Ngôn ngữ Nghị Quế

Một phần của tài liệu Nhân vật phản diện trong tiểu thuyết hiện thực phê phán Việt Nam 1930 - 1945 (Trang 97)

IV. Xây dựng nhân vật phản diện qua việc miêu tả ngôn ngữ

3.Ngôn ngữ Nghị Quế

Trên thực tế, trong tác phẩm “Tắt Đèn”, ngôn ngữ của nghị Quế không nhiều nhưng nó cũng thể hiện ngôn ngữ của giai cấp địa chủ phong kiến trong xã hội lúc bấy giờ.

Trong đoạn đối thoại giữa chị Dậu và vợ chồng nghị Quế về việc bán con, ngôn ngữ của nghị Quế thể hiện ngôn ngữ của kẻ hết sức tàn nhẫn: “Đem ngay đi chợ mà bán! Không nói lôi thôi! Mất thì giờ! Thời Tây bây giờ thì giờ là vàng bạc, không ai công đâu mặc cả với mày... Hừ! Vừa mới ngoen ngoẻn nói rằng “bán không ai mua”, người ta làm phúc

Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 98

mua cho, lại còn lằng nhằng kêu rẻ! Rẻ thì đem ngay ra chợ mà bán. Ra ngay.”

Hơn nữa, khi mua, hắn vừa mua vừa chửi lại vừa đuổi:

“ Chứ bao nhiêu nữa? Hai chục nữa nhé! thôi cho thế cũng đắt lắm rồi. Bán thì đi làm văn tự. Không bán thì về. Về thẳng.”

Trên thực tế, hắn là một kẻ hêt sức đểu cáng, thế nhưng hắn luôn giở giọng tử tế, nhân từ: “ Không ai thèm đánh lừa chúng bay. Bây giờ luật mới nghiêm cấm cha mẹ bán con, cho nên văn tự phải viết như thế, chứ không nói con, nói chó vào được. Sau này mày cứ để con mày ở mãi với cô Hai, thì cái giấy ấy tao cũng coi như không có. Nếu mày trở mặt mà đem con về, tao sẽ chiểu giấy bỏ tù cả vợ lẫn chồng. Giấy làm như vậy chỉ cốt cho nhà mày khỏi lật nhà tao, chứ nhà tao không đời nào thèm lật nhà mày. Thế là bao giờ tao cũng nắm đằng chuôi, chứ tao không cầm đằng lưỡi nghe không?”

Ngôn ngữ của nghị Quế còn là ngôn ngữ của kẻ bất nhân, tàn nhẫn : “ Con bé kia ! Cầm lấy rá cơm ăn đi, kẻo phí của giời. Ăn bốc cũng

được, không cần bát đũa”

Rồi giọng điệu hạch lạc, quát mắng:

“- Con mẹ khốn nạn, mày ngồi giương mắt ra đấy, không biết bảo

con làm sao. Hay mày sợ con phải ăn cơm chó thì mày xấu hổ...

- Thế con mẹ kia có lấy tiền không? Hay còn tiếc con, tiếc chó?”

Chỉ với những ngôn từ như vậy, cũng đủ hiểu ngôn ngữ của nghị Quế là thứ ngôn ngữ của kẻ ăn trên ngồi trốc, quanh năm chỉ biết hống hách, quát nạt kẻ khác mà thôi. Đó cũng là ngôn ngữ của cả một giai cấp người trong xã hội.

Một phần của tài liệu Nhân vật phản diện trong tiểu thuyết hiện thực phê phán Việt Nam 1930 - 1945 (Trang 97)