Vì những lý do trên mà chúng tôi chọn: Nhân vật phản diện trong tiểu thuyết hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930-1945 Qua các tác phẩm của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Ph
Trang 2Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn
-o0o -
Vũ thị lan
Nhân vật phản diện trong tiểu thuyết hiện thực phê
phán việt nam 1930 –1945
(Qua Giông tố của Vũ Trọng Phụng, bước đường cùng của Nguyễn Công
Hoan, Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Chí phèo của Nam cao)
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số : 5.04.33
Luận văn thạc sỹ khoa học ngữ văn
Người hướng dẫn: Giáo sư Hà Minh Đức
Hà Nội – 2005
Trang 3Mục lục
Lời cam đoan 1
lời cảm ơn 2
Phần mở đầu 5
1 Tính cấp thiết của đề tài: 5
2 Lịch sử vấn đề 7
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 8
4 Mục đích nghiên cứu: 8
5 Nhiệm vụ nghiên cứu: 9
6 Phương pháp nghiên cứu: 9
7 Cấu trúc của luận văn 9
CHƯƠNG I: Cơ sở xã hội Để xuất hiện nhân vậT PHản DIện TRONG sáng tác VĂN Học 11
1 Về kinh tế 11
2 Về chính trị 12
3 Về Văn hoá 16
CHƯƠNG II: những loại nhân vật phản diện trong văn học truyền thống 24
Chương III: Các loại nhân vật phản diện trong một số tác phẩm văn học hiện thực phê phán 1930 – 1945 38
I Nhân vật phản diện trong một số tác phẩm văn học lãng mạn Việt Nam 1930 - 1945 36
II Các loại nhân vật phản diện trong một số tác phẩm văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945 40
1 Hệ thống nhân vật phản diện không tên tuổi, không lai lịch rõ ràng 40
2 Các nhân vật phản diện có tên tuổi, có lai lịch rõ ràng 47
2.1 Những đặc điểm gần gũi và giống nhau 48
2.2 Bản chất riêng của từng nhân vật 53
a Nghị Quế 53
b Nghị Hách 57
c Nghị Lại 61
d Bá Kiến 63
Chương Iv Các thủ pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật phản diện 68
I Xây dựng nhân vật Phản diện qua việc miêu tả ngoại hình 68
Trang 4II Xây dựng nhân vật phản diện qua việc miêu tả hành động 72
III Xây dựng nhân vật phản diện qua việc đặc tả tính cách 80
1.Tính cách Nghị Hách 81
2.Tính cách nghị Lại 85
3 Tính cách Nghị Quế 88
4.Tính cách Bá Kiến 91
IV Xây dựng nhân vật phản diện qua việc miêu tả ngôn ngữ 92
1 Ngôn ngữ của Nghị Hách 93
2 Ngôn ngữ Nghị Lại 96
3 Ngôn ngữ Nghị Quế 97
4 Ngôn ngữ Bá Kiến 98
Chương IV: Cách xây dựng loại nhân vật 102
phản diện 102
I Cách xây dựng nhân vật phản diện của Vũ Trọng Phụng 102
II Cách xây dựng nhân vật phản diện của Nguyễn Công Hoan 111
III Cách xây dựng nhân vật phản diện của Ngô Tất Tố 119
IV Cách xây dựng nhân vât phản diện của Nam Cao 125
kết luận 131
Tài liệu tham khảo 135
Trang 5Phần mở đầu
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945 có 3 dòng phát triển song song và xen kẽ nhau: Văn học cách mạng, văn học hiện thực phê phán và văn học lãng mạn Trong 3 dòng văn học đó, văn học hiện thực phê phán là mảnh đất màu mỡ cho các nhà nghiên cứu văn học, các thầy cô giáo và những người yêu thích văn học thưởng thức, khám phá và kiếm tìm
Văn học hiện thực phê phán thời kỳ 1930-1945 đã rất thành công với đề tài nông thôn Làng quê được miêu tả ở chiều sâu quy luật phát triển
và cả trên bề nổi của các hiện tượng tiêu biểu Các nhà văn đã tạo dựng được điển hình hoàn cảnh và nhân vật trong tác phẩm: “Tắt Đèn” của Ngô tất Tố; “Chí Phèo” của Nam Cao; “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan; “Giông tố” của Vũ Trọng Phụng Những tác phẩm này đã đi sâu khám phá hiện thực cuộc sống của con người trong mỗi làng quê Việt Nam Có những nhà văn như Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan
đã sáng tác những nhân vật của mình theo phong cách “quê một cục”, điển hình như: chị Dậu, cái Tý, Chí Phèo, Bá Kiến, anh Pha, Năm thọ, Binh Chức, Nghị Quế, Nghị Lại, thậm chí đến cả cái tên cũng rất „quê mùa” Khác với phần đông các nhà văn cùng thời, Vũ Trọng Phụng đã bước đầu
đi vào mảng đề tài mới, đó là đề tài về thành thị Việt Nam trong hoàn cảnh
xã hội đang đi vào con đường “á Âu xáo trộn”, “cũ mới tranh giành”, “mưa
Âu gó Mỹ”, Các nhân vật mà ông quan tâm phần nhiều là nhân vật thành thị với hành động, lối sống, cách suy nghĩ, rất thành thị, ví dụ như: Xuân tóc đỏ, bà phó Đoan, vợ chồng Văn Minh, cụ cố Hồng trong “Số Đỏ” Bên cạnh còn có nhiều nhân vật nửa nông thôn, nửa thành thị như kiểu Nghị Hách trong “Giông Tố”,
Trang 6Cho dù thành công ở mảng đề tài nào đi chăng nữa thì độc giả luôn khẳng định rằng văn học hiện thực phê phán Viêt Nam 1930-1945 là giai đoạn văn học có nhiều thành tựu, phản ánh một cách chân thực và sâu sắc hiện thực cuộc sống như những gì nó vốn diễn ra Nhưng, có một điều mà chúng tôi thấy là từ trước tới nay, khi nghiên cứu những tác phẩm này, các nhà nghiên cứu chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc phân tích, tìm hiểu, về các nhân vật chính diện như: chị Dậu, Chí Phèo, anh Pha, lão Hạc, mà ít tập trung nghiên cứu tuyến nhân vật phản diện, hoặc có chăng chỉ là những bài nhỏ, chưa có chiều sâu, chưa trở thành hệ thống Vì vậy, chúng tôi thiết nghĩ rằng phải quan tâm đến hệ thống các nhân vật phản diện trong dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam 1930-1945 Có làm được như vậy thì mới hiểu hết được giá trị to lớn của khuynh hướng văn học này
Vì sao cần phải nghiên cứu hệ thống nhân vật phản diện trong dòng văn học hiện thực phê phán 1930-1945? Một điều dễ hiểu là chức năng của văn học là phản ánh một cách sinh động đời sống hiện thực khách quan, trong đó chức năng chủ yếu nhất của văn học hiện thực phê phán là miêu tả cụ thể đời sống xã hội Việt Nam giai đoạn này Những điều đó đã thể hiện sâu sắc trong các tác phẩm văn học, nó tác động không nhỏ tới độc giả đương thời Vì thế, nghiên cứu hệ thống văn học phản diện trong các tác phẩm văn học hiện thực phê phán là đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi: phê phán cái gì?, phê phán kiểu người như thế nào?
Đối với tác gỉa luận văn thì đề tài: “ Nhân vật phản diện trong văn học hiện thực phê phán 1930-1945” là mối quan tâm lớn từ nhiều năm khi nghiên cứu văn học hiện thực phê phán Tác giả luôn tìm tòi, tiếp thu những ý kiến của các bậc tiền bối, kết hợp với vốn hiểu biết của mình để mong muốn sẽ được trình bày, thể hiện trong điều kiện cho phép Điều cốt yếu trong luận văn này là chúng tôi tập trung vào việc nghiên cứu các nhân vật phản diện mang tính chất điển hình trong văn học hiện thực phê phán 1930-1945 như Nghị Quế, Nghị Lại, Nghị Hách, Bá Kiến,
Trang 7Vì những lý do trên mà chúng tôi chọn: Nhân vật phản diện trong tiểu thuyết hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930-1945 (Qua các tác phẩm của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao) là đề tài luận văn cao học của mình
2 Lịch sử vấn đề
Như chúng tôi đã trình bày trong phần trước, đây là một công trình khá mới mẻ, từ xưa tới nay ít được quan tâm Vì vậy các công trình nhiên cứu mang tính hệ thống thì chưa được công bố Có chăng chỉ là một số bài nghiên cứu mang tính chất lẻ tẻ, thoáng qua về các loại nhân vật phản diện,
in trong một số cuốn sách, một số cuốn tạp chí văn học,
Điển hình là: “Một nhà văn của dân quê-Ngô Tất Tố trong Tắt đèn” của tác giả Trần Minh Tước in trong cuốn “Ngô Tất Tố-tác giả-tác phẩm”;
“Tắt đèn của Ngô tất Tố” của nhà văn Vũ Trọng Phụng; “Tắt đèn-tiểu thuyết của Ngô Tất Tố” của tác giả Phú Hương; “Đọc Tắt đèn của Ngô Tất Tố” của nhà văn Nguyễn Công Hoan; “Tắt đèn-cuốn tiểu thuyết hiện thực xuất sắc” của Hồng Chương; “Những đóng góp của Ngô tất Tố trong Tắt đèn” của tác giả Phong Lê; “Tắt đèn của Ngô Tất Tố” của Nguyễn Đăng Mạnh; “Tắt đèn” của giáo sư Phan Cự Đệ,
“Bước đường cùng-tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan” tác giả Trương Chính; “Đọc lại „Bước đường cùng‟ của Nguyễn Công Hoan” của tác giả Nam Mộc
“Qua truyện ngắn „Chí Phèo‟ bàn thêm về cái nhìn hiện thực của Nam Cao” tác giả Trần Tuấn Lộ; “Con người bị từ chối làm người trong truyện „Chí Phèo‟ của Nam Cao”,
“Nhân vật tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng” của Đinh Trí Dũng; “Vũ Trọng Phụng và xã hội Việt Nam thời hiện đại” của giáo sư Hà Minh Đức;
“Tìm hiểu lịch sử cái gọi là vấn đề Vũ Trọng Phụng” của tác giả Phong Lê;
“Vấn đề Vũ Trọng Phụng và sự phê phán Âu hoá” của GS-TS Niculin;
Trang 8“Cá tính sáng tạo và đặc điểm tiểu thuyết hiện thực Vũ Trọng Phụng” của PGS-TS Trần Đăng Suyền; “Tính hiện đại trong văn chương Vũ Trọng Phụng” của tác giả TS Vũ Tuấn Anh; “Ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm trong tiểu thuyết hiện thực của Vũ Trọng Phụng” của tác giả TS Đinh Trí Dũng,
Như vậy, thông qua sự khảo sát trên đây, chúng tôi thấy rằng vấn đề
