Cách xây dựng nhân vât phản diện của Nam Cao

Một phần của tài liệu Nhân vật phản diện trong tiểu thuyết hiện thực phê phán Việt Nam 1930 - 1945 (Trang 125)

Nam Cao là một trong số những nhà văn lớn nhất của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Sáng tác của ông đã vượt qua được những thử thách khắc nghiệt của thời gian, càng thử thách lại càng sáng ngời. Thời gian càng lùi xa, những tác phẩm của ông lại càng bộc lộ ý nghĩa hiện thực sâu sắc, tư tưởng nhân đạo cao cả và vẻ đẹp nghệ thuật điêu luyện, độc đáo.

Nam Cao là nhà văn lớn nhất của trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930 – 1945. Trong số các nhà văn hiện thực, ông là cây bút có ý nghĩa sâu sắc nhất về quan điểm nghệ thuật của mình. Ông phê phán khá toàn diện và triệt để tính chất thoát ly, tiêu cực của văn chương lãng mạn đương thời, coi đó là thứ “ ánh trăng lừa dối”, đồng thời yêu cầu nghệ thuật chân chính phải trở về với đời sống, phải nhìn thẳng vào sự thật, nói lên được nỗi thống khổ của hàng triệu nhân dân lao động lầm than.

Trong những sáng tác của Nam Cao về đề tài nông dân, số nhân vật phản diện thuộc giai cấp phong kiến không có nhiều. Nhưng chỉ riêng với truyện ngắn “Chí Phèo”, ta cũng có thể thấy cái sắc cạnh, bén nhọn của ngòi bút Nam Cao khi tác giả miêu tả bọn này, mà nhân vật tiêu biểu nhất là Bá Kiến, một tên cường hào, địa chủ, ác bá điển hình.

Về cách xây dựng nhân vật phản diện kiểu Bá Kiến, nhà văn Nam Cao có sử dụng một số thủ pháp nghệ thuật điển hình, trong đó ông chú ý nhiều đến cách miêu tả nhân vật thông qua hành động, cử chỉ, lời nói, giọng điệu... Bên cạnh đó ông còn xây dựng nhân vật theo kiểu rất riêng của minh, không giống với bất kỳ nhà văn nào cùng thời bởi vì trong tuyên ngôn nghệ thuật, ông cho rằng: “ Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”. Đối với nhân vật Bá Kiến, ông khắc hoạ chân dung nhân vật

Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 126 các nhà văn khác mà ông mô tả dưới cái nhìn riêng của mình, phải nói rằng hiện đại hơn các nhà văn khác cùng thời. Cứ cho rằng bản chất bóc lột của các tên địa chủ phong kiến ác bá như nghị Lại, Nghị Quế, Nghị Hách, Bá Kiến là giống nhau nhưng phương thức bóc lột thì khác nhau. Bá Kiến bóc lột theo một kiểu khác mà không ai có được: đó là hình thức bóc lột vừa dứt khoát lại vừa mềm dẻo. Hình thức đó nếu như nhìn một cách thoáng qua và không suy nghĩ sâu xa thì không thể cho đó là hình thức bóc lột được vì xem ra nó rất có lý. Ví dụ như chi tiết: Bá Kiến nói với Chí Phèo rằng nếu anh muốn có đất, có nhà thì đến nhà thằng Đội Tảo, đòi cho hắn năm mươi đồng. Nghe ra thì rất có lý nhưng thực chất thì Bá Kiến đang dùng Chí Phèo làm công cụ sắc bén và cụ Bá có nói một câu rằng: “ trị không được thì cụ dụng”. Đây là một cách cai trị và bóc lột kiểu Bá Kiến. Đó là một thành công rất lớn của Nam Cao trong việc xây dựng nhân vật phản diện.

Khi xây dựng nhân vật, đặc biệt là nhân vật phản diện, nhà văn Nam Cao rất chú tâm đến việc khai thác những chi tiết thông qua cử chỉ, thái độ, hành động, giọng điệu... của nhân vật.

