III. Xây dựng nhân vật phản diện qua việc đặc tả tính cách
3. Tính cách Nghị Quế
Để miêu tả một xã hội tối tăm, bế tắc, khuynh hướng chung của nhiều nhà văn hiện thực là thiên về khai thác những khía cạnh xấu xa ở những con người trong hàng ngũ giai cấp thống trị, chủ yếu là bọn nhà giàu, do có tiền nên có quyền hành, chức vị. Hướng sự miêu tả về bọn chúng, nhà văn dễ có điều kiện vạch trần chân tướng giả dối, tàn nhẫn của
Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 89 chế độ, dễ có điều kiện biểu hiện niềm căm phẫn của mình. Một xã hội cần đạp đổ đi thì dĩ nhiên cần phải đay nghiến cho bằng thoả. Trong tác phẩm “Tắt đèn”, nhà văn Ngô Tất Tố đã vạch mặt, lên án tên Nghị Quế tàn nhẫn và đê tiện. Những người đã từng sống ở nông thôn Việt Nam trước tháng tám năm 1945 hẳn đã có lần trông thấy Nghị Quế. Hắn là tên địa chủ bình thường nhưng rất điển hình cho giai cấp địa chủ Việt Nam. Đó là tên trọc phú ngu dốt, bóc lột theo kiểu trung cổ thô sơ, hắn chỉ cần đến tiền mà không vần đến văn hoá. Tính chất trọc phú của bọn địa chủ được thể hiện ở ngay cái dinh cơ của Nghị Quế :
“Nó là một đám bung xung nhọn như ngọn tháp, hùng dũng úp trên đoàn bịch vừa đồ sộ, dường như phô nhà mình thóc để hàng bốn năm mùa.
Nó là một lũ đống rơm, đống rạ lớn bằng trái núi, chen nhau đứng bên cạnh ngọn mít, ngọn sung, dường như khoe ông chủ cày cấy đến mấy trăm mẫu.
Nó là những toà mái ngói muốn bảo tồn quốc tuý bằng những dấu vuông chòm chõm, những xối tàu cong rướn và những con cá chép “mảnh sứ” há miệng nằm giáp tường hồi.
Nó là nếp nhà hai tầng muốn phản đối mỹ thuật bằng những khung cửa ngang phè, những cây cột phục phịch và những con rồng, con phượng xanh đỏ vẽ ở ngoài cánh cửa sơn vàng.
Nó là một dinh cơ rộng chừng 3 mẫu quây quần trong bốn bức tường gạch cắm mảnh chai, cảnh tượng phức tạp, giống như ngôi mộ đóng trong khu trại, họp đủ các vật sang, hèn, các kiểu cũ mới”.
Một cái dinh cơ như vậy chắc chắn chỉ có những tên địa chủ mới có được. Nghị Quế có một dinh cơ lớn với đoàn bịch vựa đồ sộ chứa thóc hàng bốn năm năm nhưng vợ chồng hắn lại hết sức keo kiệt và bẩn thỉu: vợ chồng hắn ăn một đĩa giò kho chia làm mấy bữa, mỗi lần treo cái niêu giò lên lao bàn lại đếm kỹ từng miếng. Mua một ổ chó và một đứa con của chị Dậu, vợ chồng hắn cò kè mặc cả từng xu và giở đủ mọi mánh khoé, khi dụ
Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 90 dỗ, khi hăm doạ, đến lúc trả tiền lại cố tình ăn cắp mỗi đồng mấy xu. Nghị Quế rõ ràng là một tính cách mang tính chất phản động của giai cấp địa chủ phong kiến. Nghị Quế không phải là một tên bạo chúa như Nghị Hách, cũng không có chương trình chiếm đoạt đầy mưu mô phức tạp như Nghị Lại mà hắn chỉ là một ông chủ ruộng kiêm ông chủ thả lãi bình thường nhưng bản chất tàn ác của hắn vẫn bộc lộ ra một cách đậm nét. Chẳng hạn như thái độ rửng rưng của chúng, thản nhiên ngồi ăn trong khi chị Dậu bị cả một đàn chó xúm lại cắn, máu tươi chảy ra đầm đìa.
Tính cách tàn nhẫn thật thà của Nghị Quế thì không thể lẫn với ai được trong thế giới những kẻ đê hèn và khốn nạn. Ngô Tất Tố là một nhà văn của nông thôn, ông đã xoáy sâu vào việc mô tả tính chất chó má của tên địa chủ Nghị Quế. Tính chất chó má ấy được thể hiện một cách cụ thể thông qua việc chị Dậu mang cái Tý và đàn chó đến bán cho Nghị Quế. Cái Tý với bao nhiêu công lao nuôi dưỡng sinh thành là thế, vậy mà Nghị Quế đã lạnh lùng bắc lên bàn cân với mấy con chó để còn so kè tính toán từng xu một: “Thôi thế này, chó non tao cũng mua vậy. Bắt cả con chó cái
và đàn chó con sang đây, tao trả một đồng nữa. Với con bé kia một đồng nữa là hai... Thế là nhà mày đủ tiền nộp sưu lại khỏi phải nuôi chó, khỏi nuôi con. Sướng nhé... Thôi cho thêm hào nữa, thế là vừa con vừa chó, cả thảy được hai đồng mốt, bằng lòng không?” Tính chất tàn nhẫn của chúng
thể hiện ngay ở việc vợ chồng Nghị Quế coi con người ngang bằng con vật thậm chí coi con người không bằng con vật: “Con chó nhà bà còn được
mấy chục chứ con người như mày bà chỉ mua có một đồng bạc đấy thôi”.
