Nghị Hách

Một phần của tài liệu Nhân vật phản diện trong tiểu thuyết hiện thực phê phán Việt Nam 1930 - 1945 (Trang 60)

II. Các loại nhân vật phản diện trong một số tác phẩm văn học hiện thực

b.Nghị Hách

phải như Nghị Quế của Ngô Tất Tố trong Tắt đèn, Nghị Lại của Nguyễn Công Hoan trong Bước đường cùng. Nếu như Nghị Quế, Nghị Lại là

những tên địa chủ thôn quê thì nghị Hách là tên đại tư bản đã vươn bàn tay đẫm máu của nó từ thôn quê đến thành thị. Hắn có năm trăm mẫu đồn điền, có một cái mỏ than ở Quảng Yên, có ba chục nóc nhà tây ở Hà nội, bốn chục nóc nữa ở Hải Phòng. Cái ấp của hắn đồ sộ nhất tỉnh, đến dinh quan công sứ cũng không bằng. Cách ăn chơi của hắn thì y như vị công hầu khanh tướng trong tiểu thuyết Tàu, có mười một nàng hầu đặt dưới quyền một vụ quản gia. Không những thế, hắn còn sắp ứng cử nghế Nghị trưởng, sắp có Bắc Đẩu bội tinh. Có thể nói Nghị Hách là nhân vật tư sản địa chủ điển hình trong văn học Việt Nam. Sự khái quát tổng hợp ở đây không phải bằng nhận thức lý trí khô khan chỉ có thể tạo ra những hình tượng công thức, sơ lược mà bằng một nhân vật sống động, đầy cá tính.

Nghị Hách là “công dân trung thành với hai nhà nước” hắn ra sức kết vây cánh với quan lại, ôm chân bọn thống trị trực dân, căm ghét những tư tưởng tiến bộ và căm ghét Cộng sản, nhảy vào chính trị với động cơ đen tối và thái độ cơ hội trâng tráo. Nghị Hách có một bản chất chính trị rất phản động mang tính giai cấp rõ rệt. Chương IV của tác phẩm tả một cuộc đi dạo một vòng ô tô của Nghị Hách ở tỉnh lỵ là một chương khá đặc sắc. Trước hết lao đến dinh công sứ “ chắp tay vái dài lưng cúi thật khom”

trước vị “quan cai trị” đầu tỉnh rồi ton hót với ngài về cái phong trào cộng sản... sắp sửa lan đến tỉnh ta. Vậy con xin lấy tư cách một dân biểu mà trình báo để cụ lý tiện đường cai trị cho tỉnh yên ổn. Sau đó, ô tô đưa Nghị Hách đến dinh tổng đốc, cánh hầu của lão nhắc nhở quan “ xúc tiến gấp” cái việc bảo “ chú tuần nó” nhận thông gia với lão, đồng thời xúi bẩy ông “quan tắt ”vô học này ra tay trị viên tri huyện trẻ Cúc Lâm – người không chịu dập tắt vụ kiện hiếp dâm theo ý lão. Chương XXI có màn hội kiến giữa một nhà tư bản đại biểu cho một hội lý tài mới thành lập bên Pháp và Nghị Hách để

Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 61 làm một áp phe lớn là “ cái độc quyền nước mắm ở trung kỳ và Bắc Kỳ” Chỉ vài trang sách, Vũ Trọng Phụng đã phơi ra ánh sáng sự móc ngoặc bẩn thỉu giữa bọn tư sản mại bản bản xứ và bọn thực dân, đã lật ra mặt trái cái gọi là Viện Dân biểu, là Đại hội đồng kinh tế... đã phanh phui những thủ đoạn bịp bợm trong cái trò hề bầu cử nghị viên, những mánh khoé của báo chí. Thế là vì “ năm trăm cổ phần mà mỗi cổ phần là hai nghìn phật lăng”, vì “ cái ghế nghị trưởng cũng dắt đến cái mề đay Bắc Đẩu và “ còn làm được nhiều việc lơi khác”, Nghị Hách đã hăng hái nhẩy ra tranh cử, hành động theo bài bản vạch sẵn của tên thực dân cáo già. Lão còn bỏ “ 250 tạ gạo và một nghìn đồng bạc” phát chẩn dân nghèo để được báo chí ba kỳ tranh nhau ca ngợi “

công đức nhà triệu phú có óc bình dân” được quan công sứ rất vui lòng “ đại diện chính phủ bảo hộ, chính phủ nam triều gắn huy chương cho một người công dân rất xứng đáng... một bậc doanh nghiệp hiển hách ít có mà lòng nhân từ bác ái thì lại đáng treo gương cho dân bảo hộ soi chung”. Hắn

liên minh với một gã Tây thuộc địa thông qua đối thoại:

