Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn học là nhân tố góp phần khẳng định tư tưởng, quan niệm, sáng tác của nhà văn. Vũ Trọng Phụng ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử đầy những biến động. Một đời người không dài, một đời văn ngắn ngủi và ông sinh ra khi “nước đã mất, dân đã làm nô lệ”, nhiều biến cố chính trị dồn dập xảy ra. Đặc biệt cuộc khủng bố trắng của thực dân Pháp năm 1932 tạo ra một không khí xã hội ngột ngạt, buồn chán hơn bao giờ hết. Hoàn cảnh chính trị, xã hội như vậy có ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình văn học, tiểu thuyết nói chung và ngòi bút Vũ Trọng Phụng nói riêng.
Một đời cầm bút không dài, chỉ có 9 năm, nhưng Vũ Trọng Phụng đã tạo ra được một gia tài văn chương khá lớn: 71 tác phẩm đủ các thể loại từ truyện ngắn, tiểu thuyết đến phóng sự, kịch và dịch. Năm 1936, ông đã cho ra đời năm đứa con tinh thần khá đồ sộ: Giông tố, Vỡ đê, Làm đĩ, Số đỏ, Cơm thầy cơm cô. Trong đó, Giông Tố là một trong số những tác phẩm hay, có giá trị của Vũ trọng Phụng. Ông là một nhà văn đa tài. Ông vừa là nhà phóng sự, nhà tiểu thuyết, nhà báo, nhà viết kịch. Nhưng, đóng góp lớn nhất của Vũ Trọng Phụng là trên lĩnh vực tiểu thuyết. Nguyễn Văn Hạnh đã từng nhận định: “Sự nghiệp văn học nhà văn để lại cho đời thật
phong phú và đặc sắc, gồm đủ thể loại: phóng sự, tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch bản, dịch, phê bình văn học. Trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng, chắc chắn phần có giá trị nhất là tiểu thuyết”.
Vũ Trọng Phụng sinh ra trong một gia đình mà theo lời của Ngô Tất Tố là thuộc loại “nghèo gia truyền” ở quê không có một thước đất cắm dùi, thân sinh mất lúc mới bảy tuổi. Một bà mẹ nghèo đơn thân đơn thế, phải
Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 103 lao động để nuôi mẹ, nuôi con. Ông không được học hành nhiều, chỉ học đến bậc sơ học rồi phải đi làm lấy tiền nuôi mẹ, nuôi con lại thêm mắc bệnh “tứ chứng nan y”. Gia đình đã vậy, hoàn cảnh xã hội chung quanh cũng chẳng sáng sủa gì: khủng hoảng kinh tế, cuộc sống ăn chơi, hưởng lạc ở những tiệm hút rạp hát... Tất cả những điều kiện và hoàn cảnh trên đã tạo nên nét nổi bật trong tư tưởng nghệ thuật đặc biệt trong cách xây dựng nhân vật phản diện của Vũ Trọng Phụng.
Tư tưởng nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng là tư tưởng đấu tranh, xoá bỏ cái “vô nghĩa lý” để xây dựng một xã hội, con người “có nghĩa lý”, công bằng, nhân ái và có tính người hơn.
Tiểu thuyết, theo Vũ Trọng Phụng không phải là che đậy, cải trang để cái xấu xa tục tĩu trở thành văn minh, tiến bộ cũng không phải né tránh hiện thực. Vũ Trọng Phụng quan niệm “sự thực” là yêu cầu cơ bản của nghệ thuật viết tiểu thuyết. Khi trả lời phái lãng mạn, ông trực diện đưa ra quan điểm của mình mà nhiều người khẳng định đấy chính là tuyên ngôn nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng:
“Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và các nhà văn
cùng chí hướng
như tôi muốn tiểu thuyết là sự thật ở trên đời... Các ông muốn theo thuyết tuỳ thời, chỉ nói cái gì mà thiên hạ thích nghe nhất là sự giả dối. Chúng tôi chỉ muốn nói cái gì đúng sự thật... tôi cho nhân loại tiến hoá ở chỗ trọng sự thực, nếu nhà văn dám nói rõ những vết thương ấy cho mọi người nghe”
Quan niệm “tiểu thuyết là sự thật ở đời” mang nội dung hiện thực sâu sắc, diễn đạt tuy cô đọng mà hàm súc, ngắn gọn mà thiết thực, không lý luận nhiều lời mà có sức thuyết phục. Nó không chỉ đơn thuần là sự phản ứng, đối lập với quan niệm “tiểu thuyết là tiểu thuyết” của Tự lực văn đoàn mà còn là tiêu chí, mục tiêu, hướng phấn đấu, ý nguyện cả một đời
Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 104 văn của Vũ Trọng Phụng. Tư tưởng nghệ thuật và quan niệm nghệ thuật là cơ sở để hình thành cách thức nhân vật nói chung và nhân vật phản diện nói riêng.
