Cách xây dựng nhân vật phản diện của Ngô Tất Tố

Một phần của tài liệu Nhân vật phản diện trong tiểu thuyết hiện thực phê phán Việt Nam 1930 - 1945 (Trang 119)

Ngô Tất Tố không chỉ là một nhà văn mà ông còn là một nhà báo, Ông xuất thân trong một gia đình nông dân lao động. Chung quanh Ngô Tất Tố là sự sống bần cùng, ngột ngạt dưới những uy quyền cha truyền con nối của những dòng họ đại địa chủ và phong kiến. Đứng trước một thực tại như vậy, ngòi bút của Ngô Tất Tố chĩa mũi nhọn vào bọn thực dân Pháp, bọn quan lại và cường hào địa chủ, vạch trần những cái thối tha của chúng. Ông tỏ ra hoài nghi tất cả những chính sách của bọn thống trị. Đối với những bọn bán lương tâm cho giặc, đi ngược lại quyền lợi của nhân dân để mưu cầu phú quý, Ngô Tất Tố châm biếm, giễu cợt với giọng điệu chua cay, nghiêm khắc. Ngòi bút đả kích ấy có nhiều khi đã dũng cảm giáng vào đầu bọn quan lại những đòn chí tử. Năm 1937, trong một bài đăng trên báo tương lai, Ngô Tất Tố viết: Quan lại tham nhũng chẳng là những kẻ bóp dân như bà cô bóp con cháu à? Thủ đoạn của họ cực kỳ mầu nhiệm, họ đã bóp người nào thì người đó không thể không lè lưỡi ra, lè lưỡi cho đến khi có đồ cúng họ. Nhưng họ chỉ bóp dân ở trong ở trong tối, trừ ra những kẻ

Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 120 bị bóp, quỷ thần cũng không thể biết. Hành động của họ thật chẳng khác gì một lũ tà ma. Bởi thế tục ngữ mới đem họ mà nối liền với ma trong câu “quan tha ma bắt”. Thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề vẫn là thứ kẻ quê rất sợ, song chưa nguy hiểm cho dân bằng họ.

Bọn cường hào địa chủ ở nông thôn cũng là đối tượng để cho Ngô Tất Tố đưa lên sách báo mà mạt sát, mà nguyền rủa. Đối với lũ thống trị trong xã hội đang xúm nhau hút máu và mồ hôi nước mắt của nhân dân, nhà văn Ngô Tất Tố không do dự dùng tài ngôn luận của mình để vạch mặt và đả kích. Ngòi bút của Ngô Tất Tố chẳng những là vũ khí phê bình sắc bén đối với kẻ địch mà còn bộc lộ nhiều tình cảm nồng nhiệt đối với quần chúng và cách mạng. Tính chất chiến đấu trong ngòi bút Ngô Tất Tố được thể hiện ở các tác phẩm của ông. Ông là một nhà văn rất thành công khi viết về đời sống ở nông thôn Việt Nam.

Nếu Ngô Tất Tố thành công trong việc biểu hiện quần chúng, thì ông cũng đã thành công trong việc xây dựng những nhân vật phản diện như: Lý đương, Lý cựu, Chánh hội, Phó hội, cho đến viên tri phủ, vợ chồng Nghị Quế... Những nhân vật này đều là một bọn người đang xúm nhau lại hút máu mủ nhân dân. Khi xây dựng những nhân vật này, nhà văn phải quan tâm nhiều đến vấn đề sưu thuế bởi vì sưu thuế là tai hoạ đối với nhân dân nhưng lại là món món mồi béo bở đối với bọn chúng. Vì sưu thuế, chị Dậu phải bán khoai, bán lúa, bán chó, bán con. Vì sưu thuế, anh Dậu bị cùm kẹp, đánh đập suýt chết nhưng nhờ sưu thuế mà bọn cường hào, quan lại được ăn, được uống, được hút lại có cả tiền bỏ túi. Chúng mưu mô lợi dụng cảnh hoạn nạn của quần chúng để làm giàu, để hưởng thụ. Đọc tác phẩm Tắt đèn, chúng ta thương cảm cho người lao động bao nhiêu thì lại càng căm ghét bọn thống trị bấy nhiêu. Bức tranh xã hội càng chân thực thì càng có sức mạnh tố cáo và càng có tác dụng giáo dục cho công chúng lòng căm thù sâu sắc đối với chế độ áp bức, bóc lột. Thái độ

Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 121 của Ngô Tất Tố trong tác phẩm Tắt đèn rất rõ rệt. Đối với quần chúng, ngòi bút của tác giả dạt dào một tấm lòng thông cảm sâu sắc, còn đối với bọn quan lại, cường hào, ngòi bút của nhà văn lại đầy giọng dả kích, châm biếm. Nhà văn không hề e dè trong việc vạch trần tính chất bỉ ổi, vô nhân đạo của bọn thống trị.