“Nhân vật phản diện trong tiểu thuyết hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930-1945” chưa được nghiên cứu một cách hệ thống, rất cần thiết phải đi sâu tìm hiểu vấn đề này
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
ở luận văn này, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là các nhân vật phản diện Để làm sáng tỏ vấn đề, trước hết chúng tôi thấy cần phải đọc kỹ những tài liệu có liên quan đến tác giả, đọc kỹ từng trang tác phẩm để có cái nhìn thấu đáo và thật sự sâu sắc Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi
có phân chia nhân vật phản diện ra làm hai loại: Nhân vật phản diện có tên tuổi, có lại lịch rõ ràng và những nhân vật phản diện không có tên tuổi, không có lai lịch
Về phạm vi nghiên cứu của đề tài: Trong khuôn khổ luận văn tốt nghiệp cao học, chúng tôi không thể khảo sát, phân tích toàn bộ các tác phẩm trong dòng văn học hiện thực phê phán 1930-1945 mà ở đây chúng tôi chỉ giới hạn ở một số tác phẩm tiêu biểu như: “Tắt Đèn” của Ngô Tất Tố; “Giông Tố” của Vũ Trọng Phụng; “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan; “Chí Phèo” của Nam Cao
4 Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của chúng tôi là tìm hiểu, nghiên cứu tuyến nhân vật này
để nhằm khẳng định giá trị của văn học hiện thực phê phán giai đoạn
1930-1945 Làm sáng tỏ nhận định “ Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sỹ trên mặt trận ấy” (Hồ Chí Minh - Báo cứu quốc số
1986 xuất bản ngày 05/011953) Đồng thời phục vụ cho việc nghiên cứu,
Trang 9giảng dạy văn học ở các cấp bậc Vì vậy, luận văn này có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho học sinh, sinh viên, các thầy cô giáo và tất cả những độc giả yêu thích văn học, quan tâm đến vấn đề này
5 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Trong luận văn này, chúng tôi đề ra cho bản thân những nhiệm vụ sau đây:
- Thứ nhất nghiên cứu cơ sở xã hội để xuất hiện những loại nhân vật phản diện trong sáng tác văn học
- Thứ hai phải nghiên cứu những loại nhân vật phản diện trong văn học truyền thống để so sánh, đối chiếu với các loại nhân vật phản diện trong một số tác phẩm văn học hiện thực phê phán 1930-1945
- Thứ ba phải nghiên cứu các thủ pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật phản diện
- Cuối cùng phải làm sáng tỏ cách xây dựng nhân vật phản diện của từng nhà văn
6 Phương pháp nghiên cứu:
- Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về văn nghệ nói chung và văn học nói riêng cũng như dựa trên kiến thức về lý luận văn học, tác phẩm văn học, ngôn ngữ văn học
mà tác giả luận văn đã tích luỹ được
- Trên cơ sở sưu tầm, chọn lọc, khái quát các tác phẩm văn học, các tài liệu có liên quan, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu
7 Cấu trúc của luận văn
Luận văn này ngoài phần mở đầu, kết luận gồm năm chương:
Chương I : Cơ sở xã hội xuất hiện nhân vật phản diện trong sáng tác văn học
Trang 10Chương II : Những loại nhân vật phản diện trong văn học truyền thống
Chương III: Các loại nhân vật phản diện trong một số tác phẩm văn học hiện thực phê phán 1930-1945
Chương IV: Các thủ pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật phản diện Chương V : Cách xây dựng loại nhân vật phản diện
Trang 11CHƯƠNG I: Cơ sở xã hội để xuất hiện nhân vật phản diện
trong sáng tác văn học
Trong lịch sử Việt Nam, bước sang thế kỷ 20, thời kỳ 1930 – 1945
là một thời kỳ đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp hết sức gay gắt, từ
đó dẫn đến cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng và ý thức hệ, những sự tác động qua lại hết sức phức tạp của các khuynh hướng và phương pháp sáng tác khác nhau Đó là thời kỳ chủ nghĩa thực dân kiểu cũ sắp đến ngày cáo chung trên bán đảo Đông Dương, đế quốc Pháp ngày càng phơi trần bộ mặt nham hiểm và tàn bạo còn bọn phát xít Nhật thì nuôi tham vọng làm
bá chủ vùng châu á – Thái Bình Dương Nhưng từ năm 1930 dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương, phong trào công nhân và các phong trào yêu nước khác như những đợt sóng thần, ngày một dâng cao, liên tiếp đập vào thành luỹ của bọn cướp nước và bán nước, tạo nên thế tức nước vỡ
bờ mùa thu năm 1945 Cách mạng tháng Tám của Việt Nam là cuộc cách mạng đầu tiên trên thế giới diễn ra ở một nước thuộc địa với nền nông nghiệp lạc hậu Đó cũng là cuộc cách mạng có quy mô toàn quốc thứ hai trên Thế giới ( sau Liên Xô), dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp tất yếu dẫn đến những cuộc đấu tranh của các hình thái ý thức trong kiến thúc thượng tầng Hệ tư tưởng tư sản (bao gồm cả tư tưởng thực dân) cấu kết với hệ tư tưởng phong kiến lỗi thời đấu tranh chống lại hệ tư tưởng vô sản Những sự xung đột đan chéo lẫn nhau giữa các hệ tư tưởng làm cho cục diện chính trị, kinh
tế, văn hoá thời kỳ này thêm phức tạp Tuy nhiên, không nên cắt nghĩa cục diện này bằng những nguyên nhân sâu xa của cục diện tình hình đất nước
mà còn phải tính đến những tác động mạnh mẽ của các thế lực quốc tế Do
sự bưng bít của đế quốc Pháp, trước 1945, trên thế giới nhất là ở phương Tây, ít người biết đến hai tiếng Việt Nam, ấy thế mà ta vẫn phải đóng góp sức người, sức của cho mẫu quốc Đại Pháp trong hai cuộc đại chiến thế giới và gánh chịu hậu quả nặng nề cuả cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
Trang 121929 – 1933 Nguy hiểm hơn nữa là từ tháng 6 năm 1940, đất nước chúng
ta lại bị phát xít Nhật nhảy vào xâu xé Lúc đó, chúng ta bị hai tầng áp bức bóc lột Chúng cấu kết với địa chủ phong kiến đàn áp nhân dân ta về quân
sự, chuyên chế về chính trị, bóc lột về kinh tế và đầu độc về văn hoá
1 Về kinh tế: Thực dân Pháp đã cấu kết với địa chủ phong kiến
bóc lột nhân dân ta đến tận xương tuỷ Chính sách kinh tế độc quyền vơ vét của thực dân Pháp làm cho Việt Nam trở thành thuộc địa cung cấp nguồn nhân công rẻ mạt và nguyên liệu béo bở cho chính quốc Chúng cấu kết với địa chủ phong kiến cho vay nặng lãi và thu thuế vô tội vạ Chúng
đã trắng trợn chiếm đoạt đất đai của nông dân để lập đồn điền, cướp hầm
mỏ để khai thác Chỉ riêng ở Bắc Kỳ, thực dân Pháp đã chiếm đất lập 155 đồn điền lớn, chiếm 34 khu hầm mỏ và diện tích đất đai ở xung quanh Ngoài ra, thực dân Pháp đã dùng chính sách độc quyền xuất khẩu, độc quyền bán rượu, thuốc phiện, tăng thuế khoá và hàng trăm thứ hạch sách phu phen tạp dịch khác đã mang đến cho bọn chúng những món lãi khổng
lồ Toàn bộ chính sách kinh tế phản động của thực dân Pháp đã làm cho nhân dân Việt Nam trước hết là công nhân và nông dân bị bần cùng hoá và điêu đứng, làm cho nền kinh tế của Việt Nam bị kiệt quệ, biến nền kinh tế nước ta từ một nền kinh tế độc lập, tự chủ thành phụ thuộc vào kinh tế Pháp, tỷ trọng kinh tế tư bản chủ nghĩa tăng nhanh, nước ta bị kéo vào quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản, nhưng không được công nghiệp hoá mà lại biến thành một thị trường tiêu thụ và cung cấp nguyên liêụ, hàng xuất khẩu cho thương nghiệp Pháp Lợi nhuận vào túi tư bản Pháp còn nhân dân ta bị bần cùng hoá, phá sản trở thành nguồn nhân công rẻ mạt cho các hãng buôn, các chủ thầu, chủ đồn điền của Pháp Trong điều kiện ruộng đất bị chiếm đoạt tập trung trong tay thực dân Pháp và quan lại tay sai, nhân công thừa,
rẻ mạt không đủ phát triển để thu nạp hết, kinh doanh theo lối phong kiến vừa tốn ít vốn, vừa thu được nhiều lợi, vừa nhàn rỗi, vừa chắc chắn Phụ thuộc vào một nước tư bản, nước ta không thể giải thoát khỏi sự trì trệ của
Trang 13nền kinh tế phong kiến Tuy nước Pháp là một cường quốc tư bản chủ nghĩa nhưng chủ nghĩa thực dân Pháp không phá hoại kinh tế phong kiến
mà ngược lại nó duy trì thậm chí củng cố nền sản xuất đó trên cơ sở phân phối ruộng đất mới, phân bố sản xuất mới Chính sách kinh tế phản động
ấy để lại nhiều hậu quả xấu và kéo dài cho nền kinh tế nước ta Chính sách
về kinh tế phản động ấy tạo nên sự mâu thẫn gay gắt giữa hai giai cấp thống trị và bị trị nhưng lại là mảnh đất mầu mỡ cho giai cấp địa chủ phong kiến tồn tại và phát triển mạnh mẽ
2 Về chính trị: Thực dân Pháp thi hành chính sách cai trị chuyên
chế, điển hình của thực dân kiểu cũ, trực tiếp cai trị nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong bộ máy nhà nước thuộc địa từ toàn quyền đến thống sứ, khâm sứ, thống đốc, công sứ, biến giai cấp phong kiến và tư sản mại bản thành những kẻ tay sai đắc lực, cùng chính sách đàn áp, khủng bố hết sức
dã man, tàn bạo, thực dân Pháp còn thi hành chính sách “chia để trị” rất thâm độc Chúng chia nước ta thành 3 miền với ba hình thức cai trị khác nhau, nhằm chia rẽ dân tộc, gây thành kiến giữa người Bắc, người Trung
và người Nam, chia rẽ lương giáo Đặc biệt, chúng còn gây thù hằn giữa các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, giữa ba dân tộc anh
em cùng sống trên bán đảo Đông Dương
