Cách xây dựng nhân vật phản diện của Nguyễn Công Hoan

Một phần của tài liệu Nhân vật phản diện trong tiểu thuyết hiện thực phê phán Việt Nam 1930 - 1945 (Trang 111)

Trong các nhà văn hiện thực tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam tuy tuổi đời không nhiều nhất nhưng Nguyễn Công Hoan có vinh dự là người xuất hiện sớm nhất. Vào lúc văn xuôi viết bằng chữ quốc ngữ còn non trẻ, với những bước đi chập chững ban đầu thì Nguyễn Công Hoan cứ

Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 112 hồn nhiên tự mở cho mình một lối đi riêng. Theo thời gian ngòi bút ông ngày càng thuần thục để rồi số tác phẩm vượt trội về lượng và chất đã đưa tên tuổi ông trở thành thân quen với bạn đọc trong nước và ít nhiều dân tộc trên Thế giới. Trong lăng kính mọi người, Nguyễn Công Hoan không chỉ đơn thuần với tư cách một sáng tạo cá nhân mà còn với tư cách đại biêủ của một khuynh hướng, một thể loại, một phong cách có ý nghĩa về phương diện mỹ học.

Ngay từ hồi đang còn ở lứa tuổi thanh niên, giữa xã hội đầy những biến động phức tạp, tuổi trẻ rất dễ mât phương hướng, thế mà Nguyễn Công Hoan đã có một quan niệm sống đúng đắn, lành mạnh. Ông tự nhủ: ngoài việc đi dạy học, cần phải làm một việc gì có ích, chứ không thể chỉ “có mặt ở trên đời một cách buồn tẻ và vô tích sự” (Đời viết văn của tôi, tr 116). Từ quan niệm này, nên khi viết văn ông đã đưa ra một quan niệm vừa giản dị lại vừa thiết thực: văn chương không nên là một thứ để giải trí. Nó phải thêm một nhiệm vụ là có ích. Từ quan niệm này, ông đã định hướng cho sáng tác của mình một cách cụ thể: “Truyện phải có nội dung

bổ ích và trước hết truyện phải thực” ( Đời viết văn của tôi, tr 132).

Nguyễn Công Hoan không sa đà vào những chuyện phù phiếm, vẩn vơ mà đều xuất phát từ hiện thực đông đặc trước mắt. Khi sáng tác, thái độ của ông bộc lộ rõ ràng, cụ thể “ Tôi rất thích chú ý đến những cảnh thối tha, nhơ nhuốc, những thủ đoạn, mưu mô làm tội ác trong giới những người có thế lực, có địa vị” (Đời viết văn của tôi, tr 281). Những người ấy,

Nguyễn Công Hoan không phân biệt họ là quan lại, tổng lý, địa chủ, tư sản mà cứ gọi chung chung là nhà giàu. Ông cũng không thể nào yên tâm trước những nỗi thống khổ của người nghèo, bị bọn nhà giàu dùng thế lực, địa vị mà áp bức, bóc lột. Người nghèo theo quan niệm của Nguyễn Công Hoan không chỉ là nông dân mà bất cứ một hạng người nào không có tiền, bị lép vế trong xã hội. Bằng kinh nghiệm sống và suy luận, Nguyễn Công Hoan

Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 113 đã xác định được đối tượng đả kích của mình là kẻ giàu - đương nhiên là có quyền, có thế và đứng về phía người nghèo bị lép vế.

Từ quan niệm giàu, nghèo có tính chất kinh nghiệm chủ nghĩa đã giúp ông phanh phui được nhiều chuyện xấu xa, thối nát của giai cấp thống trị cùng những sự đau thương khổ nhục của đời người trong xã hội cũ.

Về cách xây dựng nhân vật phản diện của Nguyễn Công Hoan, Trừơng Chính cho rằng “Cách tập trung tất cả những tính xấu vào nhân

vật phản diện không phải là cách sáng tạo điển hình nhất. Cách đó làm cho nhân vật trở thành kỳ dị, thiếu tính hiện thực và do đó mất tác dụng của nó’’. Đây là một cách hiểu và phải chăng cách hiểu này thiếu tính

thuyết phục. ý kiến khác lại cho rằng “Việc xây dựng nhân vật phản diện

cho phép nhà văn được tô đậm, khuyếch đại những nét tiêu biểu’’. Chúng

tôi nghĩ rằng trong đời sống xã hội ngày xưa, quả nhiên bọn thống trị xấu xa bỉ ổi vô cùng, e rằng nhà văn cố tình tô vẽ một vài nét cho có vẻ sáng sủa hơn thì chính lại là không thực. Banzac đã từng nói rằng: “Những câu

chuyện bịa trong tiểu thuyết thực ra còn thua xa so với những câu chuyện có thực trong cuộc đời’’. Đúng vậy, chỉ sợ nhà văn chưa nói hết cái xấu

của bọn thống trị trong xã hội thực dân phong kiến thối nát chứ không sợ nhà văn nói quá.

