Ngôn ngữ Nghị Lại

Một phần của tài liệu Nhân vật phản diện trong tiểu thuyết hiện thực phê phán Việt Nam 1930 - 1945 (Trang 96)

IV. Xây dựng nhân vật phản diện qua việc miêu tả ngôn ngữ

2.Ngôn ngữ Nghị Lại

Ngôn ngữ Nghị Lại cũng được bộc lộ một cách cụ thể thông qua các đối thoại với các nhân vật - đó là ngôn ngữ đối thoại. ở mỗi đoạn đối thoại, ngôn ngữ nhân vật có sự thay đổi về tính chất.

Xuất phát từ tên địa chủ cường hào ác bá, luôn tìm cách bóc lột người dân lao động, ngôn ngữ của hắn mơn trớn vẻ thúc giục:

-“Không có tiền lễ quan mà mày lại không biết ở làng này ai thân

với quan để đến mà nói à.

- Thế bây giờ mày có muốn kiện nó không?

- Thế nào, việc nó kiện mày ra làm sao?

- Giá nó nói tao một tiếng, tao cho nó cái danh thiếp lên quan, có

phải bằng mấy lục sự thừa phái có khi họ đơm đó không? Thế mày định theo kiện hay ngồi tù?”

Đôi lúc ngôn ngữ của hắn lại là thứ ngôn ngữ chọc gậy bánh xe, khiêu khích cả hai bên kiện tụng lẫn nhau:

“- Mà bản tâm là nó định hại mày kia đấy...

- Cho nên tao tưởng mày theo kiện, rồi kiện lại, chứ có đứa hàng xóm như thế thật là nguy hiểm.

- Tao cho tiền mày mà kiện lại nó, mày có dám không?

- à, nhưng mà nó đang kiện mày kia mà? Mày phải theo xong cái

kiện này rồi mới kiện lại nó được chứ.”

Trong khi hắn đang lừa phỉnh, bịp bợm anh Pha, để anh Pha vay tiền của hắn thì giọng điệu ngôn ngữ của hắn ngọt ngào, đôi lúc pha lẫn ngôn ngữ giảng giải, dạy dỗ, khuyên bảo có vẻ rất tận tình và chu đáo:

“... Tiền mất cho quan là tiền không đi đâu mà mất, sao con lại cứ tiếc?

Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 97 Khi tiền trao cháo múc xong xuôi, ngôn ngữ của hắn lại thể hiện sự chắc chắn, chặt chẽ:

“ – Thế hôm nọ tám đồng, hôm nay hai đồng gạo, với hai chục nữa

là ba mươi đồng, nhớ lấy nhé.”

Cho đến thời điểm thóc cao, gạo kém thì hắn đòi nợ anh Pha, anh Pha không có thì hắn nạt nộ, hống hách, đưa ra chiêu bài cuối cùng:

“...Mày vay lúa của tao thì mày phải theo lệ nhà tao. Thằng Phát!

Mày giảng cho nó biết cái lệ ấy...

- Nặng thì ai bảo mày vay? Trước khi mày vay sao không hỏi trước

cái lệ ấy...”

Cuối cùng, hắn nói bằng ngôn ngữ chậm rãi, nhưng chắc chắn như đinh đóng cột:

“... Lại một chục mày vay để tạ thần ngày nhộn. Bốn chục ấy chiếu

theo văn tự, mày phải viết nhượng cho tao chỗ tám sào của mày.

... Tao biết đâu với mày, mày vay thì mày phải trả. Tao hẹn cho từ giờ đến mai, nếu không đem trả gốc lẫn lãi món nợ, thì phỉ làm giấy bán đứt ruộng. Bằng không, tao kiện.”

Như vậy, so với nghị Hách, ngôn ngữ nghị Lại không sinh động bằng nhưng cũng đã thể hiện tính cá thể hoá cao độ.

Một phần của tài liệu Nhân vật phản diện trong tiểu thuyết hiện thực phê phán Việt Nam 1930 - 1945 (Trang 96)