Ngôn ngữ của Nghị Hách

Một phần của tài liệu Nhân vật phản diện trong tiểu thuyết hiện thực phê phán Việt Nam 1930 - 1945 (Trang 93)

IV. Xây dựng nhân vật phản diện qua việc miêu tả ngôn ngữ

1. Ngôn ngữ của Nghị Hách

Ngôn ngữ của Nghị Hách là ngôn ngữ đối thoại, không có ngôn ngữ độc thoại. ở mỗi đoạn đối thoại, ngôn ngữ thể hiện những tính chất khác nhau. ở đoạn đối thoại giữa Nghị Hách và Thị Mịch, ngôn ngữ của hắn tỏ ra ngọt ngào, ân cần, thân thương và tha thiết :

“- Thưa quan, quan dùng hết cả gánh, hay độ bao nhiêu con tháo...

- à, con bán cho quan lớn một bên nhé! Tháo đi rồi quan cho tiền...

- Được lăm! Con ngoan ngoãn lắm, để ta thưởng cho nhiều tiền.

Con hãy lên xe này để quan đóng của không rét quan...Ta đang đếm tiền đây.

- ...Thế con làm vất vả như rhế thì mỗi ngày được bao nhiêu?

- Bẩm chỉ được mỗi ngày sáu xu với hai bát gạo...”

Ngay cả khi hắn cưỡng bức thị Mịch, giọng hắn vẫn ngọt ngào: “ Con im, không được cưỡng...

- Giời ơi ! Lạy ông! ông đừng làm hại một đời tôi!

- Im ngay, quan sẽ cho nhiều tiền...”

Trong khi đối thoại với Tú Anh, ngôn ngữ của Nghị Hách có lúc ngọt ngào nhưng có lúc tức giận vẻ hống hách: “Những thằng làm báo là

những thằng nói láo! Mày mà cũng đi tin...” Ngôn ngữ của hắn có lúc phủ

định rồi lại khẳng định luôn: “- Không ! Tao chẳng hiếp ai, cưỡng ai... Tao

đã trả nó năm đồng.

- Thưa ông nó đã được giấy nhận thực bị ông làm mất tân.

- Thật quả tao không ngờ nó lại là gái tân...”

Đôi khi ngôn ngữ của hắn xem ra đơn giản và dễ dàng “ Ô hay ! Sao

Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 94 Trong đoạn đối thoại với Quan huyện, có lúc Nghị Hách sử dụng ngôn ngữ thân mật, mềm dẻo nhưng cũng có lúc ngôn ngữ khá cứng cỏi, nghe vẻ có lý.

“Bảo hiếp dâm thì thật là vu oan. Thưa ngài, lúc ấy xe hơi của

chúng tôi liệt máy, phải chữa trong hai ba tiếng đồng hồ. Giữa lúc tôi buồn, thình lình con bé ấy dẫn xác đến. Ngài cũng thừa biết cho là dẫu người tai to mặt nhớn đến thế nào đi nữa, thì cũng phải có lúc giăng gió một chút, cái ấy là trời sinh ra. Tôi hỏi con bé, nó đã bằng lòng...

- Đây là giấy nhận thực của viên Y sĩ, giấy nhận thực cho thị Mịch...là...

- Giấy này không đủ buộc tội tôi đâu. Quan lớn xem lại mà xem...

Nhận thấy rằng con bé ấy đã mất tân! Câu vu vơ ấy đủ cho thầy kiện tôi cãi rằng có thể người con gái đã mất tân từ trước khi gặp tôi kia rồi. Bẩm quan lớn, nếu việc xảy ra to thì tôi sẽ chống án lên thượng thẩm, mà bên nguyên đơn thì không thể có tiền chạy thầy kiện như tôi...”