Khốn nạn hơn nữa, nó còn bắt cái Tý phải ăn chỗ cơm thừa của chó kẻo “phí của giời”. Hắn điên tiết lên khi cái Tý khóc mếu không chịu ăn. Và như thế vẫn còn chưa đủ, vợ chồng tên địa chủ còn nghiến răng kèn kẹt: “Bà truyền đời báo danh cho mày, từ giờ đến mai, phải ăn hết cái rá cơm
Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 91 với con người làm cho ta căm thù giai cấp địa chủ một cách sâu sắc, thấm thía.
4.Tính cách Bá Kiến.
Bá Kiến là một tên cường hào, địa chủ, ác bá điển hình trong dòng văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945. Do già đời đục khoét, hắn tạo được cho hắn cái địa vị “ ăn trên ngồi trốc”, nắm quyền hành và uy lực: từ chức lý trưởng, hắn trở thành chánh tổng, bá hộ tiên chỉ làng Vũ Đại, chánh hội đồng kỳ hào, huyện hào, Bắc kỳ nhân dân đại biểu. Hắn thét ra lửa, khét tiếng đến cả trong hàng huyện. Hắn lại là một tay cáo già lọc lõi, từng trải trong cái nghề bóc lột, đàn áp nông dân. Chính hắn đã thừa nhận cái sự thật kỳ lạ là: “ở cái đất nhà quê, bọn dân hiền lành chỉ è cổ làm nuôi
bọn lý hào, nhưng chính bọn lý hào, nhiều khi phải nhậm miệng cung cấp cho những thằng cùng hơn cả dân cùng nên liều lĩnh, lúc nào cũng có thể cầm dao đâm ngưòi hay đâm mình. Và chính hắn cũng khám phá ra quy luật: “già néo đứt dây...đè nén con em đến mức nó không chịu đựng được phải bỏ làng ra đi là dại. Mười thằng đã ra đi thì chín thằng trở về với cái vẻ hung đồ, cái tính ương ngạnh học được từ phương xa”. Cho nên chỉ
những tên địa chủ xảo quyệt, “khôn róc đời” như nó mới có thể tìm ra được những thủ doạn lừa bịp tinh vi để bóc lột: “Một người khôn ngoan
chỉ bóp đến nửa chừng. Hãy ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông, nhưng rồi lại dắt nó lên để nó đền ơn. Hãy đập bàn, đập nghế đòi cho được năm đồng, nhưng được rồi thì lại vất lại năm hào vì thương anh túng quá”.
Nam Cao cũng đã vạch trần bản chất nham hiểm của Bá Kiến qua việc hắn lợi dụng chí Phèo để trừ khủ các phe cánh đối địch: “trị không lợi thì cụ dùng. Cụ nghĩ bụng: cũng phải có những thằng đầu bò chứ? Không có những thằng đầu bò thì lấy ai mà trị những thằng đầu bò? Những thằng ấy chính là những thằng được việc... Có chúng nó sinh chuyện thì mới có dịp mà ăn... Cụ thử nói khích xem sao. Nếu nó trị được Đội Tảo thì tốt
Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 92
lắm. Nếu nó bị Đội Tảo trị thì cụ cũng chẳng thiệt gì, đằng nào thì cũng có lợi cho cụ cả”.
Bá Kiến lại là một tay địa chủ đâm đãng, và về mặt này, hắn có nhiều hành động đồi bại. Hắn có những bốn vợ và hắn thông dâm với vợ Binh Chức trong thời gian binh chức đi lính vằng nhà. Hắn cũng ghen, ghen sôi sục và cũng đau khổ vì ghen. Hắn đã ghen với Chí Phèo và đẩy Chí Phèo vào vòng tù tội. Càng về già, hắn càng ghen dữ. Hắn đau lòng mà thấy: “bà tư cứ trẻ cứ phây phây, cứ đẹp như mới ngoài hai mươi, mà sao
lại đa tình. Nhìn thì thích nhưng mà tưng tức là. Khác gì miếng thịt bò lựt sựt khi rụng gần hêt răng”. Hắn chỉ muốn cho tất cả các thằng trai trẻ đi ở
tù. Tên địa chủ nhà giàu có máu dê ghen với tuổi trẻ và căm thù tuổi trẻ. Như vậy, bóc lột, hống hách, nham hiểm, gian ác, dâm dãng, sợ vợ, ghen tuông là tập hợp tính cách con người Bá Kiến. Dưới ngòi bút sắc sảo của Nam Cao, hình tượng Bá Kiến hiện lên hết sức sinh động, không đơn giản mà cũng không hề sơ lược.