Hành động nhân vật là nguyên nhân trực tiếp tạo nên biến cố, là cơ sở hình thành, phát triển cốt truyện. Hành động bao gồm hành vi, những hình thức hoạt động của nhân vật, nó phụ thuộc vào tính cách, quan hệ, xung đột, mâu thuẫn bên trong và bên ngoài nhân vật. Giữa tính cách và hành động nhân vật luôn có sự thống nhất. Tính cách được thể hiện bằng hành động, ngược lại hành động là sự bộc lộ của tính cách. Trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, M. Gorki quan niệm : “ ... Không phải chỉ viết bằng ngòi viết, mà còn vẽ bằng từ ngữ và không phải vẽ theo kiểu người hoạ sĩ, nghĩa là tạo nên một hình người bất động, mà cố gắng biểu hiện những con ngườiđang chuyển động không ngừng, đang hành động trong những những cuộc xung đột bất tận với nhau, trong cuộc đấu tranh giữa những giai cấp, những tập đoàn, những cá nhân”. Mỗi nhân vật phản diện
của các nhà văn đều có một hành động khác nhau. Các hành động đó đã nêu lên bản chất thối tha, xảo quyệt của cả một tầng lớp vô nhân tính.
Hành động của Nghị Hách luôn động, rõ ràng là của tên lưu manh có hạng, đa trá, đa mưu, đại gian, đại ác, thâm hiểm vô cùng mà bất nhân
Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 73 cũng vô cùng. Nó là hình ảnh tột bực của cường hào ác bá, là tên trọc phú đại gian hùng, là điển hình về lớp tư sản đại địa chủ cỡ lớn. Hành động đầu tiên của hắn là hiếp dâm. Hắn chẳng sợ gì luân thường đạo lý, hắn cũng chẳng đếm xỉa đến đạo đức con người. Hắn chỉ hành động theo bản năng dâm dục của hắn mà thôi. Từ việc hiếp dâm đã kéo theo nhiều hành động bỉ ổi của hắn. Trước cái tội tày trời đó, nó chẳng thèm đếm xỉa đến quan toà mà lên ngay công sứ, tổng đốc. Gặp công sứ, nó không tiếc lời ton hót, nịnh bợ: “Bẩm chúng con thấy cụ lớn cũng dễ dàng, lại hay tiếp người bản
xứ, cho nên con sang thăm và hầu chuyện, và xem cụ lớn có điều gì chỉ bảo không... Cụ lớn thương dân lắm...lòng thương dân của cụ lớn thì không ai là không cảm phục”. Hơn nữa, hắn cố tình gán cho việc khiếu
kiện tội hiếp dâm là do “phong trào cộng sản”, “gieo mầm thù ghét người giàu có” : “ Bẩm, toàn dân tỉnh này đã bắt đầu nói xấu và vu oan cho con.
Bẩm cụ lớn, chắc họ chỉ nhắm mắt nghe theo bọn phiến loạn chúng mớm nhời mà thôi. Họ vu cho con là giết người, là hiếp tróc đàn bà con gái, là bóp hầu, bóp cổ bọn dân nghèo, thôi thì đủ những tội ác. Họ hết mức gieo cái mầm thù ghét người giàu có, cho lan rộng trong đám công dân... Vậy con xin lấy tư cách người dân biểu mà trình báo để cụ lớn tiện đường cai trị cho tỉnh yên ổn.” Lợi dụng quan hệ thông gia với tuần Hà, đánh vào
chỗ yếu “ bước làm quan tắt” của tổng đốc để quật đổ quan huyện Cúc Lâm “ Cái thằng ấy láo thế à? Để rồi tôi trị cho nó một trận. Nó lại không biết là quan lớn thông gia với em ruột tôi hay sao?”.
Việc đem truyền đơn cờ đỏ gieo rắc tai hoạ cho quan huyện Cúc Lâm và dân làng Quỳnh thôn là âm mưu hãm hại đen tối, hèn mạt của Nghị Hách. Hắn đã từng đem bỏ bã rượu vào ruộng lương dân rồi báo nhà đoan để tậu ba trăm mẫu ruộng rẻ tiền. Hắn thách thức công lý, ngạo mạn trước cửa công, chẳng ngần ngại mua chuộc, ngả giá với quan huyện Cúc Lâm việc bán xe hơi giá rẻ: “ Nếu quan lớn dùng đến thì tôi chỉ xin lấy ngài có hai trăm thôi. Lúc mới mua giá nó là ba nghìn tám đấy ạ”. Chưa ai
Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 74 quy tội nhưng hắn lại ngang nhiên biện bạch: “ Giữa lúc tôi buồn, thình lình con bé ấy dẫn xác đến”. Ngài cũng biết cho dẫu là người tai to mặt lớn
đến thế nào đi nữa thì cũng có lúc giăng gió một chút, cái ấy là trời sinh ra. Hắn sổ toẹt trước cái giấy chứng nhận mất tân, hắn cho đó là “dòng chữ vô nghĩa”.