Ngôn ngữ của tác phẩm Nam Câo là sự hoà âm, phối hợp của nhiều loại ngôn ngữ khác nhau như là sự sống tự nó cất lên như thế. Trong sáng tác của Nam Cao nói chung và tác phẩm “ Chí Phèo” nói riêng có sự kết hợp hài hoà giữa ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật. Cụ Bá kể chuyện bà Tư nhưng thực chất là bày tỏ tâm trạng của mình. Đó là ngôn ngữ đối thoại nội tại, tâm trạng. Bên cạnh đó, Nam Cao còn có nhiều đóng góp trong việc miêu tả lời thoại nội tâm, đặc biết trong sự tiếp thu một cách sáng tạo chắt lọc phương pháp “dòng ý thức” của văn học phương Tây trong các sáng tác, tạo điều kiện đi sâu vào phân tích tâm lý nhân vật. Có thể nói, về cách xây dựng nhân vật phản diện của Nam Cao có nhiều điểm khác so với các nhà văn cùng thời. Điều đó được biểu hiện ở ngay cách xây dựng ngôn ngữ của nhân vật. Chúng ta dễ dàng thấy một điều

Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 127 rằng, ngôn ngữ của các nhân vật phản diện trong các sáng tác của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng thường không có sự độc thoại nội tâm mà chỉ có những đối thoại. Thế mà đến Nam Cao, ông tự để cho các nhân vật của mình nói lên tiếng nói của mình, tự phơi bày để tạo nên những xung đột mang tính cách rõ rệt. Nam cao để cho nhân vật Bá Kiến tự độc thoại nội tâm. Đây cũng là một sáng tạo rất riêng trong sáng tác của Nam Cao khi xây dựng nhân vật phản diện.

Giọng điệu là một yếu tố hết sức quan trọng đối với một tác giả bởi nếu thiếu một giọng điệu, nhà văn không thể tạo ra một tác phẩm dù đã có đầy đủ các yếu tố khác. Các nhà văn nói chung thường dùng một giọng điệu chủ đạo, phù hợp với thái độ nghệ thuật của mình. Nguyễn Công Hoan nổi bật ở giọng điệu châm biếm, đả kích, hài hước, Nguyên Hồng đầy yêu thương thống thiết, Thạch Lam với giọng điệu trữ tình buồn man mác thì giọng điệu Nam Cao là sự tổng hợp của nhiều chất liệu, giọng điệu và không lẫn với bất cứ ai.

Nam Cao không tạo ra một giọng điệu chủ đạo, thống lĩnh. Ông đã có đóng góp lớn trong việc đa thanh hoá giọng điệu tự sự. Việc sử dụng giọng điệu căn cứ vào đối tượng và hiện thực mà tác phẩm phản ánh. Nhưng ngay trong một tác phẩm cụ thể, ở mỗi nhân vật đều có sự chuyển hoá giọng điệu tạo nên trữ lượng thẩm mỹ không vơi cạn trong sáng tác của Nam Cao.

Trong khi xây dựng nhân vật Bá Kiến- nhân vật phản diện, nhà văn Nam Cao rất tài tình trong việc pha tạp các giọng điệu. Trong tình huống Chí Phèo đến nhà Bá Kiến với động cơ ăn vạ thì ngay lúc đó tên cáo già làng Vũ Đại này đã có nhiêù cách nói khác nhau và mang theo nhiều giọng điệu khác nhau. Điều đó được thể hiện ở chỗ: khi thấy sự việc đã xẩy ra, Bá Kiến đi dần dần từng buớc. Mới đầu, hắn chĩa mũi nhọn về phía mấy bà vợ đang xưng xỉa bằng giọng điệu quát tháo nghe rất sợ:

Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 128 Sau đó, cụ quay quay lại bọn người làng bằng chất giọng dịu hơn một chút:

“-Cả các ông, các bà nữa, về đi thôi chứ! Có gì mà xúm lại như thế này?”

Rồi sau đó, cụ mới quay lại anh Chí bằng giọng điệu ngọt ngào, thân mật:

- Anh Chí ơi ! Sao anh lại làm ra thế?

- Về bao giờ thế? Sao không vào tôi chơi ? Đi vào nhà uống

nước.

- Nào đứng lên đi. Cứ vào đây uống nước đã. Có cái gì ta nói

chuyện tử tế với nhau. Cần gì mà phải làm thanh động lên như thế, người ngoài biết, mang tiếng cả.”

Tiếp theo cụ nói với giọng phàn nàn “ – Khổ quá! giá có tôi ở nhà thì đâu đến nỗi. Ta nói chuyện với nhau thế nào cũng xong”. Rồi cụ nói

với giọng điệu của những người bằng vai phải lứa và mức độ thân mật cứ ngày càng tăng lên: “ Người lớn cả, chỉ một câu chuyện với nhau là đủ. Chỉ tại thằng Lý cường nóng tính không nghĩ trước, nghĩ sau. Ai, chứ anh với nó còn có họ kia đấy”. Đối với Chí Phèo thì giọng điệu của Bá Kiến

như vậy, còn đối với Lý Cường khi nào ông cũng quát tháo: “- Lý Cường

đâu ! Tội mày đáng chết. Không bảo người nhà đun nước mau lên”. Đó là

một cách cai trị rất có hiệu qủa của Bá Kiến theo kiểu “thương cho roi cho

vọt, ghét cho ngọt, cho bùi”.

