thế để xây dựng được một thương hiệu mạnh cần phải tổ chức hoạch định thành chiến lược, vạch rõ mục tiêu, tầm nhìn, các kế hoạch từ đó căn cứ vào những khó khăn thuận lợi, những cơ hội và thách thức để vạch ra các giải pháp nhằm phát triển một thương hiệu hàng đầu Việt Nam mang tầm cỡ quốc tế. Do vậy cần sự hợp sức của tất cả các cán bộ nhân viên trong công ty, từ quá trình hoạch định đến thực thi triển khai.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược phát triển thương hiệu của công ty TNHH R.L.G Việt Nam đến năm 2015 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w