Xây dựng nhân vật Phản diện qua việc miêu tả ngoại hình

Một phần của tài liệu Nhân vật phản diện trong tiểu thuyết hiện thực phê phán Việt Nam 1930 - 1945 (Trang 68)

Ngoại hình là thứ ngôn ngữ không lời của nhân vật, phản ánh tính cách một cách trực tiếp, nhanh nhậy nhất. Để khắc hoạ tính cách nhân vật, tác giả thường tập trung đi sâu vào những chi tiết ngoại hình cụ thể. Đây là cách làm quen thuộc, một thao tác đương nhiên của nhà văn đối với việc xây dựng nhưng nhân vật.

Hình dáng bên ngoài của các nhân vật đều thể hiện nội tâm bên trong của chúng. Với bản chất hết sức xấu xa, đê hèn của nghị Quế, nhà văn Ngô Tất Tố không tả nhiều ngoại hình của nhân vật. Nhưng chỉ cần một vài nét thoáng qua cũng có thể làm hiện lên tất cả bản chất con người hắn. Với Ngô Tất Tố, ông rất thích tả bộ râu của các nhân vật phản diện. Sở dĩ như vậy bởi vì hình như bộ râu rậm, đen, dài theo cách nhìn của tác giả thì nó thể hiện một bản chất xảo quyệt, trâng tráo đến mức không còn cái gì có thể miêu tả hết được. Ngô Tất Tố hai lần đề cập đến chòm râu vểnh của nghị Quế. Lần thứ nhất ông viết: “ Ông nghị rung đùi, vuốt chòm

Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 69

râu tây cong vắt trên mép ngậm tăm”. Lần thứ hai, tác giả viết: “ Nghị quế vểnh râu, đứng trong sân gạch, ngắm đôi bồ câu gật gù gụ nhau ở của chuồng. Nhác thấy mẹ con chị Dậu nhô vào, hắn hỏi một cách thật đổng”.

Nhà văn không hề tả vóc dáng của các nhân vật này ra sao mà chỉ tả chòm sâu vểnh ngược cũng đủ để hiểu một con người đểu gỉả, vô nhân tính. Tác giả còn mô tả bộ râu của quan phụ mẫu mới ghê sợ làm sao. Chòm râu này thật là có một không hai: “ Cái râu mới lạ làm sao? Nó đen như vệt hắc ín

và cong như cái lưỡi liềm. Nó nhọn như mũi dùi nung và bầu như bầu đầu dao trổ. Nó khum khum quắp lấy hai mép, giống như hai cánh dơi. Nó vất vểu vểnh ra hai măng tai, gần như hai sừng củ ấu. Nó châu đầu dưới ống mũi, như sắp chui vào cái mũi dọc dừa. Nó lại giúp cho cái mồm lèm bèm thêm sự dữ dội.” Chòm râu ấy luôn đi kèm với hành động đâm đãng, đểu

giả. Chẳng thế mà quan phụ mẫu đã định “ xơi tái” chị Dậu trong một tình huống hết sức éo le. Thành công của Ngô Tất Tố là ông đã dùng một chi tiết rất nhỏ của ngoại hình bên ngoài để mô tả nội tâm bên trong, mà mô tả theo cách là lột trần bộ mặt nham hiểm, xấu xa, đồi bại của các nhân vật phản diện.

Dưới cái nhìn của Vũ Trọng Phụng, Nghị Hách hiện lên với dáng vẻ đạo mạo, phong thái xem ra có vẻ ung dung nhưng kỳ thực lại là một kẻ đê tiện mà người đời không thể dễ dàng chấp nhận và dung hoà. Hắn hiện lên ngay từ những trang đầu tiên của tiểu thuyết: “ Đó là một người gần năm mươi, thân thể vạm vỡ, hơi lùn, trước mặt có một cặp kính trắng gọng vàng, trên môi có một ít râu lún phún kiểu tây, cái mũ dạ đen hình quả dưa, cái áo đen bóng một khuy, cái quần đen sọc trắng, đôi giày láng mũi nhọn và bóng lộn, làm cho lão có cái vẻ sang trọng mà quê kệch, cái vẻ rất

khó tả của anh trọc phú học làm người văn minh”. Trong đoạn văn này,

nhà văn không chỉ mô tả hình dáng bên ngoài của lão trọc phú này mà nhà văn còn nhấn mạnh đến trang phục mà hắn dùng hàng ngày. Độc giả chưa cần bình luận mà nhà văn đã khẳng định rằng đó chính là sự hiện diện của

Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 70 anh trọc phú đua đòi làm người văn minh. Phải nói rằng, nhà văn phải có cái nhìn đầy căm phẫn đối với hạng người này thì mới có những đoạn văn xuất sắc như vậy. Cái nhìn của tác giả không đừng lại ở hình thức bên ngoài mà đó là cái nhìn thấu suốt tâm can nhân vật.