Sự chuyên chính về chính trị của Thực dân Pháp được thể hiện cụ thể như sau: Sau khi bình định xong phong trào Cần Vương, chính phủ Pháp cử Paul Doumer sang làm Toàn quyền Đông Dương (13-2-1897) Đây là nhân vật tối cao của nước Pháp ở Đông Dương, đại diện và bảo vệ quyền lợi của người Pháp, trực tiếp nắm giữ toàn quyền về hành chính, chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao và chỉ chịu trách nhiệm với Bộ thuộc địa
Sau khi chiếm được 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ, thực dân Pháp thực hiện chế độ cai trị của các Suý phủ Và sau khi chiếm được ba tỉnh miền Tây Nam kỳ, suốt cả thời gian dài vài mươi năm đầu, thực dân Pháp vẫn
Trang 14thi hành chính sách cai trị của các võ quan Mãi đến sau này khi Nam Kỳ
có thống đốc thì chế độ thống trị theo lối dân sự mới được xác lập Cũng từ đây thống đốc Nam kỳ không còn chịu sự điều khiển của bộ hải quân nữa
mà lệ thuộc vào bộ thuộc địa và trong bộ máy cai trị có sự phân biệt giữa hai quyền hành chính và tư pháp
Nam kỳ từ sau 1874 là xứ thuộc địa của nước Pháp, đứng đầu là viên thống đốc người Pháp, có quyền quyết định tất cả các mặt về hành chính, chính trị, kinh tế, trị an, ngân sách ở Nam kỳ Giúp việc cho thống đốc là một Đổng lý sự vụ và giám đốc các nhà sở chuyên môn gồm: quan thuế, ngân khố, tư pháp và giáo dục, thuộc phủ thống sứ còn có một văn phòng để giải quyết công việc hành chính của phủ Cạnh phủ thống đốc còn có hai hội đồng tư vấn: hội đồng tư mật có quyền tư vấn với thống đốc
về việc cai trị Thành phần của hội đồng gồm thống đốc làm chủ tịch và các thành viên gồm tư lệnh Nam kỳ và Cao Miên, Tư lệnh Hải quân và trưởng lý Hội đồng quản hạt hay còn gọi là Hội đồng thuộc địa gồm các đại diện dân cử mà đa số là pháp kiều Tính chất của hội đồng quản hạt như một Hạ viện của địa phương đối với chính quốc, có quyền thảo luận, biểu quyết ngân sách, tư vấn về chính trị, kinh tế Tổ chức hành chính địa phương được thể hiện như sau: Nam kỳ gồm 20 tỉnh, đứng đầu tỉnh là các chức Chánh Tham biện còn gọi là chủ tỉnh người Pháp ở tỉnh còn có hội đồng tỉnh hạt do dân bầu có nhiệm vụ biểu quyết ngân sách hàng tỉnh Dưới tỉnh là quận Đứng đầu quận là viên Đốc phủ sứ (còn gọi là chủ quận) người Pháp ở quận nhỏ là chức Đốc phủ sứ người Việt Dưới quận
là Tổng, do chức cai tổng đứng đầu Cai tổng do dân bầu nhưng phải được thống đốc chấp thuận và bổ nhiệm Dưới tổng là xã, do ban hội tề quản lý, đứng đầu là chức hương cả, dưới có hương chủ, hương sư, hương chính
Chính quyền bảo hộ ở Bắc và trung Kỳ được chính thức thiết lập thông qua điều ước Quý Mùi (1883) và được hoàn thiện qua điều ước Giáp Thân (1884) Theo đó, Bắc kỳ (từ Ninh Bình trở ra Bắc), ở mỗi tỉnh có một
Trang 15viên công sứ người Pháp đứng đầu còn Trung kỳ là phần đất từ Bình Thuận đến thanh hoá do triều Nguyễn cai trị như cũ, nhưng ở đây treo chế
độ “nửa bảo hộ”, bên cạnh vua Nguyễn còn có một viên khâm sứ người Pháp ở Huế để trực tiếp điều khiển công việc đối nội và đối ngoại Việc quân sự và trị an do người pháp đảm nhiệm hoàn toàn
Bắc kỳ là xứ bảo hộ, đứng đầu viên thống sứ người Pháp, giữ quyền quyết định về các vấn đề hành chính, chính trị, kinh tế của toàn xứ Giúp việc cho thống sứ là một đổng lý sự vụ, thường được gọi là phó thống sứ cùng giám đốc các sở chuyên môn của xứ Thuộc phủ thống sứ có một văn phòng ở Bắc kỳ còn có một hội đồng bảo hộ do thống sứ làm chủ tịch và các thành viên gồm Tổng tư lệnh quân đội, Tư lệnh hải quân Ngoài ra, ở Bắc kỳ còn có hội đồng quyền lợi kinh – tài Pháp do Pháp kiều bầu ra để bảo vệ quyền lợi cho họ và Viện dân biểu Hội viên của viện dân biểu là người bản xứ, được bầu theo lối đầu phiếu hạn chế và trực thuộc phủ Thống sứ Bắc kỳ được cử một đại diện vào Hội đồng tối cao thuộc địa
Trung kỳ là xứ nửa bảo hộ, đứng đầu là viên khâm sứ người Pháp Theo nguyên tắc, tại trung kỳ bộ máy hành chính nam triều vẫn còn hiệu lực nhưng quyền lực của vua bị hạn chế tối đa Dưới vua có cơ mật viện và hội đồng thượng thư Nhưng từ năm 1897, cơ mật viện và hội đồng thượng thư bị bãi bỏ, thay bằng hội đồng nội các Mọi công việc của hội đồng này phải thông qua khâm sứ Pháp mới được trình lên nhà vua để đóng ấn thi hành Khâm sứ được quyền chủ toạ các cuộc họp của hội đồng nội các và hội đồng phủ tôn nhân Giúp việc cho khâm sứ là một Đổng lý sự vụ thường được gọi là phó khâm sứ và giám đốc các sở chuyên môn về giáo dục, kinh tế, tài chính, bưu diện Bên cạnh khâm sứ có hai Hội đồng tư vấn Hội đồng quyền lợi kinh tài Pháp gồm đại diện Pháp Kiều để bảo vệ quyền lợi của người Pháp ở trung kỳ còn có một phòng nông nghiệp và phát triển hỗn hợp đặt dưới quyền Toà án hành chính Bắc kỳ Trung kỳ
Trang 16cũng được cử 1 đại diện vào hội đồng tối cao thuộc địa Tại Trung kỳ cũng
có một viện dân biểu đặt dưới quyền của khâm sứ
Bắc kỳ có 23 tỉnh, trung kỳ có 16 tỉnh, đứng đầu là chức công sứ, giúp việc có phó công sứ và chủ sự các ty chuyên môn như thanh tra học chính, chủ sự bưu điện, Ngân khố, công chính, y tế Về phía bản xứ có tổng đốc ở tỉnh lớn, tuần vũ ở tỉnh nhỏ và quản đạo ở miền núi đứng đầu, dưới có án sát, đốc học, kiểm học, lãnh binh Ngoài ra mỗi tỉnh còn có một hội đồng hàng tỉnh, gồm các thân hào Pháp Việt có nhiệm vụ tư vấn cho công sứ Dưới tỉnh là phủ do tri phủ đứng đầu Dưới nữa là tổng do Chánh, Phó tổng đứng đầu Dưới tổng là xã do Hội đồng kỳ mục chịu trách nhiệm
về mọi mặt, đứng đầu là Tiên chỉ, Thứ chỉ Thi hành công việc và chịu tràch nhiệm với cấp trên là Lý trưởng, Phó lý và ban ngũ hương giúp việc Năm 1921, thống sứ Bắc kỳ ký nghị định cải tổ lại chế độ hương thôn Mỗi
xã do hương hội quản lý gồm các tộc biểu do dân bầu ra Đứng đầu là chánh huơng hội, có phó hương hội giúp việc ở Trung kỳ vẫn giữ nguyên như cũ
Như vậy, muốn nắm chặt thuộc địa, Thực dân Pháp cần nắm chắc chính quyền các cấp và kiểm soát chặt chẽ nhân dân Chúng cần có bộ máy cai trị trung thành và đắc lực, cần tạo được một cơ sở xã hội thích hợp với chế độ của chúng Thực dân Pháp vừa mua chuộc vừa hạ uy thế vừa uy hiếp khuất phục tầng lớp thân sĩ, nho sĩ là tầng lớp có cội rễ và có tín nhiệm lớn ở nông thôn, có uy quyền với cả bọn hương lý, thân sĩ, nho sĩ là lực lượng hậu bị của bộ máy quan lại Chính sách của thực dân đã tác động đến tầng lớp quý tộc, thân hào Muốn giữ chặt lấy quyền lợi, địa vị, bọn chúng ra sức làm việc cho Pháp ở nông thôn bọn thầy Chánh, thầy Lý ít lâu trước đó còn là người chạy việc, khúm núm, vâng dạ nghe theo các thân sĩ nay bỗng trở thành người có quyền hành thật sự được quan sứ bênh vực, giúp cho tậu ruộng, chiếm vườn, xây dựng dinh cơ chẳng bao lâu nữa
sẽ thành ông Nghị Phản ánh vấn đề này đã có nhiều tác phẩm văn học
Trang 17hiện thực phê phán đề cập đến nhưng phải nói rằng tác phẩm Tắt Đèn của Ngô Tất Tố đã thể hiện sâu sắc hơn cả
Trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố có đầy đủ một hệ thống, một bộ máy cai trị Ngay ở chương I và chương II của tác phẩm, cả một bộ máy thống trị ở địa phương đã được hiện lên một các cụ thể: đứng đầu là Chánh Tổng, Chánh Hội, rồi đến Lý trưởng, phó lý, lý cựu, cai lệ, lính cơ, trương tuần Đoạn văn sau đây tuy ngắn nhưng đã phơi bày cả một hệ
thống bộ máy thống trị ở địa phương: “Phó lý cuốn áo thâm lên cổ Chánh hội vắt áo the lên vai, năm sáu ông lý cựu và tộc biểu lệt sệt kéo đôi guốc
gỗ đã mòn hết gót Cả bọn lật đật tiến từ xóm giữa vào đình Ai nấy trụt guốc cầm tay, nhảy lên sàn đình, đút guốc vào dưới gậm chiếu rồi ngồi lên trên Chánh hội vừa khơi mào nói về chuyện thuế thì người nhà lý trưởng
lẽ mễ bưng một bộ khay đèn thuốc phiện rước chánh tổng từ nẻo xóm dưới
đi lên Ông cai lệ và hai ông lính cơ hộ tống cụ chánh vào trước cửa đình Chánh Tổng khoan thai bỏ giày, bước qua một dãy chiếu dưới, để lại mặt chiếu hai hàng dấu chân đầy cát bụi, rồi vắt vẻo ngồi lên chiếc chiếu trên cùng Bộ khay đèn tự tay người nhà lý trưởng sang tay hàng cai
lệ lên nằm làm bạn với “quan trong tổng”
Ngay từ sớm, cụ Chánh đã có điểm tâm độ vài chục điếu ở nhà lý trưởng, cho nên cụ rất tỉnh táo”
3.Về văn hoá Đây là thời kỳ “mưa âu gió mỹ”,” cũ mới tranh
giành” Văn hoá thời kỳ này đã được nhiều nhà văn phản ánh trong các tác phẩm văn học một cách sâu sắc Thời kỳ này, Thực dân Pháp không chỉ dùng chính sách kiểm duyệt và đàn áp sách báo tiến bộ mà chúng còn thi hành chính sách ngu dân Chúng mở nhà tù nhiều hơn trường học Chúng bắt học sinh các trường tư thục từ 18 tuổi trở lên phải đóng thuế thân để con em nghèo không được đi học Kết quả là hơn 90% nông dân bị mù chữ Còn học sinh, sinh viên thì bị đầu độc bởi “chủ nghĩa siêu hình, chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa nguỵ biện, chủ nghĩa hoài nghi” Trong suốt mấy