Cách xây dựng nhân vật phản diện của Vũ Trọng Phụng trước hết thông qua việc tả chân xã hội, miêu tả những cái có thực trong cuộc sống.
Ông nêu rõ mục đích tả thực của ông: “ Tả thực cái xã hội khốn nạn,
công kích cái xa hoa dâm đãng của bọn người có nhiều tiền, kêu ca những sự thống khổ của dân nghèo bị bóc lột, bị áp chế, bị cưỡng bức, muốn cho xã hội công bình hơn nữa, đừng có những chuyện ô uế, dâm đãng.”
Ngòi bút tả chân Vũ Trọng Phụng tỏ ra khá sắc sảo khi đưa ra nhân vật phản diện Nghị Hách. Hắn là một tên tư bản cỡ bự, giả dối, bịp bợm, lừa bịp, dâm loạn, tàn bạo và đặc biệt thính hơi tiền. Chính đồng tiền đã ăn mòn nhân tính của loại người, làm tha hoá nhân phẩm của Nghị Hách, gây ra cho chúng biết bao tai hoạ không chỉ cho bản thân hắn mà còn cho cả gia đình hắn.
Từ anh cai thợ nề Tạ Đình Hách thành trọc phú, thành “Bắc đẩu bội tinh”, lừng danh bạo chúa với bao tội ác giết người, hiếp người, thông dâm vợ người, dùng mọi thủ đoạn để đàn áp dân nghèo, người cô thế, vơ vét, làm giàu bất chính, giã man, tán tận lương tâm, đánh mất nhân tính, đến độ để cho hai đứa con ruột của mình là Long và Tuyết lấy nhau cho được tiếng “bình dân”. Nhân vật này trong tiểu thuyết “ Giông Tố” của Vũ trọng Phụng là một trong những hình mẫu ngoài đời. Nhân vật của Vũ Trọng Phụng như một tấm kính, đem soi vào những tên có máu mặt đương thời thì sẽ lộ cho bằng hết từng chân tơ, kẽ tóc của chúng. Hách là ai? Chẳng phải hư cấu, hắn là một nhân vật quan trọng trong xã hội ngày ấy mà tên và ảnh được ghi trong cuốn “ Những nhân vật Đông Dương” in năm 1941. Những nhân vật ngoài đời như thống sứ Chatel, đốc tờ Le Roy de ... chắc
Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 105 chắn có tên trong sổ tay tư liệu để làm nên những trang viết của Vũ Trọng Phụng.
Sở dĩ khi xây dựng nhân vật Nghị Hách, Vũ Trọng Phụng đi sâu vào khai thác nhân vật có thực trong đời sống là vì tư tưởng của ông, dù dưới góc nhìn nào: xã hội, chính trị, hài hước, tâm lý... đều hướng vào kẻ thù của nhân dân, của dân tộc. Kẻ thù đó chính là bọn thực dân, địa chủ phong kiến, tư sản mại bản. Chúng cấu kết trong guồng máy chính trị xã hội đương thời để ra sức bóc lột đàn áp, thực hiện chính sách ngu dân, bần cùng, truỵ lạc hoá nhân dân. Ông đã mạnh tay lôi ra ánh sáng bộ mặt xấu xa, dâm đãng, bỉ ổi, độc ác, xảo quyệt dẫu chúng có được che dấu một cách khôn khéo, thủ thuật, đánh bóng mạ vàng bởi những phong trào, những hoạt động dưới danh nghĩa văn minh, Âu hoá, tiến bộ.