Nguyễn công Hoan rất thành công khi viết về nhân vật phản diện. Trong cuốn “đời viết văn của tôi‟‟, Nguyễn Công Hoan viết “Nhân vật

quen thuộc của tôi đều là những nhân vật xấu trong xã hội thuộc Pháp. Họ là bọn nhà giàu, cậy quyền cậy thế mà áp bức người nghèo. Họ là quan lại, địa chủ, là tư sản, tiểu tư sản lớp trên. Vẽ họ tôi tìm đủ những nét nhơ bẩn về vật chất cũng như về tinh thần. Còn nhân vật chính diện tôi thường tả họ qua ngôn ngữ, cử chỉ để thấy được con người của họ’’. Tác giả tiếp

Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 114

mọi vật bằng con mắt hoài nghi, chỉ thấy phía xấu, phía xấu dễ nhập tâm hơn phía tốt‟‟.

Trước hết, khi xây dựng nhân vật Nghị Lại, Nguyễn Công Hoan xây dựng nhân vật này với nhiều nét thôn quê. Hắn là người xuất thân từ nông thôn và xem trường học là nhà tù, gia đình là ngục thất. Có thể nói, nếu Nghị Hách là con người pha tạp, vừa có nét thành thị lại vừa có nét thôn quê thì Nghị Lại chỉ thuần tuý là tên địa chủ ở nông thôn. Chất thôn quê trong con người hắn được thể hiện ngay ở cách suy nghĩ quê mùa, cổ hủ, rất nông dân của hắn. Hắn quan niệm rằng: “Học vấn không làm gì. Thủa

bé, ông coi sách vở là kẻ thù số một.” Hơn nữa, ông còn coi nhà trường

như ngục thất, nó chiếm hết cả tự do của tuổi sung sướng của ông nữa. Với cách nghĩ “nông dân” như vậy thì suốt đời hắn chỉ chui trong xó làng An Đạo mà thôi và mãi mãi chỉ là một tên địa chủ nhà quê. Nói đến đây không ít độc giả băn khoăn rằng với một con người như vậy tại sao lại trở thành một địa chủ hơn nữa lại còn là nghị viên. Nhưng chúng ta cũng phải hiểu một điều rằng Nghị Lại xuất thân trong một gia đình mà theo cách nói của Nguyễn Công Hoan cũng là khá giả trong làng quê lúc bấy giờ “ Nguyên khi ông bà chánh mất đi, thì dinh cơ mới rộng độ tám sào, mà ruộng vườn tất cả mới có ngót trăm mẫu”. Như vậy gia sản mà song thân ông để lại

cho ông cũng không thể nói là ít trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ. Lại thêm việc hai cụ huấn luyện cho ông phương pháp làm giàu. Từ đó, ruộng nọ đẻ ra ruộng kia, thấm thoát có mười năm trời mà tường quanh nhà xây gần kín hết, “đến tháng này, ông có vừa đúng bốn trăm mẫu”. Nhiều vườn, nhiều ruộng như vậy, ắt hắn thành một địa chủ cỡ bự trong làng. Còn việc ông là một nghị viên chẳng qua là do mưu mẹo mà có. Chỉ có điều, một nghị viên mà thất học thì liệu giúp gì được cho dân. Trên thực tế, ta thấy rất rõ rằng địa chủ theo kiểu nghị Lại trong xã hội chỉ tìm mọi cách để thoả mãn lòng tham vô đáy của mình chứ chúng giúp gì được cho dân, ngược

Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 115 lại còn bóc lột người dân đến tận xương tuỷ. Phải chăng chức nghị viên của hắn chỉ là một cái bình phong để che mắt thiên hạ mà thôi.

Từ cách suy nghĩ hết mực thôn quê ấy đã dẫn đến hành động chơi quê của hắn : “Ông lấy làm hãnh diện rằng mới mười sáu tuổi đã giỏi trống cô đầu, mới mười bảy tuổi đã hút nổi hai mươi điếu thuốc phiện một lúc và mới mười tám tuổi đã rẽ dây cương vô số nhân tình”.