Trang 18chục năm thống trị, ngoài chính sách đàn áp và chuyên chế, lũ thực dân cáo già còn dùng chính sách mỵ dân, dùng khuynh hướng cải lương để đánh lạc hướng và làm xì hơi phong trào cách mạng Thực dân Pháp thò tay nham hiểm nắm mấy phong trào văn hoá có xu hướng cải lương tư sản (phong trào âu hoá, vui vẻ trẻ trung, hội ánh sáng, hội hướng đạo ) và những hoạt động tôn giáo nhằm ru ngủ và đánh lạc hướng thanh niên Thống sứ Stalen rất chăm lo tổ chức thi sắc đẹp và gây phong trào chợ phiên Stalen còn là người đỡ đầu cho hội ánh sáng mà hội ánh sáng chỉ là một tổ chức phỏng theo mô hình sẵn có của bọn thực dân, nhằm lôi kéo thanh niên và trí thức vào con đường cải lương tư sản và tất nhiên là có lợi cho đế quốc Cần phải phân biệt khuynh hướng cải lương này với khuynh hướng tiến bộ do nhân dân lợi dụng khả năng hợp pháp để làm lợi cho mình (hội truyền bá học quốc ngữ) Hội ánh sáng đã phát triển được nhiều chi hội ở các địa phương, lôi kéo được một số viên chức, trí thức, nghệ sĩ Tất nhiên, dưới cái gậy chỉ huy của Stalen thì hội ánh sáng sẽ gắn với hội hướng đạo, với phong trào chợ phiên, vui vẻ trẻ trung, với những hoạt động cải lương nhỏ giọt, có tính chất lừa phỉnh, mua chuộc quần chúng của thực dân Pháp và bè lũ tay sai Phong trào âu hoá, vui vẻ trẻ trung của nhóm tự lực văn đoàn với phong trào chấn hưng phật giáo nhìn bên ngoài
có vẻ rất xa lạ với nhau nhưng do vai trò lãnh đạo của thống sứ Stalen nên lại diễn ra một sự kết hợp kỳ lạ giữa hai phong trào đó Trong đại chiến thế giới lần thứ hai, thực dân Pháp thi hành chính sách phát xít hoá, khủng bố
và kiểm duyệt gắt gao báo chí và các nhà xuất bản, giải tán các hội đồng thuộc địa Nam Kỳ và các viện dân biểu Bắc, Trung kỳ Mặt khác, chúng còn đẩy bọn Việt gian và bồi bút như Phạm Quỳnh, Phạm Lê Bổng, Bùi Quang Chiêu hàng ngày tuyên truyền chủ nghĩa đầu hàng, ca tụng một cách trơ trẽn các khẩu hiệu “ Pháp – Việt phục hưng” và „cách mạng quốc gia‟ của tên cáo già bán nước Phê Tanh
Trang 19Chịu ảnh hưởng của nền văn hoá Pháp, sự hưởng thụ thú vui vật chất được coi là tự nhiên khi lễ giáo, tục lệ lùi bước, thì cái ngon, cái đẹp, cái tiện lợi, cái hào nhoáng trở thành có sức hấp dẫn Những người luống tuổi thì thi nhau đi học, các bậc cha mẹ thúc giục con cái đi học, kiếm lấy
ít vốn liếng chữ Tây và hãnh diện về chức thông phán Cả những cái còn
xa lạ hơn sâm banh, sữa bò kiếm được bằng những cách nhục nhã hơn, tội lỗi hơn đã gây ra sự thèm muốn, ước ao Cái quan trọng không phải chỉ là
ở chỗ thay đổi sự thích thú, ở chỗ việc bình thường hoá việc ăn bơ, sữa
mà còn là sự thay đổi trong đời sống tinh thần, cả tâm lý và cách suy nghĩ Trong xã hội, xuất hiện những vấn đề mới với cách nhìn mới ở thành thị, người đủ hạng người, trò đủ trò, thi nhau thanh lịch cũng lắm lối, những của ngon vật lạ hàng ngày tràn về, những nhà hát lộng lẫy, những quán trà lịch sự lôi cuốn, báo chí không ngớt đăng giá cả, tin tức kinh doanh Người
ta cần hưởng thụ , cần tiền, cần tính toán, chạy vạy Cuộc sống sôi động, chen chúc, phức tạp đòi hỏi người ta phải nhanh chóng, luôn vận động
Về mặt văn hoá, Phát xít Nhật cũng có nhiều thủ đoạn tuyên truyền xảo trá hòng che giấu bộ mặt xâm lược Chúng tung ra thuyết đại đông á nhằm ru ngủ mọi người và tìm mọi cách phát triển quan hệ Việt Nam và Nhật như cho học sinh Việt Nam sang Nhật và ngược lại cho học sinh Nhật và giáo sư Nhật sang Việt Nam Chúng dùng mọi cách để tỏ ra quan tâm đến đời sống và văn hoá của nhân dân Việt Nam Tất nhiên những hoạt động từ thiện hoặc tài trợ nói trên không che dấu được những hành động phát xít dã man, tàn bạo của bọn chúng đối với nhân dân ta Trong phạm vi chưa đầy 5 năm, chính sách văn hoá của Nhật chưa thể lấn át được chính sách văn hoá của thực dân Pháp Chịu ảnh hưởng của văn hoá thực dân và phát xít, một bộ phận người dân việt Nam đã tiếp thu và đi theo tiếng gọi của nền văn hoá phản động Họ sẵn sàng đánh mất giá trị truyền thống văn hoá ngàn đời của dân tộc Việt Nam để đổi lấy một phong cách sống âu hoá, hiện đại Để phê phán phong cách “rất Tây” của tầng lớp địa
Trang 20chủ phong kiến người Việt đã có nhiều tác phẩm trong dòng văn học hiện thực phê phán phán ánh hết sức sâu sắc
Đọc Giông Tố của Vũ Trọng Phụng người đọc cũng dễ dàng nhận ra một sự pha tạp, xáo trộn giữa nền văn hoá Đông và Tây Có thể coi đây là một bức tranh toàn cảnh về nền văn hoá Việt Nam trong những năm 30 của thế kỷ này ở nông thôn vẫn duy trì một nền văn hoá lạc hậu, hủ tục và tệ nạn Giữa chốn bùn lầy nước đọng ấy, nổi lên cuộc sống tủi nhục, xác xơ,
tù hãm của những người nông dân quần quật tối ngày như trâu ngựa vẫn không sao lo nổi ngày hai bữa Bọn hương lý và chức dịch thi nhau đè đầu, cưỡi cổ, bóp nặn dân nghèo làm cho người nông dân không thể ngóc đầu lên được ở làng Quỳnh Thôn “ chỉ cách xa huyện lỵ chưa đầy mười cây số
‟‟ mà dường như không có ánh sáng văn minh nào lọt tới đến mức “ một trí thức cao cấp” vào loại nhất làng như cụ đồ Uẩn cũng không thể nhận ra bộ mặt thật của bọn hương lý và chức dịch trong làng Khi đám đông dân chúng hành quân lên cửa quan cũng chỉ là hình ảnh “ Cả bọn lôi thôi lốc thốc kéo nhau ra khỏi làng, trước những cặp mắt toét mà còn tò mò của bọn giai làng, trước những cái mồm cười rất khả ố” Người nông dân thì lạc hậu như vậy còn ở thành thị thì một bộ phận người dân sống xa hoa, truỵ lạc, trác táng: “ một xã hội thất vọng truỵ lực, muốn phải làm cho những điều thất vọng phải tan ra khói”, gồm “ông chủ phòng mà Sở Liêm phóng không thương hại, mấy cậu học trò vừa ra khỏi trường mà đã oán giận xã hội không trọng dụng nhân tài, cụ phán già không được cưới thêm
vợ, ông nhà văn có sách mới bị cấm, tay chủ báo bị kiện vì tội phỉ báng, tay phóng viên thiếu đầu đề, cô gái nhảy vừa đánh mất nhân tình, nhà tài tử cải lương không có người bao ” Đó là đám khách của Nghị Hách vào ngày nhà tư bản tính sổ doanh thương: “Bọn người mà bề ngoài đủ tỏ ra vẻ doanh nghiệp, vẻ sắc sảo, gian hùng ở những cái mũ cát két, ở những đôi giày ống, ở những cái kính cặp, ở những cái răng vàng Trong bọn ấy, có anh coi đời như canh bạc lớn, làm việc thiện là để quảng cáo cho mình,
Trang 21làm điều ác mà bắt mọi người phải nhớ thương, đọc đủ các báo chí mà không biết gì về văn chương mỹ thuật, tủ sách đầy những tập kỷ yếu các hội ái hữu nhưng kỳ chung thật không có ai là bạn ở trên đời, cầm đến tờ nhật trình chỉ xem tin thương trường, tin gọi đấu thầu, các đạo nghị định Lại có anh vùa cổ động kịch liệt cho Hội Phật giáo lại vừa xây hàng dãy nhà săm Đó là “cái xã hội thượng lưu trí thức trưởng giả quý phái, gồm
đủ các quan chức Pháp trong tỉnh, đám khách sang trọng trong bữa tiệc linh đình ở phòng đại sảnh Tiểu Vạn Trường Thành lập vào dịp chủ nhân nhận thưởng bội tinh Chịu ảnh hưởng của nền văn hoá phương Tây mà cụ thể là nền văn hoá Pháp, ở thành thị đã xuất hiện những ả gái điếm, những con nghiện lọc lõi, những trí thức “dởm”, những ông quan Tây và quan ta tham nhũng thối tha sống cuộc sống xa hoa vương giả trên máu xương đồng loại
Những thay đổi về kinh tế, chính trị, văn hoá ngày càng làm cho mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc trở nên gay gắt Giai cấp địa chủ phong kiến và giai cấp nông dân có sự mâu thuẫn đối kháng với nhau Sở
dĩ như vậy là vì giai cấp địa chủ phong kiến từ địa vị thống trị dân tộc, đã trở thành tay sai cho đế quốc, phản lại dân tộc Vì vậy, xét về toàn bộ giai cấp thì giai cấp địa chủ phong kiến là kẻ thù của dân tộc, là đối tượng mà cách mạng cần phải đánh đổ cùng với bọn thực dân đế quốc Trong khi đó, giai cấp nông dân Việt Nam chiếm đa số trong dân cư, họ chưa từng đi theo giai cấp tư sản Họ chịu 3 tầng áp bức bóc lột, bị phá sản hàng loạt nhưng không có lối thoát Họ rất tích cực trong việc chống đế quốc và phong kiến Họ là lực lượng đông đảo của cách mạng
Những chính sách đàn áp về chính trị, bóc lột dã man về kinh tế và đầu độc về văn hoá của bọn thực dân và phát xít đã ngày càng củng cố vị trí của thực dân Pháp, khẳng định, bình thường hoá những cái xấu xa, những cái trái mắt của quân cướp nước, của phương Tây, của xã hội tư sản
mà thực dân mang vào xã hội Việt Nam Cái lố lăng, hợm của, trái tôn ti
Trang 22trật tự ấy gây ra bất bình, phản ứng cho cả xã hội vốn tôn trọng tục lệ, tôn trọng lễ giáo, phân vị trên dưới Nhưng về sau khi quyền của kẻ có của được thừa nhận, sự hưởng thụ thú vị vật chất được coi là quyền lợi tự nhiên, khi lễ giáo, tục lệ lùi bước, thì cái ngon, cái đẹp, cái tiện lợi, cái hào nhoáng trở thành có sức hấp dẫn
Những người luống tuổi đua nhau đi học, các bậc cha mẹ thúc giục con cái đi học, kiếm lấy ít vốn liếng chữ Tây và hãnh diện về cái chức thông phán Cái quan trọng không phải ở chỗ thay đổi sự thích thú mà còn