Trong đoạn đối thoại này, ngôn ngữ của hắn còn tỏ ra quả quyết, tự tin: “Bẩm quan lớn, chúng tôi xin nói thật rằng chúng tôi không thua cái

kiện này đâu. Nghĩa là việc lên đến quan sứ thì chỉ hơi phiền lòng mà thôi, chứ thua thì không thể có...”

Khi đối thoại với Long về việc có nên cưới thị Mịch làm vợ lẽ hay không, ngôn ngữ của Nghị Hách là thứ ngôn ngữ của kẻ chỉ nghĩ đến tiền, há mồm ra là tiền, hắn không hề nghĩ rằng có những cái mà tiền bạc không thể mua được.

Hắn sãn sàng dở giọng điệu của một kẻ bất nhân đến tàn nhẫn:

“-Chết! vài trăm bạc! Mày điên! Mày có biết những nàng hầu của

tao ở đây, đáng giá bao nhiêu mỗi thị không? Cái đứa đẹp nhất tao cũng chỉ mua của bố mẹ nó có bảy chục. Còn phần nhiều không mất xu nào. Có bảy chục bạc mà còn phải về hầu hạ người ta suốt đời, huống chi ...chỉ có một lần mà những vài trăm bạc.

Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 95

- Cụ nên biết cho là cô gái quê ấy sắp lấy chồng...

- Mày còn ngu lắm! Mày có biết ở những nơi phồn hoa đô hội như

Hà Nội, Hải Phòng, người ta bán chữ trinh của người ta bao nhiêu không? Đến đây, lão xoè bàn tay ếch ra. Năm đồng! Vợ một ông trạng, vợ một phán thường thua bạc, phải kiếm xu thì đi ngủ săm với tao mà cũng chỉ lấy một đồng là cao lắm rồi...”

Đến khi nghe xong những lời giải thích của Long, thì ngôn ngữ của hắn là thứ ngôn ngữ của kẻ a dua, không có lập trường tư tưởng vững vàng, không biết ứng phó với hoàn cảnh thực tế:

“- ừ ! Mày nói nghe được! thế hợp ý tao lắm. Hai trăm bạc.

...ừ, mày nói nghe được đấy.”

Cho đến khi Mịch là vợ lẽ của hắn, trong đêm tân hôn, ngôn ngữ của hắn “thổ” ra hết sức là thô lỗ, ngôn ngữ của kẻ trọc phú mà vô học:

“- Thẹn à? Vẽ

- Em ạ, thế là mày đã là vợ lẽ tao rồi.

- Trông mày hôm nay xấu lắm.

- Biết! Biết! không có thì ông cưới làm thèm vào.

- Chứ lại gì! ấy may mà mày lại có mang đấy. Thế là có phúc lắm

đấy.

- Thế này thì còn nước mẹ gì nữa.”

Khi nhìn thấy cảnh người vợ gian dâm ngoại tình, ngôn ngữ của Nghị Hách là thứ ngôn ngữ cay nghiệt, đay nghiến, dày vò:

“- Bà Nghị Hách! Giời ơi!.. Vợ chồng đầu gối tay ấp... Đã có ba mặt

con! Ba mươi năm trung thành, bây giờ mới đổ đốn. Ngủ lang, ngoại tình, hoang dâm.

- Thằng nào đấy hở? hở con voi gầy kia”.

Cho đến khi hắn hiểu hết cơ sự thì ngôn ngữ của hắn không phải là thứ ngôn ngữ bình thường mà đó là thứ ngôn ngữ có kèm theo thái độ căm thù “ à! đồ khốn nạn, đồ chó má.”

Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 96 Như vậy, ngôn ngữ của Nghị Hách là thứ ngôn ngữ sinh động. Tuy có lúc thô lỗ nhưng có lúc ngọt ngào, bẻm mép. Tất cả thể hiện tính cá thể hoá cao độ.

Một phần của tài liệu Nhân vật phản diện trong tiểu thuyết hiện thực phê phán Việt Nam 1930 - 1945 (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)