Nghị Hách xuất hiện 13/30 chương sách nhưng không có nhân vật nào không là nạn nhân của Hách, nếu không trực tiếp thì là gián tiếp. Không chỉ là Mịch, Tú Anh, Hải Vân ...mà cả đến công sứ, tổng đốc cũng bị hắn lừa. Không có bất cứ hành động nào của Hách là không có cơ mưu vụ lợi, đoạt tình, đoạt tiền. Danh từ bạo chúa chẳng phải là sự gán ghép oan uổng mà chính từ miệng Hách thốt ra: “ Vậy xin bác vui lòng đóng một
vai trò hôn quân để cho thằng Hách này được làm một bạo chúa nhá”.
Nghị Hách đã làm đại náo cả một xã hội giông tố. Hành động nào của hắn cũng đẩy đến mức cực điểm: dâm cực điểm, lộng hành cực điểm, tàn bạo cực điểm, mánh khoé cũng cực điểm... Nguyễn Đăng Mạnh cho “Thế giới của Giông Tố là thế giới của thằng Hách”.
Hành động của Nghị Lại cũng luôn động và thường đi kèm với những cử chỉ, thái độ. Khi cần phải nịnh Tây đoan, thì ông có hành động nhẹ nhàng, ân cần. Việc làm ấy đã tỏ rõ thái độ nịnh bợ rất sành sỏi của tên địa chủ này: “ Ông cười khanh khách, vồn vã đến trước mặt người Tây đoan, tưởng như sắp vồ lấy người bạn tri kỷ mà hôn hít. Ông cúi gập người, ôm chầm bằng cả hai tay lấy tay người Pháp và rung tít”. Tất cả
những hành động như: cười khanh khách, vồn vã, vồ lấy, hôn hít, cúi gập người, ôm chầm, rung tít” dã thể hiện niềm vui ra mặt của hắn. Niềm vui ấy là gì nếu không phải là sự nịnh bợ tên Tây đoan. Khi biết trong ruộng nhà mình có rượu lậu thì hắn phải nghĩ ngợi, tìm mưu để giải thoát. Có thể nói nghị Lại cũng lắm mưu nhiều kế chẳng kém gì nghị Hách, chỉ có điều mưu kế của hắn xem ra còn kém tinh xảo hơn, kém văn hoa hơn. Điều này thì chính Nghị Lại tự nói ra chứ người đọc không hề gán ghép: “ Đành tôi
Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 75
chịu cái vạ vịt, nhưng chỗ quan lớn với tôi, quan lớn có thể cứu tôi không? Tôi thì không được văn hoa lễ phép như người ta nên tôi mới hỏi thẳng
quan lớn như thế”. Cho đến khi người Tây đoan đứng dậy, cười, bắt tay
nghị Lại và lắc đầu than thở thì nghị Lại có thái độ khúm núm. Trong cuộc sống đời thường, hắn rất hay có hành động đi kèm với những cử chỉ, thái độ như: “ Nghị Lại ngạc nhiên, đờ người nhìn khách...; nghị Lại tròn mắt nhìn...; Nghị Lại cau mặt, gõ mấy đầu ngón tay xuống bàn...; Ngẩn người ra một lúc rồi nghị Lại cười...; Nghị Lại trợn mắt quát...; Nghị Lại vênh váo...; nghị Lại cau mặt mắng...; nghị Lại nói khích...”Tất cả đều thể hiện một bản chất “mặt người dạ thú”. Đối với những người lao động như anh Pha thì hắn luôn có nhừng hành động hết sức tàn nhẫn. Nghị Lại là con người của giai cấp địa chủ phong kiến. Hắn đứng trên quyền lợi và địa vị của giai cấp mình, chia rẽ tinh thần đoàn kết của giai cấp nông dân lao động bằng cách: hắn xui nguyên dục bị, tạo điều kiện cho cả hai người nông dân vốn rất hiền lành đi kiện cáo lẫn nhau để cuối cùng “đục nước béo cò”. Hành động của nghị Lại thực chất là đánh lừa người nông dân ít học. Nghị Lại xui Pha đi kiện nhưng Pha không có tiền thì hắn lại dỗ ngon dỗ ngọt: “ Con ngu dại thế không trách con chết. Tiền mất cho quan là tiền không đi đâu mà mất, sao con lại cứ tiếc? Mình làm thằng dân, bao giờ cũng dưới quyền cai trị của người ta, ngộ rồi khi con có việc gì, con có mong người ta bênh vực cho hay không? Quyền phép trong tay người ta, người ta ưa mình thì người ta che chở mình mà người ta ghét mình thì người ta cứ thẳng tay. Con chẳng thấy bao nhiêu người chịu tốn kém kiếm chỗ đi lại mà không được đấy à?”. Dỗ dành thôi chưa đủ, hắn còn khuyên
