0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Hệ thống nhân vật phản diện không tên tuổi, không lai lịch rõ ràng

Một phần của tài liệu NHÂN VẬT PHẢN DIỆN TRONG TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC PHÊ PHÁN VIỆT NAM 1930 - 1945 (Trang 42 -42 )

II. Các loại nhân vật phản diện trong một số tác phẩm văn học hiện thực

1. Hệ thống nhân vật phản diện không tên tuổi, không lai lịch rõ ràng

lịch rõ ràng.

Nhiều loại nhân vật phản diện kể cả những nhân vật không có tên tuổi, lai lịch rõ rệt, chỉ mới được phác hoạ qua vài nét về hình dáng, ngôn ngữ và hành động. Nhưng qua một vài nét chấm phá đó, người đọc cũng đã hình dung khá rõ bản chất và cá tính của chúng với những màu sắc thời đại và màu sắc địa phương khá đậm. Họ cậy quyền, cậy thế mà áp bức người nghèo hoặc làm tay sai cho chính quyền thực dân phong kiến mà sống xa hoa, dâm dật, truỵ lạc.

Hình tượng tên lính lệ hiện lên thông qua cách ăn mặc theo kiểu lạ kỳ: “ Người lạ mặt có cái đặc biệt là mặc hai áo cộc. áo trong bằng vải, áo

Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 43

ngoài bằng đũi nhuộm vỏ sò, mà cùng dài gần đến đầu gối, cùng may lối năm thân và cùng có cổ rất cao”. Cách ăn mặc ấy kết hợp với thái độ,

hành động của hắn đã lột tả khá rõ một con người vô văn hoá, mất lịch sự: “Người ấy mặt khinh khỉnh, đội khăn lượt cuốn có năm vòng, nhưng đằng

trước cuốn được hơn mười nếp. Người ấy tay cầm một chiếc roi mây quấn tròn đầu, đi tuột vào trong nhà, leo lên phản ngồi, không chào ai cả.”

Chưa đủ,” người lính hút xong điếu thuốc, há toang miệng cho làn khói đặc ngùn ngụt tuôn dần ra, rồi vẫn chưa nói tiếng nào, thong thả móc túi lấy đưa Pha một tờ giấy có đóng nhiều dấu đỏ”. Cách ăn uống của hắn cũng thể hiện một con người thô tục hết chỗ nói: “ Hắn kề cà vừa uống, vừa nhắm rất thô tục. Trong khi ăn, anh ta chẳng nói với chủ một tiếng nào. Đánh loáng, hai đĩa thị luộc đã gần hết. Pha phát ngượng về sự thiếu đồ nhắm, phải làm lối lịch sự, xuống bếp chặt nốt chỗ thịt... Thấy được tiếp đồ ăn, khách càng ăn, càng uống già. Hắn nốc từng hụm rượu và nuốt ừng ực”. Bên cạnh đó, hắn còn hiện nguyên hình là một kẻ ra vẻ biết điều: “ Tôi lấy làm lạ, sao ông Nghị Lại lại cho người đưa tôi sang đây, mà không cho tôi ăn cơm ở bên ấy. Quan sai tôi về đây về việc cử ông ấy. Ông ấy bị thị Anh nó kiện là ăn hiếp lấy nhà của nó. Quan bảo ông ấy biết trước để

liệu mà thu xếp, vậy đáng lẽ phí tổn tiếp tôi, ông ấy phải chịu thì phải.”

Thế vẫn chưa đủ, khi về, hắn còn vòi Pha hai hào, gọi nhã là tiền xe để về huyện.

Khi Pha đi hầu kiện, anh lại gặp một tên lính lệ khác. Tên này khét tiếng là hống hách, đòi tiền của dân mỗi khi đến hầu kiện. Cậu lệ ngắm nhìn Pha từ đầu đến chân, rồi hỏi:

“Có gì không?

Pha vui vẻ móc túi lấy phong thư và mỉm cười đáp: có giấy của ông nghị tôi”. Thế là Pha bị một một quả tống vào ngực đau điếng.