Trong văn học, đôi mắt được nhà văn quan tâm miêu tả không phải là hiếm và người đời nói đôi mắt chính là của sổ tâm hồn. Tưởng Ký đời Thanh ở Trung Quốc cho rằng cái thần, cái tình của con người tập trung nơi con mắt và nụ cười: “ Thần tại lưỡng mục, tình tại tiếu dung” (thần ở đôi mắt, tình ở nụ cười). Đa phần con mắt của nhân vật tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng không thể hiện được cái “ thần” mà là con mắt vô cảm. Điều đó chẳng lạ vì thế giới nhân vật của Vũ Trọng Phụng là thế giới của những con người bị tha hoá, của những nhân vật phản diện, còn những nhân vật chính diện không nhiều, không sắc nét, không trở thành điển hình. Đối với nhân vật Nghị Hách thì đôi mắt ở đây là đôi mắt phong tình của kẻ trăng hoa mà người đời ngàn năm lên án và phê phán. Đôi mắt phong tình của hắn như một lưỡi dao sắc và nhọn đâm thẳng vào cuộc đời của biết bao cô gái thôn quê nói chung và Mịch nói riêng. Và chính đôi mắt ấy đã phá tan hạnh phúc của một cô gái thôn quê vốn ngây thơ và trong trắng. Vũ Trọng Phụng viết: “ Đôi mắt phong tình ngắm ngía không chớp...” Bản chất đê tiện và đểu cáng của hắn còn được thể hiện trong đôi mắt đỏ ngầu vì dâm dục: “Hai mắt lão đỏ ngầu lên, vì lúc ấy con người đã trái mặt đi, để cho

con quỷ dâm dục xuất hiện”.

Nếu như Ngô Tất Tố quan tâm tới việc mô tả bộ râu, Vũ Trọng Phụng quan tâm đến việc miêu tả con mắt thì Nguyễn Công Hoan chú ý nhiều đến việc miêu tả dáng hình nhân vật. Đối lập với nghị Hách, nghị Lại hiện lên với một tấm thân hom hem, dăn dúm. Tác giả miêu tả với nhiều nét ngoại hình xấu, làm hiện lên một nghị Lại đầy những mưu mô: “... khủng bố người ta bằng hai nét nhăn xoạc cong sang bên má, làm cho

Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 71

màu hồng cho khéo để tô da mặt hồng hào như người Mỹ tráng kiện. Song sự thực, Nghị Lại là dòng dõi một giống người thuộc chủng tộc thứ sáu trên toàn cầu... Nếu trắng ông đã là người Âu, nếu vàng ông đã là người á, nếu đỏ ông đã là người Mỹ, nếu nâu ông đã là người úc và nếu đen ông đã là người Phi. Đằng này ông lại xanh xanh, đích là thứ da của chủng tộc người nghiện”. So với các nhà văn như Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng,

Nam Cao thì Nguyễn Công Hoan là người “chịu khó” miêu tả ngoại hình bên ngoài của nhân vật phản diện hơn cả. Cũng một bộ dạng gầy gò, ốm yếu nhưng trong một chương khác ông lại viết: “Bên bức truyền thần một

ông quan mũ áo chỉnh tề, hiện ra một thằng người trơ trơ bằng thịt, bằng xương. Nói cho đúng thì thịt nghị Lại hiếm, nhưng xương thì ông rất nhiều, vì ông cởi trần nên để lộ ra một thân thể gầy còm rất đáng thương, tưởng chừng như cả bộ xương xộc xệch ấy chỉ dính vào nhau một cách lỏng lẻo, mà va vào đâu một tý là cái khung người phải bẹp dúm dó, khó lòng nắn cho nó lại nguyên hình”. Như vậy, khác với các nhà văn khác, Nguyễn

Công Hoan chỉ đi sâu vào miêu tả hình dáng bên ngoài của nhân vật phản diện. Có thể nói, ông rất quan tâm đến dáng dấp bên ngoài của nhân vật. Ông nhấn mạnh đến thân thể gầy còm ốm yếu của Nghị Lại như để khẳng định nội tâm méo mó ở bên trong. Miêu tả đối lập hình dáng bên ngoài với nội tâm bên trong là một thủ pháp nghệ thuật quen thuộc của nhiều nhà văn, đặc biệt là các nhà văn sáng tác theo khuynh hướng hiện thực phê phán.

Đối với tên quan phụ mẫu thì Nguyễn Công Hoan lại giết hắn bằng một thân hình có nhiều nét đặc biệt: “ Đứng trước ngài, người ta có cảm tưởng như lại phải ăn một mâm cỗ đầy ăm ắp những thịt mỡ khi người ta đã no nê. Nghĩa là người ta phát ngấy về sự phì nộn của ngài. Ngài cúi mặt xuống, cả tấm thịt trên quai hàm bị cổ áo là cứng nó đùn lên, nó vẽ lên một nét dăn, chia má ra làm hai khu đều nhau, khu nào cũng phinh phính và nung núc những thịt. Cái tấm má ấy đầy đặn, đến nỗi giá chỉ một mũi

Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 72

ghim nhỏ lỡ đụng vào là có thể chẩy ra hàng lít nước nhờn mà ta quen gọi là mỡ. Lông mi ngài rậm mà cong lên, đối với đôi mắt ngài hùm hụp cong xuống. Từ thái dương đến má, đến xung quanh miệng ngài, người ta tưởng mặt ngài làm bằng sắt, vì nó đen đen. Nhưng không, màu ấy chỉ là di tích bộ râu quai nón mà sáng nay ngài quên chưa cạo”.

Khác với Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố và Vũ Trọng Phụng, nhà văn Nam Cao trong tác phẩm “ Chí Phèo” không hề miêu tả một nét ngoại hình đối với nhân vật Bá Kiến. Có thể nói điều này là dễ hiểu bởi dưới đôi mắt và cách nhìn của Nam Cao thì các nhân vật phản diện chỉ hiện nguyên hình bằng những hành động, ngôn ngữ, tính cách mang những nét đặc trưng, riêng biệt. Chính điều này làm nên một Nam Cao khác với các nhà văn khác về cách xây dựng nhân vật phản diện.

Một phần của tài liệu Nhân vật phản diện trong tiểu thuyết hiện thực phê phán Việt Nam 1930 - 1945 (Trang 68)