dạy anh Pha: “Mày không nên ngu dại, nghe hoặc bắt chước những đứa vô
luân thường đạo lý, những đứa ngông cuồng, những đứa cộng sản, làm sách, viết báo, để chúng nó nói xấu quan này, nói xấu quan kia. Người ta xấu cũng là ông quan cai trị mình. Chúng nó hay, chúng nó giỏi sao chúng
Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 76 Pha đi nịnh quan mà không có tiền thì hắn ngon ngọt cho vay và nói với thái độ thân thương trìu mến. Sau khi cho vay xong thì hắn không ngần ngại nói thẳng : “ Hôm nọ tám đồng, hôm nay hai đồng gạo với hai chục nữa là đi ba mươi đồng, nhớ lấy nhé”. Hành động ấy của hắn là hết sức bỉ
ổi và thối tha. Nhưng, sau này hắn cũng bị vợ chồng anh Pha vạch rõ tội ác: “ Thì ra ông ấy xui nguyên giục bị, để nhà tôi tự nhiên mất hơn ba chục
đồng bạc, có tai hại không? Thế mà vẫn làm ra ta nhân đức thương người lắm”. Hành động bỉ ổi của hắn đã khiến cho vợ chồng anh Pha hết sức
hoang mang, thậm chí phải bán cả gánh hàng đi lấy tiền trả nợ Nghị Lại nhưng hắn nhất định không nhận. Thì ra hắn nuôi âm “ khát vọng” cho vợ chồng anh Pha vay mỗi lúc một ít, lãi mẹ đẻ lãi con để rồi âm mưu cướp trắng tám sào ruộng của vợ chồng anh Pha, đẩy anh vào bước đường cùng: vợ chết, con chết, không ruộng vườn. Hành động bỉ ổi hơn nữa của hắn còn thể hiện ở điểm: Hắn lợi dụng anh Pha không biết chữ, đã làm văn tự giả, bắt anh phải ấn đấu tay vào. Hành động đó của Nghị Lại là rất điển hình cho giai cấp địa chủ phong kiến lúc bấy giờ đồng thời nó cũng thể hiện khát vọng làm giàu không chính đáng của giai cấp địa chủ phong kiến.
Khác với việc làm của nghị Hách và nghị Lại, hành động của Nghị Quế tĩnh hơn, và thường ít đi kèm với thái độ và cử chỉ. Nhưng cũng có điều khác là hành động của Nghị Quế gắn nhiều với thói vô văn hoá mà biểu hiện rõ rệt nhất là trong sinh hoạt hàng ngày: “ Ông Nghị đặt bát xuống mâm, vừa nhai nhồm nhoàm vừa đón; Ông Nghị như đã hiểu ý của vợ, cứ việc chan chan, gắp gắp, không nói không rằng; Ông Nghị đâm chéo đôi đũa qua mặt mâm, bưng bát nước canh, trợn mắt, húp một cái đánh “ soạt”. Rồi ông vừa nhai vừa nuốt, vừa giục thằng nhỏ lấy tăm... Ông Nghị nhắc cái điếu ống để trên chốc tủ, giặt thuốc, châm lửa, vít cái xe trúc vào miệng. Bắt chân chữ ngũ, ông vểnh mặt hút sòng sọc một hơi, ông Nghị rút vội cái tăm trong miệng mình đặt ngang vào miệng tách
Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 77
nước... ông Nghị bưng tách nước uống một hớp lớn, súc miệng òng ọc mấy
cái, rồi nhổ toẹt xuống nền nhà”. Một loạt những hành động ấy chứng tỏ
Nghị Quế là con người thiếu văn hoá, văn minh. Trong cuộc sống, ông chỉ biết làm thế nào để có được nhiều tiền, sống trên những đồng tiền xương máu của người nông dân mà không cần phải học, đặc biệt là ông cũng không cần phải học lối sống có văn hoá của tầng lớp giàu sang trong xã hội.