- “ Tôi hỏi thẳng thế này nhé ! Thế trong cuộc tranh cử ghế Nghị trưởng thì liệu hội ông có thể giúp gì được tôi không?

- Chúng tôi sẽ giúp ông về phương tiện tinh thần

- Còn tiền tranh cử thì tôi phải bỏ ra?

- Phải, ta nên giao hẹn với nhau đích xác như thế”.

Trong cuộc mặc cả ấy, liên minh ma quỷ càng được củng cố với những mưu đồ bịp bợm ráo riết và kiên quyết đã được vạch rõ:

- “ Những đứa nào chê ông là vô học thì ông sẽ lấy giấy bạc dán vào mồm nó, cho nó câm đi! Còn báo chí thì sợ gì? Ông chỉ việc ký vào cái ngân phiếu cho mấy thằng chủ báo! Tôi sẽ đi điều đình với ông! Ngoài ra tôi cũng có mấy cơ quan ngôn luận bằng Pháp văn, sẵn sàng chửi cái anh nghị trưởng cũ là phản quốc, là tư bản, là bán đồng loại rồi kia mà...

.... Tôi sẽ thảo cho ông một chương trình cải cách vĩ đại về xã hội. Ông sẽ đòi quyền cho hạng lao động, cho nông dân... Những tờ báo kia sẽ

Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 62

chửi ông là cách mệnh,... là cộng sản... Rồi mấy tờ nhật báo đăng tin chó chết, sẽ trích đăng những bài mà mấy tờ báo Tây chửi ông! Với cái lối hành động như thế thì chức Nghị trưởng ông lấy dễ như bỡn vậy.”

Rõ ràng đây là một sự “ hợp tác” toàn diện giữa bọn thực dân với một đại diện xuất sắc của giai cấp địa chủ, tư sản phản động bản xứ. Trước quan thầy, Nghị Hách đã tỏ ra xứng đáng là con chó con trung thành, một lòng một dạ với chủ. Hoạt động của hắn trên lĩnh vực – kinh tế có tầm quốc gia, xã hội, điều mà các ông Nghị Quế, Nghị Hách, Bá Kiến chưa bao giờ nghĩ tới. Trong văn học hiện thực phê phán 1930- 1945 chưa có hình tượng tay sai nào điển hình đến như vậy. Trước bọn thực dân Pháp, Nghị Hách chẳng những biết lợi dụng tình thế, làm cái phao nương dựa, cái lá chắn để che đỡ mà còn biết kích động chúng, khuấy lên sự tin cậy của bọn quan thầy: “ Bẩm cụ lớn... Bọn nghiệp chủ chúng con dạo này thật lấy làm

khổ vì cái phong trào cộng sản... bẩm cụ lớn con thấy phong trào cộng sản ấy sắp sửa lan đến tỉnh ta. Vậy con xin lấy tư cách một người dân biểu mà trình báo để cụ lớn liệu đường cai trị cho yên ổn”.

Nghị Hách chẳng những là tay sai trung thành với chủ, mà còn bộc lộ sự ranh mãnh, cáo già của một chính khách thạo đời. Hắn biết lợi dụng điều kiện của hoàn cảnh vừa làm tăng “uy tín” của mình trước quan thầy, vừa biết “doạ” quan thầy để quan thầy phải vị nể mình. Cái bộ máy đàn áp của thể chế thực dân- phong kiến tàn bạo ấy, thông qua những tên tay sai đắc lực như Nghị Hách sẽ không chùn tay trong việc đàn áp, tàn sát nhân dân.