Nếu như Ngô Tất Tố thành công trong việc xây dựng nhân vật Chị Dậu thì phải nói rằng ông cũng rất thành công trong khi xây dựng nhân vật phản diện Nghị Quế. Khi xây dựng nhân vật này, nhà văn Ngô Tất tố cũng giống như Nguyễn công Hoan, tập trung vào việc miêu tả tất cả những nét xấu xa, bỉ ổi của cả một giai cấp thống trị lúc bấy giờ, ví dụ như cái ngu dốt, sự thất học, thói ăn chơi trác táng của một gã nhà quê trọc phú, bủn xỉn và keo kiệt... Tất cả những điều đó đã được nhà văn thể hiện hết sức sâu sắc trong tác phẩm “Tắt đèn”. Cách xây dựng nhân vật theo kiểu này rất giống với cách xây dựng nhân vật phản diện của Nguyễn Công Hoan. ở đây Ngô Tất Tố và Nguyễn Công Hoan đều xây dựng nhân vật phản diện bằng cách tập trung tất cả những tính xấu vào nhân vật phản diện. Sở dĩ như vậy bởi vì các nhà văn đều có cái nhìn đúng đắn vào cuộc sống, hơn nữa, ở các ông đều có thái độ rất đúng đắn đối với bọn cường hào, quan lại trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Theo các nhà văn thì trong xã hội ngày xưa, quả nhiên những bọn thống trị qủa là xấu xa, bỉ ổi vô cùng. Vì vậy, các nhà văn phải tập trung những nét xấu vào các nhân vật phản diện là điều dễ hiểu.

Khác với Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố khi xây dựng nhân vật phản diện Nghị Quế, ông đã đưa cả nhân vật vợ Nghị Quế xuất hiện cùng

thời điểm với Nghị Quế để làm tăng tính chất trọc phú cũng như sự keo

kiệt, bủn xỉn của Nghị Quế nói riêng và cả giai cấp thống trị nói chung.

Trong tác phẩm Tắt đèn, bà Nghị xuất hiện rất đúng lúc và khi nào cũng hiện nguyên hình là một kẻ hết sức tần nhẫn. Tính chất tàn nhẫn của bà

Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 122 Nghị Quế được thể hiện ngay khi chị Dậu đến đặt vấn đề bán con và bán chó:

- “Thưa lạy hai cụ ạ!

Bà Nghị gắt:

- Chó cắn vào tay phải không? Cho chết! Đương lúc người ta

ăn uống, ai bảo cứ dẫn xác vào! Hỏi gì?”

Tiếp theo là đoạn đối thoại giữa bà nghị và chị Dậu về việc bán cái Tý:

“ Thưa lạy hai cụ, nhà con túng quá, xin hai cụ cứu giúp chúng con.

Bà nghị nhả miếng bã trầu cầm tay, quai thật dài cặp môi cắn chỉ:

- chẳng cứu với vớt gì cả? Mày có bán đứa con gái tao mua!

- Xin vâng.

- Sáng ngày chồng mày nói con bé ấy đã lên bảy tuổi, xin lấy

ba đồng. Cụ ông tưởng nó nói thật, bằng lòng cho hai đồng. Nhưng giờ nghe nói con mày mới có sáu tuổi, thì tao chiết đi một nửa, chỉ cho một đồng thôi. Thuận bán thì về đưa nhau sang đây!

Chị Dậu ngơ ngác:

- Thưa cụ, thật quả cháu đã lên bảy, nó đẻ tháng giêng năm Tý.

Chúng con không dám nói dối của cụ!

- Tao không thể tin cái miệng vợ chồng nhà mày! Người ta

mách tao là nó mới lên sáu. Chưa tao biết đâu nó đẻ năm Tý hay đẻ năm tỵ, năm tỳ!...

Chị Dậu đờ mặt không biết nói sao.”

Sau những lời bàn đi tính lại của chị Dậu và bà Nghị, Bà thổ ra một câu nghe thật thảm thương cho hoàn cảnh gia đình chị Dậu: “Đáng lẽ biếu

không thì phải... Cho một đồng cũng quá lắm rồi... Không phải nài nầm gì nữa”. Thực ra ngôn ngữ của bà Nghị chẳng kém gì cách nói của ông Nghị.

Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 123 tàn ác đến kinh khủng. Xét từ góc độ người mẹ thì có thể nói, bà Nghị là chân dung một người mẹ không tim.

Bản chất tàn nhẫn của bà Nghị còn được thể hiện sâu sắc hơn qua đoạn: “Tiền tao có phải vỏ hến mà tao quẳng cho mày bay giờ? Dễ tao

hám lãi của mày lắm đấy? Thôi, thế này: chó tao cũng mua vậy. Bắt cả con chó cái và đàn chó con sang đây, tao trả cho một đồng nữa. Với con bé kia một đồng là hai... Thế là nhà mày đủ tiền nộp sưu, lại khỏi nuôi chó, nuôi con. Sướng nhé!”... Như vây, cách xây dựng nhân vật phản diện của

Ngô Tất Tố là ông luôn đặt nhân vật bà vợ bên cạnh một ông chồng, mà ở đó cả hai cùng thể hiện bản chất như nhau. Tất cả đều làm tăng thêm bản chất xấu xa, đồi bại của giai cấp thống trị đương thời nói chung và gia đình nhà nghị Quế nói riêng.