Chất quê mùa của Nghị Lại còn được thể hiện ở cách cảm nhận về mỹ thuật hay nói nôm na là cách cảm nhận về cái đẹp của hắn. Bản thân hắn mới chỉ là một tên nghị viên nhà quê, thế mà “ ông không cần nể ai, chụp ngay cái hình mặc mũ áo đại triều và thuê vẽ. Hoạ sĩ lại là tay đồng chí của chủ nhân, càng không cần nể ai nữa. Y đã tô màu tía lên trên áo rồng và vẽ thêm đôi giao long dưới cầu mũ có rắc kim nhũ.” Giá như cách vẽ ấy làm cho chủ nhân đẹp hơn, tráng kiện hơn thì oai cho Nghị Lại biết bao. Tiếc rằng “cả một bộ triều phục uy nghi ấy lại dùng để lồng ra ngoài

một tấm thân có bộ mặt hom hem, dăn dúm, khủng bố người ta bằng hai nét nhăn xoạc cong sang bên má, làm cho đôi mắt xếch càng xếch thêm...”

Nét nhà quê của hắn còn được thể hiện rõ ràng hơn ngay ở cách bài trí đồ đạc, tranh ảnh trong nhà: “Đây là một cô gái Trung hoa trắng hồng như trứng gà bóc, mũm mĩm, nằm hớ hênh, trật cả đùi lẫn vế. ở góc lại một cô nữa, chẳng mặc gì để che tấm thân trắng phau, béo phốp nhưng lại thẹn thò, chua ngoa, một tay bịt ngay chỗ chẳng nên bịt, và một tay giơ lên trời, cầm một cái... Một cái đấy hiểu nhầm là một ngọn đèn cụt đầu”.

Ngoài phòng khách thì như vậy, còn trong buồng lại chồng chất những thứ đặc nhà quê : “Đầu tiên là mùi tanh tanh ở trong gậm xông ra. Nó là mùi

han đồng của những đỉnh, những đèn, những mâm, những nồi, xếp la liệt dưới sập. Những thức ấy khó lòng lấy ra được vì khi cất vào đó, người ta phải rất đông, cùng khênh bổng cái sập lên, mà khi hạ xuống, thành sập sát gần xuống đất.

Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 116 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Rồi đến những bàn ghế, tranh ảnh, cùng trăm thứ trang hoàng trên tường, không ra lối lăng gì. Cái thì thực đẹp, cái thì thực xấu, cái thì thực mới, cái thì thực cũ. Hình như những đồ ấy chủ nhân đã nhặt nhạnh dần dần của các nhà khác. Sự bày biện bảo cho ta biết chủ nhân là kẻ bất chấp mỹ thuật, nhưng là một người biết chịu khó tiếc của trời.” Tất cả những

chi tiết trên đây đã làm nên một tên địa chủ có lối sống, cách suy nghĩ đặc nhà quê. Bên cạnh đó, những hành động cũng như cách ứng xử của hắn đối với mọi người cúng có biểu hiện là một kẻ nông dân thuần tuý. Ông chẳng ái ngại cho chất quê mùa, cục cằn của mình mà nói thẳng với Tây đoan một điều rằng : “ Tôi thì không văn hoa, lễ phép như người ta, nên mới hỏi

thẳng quan lớn như thế”.

Khi xây dựng nhân vật phản diện Nghị Lại, Nguyễn Công Hoan đi sâu khai thác bản chất xấu xa của một con ngưòi bạc ác, căm ghét người lao động và luôn chống lại quyền lợi của người nông dân. Khi xây dựng nhân vật, nhà văn luôn đặt cạnh nhân vật phản diện với nhân vật chính diện để làm nổi bật bản chất của cả một tầng lớp, một giai cấp trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ. Bản chất của Nghị Lại là xảo quyệt, hắn luôn tìm chỗ sơ hở của kẻ khác để kiện người không thì xui người khác kiện tụng lẫn nhau. Mà mục đích cuối cùng của việc làm bẩn thỉu ấy là nhằm kiềm tiền, kiếm ruông, kiếm sao cho vừa một cái thùng không đáy, nói theo cách của bà Anh trong tác phẩm thì “ nó để chôn vợ, chôn con nó à”. Bản chất tàn nhẫn của hắn được thể hiện ở chỗ: hắn là kẻ xui nguyên giục bị, đòn xóc hai đầu. Hắn xui Trương Thi kiện anh Pha nhưng hắn lại cho anh Pha mượn tiền đi hầu quan để kiện lại Trương Thi. Trong việc này thì hắn chẳng cần làm gì mà cũng kiếm được món tiền khá khá. Sở dĩ người nông dân hiền lành, chất phát như anh Pha cứ bị mắc mưu hết lần này đến lần khác là bởi vì hắn luôn dùng những lời lẽ hết sức ngon ngọt để dỗ dành, lừa dối người nông dân làm cho người nông dân với bản

Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 117 chất hiền lành, lương thiện cứ nghĩ đó là hành động tốt. Bên cạnh đó, bản chất tàn nhẫn của nghị Lại còn được thể hiện ở điểm: vào đúng lúc anh Pha đang hết sức túng bấn, khủng hoảng thì hắn đòi tiền. Anh Pha nói chưa có thì hắn buộc anh Pha phải bán đứt tám sào ruộng cho hắn. Thế là cuối cùng người nông dân như anh Pha đã mắc mưu Nghị Lại và trở thành kẻ tứ cố vô thân, không ruộng, vườn, vợ chết, con cũng chết, anh lâm vào đường cùng.

