Ngôn ngữ Bá Kiến

Một phần của tài liệu Nhân vật phản diện trong tiểu thuyết hiện thực phê phán Việt Nam 1930 - 1945 (Trang 98)

IV. Xây dựng nhân vật phản diện qua việc miêu tả ngôn ngữ

4. Ngôn ngữ Bá Kiến

So với nghị Lại, nghị Quế, nghị Hách thì ngôn ngữ của bá Kiến tinh xảo hơn, ranh mãnh hơn và sinh động hơn.

Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 99 Trước hết, ngôn ngữ của Bá Kiến cũng thể hiện cụ thể qua các đối thoại, đặc biệt là thông qua đối thoại với nhân vật Chí Phèo. Với Chí Phèo, hắn dùng nhiều tính chất ngôn ngữ khác nhau trong cùng một thời điểm. Khi Chí đến ăn vạ, Bá Kiến phải dùng nhiều hình thức ngôn ngữ. Mới đầu, giọng điệu hắn ngọt ngào:

“- Anh Chí ơi! sao anh lại làm ra thế?

- Tao chỉ liều chết với bố con nhà mày đấy thôi...

- Cái anh này nói mới hay! Ai làm gì anh mà anh phải chết? Đời người chứ có phải con ngoé đâu? Lại say rồi phải không?”

Rồi cụ lại đổi giọng thân mật:

- Về bao giờ thế ? Sao không vào tôi chơi? Đi vào nhà uống nước. - Nào đứng lên đi. Cứ vào đây uống nước đã. Có cái gì, ta nói chuyện tử tế với nhau. Cần gì mà phải làm thanh động lên như thế, người ngoài biết mang tiếng cả. tiếp theo, cụ phàn nàn:

“ Khổ quá, giá tôi ở nhà thì có đâu đến nỗi. Ta nói chuyện với nhau

thế nào cũng xong. Người lớn cả, chỉ một câu chuyện với nhau là đủ. Chỉ tại thằng lý Cường nóng tính không nghĩ trước, nghĩ sau. Ai chứ anh với nó còn có họ kia đấy”. ở đoạn này, ngôn ngữ bằng vai, phải lứa, rất thân

mật và mức độ thân thiết có tăng lên.

Lần thứ hai, Chí Phèo đến nhà Bá Kiến với động cơ đòi đi ở tù thì mới đầu ngôn ngữ của hắn cũng vẻ nạt nộ, quat tháo:

“ Anh này lại say khướt rồi !”

Sau đó, cụ thể hiện một thứ ngôn ngữ thân mật, thể hiện một con người biết suy nghĩ có chiều sâu: “ Anh bứa lắm. Nhưng này anh Chí ạ, anh muốn đâm người cũng không khó gì. Đội tảo nó còn nợ tôi năm mươi đồng đấy, anh chịu khó đến đòi cho tôi, đòi được, tự nhiên có vườn”. Thực

chất, Bá Kiến đã sử dụng Chí như một công cụ. Cho đến khi Chí đòi được tiền về cho Bá Kiến, Cụ vẫn giữ giọng điệu thân mật:

Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 100 “ Anh Chí ạ, cả năm chục này phần anh. Nhưng nếu anh lấy cả thì

chỉ ba hôm là tan hết. Vậy anh cầm lấy chỗ này uống rượu còn để tôi bán cho anh mảnh vườn, không có vườn có đất thì làm ăn gì?”

Lần thứ ba, chí Phèo đến nhà Bá Kiến với động cơ đòi lương thiện thì giọng điệu của Bá Kiến mới đầu cũng quát tháo, giận dữ, nạt nộ:

“Chí phèo đấy hở? Lè bè vừa vừa chứ, tôi không phải là cái kho. Rồi ném bẹt năm hào xuống đất, cụ bảo hắn:

- Cầm lấy mà cút đi đi cho rảnh. Rồi làm mà ăn chứ cứ báo người ta

mãi à?”

Thấy hắn toan giận dữ Cụ phải dịu giọng ngay:

- “Thôi cầm lấy vậy, tôi không còn hơn”

Khi hắn nói hắn không cần tiền, hắn cần lương thiện thì cụ Bá dở giọng nhạo báng:

“- ồ tưởng gì , Tôi chỉ cần anh lương thiện cho thiên hạ nhờ”.

Bên cạnh đó, Cụ bá còn sử dụng ngôn từ có chiều sâu tĩnh lặng nhưng thể hiện một con người có tài cai trị bằng cái đầu thực sự. Đó cũng thể hiện một bước tiến mới trong khi xây dựng nhân vật phản diện của các nhà văn hiện thực phê phán. Cụ nghĩ bụng : “cũng phải có những thắng

đầu bò chứ? Không có những thằng đầu bò thì lấy ai trị thằng đầu bò? thế lực của cụ sở dĩ lấn áp được các vây cánh khác, một phần lớn cũng bởi cụ biết mềm, biết cứng, biết thu dụng những thằng bạt mạng không sợ chết và không sợ đi ở tù. Những thằng ấy chính là những thằng được việc...Có chúng nó sinh chuyện thì mới có dịp mà ăn...”

Tóm lại, mỗi nhà văn đều có sự thể hiện các biệt tài của mình khi xây dựng nhân vật. ở đây các nhà văn theo khuynh hướng văn học hiện thực phê phán đã xây dựng những nhân vật của mình thông qua cách miêu tả ngoại hình, khắc hoạ nội tâm, tính cách, hành động. Tuy nhiên, ở mỗi

Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 101 nhà văn thì mức độ biểu hiện của các yếu tố trên có sự khác nhau. Từ đó, tạo nên cách xây dựng các nhân vật phản diện ở mỗi nhà văn là khác nhau.

Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 102

Chƣơng V: Cách xây dựng loại nhân vật phản diện.

Một phần của tài liệu Nhân vật phản diện trong tiểu thuyết hiện thực phê phán Việt Nam 1930 - 1945 (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)