Xuất thân từ giai cấp thống trị trong xã hội nên Nghị Quế cứ mở mồm ra là quát tháo. Khi chị Dậu bán con, hắn trả rẻ, chị đòi thêm thì hắn quát: “ Thiếu bao nhiêu mặc kệ mày, kể lể gì? mày định bổ vào nhà tao đấy
à?”. Khi thì Nghị Quế hạch lạc với chị Dậu: “ Con mẹ khốn nạn ! Mày
ngồi dương mắt ra đấy, không biết bảo con làm sao. Hay mày sợ con ăn
cơm chó thì mày xấu hổ?”. Lúc chị Dậu dặn con để về, cái Tý ôm lấy mẹ
khóc và thế là ăn một cái tát của Nghị Quế : “ Nghị Quế đùng đùng đứng
dậy, giơ cái bàn tay hộ pháp tát cho con bé một cái đánh bốp, và hắn hét lên như ông đại tướng trong rạp tuồng”.
Hành động khốn nạn nhất của Nghị Quế là việc mua cái Tý và mua đàn chó con của chị Dậu. Vợ chồng chị Dậu vì nghèo túng không có tiền nộp dủ suốt sưu cho chồng và em chồng nên đành phải bán con. Thế mà kẻ bất nhân như nghị Quế không hiểu được điều đó hắn cò kè mặc cả từng hào một, rồi buông ra những lời nói hết sức bất nhân, tàn nhẫn. Vợ chồng nghị Quế nói rằng cái Tý bé quá nên chỉ trả một đồng thôi mà lại còn buông lời tàn nhẫn: “ Con chó nhà bà còn được mấy chục, con người như
mày bà chỉ mua có một đồng đấy thôi.” ấn tượng nhất là hành động ông bà
Nghị quế trả tiền bán con và chó cho chị Dậu nhưng khốn nạn thay “ mỗi đồng thiếu mất bốn xu”. Hành động đó là vô nhân tính mà không ai có thể
chấp nhận được. Để khắc hoạ rõ nét hơn hành động vô nhân tính của vợ chồng Nghị Quế, nhà văn Ngô Tất Tố đã để cho vợ chồng Nghị Quế yêu đàn chó một cách thái quá: “ Đã bảo lấy cái gì đậy cho mấy con chó con,
Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 78
kẻo nó bị nắng, sao lại chỉ úp cho nó một cái mẹt ranh thế kia”. Càng yêu
chó bao nhiêu thì vợ chồng nghị Quế càng thể hiện hành động tàn nhẫn đối với con người đặc biệt là đối với người dân lao động bấy nhiêu. Điều đó cũng đã lột tả một cách đầy đủ và chính xác hành động bất nhân, vô nhân tính của cả một tầng lớp người trong xã hội. Đó chính là hành động của cả giai cấp thống trị đối với giai cấp bị trị trong xã hội.
Hành động của nghị Quế còn thể hiện sự đê tiện khi hắn bắt vợ chồng chị Dậu phải điểm chỉ vào văn tự bán con và bán chó. Vợ chồng chị Dậu nghèo hèn đến mức phải bán cả con để lấy tiền nộp sưu cho chồng. Thế mà vợ chồng nhà nghị Quế lợi dụng việc thất học của người nông dân để làm giàu. Anh chị Dậu bán cả con lẫn chó cả thảy được hai đồng hai hào, lại phải trả cho ông giáo mất hai hào viết văn tự và như vậy chỉ còn có hai đồng. ấy thế mà nghị Quế bảo ông giáo là viết văn tự về việc vợ chồng chị Dậu vay của ông một đôi hoa tai bằng vàng nặng ba đồng cân, đáng giá hai chục đồng bạc. Khi nghe thấy sự vô lý, chị Dậu thắc mắc ngay nhưng nghị Quế phân bua: “ Không ai thèm đánh lừa chúng bay. Bây giờ luật mới
nghiêm cấm cha mẹ bán con, cho nên văn tự phải viết như thế, chứ không nói con, nói chó vào được. Sau này mày cứ để con mày ở mãi với cô Hai, thì cái giấy ấy tao cũng coi như không có. Nếu mày trở mặt mà đem con về, tao sẽ chiểu gíây bỏ tù cả vợ lẫn chồng. Giấy làm như vậy chỉ cốt cho nhà mày khỏi lật nhà tao chứ nhà tao không đời nào thèm lật nhà mày. Thế là bao giờ tao cũng nắm đằng chuôi, chứ tao không cầm đằng lưỡi nghe không?... Tuỳ mày đấy, mày có tin nhà tao thì điểm chỉ vào, đem về cho
chồng mày ký tên... rồi mang sang đây tao giao tiền cho...” Mới nghe
tưởng chừng có lý nhưng kỳ thực đó chính là cách làm hết sức phổ biến mà bọn địa chủ phong kiến rất hay dùng để áp bức người nông dân. Có thể nói đây chính là hành động mà nghị Quế lừa vợ chồng chị Dậu bởi chị Dậu đâu có hiểu “bút sa gà chết”. Thế là chẳng cần phải làm gì to tát, phiền hà mà vợ chồng nghị Quế có được khoản tiền lớn. Đó chính là một cách lừa