là sự thay đổi trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam
ở thành thị, nhiều hạng người, nhiều nhà hát lộng lẫy, con người cần tiền, cuộc sống sôi động, đua chen, phức tạp nên đòi hỏi con người cũng phải luôn vận động Hàng hoá từ thành thị tràn về nông thôn Cái mới tập trung ở thành thị nhưng không đóng khung ở thành thị, nó đổi thay cả cuộc sống ở nông thôn, căn cứ địa của nhà nho và người nông dân, những con người vốn trung thành với cái cổ truyền nhất Tuy nhiên sự thay đổi đó không phải thật sự dễ dàng Những cái mới, cái đẹp, cái tiện lợi vẫn có sức mạnh của nó Dần dần cái mới chinh phục được cả những người khó tính,
cổ hủ
Những người nông dân bị thất nghiệp chạy ra thành phố Dần dần họ cũng thành thị hoá, tư sản hoá Cái danh giới của địa vị, của gia thế bị xoá bớt Dần dần chính họ lại tập hãnh diện với những mánh khoé trong nghề buôn bán, làm ăn Có thể nói, thực tế lớn nhất của nước ta thời kỳ này là chúng ta đang trong thời kỳ mất nước, đất nước ta đang rơi vào tay quân giặc, làm nghẹt thở cả dân tộc Trong khi cả đất nước ta đang tìm mọi cách
để giải phóng dân tộc, thì một bộ phận người dân (tầng lớp địa chủ phong kiến) lại lợi dụng địa vị và quyền lợi của mình cấu kết với thực dân đàn áp nhân dân ta làm cho đời sống của người nông trở nên điêu đứng, bần cùng Nhưng, sự thay đổi về điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá của nước ta thời
Trang 23kỳ này lại là mảnh đất mầu mỡ để cho giai cấp địa chủ phong kiến ra đời, tồn tại và phát triển
Trang 24CHƯƠNG II: Những loại nhân vật phản diện trong văn học
truyền thống
Trong lịch sử phát triển, văn học luôn có chức năng phản ánh cuộc sống một cách toàn vẹn và sinh động Vì vậy, văn học có khả năng vươn tới tầm cao của sự khái quát, nắm bất sự vận động bên trong của đời sống hiện thực Văn học ở mọi thời đại đều phản ánh giai cấp và mang tính giai cấp một cách rõ rệt Từ rất lâu trong xã hội đã hình thành hai giai cấp đối kháng nhau đó là giai cấp thống trị và giai cấp bị trị Để phản ánh hiện thực đó, văn học đã hình thành hai tuyến nhân vật: chính diện và phản diện Như vậy, có thể khẳng định rằng, các nhân vật phản diện không phải chỉ đến giai đoạn này ( 1930 – 1945 ) mới xuất hiện mà đã có từ rất lâu trong văn học Chỉ có điều đến giai đoạn này các nhân vật phản diện mới được các nhà văn phản ánh cụ thể hơn, chi tiết hơn và sinh động hơn ở đây, chúng tôi chỉ khảo sát một số tác phẩm văn học tiêu biểu trước năm
1930 để so sánh, làm sáng tỏ vấn đề này
Nửa cuối kỷ 18 đến nửa đầu thế kỷ 19 là giai đoạn văn học phát triển rực rỡ nhất trong lich sử văn học và để lại nhiểu tác phẩm văn học có giá trị Truyện Kiều của Nguyễn Du, Hoàng Lê Nhất Thống Chí của Ngô Gia văn phái, Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn là những tác phẩm văn học tiêu biểu, trong đó Truyện Kiều của Nguyễn Du được coi là một kiệt tác, là kinh điển của văn học Việt Nam
Cảm hứng chủ đạo của Nguyễn Du trong truyện Kiều là hết sức sâu sắc và có giá trị lớn Có thể nói Truyện Kiều là bức tranh hiện thực rộng lớn về cuộc sống thời đại mà nhà thơ đang sống, trong đó Nguyễn Du muốn làm nổi bật lên sự đối lập gay gắt giữa quyền sống của con người nhất là của người phụ nữ với sự áp bức của chế độ phong kiến trong lúc suy tàn Để phán ánh sâu sắc và cụ thể vấn đề đó, tác giả đã xây dựng thành công hai tuyến nhân vật: chính diện và phản diện
Trang 25Trong Truyện Kiều, bên cạnh nhân vật chính diện như: Thuý Kiều, Kim Trọng, Từ Hải, Thuý Vân , độc giả còn thấy xuất hiện nhiều nhân vật phản diện như: Mã Giám Sinh, Tú Bà, Hồ Tôn Hiến, Bạc Bà, Bạc Hạnh Những nhân vật phản diện trong tác phẩm kiên kết với nhau thành một tuyến Một điều khá đặc biệt là trong truyện Kiều, đại thi hào Nguyễn
Du cũng phê phán và lên án tầng lớp thống trị trong xã hội, đó chính là bọn quan lại phong kiến Suy cho cùng đầu mối của mọi cái xấu xa, tàn bạo trong xã hội là do bọn phong kiến gây ra Trong những truyện Nôm khác, hình ảnh quan lại phong kiến thông thường là: bên cạnh những nhân vật rất xấu, rất tàn ác, còn có những người rất tốt, rất lý tưởng Vì vậy, truyện Nôm không hiếm những ông quan công minh chính trực, những ông vua nhân từ, độ lượng Trong nhận thức của tác giả truyện Nôm, quan lại xấu
là một hiện thực nhưng nó không có tính cách bản chất, không có tính chất quy luật Hình ảnh những tên quan xấu trong truyện Nôm chưa cho phép người ta nghĩ xấu về giai cấp thống trị của xã hội ấy, về chế độ ấy Truyện Kiều trên căn bản nhận thức về quan lại phong kiến khác với những truyện Nôm bình dân Trong truyện Kiều, Nguyễn Du thấy cái xấu của bọn quan lại không phải là hiện tượng mà là bản chất Nhà thơ có lên án và phê phán
ba tên quan và có cả một gia đình quan lại Mỗi tên quan mỗi vẻ, không thằng nào giống thằng nào, không phải đúc từ một khuân có sẵn, tuy có cùng một hành động là xô đẩy Thuý Kiều vào con đường khổ nhục, phá hoại hạnh phúc và chôn vùi nhân phẩm của cô
Thằng bán tơ là kẻ vu oan cho gia đình Thuý Kiều Trong cách trình bày của Nguyễn Du, việc vu oan của tên bán tơ chỉ là cái cớ cho bọn sai nha có dịp đi bắt cóc, hành hạ người khác Hành động của chúng không phải là hành động của công lý, hay công lý của chúng là công lý của bọn đầu trộm đuôi cướp Đằng nào cũng vậy Thế rồi kéo về cửa quan thì quan cũng chẳng hơn gì bọn sai nha Viên quan ở đây đúng là một thứ “ cướp ngày” Cha, em Thuý Kiều không được xét xử mà còn bị tra khảo nặng nề
Trang 26hơn Nhiều nhà nghiên cứu xưa nay nói rất đúng, chính viên quan đầu tiên trong truyện Kiều đã xô đẩy Thuý Kiêu, một con người trắng trong, lương thiện vào nhà chứa
Viên quan thứ hai trong truyện Kiều không đến nỗi quá nhem nhuốc, đó là tên quan xử kiện Nói chung, những thủ tục về hình thức trong việc tố tụng viên quan này giữ đúng Có đơn kiện cửa công, quan mới xuống trát đòi bên nguyên, bên bị đến công đường xét xử Quan có lập phiên toà, khi ra trước toà, quan còn cố giữ bộ mặt lạnh lùng như để cho lý trí không bị tình cảm chi phối Người ta dường như còn nghe cả thấy tiếng đằng hắng lấy giọng của quan trước lúc xét xử ấy vậy mà khi quan cất tiếng xét xử thì mới kỳ cục làm sao:
“ Phép công chiếu án luận vào
Có hai đường ấy muốn sao mặc mình:
Một là cứ phép gia hình, Một là lại cứ lầu xanh phó về.”
Phép công hẳn hoi chứ không phải là chuyện bừa bãi, mà thế đó Hoặc là chịu đánh đòn thì tiếp tục được phạm tội, hoặc là phải trở về nhà chứa Luật pháp ở đây rõ ràng có tính chất trả thù, lăng nhục, chứ không có tính chất giáo huấn, sửa sai
Nhưng rồi đến viên quan này, “phép công” cũng giống như cử chỉ
“lập nghiêm” Viên quan này có thể động lòng với tiếng khóc sụt sùi của Thúc Sinh mà chẳng động lòng một tý naò trước cảnh đánh đập tàn nhẫn Thuý Kiều Hắn lại còn sính thơ nữa Khi biết Thuý Kiều có tài thơ thì máu tài tử của hắn nổi lên, quên hết công lý, hắn hào hứng bắt Thuý Kiều làm thơ về cái gông Một tâm trạng như Thuý Kiều lúc đó, lại viết về một
đề tài như thế, bài thơ hay dở thế nào có thể biết được Thế mà hắn thì khen lấy khen để Và cuối cùng nhờ bài thơ mà xong hết mọi chuyện Đến đây thì tất cả những “cửa công”, “phép công” đều biến thành trò đùa
Trang 27Viên quan thứ ba là một trọng thần Hồ Tôn Hiến Trước hết, hắn là một kẻ bất tài Đánh không ăn thua, hắn tìm cách dụ dỗ, mua chuộc Thuý Kiều Quả nhiên, hắn đã mua chuộc được Thuý Kiều khuyên Từ Hải ra hàng, để rồi lúc kẻ thù thất ý sa cơ hắn lại phản bội, giết chết Tồi tệ hơn cả
là sau khi giết Từ Hải, hắn còn bắt Thuý Kiều là người vừa mới giúp hắn giành được thắng lợi, đồng thời là vợ của kẻ thù, đánh đàn hầu rượi hắn trong bữa tiệc hạ công còn đầm đìa máu me của chồng nàng Rồi lơi lả, rồi ngây dại trước sắc đẹp của nàng Cuối cùng không phải vì ân hận, hay vì một chút ân hận nào mà vì sĩ diện cá nhân, hắn đã gán Thuý Kiều cho một viên thổ quan, để Thuý Kiều phải nhảy xuống sông tự tử Hồ Tôn Hiến là tên quan to nhất cũng là tên quan ty tiện, bỉ ổi nhất trong truyện Kiều
Bên cạnh ba ông quan ấy ra, trong truyện Kiều còn xuất hiện một gia đình quan lại, đó là gia đình Hoạn Thư Quan ông là Lại Bộ Thượng thư, hình như không còn, chỉ có quan bà và quan cô ấy thế mà uy lực vẫn không hề suy suyển Không kể cái cơ ngơi toà rộng ,dãy dài, lộng lẫy, nguy nga Đặc biệt, đáng chú ý ở gia đình này là trong nhà bao giờ cũng
có một bầy côn quan, để khi cần thì đốt nhà người, bắt người về hành hạ
mà không sợ gì luật pháp Đối với gia đình Hoạn Thư chính quyền cũng không được đụng đến, nhà chùa cũng phải sợ và nhà buôn cũng phải nể
Dường như có cái gì rất giống nhau ở bộ ba trong ngôi nhà chứa của