Pha bị lính lệ đánh là vì chúng nói mà anh chẳng hiểu được gì cả. Anh là dân đen, chưa bao giờ đến kiện quan bao giờ nên anh không thể

Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 44 biết được “phong tục” nơi cửa quan. Hành động tệ nhất của bọn lính lệ là đánh đập, hành hung, cướp bóc của dân cày. Hắn đã từng thò tay vào, nắn hai túi và thắt lưng người cùng đinh. Khi thấy cục nút, hắn hiểu ngay là tiền và đổi giọng ngay được: Các anh ngu lắm kia. Có việc vào quan mà cứ lại không muốn mất tiền để người ta chỉ bảo công việc cho. Mau lên, đưa đây mấy hào, không thì... Anh Pha đưa một, hắn đòi hai. Khi anh Pha loay hoay lấy thêm hào nữa thì mấy xu rơi ra. Người lính vội vàng nhanh như cắt, cướp lấy, cướp để và cười sằng sặc, đắc chí.

Như vậy, phải nói rằng, mỗi tên mỗi vẻ, chỉ biết rằng chúng đều giống nhau ở điểm bóc lột người lao động đến tận xương tuỷ làm cho người nông dân không thể ngóc đầu lên được. Chúng xấu xa, đê tiện đến mức đánh mất giá trị nhân phẩm, chỉ còn lại sự trâng tráo và đê tiện mà thôi. Trong mọi hoàn cảnh, chúng sẵn sàng cấu kết với thực dân, địa chủ phong kiến để áp bức, bóc lột giai cấp nông dân Việt Nam. Suy cho cùng, đó là hành động bán nước, hại dân.

Hình tượng quan huyện hiện lên trong tác phẩm: “Bước Đường Cùng” trước hết là một ông Quan phụ mẫu thờ ơ, lạnh lùng với nhân dân. Khi thấy anh Pha đến, tên quan phụ mẫu này vẫn chăm chú cạo quân bài và hút thuốc lá như ban nãy. Ngài không ngửng đầu lên mà cũng không đáp. Dáng vẻ bên ngoài của tên này có nhiều cái đặc biệt. ở phương diện này nhà văn Nguyễn Công Hoan rất thành công trong việc mô tả hình dáng bên ngoài của hắn: “Đứng trước ngài người ta có cảm tưởng như lại phải

ăn một mâm cỗ đầy ăm ắp những thịt mỡ khi người ta đã no nê. Nghĩa là người ta phát ngấy về sự phì nộn của ngài. Ngài cúi mặt xuống, cả tấm thịt trên quai hàm bị cổ áo là cứng nó đùn lên, nó vẽ lên một nét nhăn, chia má làm hai khu đều nhau, khu nào cũng phinh phính và nung núc những thịt. Cái tấm má ấy đều đặn, đến nỗi giá chỉ một mũi kim nhỏ lỡ đụng vào, là có thể làm chảy ra hàng lít nước nhờn nhờn mà người ta quen gọi là mỡ... Lông mi ngài rộng mà vòng lên, đối với đôi mắt ngài hùm hụp cong xuống.

Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 45

Từ thái dương đến má, đến xung quanh miệng ngài, người ta tưởng mặt

ngài làm bằng sắt, vì nó đen đen. Nhưng không, màu ấy chỉ là di tích bộ râu quai nón mà sáng nay ngài quên chưa cạo’’.

Hình dáng thì như vậy, còn trang phục của ngài mới ngộ làm sao: Ngài đặt lên đầu một vòng khăn không xứng đáng. Vì đối với cái mặt vĩ đại ấy, nó phải nhiều nếp hơn. Cho nên quấn quanh đầu ngài, nó như chiếc vành sắt đai quanh một thùng gỗ gánh nước. Mà khăn ấy, ngài đội một cách rất chướng, đến nỗi một người nào hơi có óc thẩm mỹ cũng phải phát cáu mà vô phép ngài, ấn thật mạnh đằng sau xuống cho nó trùm nốt gáy ”.