Hắn là một kẻ vô học. Tuy hắn là nghị viên nhưng hắn không bao giờ bảo vệ thành quả lao động của người nông dân, ngược lại, hắn lợi dụng địa vị, quyền lợi của mình bóc lột người nông dân đến tận xương tuỷ làm cho họ không còn đường để ngóc đầu làm ăn, sinh sống. Hắn không chỉ bóc lột người nông dân bằng cách cho vay nặng lãi mà còn cướp trắng công sức của người nông dân. Điều này được thể hiện sâu sắc ở chương cuối cùng của tác phẩm, đặc biệt ở đoạn Nghị Lại ính đến gặt lúa ở ruộng của anh Pha. Đỉnh cao của sự áp bức, bóc lột thể hiện ở đoạn anh Pha và Nghị Lại xô xát với nhau:

“Quả nhiên, bọn thợ với lính ra cánh đồng Mả Giơi, đến ruộng anh

Pha thì đứng lại, và xuống cắt lúa.

Pha căm run bắn người lên. Không nghĩ trước sau, tự nhiên anh cắm cổ chạy đến gần. Bất đồ Nghị Lại đứng từ bao giờ, trỏ vào mặt anh, bảo lính:

- Đây chính thằng này gặt trộm lúa nhà tôi mấy hôm nay.

Pha nắm tay tiến lại gần:

- Ruộng của tôi ông không có phép...

Nói chưa dứt lời, anh bị ba người lính quây lại. Biết thế nguy, anh hăng tiết, nhất định liều, chống cự cho đến kỳ cùng. Anh vớ được chiếc đòn càn, xông vào Nghị Lại, phang một cái thật mạnh vào đầu:

Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 118

Ông nghị ngã dúi, kêu rầm rĩ. Nhưng ba người lính đã ôm ghì lấy anh. Đánh được ông nghị, anh hả dạ quá, càng phấn chấn, nên hết sức quằn quại và phang huyên thuyên. Nhưng anh thế cô, chẳng mấy chốc bị ba người lính khoẻ túm chặt được, đè anh ngã ngửa và trói gô lại...”

Qua đoạn văn trên, độc giả dễ dàng nhận ra một điều hết sức vô lý là chính bản thân người lao động đầu tắt mặt tối như anh Pha lại không được hưởng thành quả lao động. Trong khi đó Nghị Lại là một kẻ ngồi chơi xơi nước thì đến mùa lại cho lính đến gặt lúa của ngươì lao động. Đúng là một kẻ uống máu người không tanh. Bản chất đê tiện của Nghị Lại đã được vạch trần và bản thân người nông dân lao động cũng đã nhận thức sâu sắc kẻ thù của mình và kẻ thù của giai cấp mình. Vì vậy, hành động mà anh Pha đánh Nghị Lại là một hành động tất yếu và đã trở thành tự phát. Tác giả cũng phần nào thấy được sức mạnh của người nông dân. Các nhân vật chính diện cũng đã thấy được “hai cánh tay mạnh mẽ” của mình là “hai cánh tay làm cho đất cát có giá trị”. Họ đã nhìn nhận được sự bất công trong xã hội. Hành động của anh Pha tuy muộn nhưng ít nhiều nó cũng là đòn chống trả lại cả một gíai cấp thống trị. Đồng thời hành động đó, cũng kịp vạch trần bộ mặt nham hiểm và xảo quyệt của tên địa chủ gian ác, vô học .

Nếu như trong các truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, khi xây dựng nhân vật phản diện ông thường tìm cách sáng tạo ra tiếng cười đặc sắc, độc đáo thì khi xây dựng nhân vật phản diện Nghị Lại người đọc không hề nhận thấy một tiếng cười hài hước trong tác phẩm mà chỉ thấy sự căm giận, uất ức loại người như Nghị Lại. ở đây nhân vật phản diện Nghị Lại không bị tiếng cười mỉa mai châm biếm và thái độ hài hước che lấp như trong các tác phẩm khác của ông. Trong đó các nhân vật khác trong các tác phẩm khác bị ông chế giễu một cách mạnh mẽ. Ví dụ như trong

Một phần của tài liệu Nhân vật phản diện trong tiểu thuyết hiện thực phê phán Việt Nam 1930 - 1945 (Trang 111)