Tú Bà là Tú Bà, Mã Giám Sinh và Sở Khanh Ba con người này từ những phương trời khác nhau của xã hội phong kiến tụ họp lại Một mụ là gái làng chơi về già hết duyên, một gã là sinh viên trường Quốc tử giám còn
gã nữa không phải là sinh viên nhưng cũng biết “hoạ vần” khi nghe một bài thơ của người khác, thì ít ra cũng là một nho sĩ Nhưng đấy là quá khứ Còn hiện tại thì cả ba đều tụ họp về đây, dưới mái thanh lâu của mụ
Tú Bà, gian xảo và mưu mẹo, chúng chuyên kiếm ăn bằng cái nghề bỉ ổi nhất là buôn bán sắc đẹp của người phụ nữ Tú Bà đóng vai mụ chủ, Mã
Trang 28Giám Sinh đóng vai lão chồng hờ còn Sở Khanh tên ma cô dắt gái Nguồn gốc xuất thân có khác nhau nhưng nghề nghiệp hiện tại quy định rõ nét tính cách của chúng : Cả ba đều hám tiền Mở miệng ra là nói đến tiền Đồng tiền xoay tròn trong mọi mưu mô xảo quyệt của chúng
Mã Giám Sinh mua Kiều về làm đĩ, nói dối là mua Kiều về làm lẽ Hắn cò kè từng xu một trong khi mua và tính toán lời lãi hàng nghìn trong khi bán Vừa muốn có tiền lại vừa muốn khoái lạc Nhưng đối với hắn, khóai lạc mà không ảnh hưởng gì đến tiền thì hắn mới làm
Với Tú Bà, đồng tiền cũng chi phối mọi tình cảm, mọi tính toán của
mụ Mã Giám Sinh mua Kiều đem về, mụ mừng quýnh lên, mới nói một câu có vẻ âu yếm với Kiều, mụ đã vội quay sang khấn ngay thần mày trắng Nỗi mừng đã làm cho giọng khấn của cụ trở thành lắp bắp, không có
vẻ gì thiêng liêng cả Nhưng liền sau đó, mụ biết Kiều thất thân với Mã Giám Sinh thì mụ đùng đùng nổi giận, nhảy vào xỉa xói, đánh mắng Thuý Kiều Thuý Kiều cũng không vừa, nàng dút dao toan tự sát Thế là mụ lại
sợ, run lên cầm cập Mụ sợ vì nếu Kiều tự tử thì mọi vốn liếng của mụ đi đời nhà ma Sau đó mụ đành xoay sang cách khác để ép Kiều phải quay sang tiếp khách Mụ hứa sẽ gả chồng cho Kiều để lấy lại vốn, rồi bày mưu cho Sở Khanh dụ dỗ Kiều trốn đi, để bắt về đánh đòn, làm cho Kiều đuối
lý phải nghe theo mụ Con người này trong hơi thở của nó cũng ngửi thấy mùi tiền
Đối với Sở Khanh, nỗi khát tiền lại còn làm cho tên này trở thành hèn hạ, đốn mạt hơn nữa Sở Khanh không từ một việc xấu nào là không làm, miễn là có tiền Có tiền, hắn mới không dở quẻ, gây sự Người ta khinh bỉ hắn và người ta cũng chờn mặt hắn
Ba con người, một tâm địa nhưng chẳng ai giống ai mà mỗi người mỗi vẻ Nguyễn Du không Phải chỉ nhằm bộc lộ bản chất của chúng mà còn rất chú trọng miêu tả chúng thành những con người cụ thể, có xương,
có thịt chứ không phải những con người chung chung, trừu tượng
Trang 29Tóm lại, trong truyện Kiều, nhân vật phản diện không phải là ít mà các nhân vật phản diện đã được quy tụ thành cả một hệ thống Loại nhân vật phản diện trong truyện Kiều được xây dựng theo một quan niệm điển hình hoá khác hẳn Đối với loại nhân vật này, Nguyễn Du đã cố gắng làm cho nó gần gũi với đời sống, với hiện thực Bản chất giai cấp của chúng nói chung rất rõ nét Vấn đề cá thể hoá nhân vật bước đầu cung được đặt
ra Nhà thơ cũng bước đầu nhận thức được một cách hiện thực mối tương quan giữa hoàn cảnh, môi trường và tính cách của nhân vật Đặc biệt, bút pháp của nhà thơ khi xây dựng nhân vật này thường nổi rõ tính chất hiện thực chủ nghĩa
Sang nửa cuối thế kỷ XIX văn học yêu nước phát triển mạnh mẽ Bên cạnh đó vẫn tiếp tục xuất hiện những tác phẩm văn học với chủ đề đạo đức phong kiến mà trong đó tác phẩm “ Lục Vân Tiên” là một tác phẩm tiêu biểu Trong tác phẩm này, chủ đề là ca ngợi chính nghĩa và phê phán những kẻ bất nhân, bất nghĩa cho nên những nhân vật trong truyện cũng được sắp xếp thành hai tuyến đối lập rất rõ, tuyến nhân vật chính diện và tuyến nhân vật phản diện Một bên là những con người nhân nghĩa như Vân Tiên, Nguyệt Nga, Hớn Minh, Tử Trực, tiểu đồng, ông quán, ngư ông, ông tiều và bên kia là những kẻ bất nhân như gia đình Võ Thế Loan, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm Lối kết cấu như vậy không có gì mới so với phần lớn truyện Nôm giai đoạn thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX Đáng chú ý là ở Lục Vân Tiên sự đối lập ấy không phải nói chung giữa hai tuyến nhân vật mà đối lập trong từng cặp nhân vật Nó như tấm kính lệch phản chiếu vào nhau để làm nổi rõ tính cách của nhau Nguyệt Nga là tấm gương sáng của lòng chung thuỷ Mặc dù Vân Tiên chết, nàng vẫn mang “ bức tượng” của chàng bên mình Trước sự ve vãn của Bùi Kiệm, nàng bỏ nhà hắn, trốn đi nơi khác Võ Thế Loan thì hoàn toàn trái lại Cô vợ chưa cưới này khi thấy Vân Tiên vào kinh ứng thi, chắc bẩm rằng thế nào chàng cũng sẽ “cung quế xuyên dương” nên săn đón, đãi đưa Nhưng chỉ sau đó ít lâu, Vân Tiên
Trang 30bị mù cả hai mắt thì con người ấy trở mặt ngay tức khắc Sự đối lập giữa Hớn Minh, Tử Trực với Trịnh Hâm, Bùi Kiệm cũng là một dụng ý rất rõ của nhà thơ Hớn Minh khẳng khái, có thể ngồi tù chứ không chịu những hành vi ngang ngược Chàng chí tình, chí nghĩa với bạn, sẵn sàng giúp đỡ bạn những lúc khó khăn Trịnh Hâm thì nhỏ nhen, đê tiện Nhân lúc Vân Tiên bị mù loà, hắn lập mưu giết tiểu đồng và xô Vân Tiên xuống biển
Như vậy, đến tác phẩm này thì nhà thơ vẫn tiếp tục sử dụng lối kết cấu hai tuyến đối lập rõ rệt như trong văn học truyền thống Mỗi nhân vật trong hai tuyến nhân vật ấy đều phản ánh một khía cạnh nào đó của hiện thực đời sống Các nhân vật bên cạnh việc thể hiện tính cách cộng đồng dân tộc mà còn thể hiện một số nét địa phương rất rõ Đó là những con nguời đã tròn thì tròn hẳn, đã vuông thì vuông hẳn, dứt khoát, rõ ràng, không lắt léo, khó hiểu Đây cũng là một phương pháp rất đặc thù của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu khi sáng tạo nhân vật Với cách xây dựng nhân vật kiểu như vậy, Nguyễn Đình Chiểu đã kế thừa được nhiều mặt truyền thống
ưu tú của văn học quá khứ, nhất là văn học dân gian và truyện Nôm bình dân
Trong nền văn học trung đại, bên cạnh Truyền Kiều của Nguyễn Du, Lục vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu, còn có tác phẩm Nhị Độ Mai Đây
là truyện thơ Nôm Việt Nam, khuyết danh, dựa theo tiểu thuyết Trung Quốc, có nhiều khả năng xuất hiện ở thế kỷ XIX Trong tác phẩm này, các tác gỉa dân gian đã sáng tạo nhiều nhân vật, quy vào hai tuyến nhân vật: chính diện và phản diện Chuyện kể về Mai Bá Cao làm quan ở huyện Thach Đường, nổi tiếng là người thanh liêm, trung thực Vốn căm ghét bọn gian thần Lư Kỷ, Hoàng Tung nên khi được vua triệu về kinh làm gián quan, Bá Cao quyết tâm vạch tội bất lương của chúng để trừ hại cho dân Trong bữa tiệc mừng thọ tên tể tướng Lư Kỷ 60 tuổi, Bá Cao đã đứng lên công kích những kẻ nịnh thần như Hoàng Tung và từ chối không uống rượu Lư Kỷ và Hoàng Tung vô cùng căm ghét, ngấm ngầm tìm cách hãm
Trang 31hại ông Nhân khi giặc Thát sang quấy rối biên giới, Lư Kỷ tâu vua cử hai quan văn Phùng Lạc Thư và Trần Đông Sơ đi dẹp giặc Bá Cao đã vạch mặt bọn Lư Kỷ bởi chính bọn này đã gây ra cảnh giặc giã và khuyên vua không nên cử quan văn đảm đương việc quân Lư Kỷ nhân đó liền khép Bá Cao vào tội phản nghịch, muốn trì hoãn việc binh Vua ra lệnh chém đầu
Bá Cao và truy nã nhà họ Mai Nhận được tin dữ, Mai phu nhân đến nhà
em để náu mình còn con trai Mai Lương Ngọc cùng với Hỷ Đồng chạy sang nhà hầu Loan – bố vợ chưa cưới Hầu Loan trở mặt một cách hèn hạ, định sai lính bắt Mai Lương Ngọc tiến kinh Hỷ Đồng quyên sinh để cứu chủ Còn lại một mình, Lương Ngọc treo cổ tự tử nhưng được nhà sư cứu thoát Sau rất nhiều biến cố, kết thúc tác phẩm kẻ bất nhân như Lư Kỷ, hoàng Tung bị xử chém, bọn tay chân của hai tên gian thần đều bị trị tội Cuối cùng cả hai họ Mai- Trần đều được vua ban thưởng, Mai Bá Cao được truy phong
Nhị Độ Mai là tác phẩm đề cao trung hiếu tiết nghĩa mà nội dung là cuộc đấu tranh quyết liệt giữa hai lực lượng chính nghĩa và phi nghĩa trong
xã hội phong kiến trên bước đường suy vong của nó: trong triều, vua không lo việc nước để bọn gian thần lộng hành giết hại những nguời trung thần, bên ngoài thì giặc giã luôn đe doạ, đời sống nhân dân cơ cực, bị ức hiếp và chà đạp Tác phẩm cũng thể hiện thái độ và nguyện vọng của người dân lao động lúc đương thời: đứng về phe chính nghĩa mà căm ghét bọn gian tà hại dân, phản nước, luôn luôn mong ước cho nguời ngay, người tốt được ưởng hạnh phúc, kẻ gian ác phải được trừng trị nghiêm minh
Như vậy, có thể khẳng định rằng, trong văn học truyền thống, đặc biệt là trong nền văn học trung đại Việt Nam đã từng xuất hiện các nhân vật phản diện mang màu sắc xã hội và điển hình cho một giai cấp cụ thể Trong tác phẩm văn học các nhân vật này xuất hiện nhiều, tạo thành một tuyến nhân vật Khi đi vào khảo sát một số tác phẩm thì ta thấy các nhân
Trang 32vật này được mô hình hoá một cách hết sức cụ thể thông qua việc miêu tả ngoại hình, ngôn ngữ, hành động cũng như việc khắc hoạ nội tâm, tính cách nhân vật Có những nhân vật đã trở thành nhân vật điển hình cho cả một thời kỳ văn học Tuy nhiên, bên cạnh những mặt được, nhân vật phản diện thời kỳ này vẫn còn những hạn chế nhất định mà sẽ được hoàn thiện dần trong các giai đoạn văn học sau này