Khi xây dựng nhân vật phản diện kiểu nghị Hách, tác giả còn miêu
tả những nét tổng hợp chứ không chỉ quy tụ ở một nét tiêu biểu nào. Nhà
văn miêu tả nghị Hách vừa có nét thành thị lại vừa có nét thôn quê. Nét thành thị của Nghị Hách thể hiện ở con người hết sức pha tạp. Cái dâm của nghị Hách không chỉ là nét bản chất của hắn mà còn là sản phẩm của một chế độ xã hội đã và đang bị Âu hoá. Nghị Hách lúc bấy giờ đang hoà chung với không khí thành thị nên không thể tránh khỏi thói xấu xa, đê tiện lúc bấy giờ. Ngay trong một khoảnh khắc, hắn dám hiếp dâm một người con gái thôn quê trong trắng. Khi làm xong cái việc ấy rồi, hắn sẵn sàng hẩy con người ta xuống vệ đường mà không hề thấy day dứt lương tâm. Thật là tàn nhẫn quá mức. Cuối cùng, để trả giá cho một hành động dâm dãng như vậy thì Nghị Hách đã phải lấy Mịch làm vợ lẽ cho xong việc rồi mọi thứ ra sao thì chưa cần biết. Như vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng, cái dâm là sản phẩm của một chế độ xã hội đang bị Âu hóa lúc bấy giờ. Đã có nhiều ý kiến của giới nghiên cứu bàn cãi xung quanh vấn đề này. Ngay khi tiểu thuyết “ Giông Tố” ra đời, cách viết táo bạo của nhà
Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 106 văn khi đề cập đến cái dâm đã gây lên sự phản ứng mạnh mẽ của một số người. Nhất Chi Mai trong bài “Dâm hay không dâm” đả kích Vũ Trọng Phụng một cách cay độc và gọi văn chương của ông là “bẩn thỉu, nhơ nhớp, dơ dáy”. Thái Phỉ trên báo “Tin văn” ( số 25, tháng 9 năm 1936 ) cũng gọi văn chương Vũ Trọng Phụng là “văn chương dâm uế”. Vũ trọng Phụng bằng những lời lẽ sắc bén, đứng vững trên lập trường của một nhà văn “tả chân, vị nhân sinh” đã mạnh dạn bảo vệ cho quan điểm của mình. Nguyễn Hoành Khung trong giáo trình “ Văn học Việt Nam” nhận xét rõ hơn : “ Việc thích đi vào những đề tài “giật gân” về lưu manh, me Tây, việc đề cập nhiều đến cái dâm ... trong nhiều sáng tác Vũ Trọng Phụng cũng có phần là do chạy theo thị hiếu đám công chúng thị dân, một biểu hiện của quan điểm thị dân tư sản, khi mà văn chương trở thành một thứ hàng hoá và bị chi phối bởi quy luật thị trường”.
Con người thành thị của Nghị Hách còn thể hiện ở một điểm là rất hay đua đòi, luôn chạy theo “cơ chế” của quy luật thị trường. Điều đó được thể hiện ở hành động ngay trong đêm khuya, hắn về thủ đô là vì “ muốn để
sáng sớm hôm sau có đủ thì giờ đến một của hiệu kim hoàn, mua một thứ hàng quý giá, để mừng một ông tổng đốc được đệ nhị đẳng Bắc đẩu bội tinh.” Hơn nữa, hắn còn sợ đến mừng chậm hơn những người khác thì mất
vẻ long trọng của một kẻ phú gia địch quốc. Phải nói rằng chỉ có những kẻ thành thị – những kẻ sống theo lối sống tư bản, luôn chạy theo những ham muốn về tiền tài, vật chất, danh vọng, địa vị thì mới có những hành động như vậy. Ngay cả những hành động mà hắn đến nịnh quan công sứ hay quan huyện Cúc Lâm cũng thể hiện một con người thành thị, bị xã hội tư sản thành thị xô đẩy làm cho tha hoá không chỉ về nhân phẩm mà còn vê bản chất con người. Trên thục tế, hắn xuất thân từ một anh thợ cai nề nghèo hèn trong xã hội, nhưng rồi do sự thay đổi của cả một nền tảng xã
Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 107 hội mà dần dần đi lên, du nhập nhanh chóng vào đời sống thị thành để rồi trở thành kẻ sống chạy đua với xã hội tư sản, trở thành nhà tư sản cỡ bự.
Lối sống xa hoa, trưởng giả của Nghị Hách cũng thể hiện một con người đặc thị thành: “Cái toà nhà ba tầng ở dưới ấp thì tầng dưới là phòng
khách, tầng gác nhì là phòng ăn mà gác ba mới là chỗ làm việc và chỗ làm việc của nhà tư bản. Còn hai toà nhà hai tầng ở hai bên thì một là để cho gia đình, họ mạc, hoặc các bạn thân đến ăn ở, và một nữa là nhà thờ, những phòng ngủ đồ đạc rất sang trọng nhưng mà chỉ để phòng xa... Tóm lại một câu thì ấp Tiểu vạn trường thành là một toà lâu đài hẳn hoi, vì cách ăn ở của chủ nhân khiến ta phải tưởng tượng đến cách ăn ở của những vị công hầu, khanh tướng, trong những tiểu thuyết Tàu vậy.” Cuộc
sống đầy đủ, sang trọng như vậy chưa đủ để đáp ứng cho một kẻ tự nhận là “phú gia địch quốc” mà đêm ngày còn có đến mười một nàng hầu: mười một cô ả kia lại được ở nhà sửa soạn hầu hạ một ông chồng mà họ khiếp sợ như một vị bạo chuá. Hắn xa hoa, truỵ lạc đến mức: “nếu chủ nhân ở nhà
thì dù sao cũng phải có sẵn đàn bà để chủ nhân ông sai bảo việc vặt, hoặc ngứa mồm thì hôn một cái, ngứa tay thì sờ soạng một cái, cấu véo một cái...”. Cuộc sống xa hoa truỵ lạc của ngài còn được thể hiện ở việc ngài
hút thuốc phiện rất “ thanh tao”. Ngay khi Long đến, bàn với ngài một việc hệ trọng thì câu của miệng của Nghị Hách vẫn là: “ Anh biết tiêm thuốc phiện đấy chứ ?” Thế rồi “Hai người nằm đối diện nhau. Long thì tiêm thuốc mà Nghị Hách thì xem thư... Kìa mày, tiêm to nữa vào... Mấy điếu thuốc vừa rồi bé quá, không ăn thua gì cả.”