Riêng ở ngài, sự oai vệ cũng đã quá đầy đủ rồi. Thế mà đằng sau, đằng trước, bên phải, bên trái, còn bày la liệt những thứ khiến người yếu bóng vía phải rùng mình: “thanh quất, súng lục, súng trường, gươm, gáo, bát xà mâu, kích... rặt những thứ chỉ quệt vào thằng dân nào là thằng ấy đủ chết mất ngáp”.

Quan huyện cũng như tất cả các ông quan khác, rất quan tâm đến “tiền”. Thậm chí, Quan vừa đọc thư vừa với tay vào cái đĩa không để ổ góc bàn. Ngài vét mấy lượt, chẳng được gì. Bỗng ngài ngẩng lên nhìn thẳng vào mặt Pha, ngạc nhiên hỏi: - Đâu?. Té ra Pha quên đặt vào đĩa năm đồng bạc tiền trình theo lệ nhà quan. Vì thế anh bị quan sai lính tống cổ xuống trại giam. Ông quan này hết cau mặt, gật, rồi nói sẵng:

-“ Mày đừng láo. Ông nghị viết cả cho tao là mày trình tao năm đồng và tạ tao hai chục, vì thế ban nãy tao mới bảo tha cho mày’’.

Trong tác phẩm Bước Đường Cùng còn xuất hiện thầy đội với đầy

đủ những mánh khoé để cướp tiền của anh Pha – Người nông dân lao động hiền lành. Hắn dụ dỗ anh Pha ngon ngọt để rồi anh Pha phải khai ra rằng anh có tiền. Bát đồ thằng cáo già chộp ngay, bóc lấy một tờ, bỏ vào túi để đến tối góp tiền tổ tôm. Người lao động như anh Pha thì tối ngày bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, ấy thế mà bọn này chỉ biết hưởng thụ, hút máu của bọn cùng đinh cho thoả chí tang bồng. Bọn chúng cậy có quyền, có thế

Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 46 mà áp bức người nông dân. Chúng cướp tiền của người dân một cách trắng trợn để vui thú với cuộc sống xa hoa, dâm dật, truỵ lạc. Cướp bóc không thôi chưa đủ, chúng còn tiếp tục giam hãm, tù đầy người nông dân làm cho họ mất đường làm ăn, không sao ngóc đầu lên được.

Bên cạnh nhân vật thầy đội còn xuất hiện nhân vật thầy quyền hết

mức đểu cáng. Hắn trông thấy người đàn bà - vợ Pha, hắn cho rằng người đàn bà này tuy xấu nhưng mà “đôi vú vẫn còn vớt vát được”. Thế rồi, hắn túm ngay lấy nón chị, rồi lẳng lơ buông câu:

“ Người đâu gặp gỡ làm chi

Trăm năm biết có duyên gì hay không?”

Hắn còn giở thói bỉ ổi: bóp vú chị, rồi còn nhăn nhở như một kẻ điên tình, rồ dại. Chị Pha muốn vào thăm chồng trong nhà lao thì phải ký cược đồng bạc cho bọn lính, nếu không thì không bao giờ được vào thăm chồng.

Lý trưởng thì hống hách, lạm quyền, đầu cơ của bộn cường hào: “Chúng tôi làm vua, làm việc quanh năm đầu chày đít thớt, chỉ có những

lúc “hồng thuỷ chướng giật” và những khi “sưu thuế giới kỳ” như thế này thì mới có quyền. Tha hồ đánh, tha hồ trói trai làng thằng nào bướng bỉnh... đánh chết vô tội vạ”. Khi Lý Trưởng nhìn thấy vợ chồng anh Dậu

đọc bức văn tự, tức thì Hắn nổi cơn lôi đình: “- Giấy má gì đấy ! Con mẹ đĩ Dậu? Đơn kiện phải không? ừ ! Được ! Có giỏi thì đi kiện ngay ông đi ! Ông thử cho mày thêm một trận nữa, để mày đi kiện luôn thể ”.