Bước sang thế kỷ XX, đặc biệt trong những năm 30 của thế kỷ hai muơi đã xuất hiện những cuốn tiểu thuyết quốc ngữ đâù tiên như : “Tố Tâm” của Hoàng Ngọc Phách, “Quả dưa đỏ” của Nguyễn Trọng Thuật,
“Kim anh lệ sử” của Trọng Khiêm, “Cay đắng mùi đời”, “Tiền bạc bạc tiền” của Hồ Biểu Chánh Đây là những tiểu thuyết đầu tiên của thời kỳ hiện đại hoá văn hoá văn học Trong văn học, bắt đầu nảy sinh một số khuynh hướng của tiểu thuyết hiện đại: khuynh hướng lãng mạn tiêu cực, khuynh hướng hiện thực phê phán và khung hướng yêu nước Trong các khuynh hướng văn học thời kỳ này, một số tác phẩm xuất hiện những nhân vật phản diện mang đặc điểm địa chủ phong kiến, chưa địa chủ hóa, có thái
độ vênh váo, quyền uy, thiếu tấm lòng nhân hậu ở đây, trong khuân khổ
có giới hạn, chúng tôi chỉ đưa ra một vài giả tiêu biểu để làm sáng tỏ vấn
đề
Hồ Biểu Chánh là nhà văn nổi tiếng ở Nam Bộ được nhiều người ưa thích Đứng về khối lượng và chất lượng thì Hồ Biểu Chánh là nhà viết tiểu thuyết đáng chú ý nhất của thời kỳ này Trước năm 1930 ông viết một
số tác phẩm như : “Cay đắng mùi đời, tiền bạc bạc tiền, tỉnh mộng, ngọn
cỏ gió đùa, cha con nghĩa nặng, khóc thầm” Tác phẩm của Hồ Biểu Chánh đã ghi lại một số nét khá điển hình của hiện thực Nam bộ vào những năm sau đại chiến thế giới lần thứ nhất Tác phẩm của ông bao quát nhiều vùng hiện thực rộng lớn của Nam bộ, nhiều kiểu người thuộc đủ các giai cấp khác nhau Trong đó, Hồ Biểu Chánh tập trung mũi dùi đả kích vào bọn địa chủ, quan lại phong kiến Điều này cũng dễ hiểu là vì lúc bấy
Trang 33giờ cơ sở ruộng đất ở nông thôn vẫn ở trong tay bọn địa chủ, bọn hội đồng
kỳ hào, đế quốc Pháp lại ra sức củng cố hệ thống vua quan và duy trì ý thức hệ phong kiến để kìm hãm sự phát triển của xã hội ta Hồ Biểu Chánh
đã bóc trần những lớp vàng son giả hiệu, đã lột mặt nạ những thủ đoạn lừa phỉnh nhơ nhớp, ti tiện của bọn địa chủ phong kiến Ưu diểm nổi bật nhất của nhà viết tiểu thuyết là trong một số trường hợp, ông đã trực tiếp tố cáo các thủ đoạn bóc lột tô tức của bọn địa chủ Trong tác phẩm “ khóc thầm”,
Hồ Biểu Chánh đã khắc hoạ chân dung nhân vật Vĩnh Thái một cách sâu sắc Tên này tiêu biểu cho bọn chúa đất bóc lột theo lối cổ điển Hắn buộc
tá điền, nếu mướn 100 công đất thì phải vay 50 đồng bạc hoặc 50 giạ lúa, nếu mướn 200 công thì phải vay gấp đôi Lúa và tiền đó phải trả lãi hàng năm 60 phân, ai không chịu vay lúa, vay tiền thì hắn lấy lại ruộng đất Như vậy là hắn đã bóc lột tô tức cùng một lúc và đời đời biến người nông dân thành nô lệ gắn chặt với ruộng đất của mình Để bóc lột cho đầy túi tham, hắn còn đánh thuế thổ trạch, thuế mồ mả và làm đơn xin khẩn hoang để cướp không 100 mẫu ruộng của nông dân ở Mặc Cần Dưng Vĩnh Thái là
tên chủ đồn điền, hắn tự cho mình là kẻ nhân đức “ Tôi nhân đức, tôi không đành cát cổ mấy người quá như vậy đâu Tôi định cho 5 chục giạ lúa, tới ngày mấy người đong vốn và lời tám chục giạ mà thôi.” Tính chất
địa chủ của Vĩnh Thái còn thể hiện ở hành động: khi phó lý thầu thiếu 50 giại lúa, Vĩnh Thái nói phải bán vợ đợ con để trừ nợ không thì phải đưa đứa con lên ở trừ nợ Hắn là con người tàn nhẫn vô cùng, mọi hành động
của hắn đều thể hiện thói đạo đức giả “ Tôi làm chủ điền mà lại để cho tá điền tôi đi vay của người khác như vậy thì tội nghiệp cho họ mà cũng hư danh giá của tôi nữa ấy vậy, tôi muốn mấy người lấy bạc, lấy tiền của tôi
mà xây dựng, chớ đừng đi hỏi của người ngoài, họ cười tôi” Nhưng trên
thực tế, đó là một cách để bóc lột và chiếm đoạt ruộng đất, tài sản của người nông dân Bên cạnh đó, Vĩnh Thái cũng thể hiện tính cách của một
địa chủ ác ôn Vĩnh Thái mắng người ở: “ Quân chó đẻ, cho ăn ngập mặt
Trang 34còn nói lén chủ nhà Tao đánh chết cha mầy ” Mắng thôi chưa đủ, Vĩnh
Thái còn nắm đầu thằng Mau mà kéo dậy, rồi tay thì thoi, chân thì đá, làm cho thằng nọ sưng mặt, chảy máu mũi Rồi chính hắn đã đẩy thằng Mới phải đi ở tù
Trong tác phẩm “ Ngọn cỏ gió đùa”, Hồ Biểu Chánh cũng vạch trần
bộ mặt xấu xa, đồi bại của vợ chồng tên địa chủ Đỗ Cẩm Đỗ Cẩm ít nói
mà tính lại xảo trá, còn thị phi nói nhiều mà tính lại hỗn hào Vợ chồng nhà tên này chỉ vì tiền mà có thể làm tất cả mọi điều mà hắn muốn Hắn nói với
Hải Yến: “ Cậu đừng lo, cậu để nó cho tôi Mình đã tử tế với nó quá Nếu
nó muốn làm phách thì để tôi cho nó làm phách Để tôi biểu con vợ tôi ép
nó, nếu nó còn cứng nữa thì vợ chồng tôi thân nó cho nó thất kinh rồi tự nhiên nó hết cứng chớ gì Nói cùng mà nghe, nếu mình làm đủ các mà nó
cứ cúng hoài thì tôi cho phép cậu ban đêm vô ngủ nhầu với nó, sức nó bao nhiêu mà cụ với cậu nổi ”Đỗ Cẩm chính là kẻ “ chặt đầu lột da người”
Bên cạnh dó, Hồ biểu Chánh còn phê phán một tên quan huyện dâm ô,
định dở thói bỉ ổi: “ Quan huyện trạc chừng 45 tuổi, trên mép, dưới cằm đều có râu le the vài chục sợi đương ngồi tréo mảy chơn trên nghế mà hút thuốc Ngài ngó nàng trân trân mà miệng lại chúm chím cười” Ngài nói thẳng với ánh Nguyệt mà không e ngại, che dấu “ – Thương nên đêm hôm vắng vẻ ta mới kêu nàng vào đây mà hỏi chuyện Dại quá! Nàng ở đây với
ta thì khỏi trả đồng xu nào hết, nàng chịu hôn? Ta thấy nàng nghèo hèn
mà có sắc ta thương nên ta muốn làm phước cứu nàng Vậy nàng ở đây hầu ta khỏi phải trả nợ.”
Trong tác phẩm “ Tiền bạc, bạc tiền ” Hồ Biểu Chánh đã lên án, phê phán tên quan phủ Khánh Long Tên này nhờ có một nghề làm quan mà dựng lên sự nghiệp lớn đáng giá mười muôn Hắn có gần 100 mẫu ruộng là
do hắn đã bóc lột của dân Bên cạnh đó, tác giả còn phê phán nhân vật bà quan phủ Khánh Long Bà này vốn là người đê tiện Khi quan phủ Khánh Long lấy bà làm lẽ, thiên hạ họ thấy tiền nhiều, chức lớn, họ quên hết các
Trang 35điều tồi tệ cũ chứ có phải là người xứng đáng chi đâu Cô là gái hư được làm bà lớn mà cô không biết ăn năn, lại còn làm điều gian ác, dùng thuốc đầu độc hai đứa con trai của quan phủ chết, rồi dùng thuốc mà đầu độc quan phủ mà cướp gia tài Khi làm bà quan phủ bà luôn nghĩ đến tiền bạc
Bà tìm mọi cách để cho cháu bà phải được sống trong nhà giàu có Trong tác phẩm này, Hồ Biểu Chánh đã xây dựng nhân vật phản diện kiểu như vậy để vạch trần thế lực đồng tiền đã làm tha hóa con người
Mặc dù Hồ Biểu Chánh có lên án, phê phán chế độ xã hội nhưng do những hạn chế về mặt thế giới quan nên cách phê phán của ông cũng là cách phê phán không triệt để Sở dĩ như vậy là vì ông chưa nhìn thấy những mặt hiện thực chủ yếu của xã hội lúc bấy giờ, ông chưa nhìn thấy quy luật đấu tranh giai cấp Hồ Biểu Chánh không chủ trương đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến trên lĩnh vực chính trị và kinh tế mà chỉ sửa chữa
nó về mặt đạo đức Trong tác phẩm, ông đã đề cao một thứ chủ nghĩa cải lương phong kiến Khuynh hướng hiện thực trong tác phẩm Hồ Biểu Chánh gắn liền với khuynh hướng cải lương và khuynh hướng đạo lý Đứng ở góc độ đạo lý, tác giả đã thấy được một số mặt xấu xa, thương luân bại lý của bọn địa chủ quan lại trong xã hội thời bấy giờ nhưng tác giả lại chủ trương “ Làm quan đặng dạy dân cho khôn ngoan, làm giàu đặng cứu dân hết cùng khổ thì mình sùng bái chứ mình đâu dám kích bác họ”.( Khóc thầm ) ở đây ta thấy rất rõ hạn chế của Hồ Biểu Chánh: tuy có phê phán bọn địa chủ quan lại về một phương diện nhất định nhưng nói chung lập trường của Hồ Biểu Chánh vẫn là lập trường của giai cấp phong kiến Chưa bao giờ ông chủ trương đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến, ông ra sức cải lương nó theo quan điểm của chủ nghĩa cải lương Vì vậy, trong tiểu thuyết, ông đã đề cao một bọn địa chủ “từ thiện”, xây dựng chúng thành những mẫu người lý tưởng Hồ Biểu Chánh đã biến các thôn ấp của bọn địa chủ “ từ thiện” thành những thiên đường giả tạo của chủ nghĩa cải lương phong kiến Kết quả của chủ trương này là đấu tranh giai cấp bị thủ
Trang 36tiêu, mâu thuẫn giai cấp bị xoá nhoà Nông dân với địa chủ từ đây có thể xem nhau là bạn bè, miễn ông chủ phải là người có đạo đức
Bên cạnh Hồ Biểu Chánh thì Phạm Duy Tốn cũng là một nhà văn tiêu biểu Trong tác phẩm “ Sống chết mặc bay” ông đã lên án, phê phán tên quan huyện vô trách nhiệm với nhân dân, không quan tâm đến đời sống của nhân dân, chỉ biết có một điều là ăn chơi trác táng, sa đoạ Trong lúc hàng nghìn dân phu đang vật lộn với mưa và bùn, cố làm chắc cho con đê đang bị nước sông đe doạ thì giữa đình làng viên quan huyện với lính tráng phục dịch sòng bài với nha lại, chánh tổng đang đánh tổ tôm để tiêu khiển