Thế nhưng đối với Chí Phèo, không phải lúc nào Bá Kiến cũng “thiết đãi” bằng giọng điệu dịu dàng, ngọt ngào mà đôi khi Bá Kiến cũng quát tháo. Trong tình huống, Chí Phèo đến nhà Bá Kiến lần thứ hai với động cơ “đòi đi ở tù” thì Bá Kiến quát :

Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 129 Lần thứ ba chí Phèo đến nhà Bá Kiến với động cơ đòi đi ở tù thì Chí Phèo bị Bá Kiến quát tháo với giọng điệu tức tối, nạt nộ, doạ nạt. Đoạn đối thoại dưới đây thể hiện rất rõ điêù này :

“- Chí Phèo đấy hở ? Lè bè vừa vừa chứ, Tôi không phải là caí kho. Rồi ném bẹt năm hào xuống đất, cụ bảo hắn:

- Cầm lấy mà cút đi cho rảnh. Rồi làm mà ăn chứ cứ báo nguời

ta mãi à?

- Hắn trợn mắt, chỉ tay vào mặt cụ:

- Tao không đến đây xin năm hào.

Thấy hắn toan làm giữ, cụ đành dịu giọng:

- Thôi cầm lấy vậy, tôi không còn hơn.

Hắn vênh mặt lên rất kiêu ngạo:

- Tao đã bảo tao không đòi tiền

- Giỏi hôm nay mới thấy anh không đòi tiền. Thế anh cần gì?”

Đôi khi giọng điệu của Bá Kiến có vẻ như rất lạnh lùng khách quan như nó vốn xẩy ra trong cuộc đơì :

“- Thế này này, anh binh ạ : chị ấy gửi tôi thì quả là không có... Hắn trợn mắt lên quát :

-Thế thì thằng nào ăn đi? Lý Kiến vội nói lấp ngay:

- Thế nhưng mà anh có thiếu tiền thì cúa bảo tôi một tiếng. Chị ấy trót tiêu đi rồi thì có giết cũng chẳng ra. Lôi thôi làm gì sinh tội.”

Phải nói rằng khi xây dựng nhân vật Bá Kiến, nhà văn Nam Cao rất quan tâm đến việc miêu tả tiếng cười của hắn bởi vì tiếng cười ít nhiều thể hiện tâm hồn và bản tính con người của nhân vật. Trong tác phẩm “Chí Phèo”, khi xây dựng nhân vật Bá Kiến, nhà văn Nam Cao để cho Bá Kiến cười bốn lần và dĩ nhiên cung bậc của tiếng cười có sự khác nhau. Mới đầu cụ bá cười nhạt nhưng tiếng cười dòn dã lắm, người ta bảo cụ hơn người

Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 130 cũng ở cái cười. Lần thứ hai cụ cười nhạt với Binh Chức thể hiện sự coi thường và chứng tỏ một sự thật thiếu căn cứ. Lần thứ ba cụ cười khanh khách – cụ vẫn tự phụ hơn đời cái cười tào tháo ấy. Lần này, tiếng cười của cụ đã có sự thay đổi về bản chất so với tiếng cười lần trước. Cụ cười khanh khách bởi vì hình như cụ biết rằng Chí Phèo đã mắc mưu của cụ, đã trở thành tay sai dắc lực của Bá Kiến và đương nhiên Chí phải làm những điều mà Bá Kiến yêu cầu. Lần cuối cùng Bá Kiến cười ha hả, đó là tiếng cươì nhạo báng sự khao khát làm người lương thiện của Chí:

“- Ô tưởng gì, tôi chỉ cần anh lương thiện cho thiên hạ được nhờ.”

Tiếng cười ấy ít nhiều gieo vào lòng Chí sự căm phẫn, dẫn đến hành động cuối cùng, Chí đâm chết Bá Kiến và tự kết liễu cuộc đời.

Tóm lại, Nam Cao là một nhà văn luôn biết đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có. Vì vậy, trong sáng tác ông cũng có nhiều đóng góp mới cho nền văn học hiện đại. Đặc biệt, trong cách xây dựng nhân vật thì Nam Cao là nhà văn thể hiện được phong cách mới, gây ấn tượng sâu sắc không chỉ đối với độc giả trong nước mà còn đối với độc giả nước ngoài. Khi xây dựng nhân vật phản diện, ông đã biết phối hợp nhiều cách thức miêu tả khác nhau, trong đó ông chú tâm nhiều nhất trong việc tạo ra những chi tiết nghệ thuật thông qua những ngôn ngữ, cử chỉ, thái độ, giọng điệu nhân vật. Điều đó làm nên một nhà văn khác xa với những nhà văn khác cùng thời, tạo nên một phong cách mới, rất riêng của Nam Cao.

Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 131

Kết luận

1. Văn học hiện thực phê phán Việt Nam trong 15 năm đã đi trọn con đường phát triển của nó. Những nhà văn tiêu biểu như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao,.. đã đạt tới mức tương đối hoàn chỉnh của phương pháp sáng tác này. Với tư cách là một phương pháp sáng tác thuộc một phạm trù lịch sử cụ thể, dòng văn học hiện thực phê phán đóng góp lớn vào văn xuôi Việt Nam thời kì 1930-1945

2. Trong đóng góp đó, việc xây dựng nhân vật phản diện thành công là một vấn đề quan trọng.ở văn học hiện thực phê phán Việt Nam, điều cốt yếu nhất là các nhà văn đã lột tả một xã hội đầy những Nghị Lại, Nghị Quế, Nghị Hách, Bá Kiến tàn nhẫn, sát nhân. Bọn quan trường thì được dung túng làm bậy, công khai ăn hối lộ. Cuộc sống của bọn có tiền, có quyền hết sức xa xỉ dâm ô. Chúng ở những toà lâu đài đồ sộ trong “tiểu vạn trường thành”, tắm bằng nước suối vi-ten, trong nhà lúc nào cũng có hàng chục nàng hầu. Trong khi đó người nông dân sau luỹ tre xanh phải bán cả chó lẫn con vẫn không đủ tiền nộp sưu hằng năm, anh Pha-người lao động hiền lành như vậy thì dẫn đến cùng đường, người nông dân lương thiện như Chí Phèo thì bị tha hoá không chỉ về nhân hình mà còn tha hoá cả nhân phẩm,.. Phần lớn những người nông dân hiền lành, lương thiện bị đẩy xuống vũng bùn lầy lội là do sự đàn áp, bóc lột hết sức nặng nề của giai cấp địa chủ phong kiến và bọn thực dân.

Như vậy, thông qua những vấn đề đã trình bầy trên đây, có thể khẳng định rằng: Văn học hiện thực phê phán đã nghiêm khắc lên án xã hội thực dân phong kiến bằng cách xây dựng thành công nhân vật phản diện .

Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 132 3. Thành công trên không phải tự nhiên có mà phải do nhiều nguyên nhân tạo nên.

Trước hết, xã hội đã cung cấp nhiều nguyên mẫu. Những Bá Kiến, Nghị Hách, Nghị Lại, Nghị Quế... là những nhân vật có thật trong đời sống hiện thực. Ví dụ như Bá Kiến thực chất là ông Lý Kiến trong làng Đại Hoàng (trong tác phẩm là làng Vũ Đại). Có những tài liệu khẳng định rằng câu truyện “Chí Phèo” mà Nam Cao sáng tác là một câu truyện có thật, thật tới mức người ta đi tìm được tung tích của Chí Phèo và kết luận rằng Chí Phèo chính là con của Lý Kiến. Còn mẹ Chí là ai? Nếu ta lần giở lại quãng đời vài năm đầu chặng đường lý trưởng của bá Kiến, ở làng Vũ Đại ngày ấy có một phụ nữ đã có chồng, mắn đẻ, có 2 con, còn sạch sẽ, rất lẳng lơ. Đó là vợ Binh Chức. Lý Kiến hơn người khác ở chỗ đã có khoảng thời gian dài ba năm đi lại với chị Binh. Ba năm đủ để sản sinh một đứa trẻ và đủ để xoá sạch dấu tích. Cứ đọc kỹ đoạn Binh Chức đến nhà Lý Kiến đòi tiền, ta thấy Lý Kiến rất sợ chị Binh khai ra,.. Rõ ràng câu truyện, nhân vật có trong nguyên mẫu. Nam Cao biết mà không nói ra, có thể vì nhiều nhẽ, Nam Cao nói bằng cách khác để đúng với tuyên ngôn nhệ thuật của ông: “...Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, tìm tòi, khơi

những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có.”

Thứ hai, nhà văn với tư cách là nhân chứng xã hội dám miêu tả, tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến. ở đây, các nhà văn đã phát huy khuynh hướng dân chủ trong xã hội. Thời kỳ 1936-1939 là thời kỳ mặt trận

Một phần của tài liệu Nhân vật phản diện trong tiểu thuyết hiện thực phê phán Việt Nam 1930 - 1945 (Trang 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)