Khi động chạm đến quyền lợi của lý trưởng, hắn liền cất giọng lè nhè: “ Ông Lý cái gì? Việc gì mà nói đến ông Lý đấy”. Lý trưởng bắt chị Dậu phải nộp đủ tiền sưu cho chồng. Nếu không thì “ ông trời xuống đây cũng không tháo được cái thừng ở tay thằng Dậu.

ở làng Đông Xá, Lý trưởng là người được nắm giữ quyền hành.

Ông lợi dụng chức, quyền của mình, ra sức áp bức nông dân. Ông tự ý thu “lạm” mà chẳng ai làm gì được ông cả. Khi anh Dậu bị trói, chúng tìm mọi cách gây khó khăn cho vợ chồng anh Dậu nhằm làm cho vợ chồng anh

Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 47 điêu đứng. Thế rồi những tiếng hách dịch, quát mắng của Lý trưởng cứ liên tiếp theo giọng lưỡi ông mà tuân ra: “ Mày đi mà hỏi ông Tây, tao không biết”. Từ miệng lưỡi của Lý Trưởng còn thổ ra những lời lẽ hết sức khốn nạn, tàn nhẫn, không còn tính người: “ Khai tử rồi cũng phải đóng sưu. Ai bảo nó không chết từ tháng mười năm ngoái”.

Phó lý thì tàn nhẫn. Được cái quyền hách dịch người dân nên phó lý

luôn tỏ thái độ ra oai : “ Con mẹ dĩ Dậu ! Mày có câm đi, không thì ông vả vào mồm bây giờ”. Những lời nói hống hách, quát nạt thôi chưa đủ, hắn còn đay nghiến, coi thường chị Dậu: “Đàn bà thối thây, suốt năm có một suất sưu của chồng mà không chạy nổi, lại còn nỏ mồm...”

Lý cựu và chánh hội thì đôi khi lại gầm ghè, hậm hực lẫn nhau.

Chúng mâu thuẫn với nhau về quyền lợi, nghĩa vụ. Chánh hội đã từng vênh bộ mặt hách dịch: “ ừ đấy ! Quyền tôi được thế! Quan sức cho tôi “hiệp dữ lý trưởng” thôi đốc vụ thuế năm nay, người nào gai ngạnh tức là “ hãn trở thuế sự” tôi gông cổ lại cho mà xem”. Lúc đó lý cựu lại sừng sộ: “Miệng ông, ông nói; đình làng ông ngồi, đố thằng nào làm gì được ông”.

Quan phủ lẳng lơ chưa đủ, hắn sẵn sàng hiến dâng vợ mình để được thăng chức. Hắn nói với vợ: “ Tôi còn chịu được nữa mợ! Tục ngữ đã nói: Giàu vì bạn, sang vì vợ, năm nay tôi mà được thăng chức là công mợ”.

Tiễn vợ ra đi, quan phủ vui vẻ trở vào kêu án chị Dậu bằng cách nắm tay chị, lôi lại và ngọt ngào: “Hãy vào trong giường này đã... mày đánh lính trong khi làm phận sự, tội nặng lắm... Vào đây rồi tao châm chước đi cho’’.

Tên tri huyện về đốc thuế, khám phá ra bọn hương lý làm bậy, bèn lấy cớ để xoay tiền. Nó thấy chị Dậu có nhan sắc, lại bắt chị lên huyện để hiếp. Nhưng chị đã trốn thoát được tay nó. Muốn có tiền nộp đủ sưu để chồng khỏi bị đánh đập, cùm kẹp, chị đành bỏ con măng sữa ở nhà, đi ở vú em cho bố một tên tuần phủ bú vì lão già đã rụng hết răng. Thằng cụ cố tuy kề miệng lỗ nhưng không bỏ được thói đâm ô, một đêm nó lần đến chỗ chị Dậu nằm, ôm lấy chị định dối già một chuyến. Nhưng chị đã chạy thoát.

Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 48 Dưới bọn Lý trưởng, quan huyện... còn xuất hiện những tên khác như cai lệ và biện lệ. Chúng cũng thả cửa hạch sách, nạt nộ và bóc lột

người nông dân một cách hết sức vô lý. Công việc chính của bọn này là giúp việc cho Lý trưởng và các ông quan ở trên tỉnh, huyện về. Bản chất của bọn này cũng xấu xa, đồi bại vô cùng. Chúng một mặt phải phụng sự cấp trên nhưng mặt khác chúng vẫn có thể nói xấu và buông ra những lời lẽ thiếu thái độ tôn trọng đối với cấp trên. Đối với người nông dân, chúng bóc lột bằng cách bắt người nông dân phải trả cho chúng một thứ tiền vô lý: “Con mẹ kia! Đưa năm hào ra nộp tiền hàng đội”. Khi chị Dậu nói là chị không biết tiền “hàng đội” là tiền gì thì chúng cho rằng chị giở lý sự và tý nữa xông vào đánh chị Dậu. Té ra tiền hàng đội chính là tiền giường, tiền chiếu, tiền cơm mà chị Dậu phải trả cho bọn biện lệ và cai lệ khi chị lên hầu quan. Không có tiền cho bọn nó, chị lại bị cho chân vào cùm...

Giai cấp địa chủ cường hào ấy không phải là ai khác mà chính là quan lại, lý trưởng, cai lệ, lính lệ, tri huyện, cai lệ, biện lệ... chúng vào hùa nhau cấu kết với thực dân, làm tay sai đắc lực cho thực dân. Chúng vơ vét tài sản ít ỏi của nhân dân, đặc biệt là trong những vụ sưu thuế, nhờ gió bể măng, tha hồ phù thu lạm bổ. Sưu thuế đã nặng, thế mà thực dân đánh một chúng còn thu gấp rưỡi, gấp đôi. Hàng năm cứ đến vụ thuế, nghe tiếng trống thuế đánh gióng ba là người nông dân rùng mình, có cảm tưởng như là trống giặc trống cướp, trống cháy nhà vỡ đê. Riêng gia đình Pha, có tám sào ruộng và ba suất đinh, phải nộp tới 13 đồng rưõi, bằng khoảng 4 tạ gạo. Chính một phần vì món sưu thuế đó, mà Pha phải mất hết ruộng vào tay Nghị Lại... Trong khi người nông dân méo mặt vì thuế thì địa chủ lại có dịp làm giàu thêm. Bọn chúng thường khinh miệt dân cày, cho nhân dân là hạng người thấp cổ bé họng, là một hạng ăn no vác nặng chỉ tốt cho việc bóc lột mà thôi. Như vậy, thành công của các nhà văn hiện thực phê phán là đã cố gắng thực hiện nhiệm vụ người thư ký trung thành của thời đại. Họ đã lên án một cách gay gắt về một chế độ xã hội thối nát, tàn nhẫn, dâm

Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 49 ô, “ cái xã hội chó đểu” mà bọn thực dân phong kiến không ngớt lời tán tụng.

Như vậy, nhân vật phản diện trong các tác phẩm hiện thực phê phán hầu hết là những nhân vật không tên, chủ yếu chúng được gọi bằng những chức danh trong bộ máy thống trị: Chánh tổng, lý trưởng, chánh hội, phó lý, lý cựu, cai lệ, biện lệ, lính cơ... Các nhà văn không đặt tên cho các nhân vật này là có ngụ ý: khái quát một hệ thống bộ máy thống trị bạo lực ở nông thôn Việt Nam đương thời. Chính hầu hết những nhân vật phản diện này đều là những kẻ vận hành, thực thi cơ chế trấn áp, bạo lực. Không khí bạo lực, trấn áp tràn ngập mọi ngõ ngách làng quê, toát lên từ chính những việc làm,

Một phần của tài liệu NHÂN VẬT PHẢN DIỆN TRONG TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC PHÊ PHÁN VIỆT NAM 1930 - 1945 (Trang 42 -42 )

×