Nhân vật phản diện trong một số tác phẩm văn học lãng mạn Việt Nam

Một phần của tài liệu Nhân vật phản diện trong tiểu thuyết hiện thực phê phán Việt Nam 1930 - 1945 (Trang 38)

Việt Nam 1930 – 1945.

Khuynh hướng tiểu thuyết lãng mạn của Tự lực văn đoàn là sản phẩm của bộ phận trí thức tư sản trong thời kỳ thoái trào cách mạng. Sau cơn khủng bố trắng 1930 – 1931, văn chương lãng mạn của tự lực văn đoàn ra đời. Tầng lớp tư sản không dám đấu tranh bằng chính trị và quân sự chống đế quốc nữa, bèn chuyển ra đấu tranh bằng văn hoá chống phong kiến. Tiểu thuyết lãng mạn Tự lực văn đoàn về bản chất mang mầu sắc tiêu cực và thoát ly. Cũng như mọi khuynh hướng lãng mạn tiêu cực khác, tiểu thuyết tự lực văn đoàn ngày càng xuống dốc. Điều đó là dễ hiểu bởi vì nhân sinh quan, thế giới quan ngày càng lạc hậu và suy đồi thì tác phẩm cũng không thể tránh khỏi đi vào con đường bế tắc.

Nhưng chúng ta cũng phải khẳng định rằng văn học thời kỳ này vẫn tiếp tục kế thừa truyền thống của nền văn học trước đây, tiếp tục tố cáo lễ

Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 39 giáo phong kiến, đề cao đạo đức phong kiến. Trong các tác phẩm văn học, các nhà văn đều xây dựng hai tuyến nhân vật rạch ròi: nhân vật chính diện và nhân vật phản diện. Các nhân vật trong tác phẩm cũng hành động xung quanh chủ đề về đạo đức phong kiến. Phần lớn các tác phẩm đều phản ánh đại gia đình phong kiến, quyền uy, trong đó cha mẹ thường quyết định vận mệnh con cái, đặc biệt trong lĩnh vực hạnh phúc gia đình thì cha mẹ đặt đâu con phải ngồi đấy. Trong hầu hết các tác phẩm, nhân vật phản diện phần lớn là các bà mẹ chồng cổ hủ, lạc hậu. Bên cạnh đó còn xuất hiện một số ông chồng lệ thuộc hoàn toàn vào cha mẹ, nghe theo cha mẹ mà không đếm xỉa đến hạnh phúc riêng tư. So với nhân vật phản diện trong văn học hiện thực phê phán thì nhân vật phản diện trong văn học lãng mạn nhìn chung mảnh hơn, mờ nhạt hơn. Có một điều chúng ta phải khẳng định rằng, nhân vật phản diện trong hầu hết các tác phẩm văn học lãng mạn là giống nhau nên khi khảo sát, chúng tôi chỉ quan tâm đến một một số nhân vật trong một vài tác phẩm mà thôi.

“Nửa chừng xuân” là tác phẩm văn học tấn công vào đại gia đình phong kiến, tố cáo bọn quan lại và địa chủ phong kiến ở nông thôn nhưng chưa mạnh lắm. Tác phẩm này cũng có hai tuyến nhân vật rõ rệt. Nhân vật chính diện và nhân vật phản diện. Đại diện cho nhân vật chính diện là Mai và Lộc, đại diện cho nhân vật phản diện là Bà Phán. Bà Phán là con người đại diện cho giai cấp địa chủ phong kiến ở nông thôn nên mọi suy nghĩ và hành động của bà đều gắn chặt với tư tưởng bảo thủ trì trệ. Bản chất con người của Bà là hiện thân cho cả tầng lớp địa chủ phong kiến trong xã hội. Khi Mai và Lộc hết lòng yêu thương nhau thì bà án lại phản đối cuộc hôn nhân trái phép này vì bà cho rằng không môn đăng hộ đối. Lộc phải nhờ người giả đóng vai bà án đến hỏi Mai. Tuy biết sự thật nhưng Mai vẫn nhận lời để đến đáp lòng tốt của chàng. Còn bà án, sau khi nghe con trai kể thật sự tình, đã không cho phép lại còn quát mắng và rắp tâm phá cuộc nhân duyên. Bà bày mưu chia rẽ hai người bằng một bức thư giả mạo

Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 40 khiến Lộc ngờ vợ ngoại tình. Hơn nữa, Bà còn đến gặp Mai, cố ý làm nàng tưởng Lộc nhờ mẹ đến đuổi nàng đi để rảnh tay cưới con gái cụ Tuần. Mai mắc mưu bà án, cảm thấy ghê tởm người chồng tầm thường, hền hạ và tin rằng Lộc chỉ là một gã sở khanh nên nàng dứt khoát bỏ đi. Lộc lại càng tin rằng Mai bạc tình, đã bỏ chồng đi theo trai. Sau đó, Lộc cưới con gái cụ Tuần theo ý mẹ còn chị em Mai đến trọ trong một xóm nhỏ giữa những người lao động nghèo và được họ cưu mang, đùm bọc. Vốn là một cô gái hay làm, Mai đã tần tảo, đảm đang, chan hoà với những người lam lũ, quyết chí nuôi em ăn học. Một bác sĩ trẻ, rồi một hoạ sĩ lần lượt đến ngỏ lời muốn lấy nàng làm vợ song Mai đều từ chối vì Mai vẫn chưa quên hẳn Lộc. Còn Lộc sau này biết rằng những việc làm của mình là sai lầm, anh ta rất ân hận và cuộc sống của anh không tìm thấy hạnh phúc. Lộc đau khổ, dằn vặt vì sự tàn nhẫn của mẹ, đã xua đuổi Mai trong lúc bụng mang, dạ chửa. Còn bà án khi biết được chỗ ở của Mai, bà tìm đến để bắt đứa cháu nội. Trước lời lẽ đĩnh đạc của Mai, bà đành thất bại về không. Bà bắt Lộc đến gặp Mai đón con về, nhận Mai làm vợ lẽ...