Đặt trong bối cảnh lịch sử của đất nước ta những năm 1930, hình tượng Nghị Hách càng trở lên sống động. Hắn thật sự là tấm lăng kính da diện, phản chiếu những mối quan hệ xã hội đa chiều, phức tạp. Nghị Hách biết tạo dựng cho mình những chỗ dựa chắc chắn từ những thế lực thống trị của thực dân và bọn quan lại phong kiến đầu sỏ. Cảnh Nghị Hách hội kiến quan tổng đốc hiện ra thật sắc nét.

Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 63 Tại tư dinh của quan tổng đốc, con cáo già Nghị Hách đã khôn khéo dùng mối dây liên hệ gia đình để thực hiện mưu đồ chính trị, bắn một mũi tên trúng hai đích . Hắn gợi tới quan hệ thông gia với “ chú Tuần nó” để lái thượng quan đi theo cái trận đồ bát quái do hắn dàn dựng, dùng tay quan lớn để trị quan huyện Cúc Lâm, phủ tay, chạy làng khỏi cái án hiếp dâm. Nghị Hách biết đánh vào chỗ yếu của quan tổng đốc: lòng đố kỵ, hẹp hòi khiến quan nổi cơn thịnh nộ. Vạch ra được điều đó, ngòi bút Vũ Trọng Phụng đã chứng tỏ một bước tiến mới trong nhận thức, tư tưởng của ông và trong điển hình hoá hiện thực chủ nghĩa của văn học Việt Nam.

Nghị Hách được thể hiện như một bạo chúa có quyền lực tuyệt đối. Cái nhìn của hắn là cái nhìn choáng ngợp trước thế lực thống trị đen tối. Bóng đen của lão triệu phú gian ác trùm lên cả một xã hội “giông tố”. Những nạn nhân khốn khổ của hắn dù đã quyết chí rửa thù song cuối cùng đã đầu hàng thảm hại: Mịch đã trở thành vợ lẽ lão, Long vừa là con riêng lại vừa là con rể lão, ông bà đồ Uẩn đi kiện lão thì giờ đây lại vênh váo được làm bố vợ nhà tư bản, tri huyện trẻ Cúc Lâm không chịu để lão mua chuộc sai khiến thì bị lão làm cho mất chức... Trong khí đó, Tú Anh tuy tuyên bố “ không bên vực” hành vi đốn mạt của bố song lại đứng ra cứu chữa thanh danh, bảo vệ danh dự cho lão. Quan công sứ “ hiền nhân quân tử hiếm có” thì rất khen ngợi nghị Hách và đứng ra gắn huy chương cho lão, Nhà “ cách mạng quốc tế” thì trở thành người bạn cố tri, vị thượng khách của Nghị Hách, ra sức giúp lão cất một ngôi mả tốt để lão sẽ giàu hơn nữa... sẽ có Bắc Đẩu bội tinh. Khi nghị Hách gặp chuyện đau đớn về tinh thần, Nghị Hách vẫn sừng sững như “ngọn núi hùng vĩ cao cả” trong khi những nạn nhân chỉ là “một bọn người nhỏ bằng cái đầu tăm”.

Nghị Hách ý thức rất rõ về uy thế và địa vị của hắn. Tất cả chỉ là mệnh lệnh, là sự khai khiến bọn tôi tớ phục vụ hắn như một chủ nô hiện đại “ Dọn cái buồng Thổ Nhĩ Kỳ ở gác thượng để chớp bóng đấy nhé. Liệu

Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 64

Nội cho thằng Lộc đen, chủ cái tiệm khiêu vũ gì ở đường bờ sông đó, bảo nó thuê cho ngay ô tô cho hai đứa trẻ nhất, đẹp nhất lên trên này. Nếu nó không sẵn thì bắt nó đi tìm cho được. Nếu khách nhà nó đông qúa thì bảo nó đóng của hiệu lại một tối. Nó lên đây thì giả cho nó bốn chục, nó kỳ kèo thì thêm cho nó mười đồng, xong”.

Một phần của tài liệu Nhân vật phản diện trong tiểu thuyết hiện thực phê phán Việt Nam 1930 - 1945 (Trang 60)