Sở dĩ Vũ Trọng Phụng miêu tả rất rõ chất thành thị của Nghị Hách là vì ông là người thành phố chính cống. Thành phố là cuộc sống của ông, số phận của ông, nó thôi thúc ông phải viết. Vũ Trọng Phụng đã thể hiện được cái chất thuần Hà Nội cho dù đối tượng miêu tả là thanh lịch hay xô bồ phức tạp. Đây là địa hạt mà các nhà văn gốc Hà Nội dễ có thể chiếm
Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 108 lĩnh trong miêu tả nghệ thuật hơn các tác giả ở khu vực khác. Nói tới thành phố thực chất là nói tới địa bàn hoạt động chủ yếu của tư bản. Vũ Trọng Phụng không có điều kiện miêu tả cơ cấu kinh tế, hạ tầng cơ sở của xã hội cũng như thiết chế chính trị. Vũ Trọng Phụng chỉ có thể khai thác chủ yếu ở các bình diện văn hoá, đạo đức của sinh hoạt đô thị. Vũ Trọng Phụng e ngại song ông có cái nhìn khá thực tế với vấn đề Âu hoá. Ông xem nó như quy luật phát triển tất yếu của xã hội thời hiện tại. Tác giả lo lắng sự kéo theo của những căn bệnh xã hội. Từ tình trạng đổ vỡ và suy đồi về đạo lý dẫn đến sự lừa đảo và dối trá và các tệ nạn lan tràn trong xã hội. Như thế là Vũ Trọng Phụng đã chủ động với thời thế chấp nhận tân sinh hoạt trong buổi giao lưu gặp gỡ Đông Tây và tác giả đã miêu tả khá thành công sinh hoạt đô thị trong thời kỳ quá độ.
Bên cạnh nét đô thị, trong tác phẩm “Giông Tố”, nhà văn Vũ Trọng Phụng còn khai thác cả những nét rất nông thôn của nhà tư sản Tạ Đình Hách. Nét nông thôn trong con người hắn được thể hiện ngay ở tư trang mà hàng ngày hắn vẫn dùng. Với cái dáng vóc vạm vỡ, hơi lùn kiểu nhà quê lại mang theo một cặp kính trắng gọng vàng, trên môi có một ít râu lún phún kiểu tây, cái mũ dạ dên hình quả dưa, cái áo đen bóng một khuy, cái quần đen sọc trắng, đôi giày láng mũi nhọn và bóng lộn càng làm tăng thêm vẻ quê một cục của Nghị Hách, đến mức làm cho nhiều người cảm thấy rất khó chịu. Ngay cả cách nói năng cộc lốc, trống không của ngài cũng thể hiện con người quê một cục. Trong khi ngài đang vùi đầu vào thú vui “tao nhã”, chợt có tiếng gõ nhẹ vào của, hắn bực mình ngửng lên hỏi:
- “Cái gì ?”
Rồi ngài lại tiếp tục nói trống không:
- “Đàn ông hay đàn bà?”
Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 109 Cách nói năng kiểu nhà quê ấy kết hợp với lối sống, cách suy nghĩ kiểu thị dân ấy đã làm lên một nghị Hách khác xa với những nhân vật khác như Nghị Quế hay Nghị Lại. Chính sự khai thác nhân vật theo kiểu pha tạp này đã làm nên sự thành công của Vũ Trọng Phụng khi xây dựng nhân vật phản diện kiểu Nghị Hách.
Một điều mà người đọc dễ dàng nhận thấy là trong khi xây dựng nhân vật phản diện kiểu Nghị Hách, Vũ Trọng Phụng rất quan tâm đến việc xây dựng được nhiều những chi tiết gây ấn tượng mạnh. Sở dĩ phải xây dựng được những chi tiết gây ấn tượng mạnh là vì trong tác phẩm văn