Có kẻ tỏ ý động dao vì nước sông ngày càng lớn thì vị “ cha mẹ dân” gắt Quan đang chờ ù ván bài to Bỗng một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, xông vào đình, thở không ra hơi: “ Bẩm quan lớn, đê vỡ mất rồi” Thế rồi, anh ta bị quan đuổi thẳng cánh Những người xung
quanh bị quan quát mắng Rồi ngài “ Ngoảnh mặt vào, lại hỏi thầy đề:
“Thầy bốc quân gì thế”? “ Dạ, bẩm, con chưa bốc” “ Thì bốc đi chứ”
Quan hạ tay bài xuống trình ù – “ù chi chi nảy” Trong khi đó thì khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước ”
Như vậy, trước năm 1930 các nhà văn cũng viết về các nhân vật phản diện song tần số xuất hiện của các nhân vật còn ít, mờ nhạt, chưa sâu sắc Lúc này chưa có các nhân vật kiểu như Nghị Hách, Nghị Quế, Nghị Lại mà mới chỉ xuất hiện các nhân vật phản diện còn chung chung, mang ít nhiều tính khái quát Sở dĩ như vậy là vì thời kỳ này khuynh hướng văn học hiện thực phê phán mới chỉ nhen nhóm, chưa phát triển thành dòng văn học cụ thể Hay nói cách khác, đây là thời kỳ đầu tiên của văn xuôi hiện đại nên không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định Hơn nữa, đây
là thời kỳ mà mâu thuẫn xã hội và mâu thuân giai cấp chưa lên đến đỉnh điểm, sự phân hoá về giai cấp, sự phân hoá về xã hội chưa thật sâu sắc nên
Trang 37con ngưòi đam mê danh lợi thiêu đốt dục vọng ít xuất hiện trong thời kỳ này
Nhưng ở thời kỳ nào thì các nhân vật phản diện cũng thể hiện bản chất xấu xa, đồi bại Quan phủ Lê Xuân Thới trong sáng tác của Hồ Biểu Chánh mới vừa bốn mươi bốn mà vì ông này có bệnh hút nên hình vóc gầy mòn, nước da huỳnh đản, coi bộ như người già năm năm tuổi mà lại nhiều vợ Trong cái guồng quay của cơ chế trấn áp, các nhân vật phản diện cứ
mở miệng là quát mắng, gắt, thét, la, hét, chửi với thái độ găm ghè sừng
sộ, hách dịch, hống hách, trừng mắt, gân cổ, trừng trợn thậm chí còn đánh đập hết sức dã man Trong tác phẩm “ Ngọn cỏ gió đùa” của Hồ Biểu Chánh, Lý trưởng Tùng hiện lên là một kẻ nhiều quyền lực Khi bắt được tên Lê Văn Đó, hắn đánh chửi thậm tệ rồi mới chịu giải lên quan huyện, quan tri huyện hành phạt một lớp nữa rồi mới giải lên tỉnh Quan dạy lính đóng cọc căng tay chân Lê Văn Đó nằm sấp giữa sân Đánh đòn đủ một trăm roi, nát thịt, vàng máu, đến mức Lê Văn đó chỉ có thể bò chứ không thể đi được
Từ những dẫn chứng trên đây, chúng ta có thể khẳng định rằng nhân vật phản diện xuất hiện từ rất sớm trong văn học nhưng phải đến thời kỳ hiện đại, trong quan hệ xã hội tư bản, cuộc sống nhiều lạc thú vật chất: tiền tài, danh vọng, trai gái, cờ bạc, chè chén con người không kiềm chế được mình, luân lý, đạo đức, tôn giáo không đủ khả năng hạn chế và gò bó tính cách trong khuân khổ pháp luật và đạo lý thì các nhân vật phản diện mới được lột tả nguyên hình, có chiều sâu Điều đó được biểu hiện cụ thể, sâu sắc thông qua các tác phẩm văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, đặc biệt hiện lên rõ nét qua các tác phẩm “Giông Tố” của Vũ Trọng Phụng,
“Tắt Đèn” của Ngô Tất Tố, “Bước Đường Cùng” của Nguyễn Công Hoan
và “Chí Phèo” của Nam Cao
Trang 38Chương III: Các loại nhân vật phản diện trong một số tác
phẩm văn học hiện thực phê phán 1930 – 1945
Từ năm 1930, tiểu thuyết Việt Nam thực sự bước vào giai đoạn phát triển Thời kỳ này, nhân vật phản diện trong các tiểu thuyết hiện đại phát triển mạnh mẽ và phức tạp hơn trước Văn học giai đoạn 1930 – 1945 tồn tại nhiều khuynh hướng văn học: văn học cách mạng, văn học hiện thực phê phán, văn học lãng mạn Việt Nam Trong các khuynh hướng văn học này, ở mỗi tác phẩm văn học đều xuất hiện những nhân vật phản diện Trước khi trình bày các loại nhân vật phản diện trong một số tác phẩm văn học hiện thực phê phán, chúng tôi điểm qua vài nét về nhân vật phản diện trong một số tác phẩm văn học lãng mạn để có cái nhìn bao quát và tiện cho việc so sánh
I Nhân vật phản diện trong một số tác phẩm văn học lãng mạn Việt Nam 1930 – 1945
Khuynh hướng tiểu thuyết lãng mạn của Tự lực văn đoàn là sản phẩm của bộ phận trí thức tư sản trong thời kỳ thoái trào cách mạng Sau cơn khủng bố trắng 1930 – 1931, văn chương lãng mạn của tự lực văn đoàn ra đời Tầng lớp tư sản không dám đấu tranh bằng chính trị và quân
sự chống đế quốc nữa, bèn chuyển ra đấu tranh bằng văn hoá chống phong kiến Tiểu thuyết lãng mạn Tự lực văn đoàn về bản chất mang mầu sắc tiêu cực và thoát ly Cũng như mọi khuynh hướng lãng mạn tiêu cực khác, tiểu thuyết tự lực văn đoàn ngày càng xuống dốc Điều đó là dễ hiểu bởi vì nhân sinh quan, thế giới quan ngày càng lạc hậu và suy đồi thì tác phẩm cũng không thể tránh khỏi đi vào con đường bế tắc
Nhưng chúng ta cũng phải khẳng định rằng văn học thời kỳ này vẫn tiếp tục kế thừa truyền thống của nền văn học trước đây, tiếp tục tố cáo lễ
Trang 39giáo phong kiến, đề cao đạo đức phong kiến Trong các tác phẩm văn học, các nhà văn đều xây dựng hai tuyến nhân vật rạch ròi: nhân vật chính diện
và nhân vật phản diện Các nhân vật trong tác phẩm cũng hành động xung quanh chủ đề về đạo đức phong kiến Phần lớn các tác phẩm đều phản ánh đại gia đình phong kiến, quyền uy, trong đó cha mẹ thường quyết định vận mệnh con cái, đặc biệt trong lĩnh vực hạnh phúc gia đình thì cha mẹ đặt đâu con phải ngồi đấy Trong hầu hết các tác phẩm, nhân vật phản diện phần lớn là các bà mẹ chồng cổ hủ, lạc hậu Bên cạnh đó còn xuất hiện một
số ông chồng lệ thuộc hoàn toàn vào cha mẹ, nghe theo cha mẹ mà không đếm xỉa đến hạnh phúc riêng tư So với nhân vật phản diện trong văn học hiện thực phê phán thì nhân vật phản diện trong văn học lãng mạn nhìn chung mảnh hơn, mờ nhạt hơn Có một điều chúng ta phải khẳng định rằng, nhân vật phản diện trong hầu hết các tác phẩm văn học lãng mạn là giống nhau nên khi khảo sát, chúng tôi chỉ quan tâm đến một một số nhân vật trong một vài tác phẩm mà thôi
“Nửa chừng xuân” là tác phẩm văn học tấn công vào đại gia đình phong kiến, tố cáo bọn quan lại và địa chủ phong kiến ở nông thôn nhưng chưa mạnh lắm Tác phẩm này cũng có hai tuyến nhân vật rõ rệt Nhân vật chính diện và nhân vật phản diện Đại diện cho nhân vật chính diện là Mai
và Lộc, đại diện cho nhân vật phản diện là Bà Phán Bà Phán là con người đại diện cho giai cấp địa chủ phong kiến ở nông thôn nên mọi suy nghĩ và hành động của bà đều gắn chặt với tư tưởng bảo thủ trì trệ Bản chất con người của Bà là hiện thân cho cả tầng lớp địa chủ phong kiến trong xã hội Khi Mai và Lộc hết lòng yêu thương nhau thì bà án lại phản đối cuộc hôn nhân trái phép này vì bà cho rằng không môn đăng hộ đối Lộc phải nhờ người giả đóng vai bà án đến hỏi Mai Tuy biết sự thật nhưng Mai vẫn nhận lời để đến đáp lòng tốt của chàng Còn bà án, sau khi nghe con trai kể thật sự tình, đã không cho phép lại còn quát mắng và rắp tâm phá cuộc nhân duyên Bà bày mưu chia rẽ hai người bằng một bức thư giả mạo
Trang 40khiến Lộc ngờ vợ ngoại tình Hơn nữa, Bà còn đến gặp Mai, cố ý làm nàng tưởng Lộc nhờ mẹ đến đuổi nàng đi để rảnh tay cưới con gái cụ Tuần Mai mắc mưu bà án, cảm thấy ghê tởm người chồng tầm thường, hền hạ và tin rằng Lộc chỉ là một gã sở khanh nên nàng dứt khoát bỏ đi Lộc lại càng tin rằng Mai bạc tình, đã bỏ chồng đi theo trai Sau đó, Lộc cưới con gái cụ Tuần theo ý mẹ còn chị em Mai đến trọ trong một xóm nhỏ giữa những người lao động nghèo và được họ cưu mang, đùm bọc Vốn là một cô gái hay làm, Mai đã tần tảo, đảm đang, chan hoà với những người lam lũ, quyết chí nuôi em ăn học Một bác sĩ trẻ, rồi một hoạ sĩ lần lượt đến ngỏ lời muốn lấy nàng làm vợ song Mai đều từ chối vì Mai vẫn chưa quên hẳn Lộc Còn Lộc sau này biết rằng những việc làm của mình là sai lầm, anh ta rất ân hận và cuộc sống của anh không tìm thấy hạnh phúc Lộc đau khổ, dằn vặt vì sự tàn nhẫn của mẹ, đã xua đuổi Mai trong lúc bụng mang, dạ chửa Còn bà án khi biết được chỗ ở của Mai, bà tìm đến để bắt đứa cháu nội Trước lời lẽ đĩnh đạc của Mai, bà đành thất bại về không Bà bắt Lộc đến gặp Mai đón con về, nhận Mai làm vợ lẽ
Như vây, tác phẩm “Nửa chừng xuân” là một tiểu thuyết luận đề tuyên chiến với lễ giáo phong kiến, đòi quyền tự do yêu đương và hạnh phúc cá nhân Hình tượng bà An trong tác phẩm là một nhân vật phản diện, tiêu biểu cho quan niệm hôn nhân gia đình phong kiến, coi hôn nhân là phương tiện thăng quan tiến chức, khẳng định uy quyền tuyệt đối của cha
mẹ trong hôn nhân khá chân thực, sinh động chứ không phải là một biếm hoạ đơn giản, tiêu biểu cho một lực lượng phản diện đen tối, vô nhân đạo, phá hoại hạnh phúc thanh niên
Bên cạnh tác phẩm “Nửa chừng xuân”, “Đoạn tuyệt” cũng là một tác phẩm có sức tố cáo khá mạnh, nhất là những chương nói về các tập quán
cổ hủ trong gia đình bà Phán, về cách đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo của những kẻ đại diện cho lễ giáo phong kiến Hôn nhân chỉ là một việc mua bán, không hơn không kém: “ Nay cha mẹ bắt nàng làm vợ Thân là đã bán