Như vây, tác phẩm “Nửa chừng xuân” là một tiểu thuyết luận đề tuyên chiến với lễ giáo phong kiến, đòi quyền tự do yêu đương và hạnh phúc cá nhân. Hình tượng bà An trong tác phẩm là một nhân vật phản diện, tiêu biểu cho quan niệm hôn nhân gia đình phong kiến, coi hôn nhân là phương tiện thăng quan tiến chức, khẳng định uy quyền tuyệt đối của cha mẹ trong hôn nhân khá chân thực, sinh động chứ không phải là một biếm hoạ đơn giản, tiêu biểu cho một lực lượng phản diện đen tối, vô nhân đạo, phá hoại hạnh phúc thanh niên.

Bên cạnh tác phẩm “Nửa chừng xuân”, “Đoạn tuyệt” cũng là một tác phẩm có sức tố cáo khá mạnh, nhất là những chương nói về các tập quán cổ hủ trong gia đình bà Phán, về cách đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo của những kẻ đại diện cho lễ giáo phong kiến. Hôn nhân chỉ là một việc mua bán, không hơn không kém: “ Nay cha mẹ bắt nàng làm vợ Thân là đã bán

Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 41 xác thịt cuả nàng, bán nàng vì một số tiền ba nghìn bạc.” Tác giả đã mượn lời trạng sư công kích kịch liệt chế độ đại gia đình đang muốn biến con nguời thành những kẻ nô lệ. Tác phẩm kể về nhân vật Loan, một cô gái có tư tưởng Âu hoá, từng học trường cao đẳng sư phạm nhưng vì cảnh nhà nghèo phải bỏ dở. Nàng yêu Dũng – con một viên quan tuần phủ, vì bất đồng về lý tưởng với bố nên bị bố từ. Dũng cũng thầm yêu Loan nhưng muốn thực hiện chí lớn nên tạm gạt bỏ hạnh phúc cá nhân sang một bên. Để trả ơn một món nợ vay của bà phán Lợi, cha mẹ Loan đã ép gả nàng cho Thân, con trai bà phán, một thanh niên tầm thường. Lầm tưởng Dũng không yêu mình và cũng mủi lòng trước giọt nước mắt của người mẹ, sau nhiều phen phản đối dai dẳng, Loan đành bằng lòng. Nhưng từ khi về làm dâu, nàng đã vấp phải một thế lực rất cổ hủ, từ bà mẹ chồng cay nghiệt đến cô em chồng đanh đá, hay xúi bẩy, đã trói buộc và giám sát nàng từng bước đi, từng hành động. Chồng Loan là người vô vị, nệ cổ, chỉ biết nghe theo mẹ chứ không quan tâm đến hạnh phúc của hai nguời. Quan hệ giữa Loan và gia đình nhà chồng ngày càng thêm ngột ngạt, căng thẳng. Con trai nàng bị chết vì bà mẹ chồng chỉ nghe theo lời thầy cúng cho uống nước thải chứ không chịu uống thuốc Tây. Loan không còn khả năng sinh đẻ, Thân lén lút đi lại với Tuất, sau đó công khai lấy cô làm vợ lẽ, không cần hỏi ý kiến Loan. Một lần Thân gây sự với Loan, bà mẹ chồng cũng hùa theo con, xông vào đánh Loan. Loan chống đỡ theo bản năng nhưng Thân lại hung hăng chồm đến tiếp tay cho mẹ. Vì vô ý, Thân trượt ngã vào con dao rọc giấy Loan đang tình cờ cầm trong tay để tự vệ, bị dao xuyên vào ngực chết ngay. Loan bị đưa ra toà, nghiêm khắc kết tội Loan giết chồng nhưng rồi Loan được một luật sư người Pháp hết lòng bênh vực, nàng được trắng án...

Như vậy, “Đoạn Tuyệt” là một tác phẩm luận đề rất tiêu biểu cho khuynh hướng của Tự lực văn đoàn. Loan là một nhân vật nữ rất tích cực, đại diện cho phái mới mà Nhất Linh dùng để phát ngôn cho một quan niệm

Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 42 sống khước từ dứt khoát những thế lực văn hoá, lễ giáo, phong tục của chế độ đại gia đình phong kiến vốn đang ngự trị nặng nề trong đời sống Việt Nam lúc ấy – nó bóp nghẹt quyền sống cá nhân, nhất là trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, nhằm mở đường cho cái tôi nảy nở. Bên cạnh đó, tác phẩm còn lên án và phê phán một cách gay gắt thế lực tàn bạo, đê hèn trong xã hội, đó là nhân vật chồng Loan và mẹ chồng Loan. Hai nhân vật này góp phần không nhỏ vào việc làm tan nát cuộc đời vốn rất đẹp của Mai.

Có thể khẳng định rằng, thông qua một vài nhân vật phản diện trong một số tác phẩm văn học lãng mạn, chúng ta thấy rằng, nhân vật mới chỉ dừng lại ở vấn đề đạo đức gia đình phong kiến mà ít quan tâm đến hạnh phúc riêng tư của con nguời, đặc biệt, ít quan tâm đến hạnh phúc lứa đôi. Con người ở đây dường như mất hẳn cái tôi cá nhân của riêng mình. Nhân vật phản diện là tầng lớp người đại diện cho hệ tư tưởng phong kiến lỗi thời, lạc hậu.

Một phần của tài liệu Nhân vật phản diện trong tiểu thuyết hiện thực phê phán Việt Nam 1930 - 1945 (Trang 38)