Khi xây dựng nhân vật phản diện nghị Quế, nhà văn Ngô Tất Tố có sử dụng nghệ thuật châm biếm, đả kích. Đối với những nhân vật này, có thể nói, không một chi tiết nào ông dùng đến mà không nhằm của vào cái tính chất lố bịch, ngu xuẩn, thô bỉ, nhơ bẩn của chúng. Trong tác phẩm, độc giả không thấy xuất hiện những tiếng cười mà chỉ thấy những chi tiết mô tả hành động, thái độ nhằm tạo ra sự châm biếm, đả kích hết sức sâu cay. Cụ thể như hành động húp canh của Nghị Quế “Ông Nghị đâm chéo đôi đũa qua mặt mâm, bưng bát nước canh, trợn mắt, húp một cái đánh “soạt”. Rồi hành động ông “súc miệng òng ọc mấy cái, rồi nhổ toẹt xuống nền nhà”. Những hành động này thể hiện một con người thiếu văn hoá,

không có khả năng cảm nhận cái đẹp trong cuộc sống, đặc biệt trong văn hoá ăn uống. Kinh khủng nhất là hành động “ông nghị, bà nghị mỗi người

nhúng ba ngón tay vào chậu, vuốt qua hai mép một lượt, rồi cùng uống

nước, xỉa răng”. Lố bịch và kệch cỡm hơn nữa là “ hai đứa đày tớ đứng

hai bên cầm quạt phẩy lại... ông vểnh mặt hút sòng sọc một hơi”. Phải nói

Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 124 đối lập nhau. Điều đó càng tạo nên giá trị châm biếm, đả kích sâu sắc. Châm biếm và đả kích là một thủ pháp nghệ thuật phổ biến nhưng không phải nhà văn nào cũng có thể khám phá và kiếm tìm. Nhà văn Ngô Tất Tố tuy không có sở trường ở thủ pháp nghệ thuật này nhưng đối với các nhân vật phản diện thì ông không quên sử dụng thủ pháp nghệ thuật này nhằm vạch mặt, tố cáo và lên án những lớp người bẩn thỉu, xấu xa trong xã hội. Lối châm biếm và đả kích của Ngô Tất Tố còn được thể hiện ở cả lúc mà nghị Quế khen bốn con chó của chi Dậu: “ Đẹp cả ! Bốn con bốn kiểu: một

con “huyền đề”, một con “lốt hổ”, một con “đen tuyền” và một con “tứ túc mai hoa”. Con nào cũng cúp tai, ngắn mặt, đốm lưỡi, mắt xếch lá đề đẹp lắm.” Đó là tiêu thức đánh giá vẻ đẹp của những con chó dưới góc

nhìn của những kẻ ăn trên ngồi trốc, quanh năm chỉ biết hút máu mủ của hạng cùng đinh. Ngay cả những hành động mà vợ chồng nghị Quế tỏ ra thương xót đàn chó bị nắng cũng đã mang giá trị châm biếm đả kích sâu sắc. Bởi vì chính hành động này cũng đủ để làm nên một con người nhìn bề ngoài tưởng như nhân đạo nhưng ngược lại đó chỉ là sự giả tạo mà thôi. Đôi khi chẳng cần phải nói xa, nói gần mà nhà văn châm biếm, đả kích thẳng: “Vào viện, ông cũng như hầu hết các ông nghị khác, không bàn và

không cần nghe ai bàn. Nhưng ông cũng chỉ ngáp vặt, chứ không ngủ gật bao giờ, vì sợ đôi giày Chí Long để dưới chân ghế lỡ bị mất trộm trong khi phải co chân đặt lên mặt ghế cho hợp thói quen của ông”... Tất cả những

hành động trên đều thể hiện ngòi bút châm biếm, đả kích của Ngô Tất Tố đã đạt đến đỉnh cao, thể hiện sâu sắc thái độ của nhà văn đối với thế lực cường hào, địa chủ trong xã hội lúc bấy giờ.

Như vậy, khi miêu tả nhân vật phản diện kiểu nghị Quế, nhà văn Ngô Tất Tố không chỉ tập trung vào việc miêu tả những nét xấu xa, bẩn thỉu của cả một tầng lớp thống trị mà còn sử dụng thủ pháp nghệ thuật châm biếm,

Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 125 đả kích sâu cay. Bên cạnh đó nhà văn còn lồng ghép nhân vật này bên cạnh nhân vật kia nhằm làm tăng mức độ biểu cảm đối với người đọc.

Một phần của tài liệu Nhân vật phản diện trong tiểu thuyết hiện thực phê phán Việt Nam 1930 - 1945 (Trang 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)