1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hình tượng nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử hiện đại Việt Nam

108 3,1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 829,07 KB

Nội dung

Và các bài viết công phu như Suy nghĩ về lịch sử và tiểu thuyết lịch sử của Trần Đình Sử đăng trên trang cá nhân của nhà nghiên cứu năm 2013; Mã lịch sử và mã văn hóa trong tiểu thuyết

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN VĂN SANG

HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT ANH HÙNG TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học

Hà Nội-2013

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN VĂN SANG

HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT ANH HÙNG TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận Văn học

Mã số: 603222

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Văn Nam

Hà Nội-2008

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 6

1 Lý do chọn đề tài 6

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

4 Phương pháp nghiên cứu 11

5 Những đóng góp mới của luận văn 11

6 Kết cấu của luận văn 11

NỘI DUNG 12

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ 12

1 1 Một số vấn đề chung về tiểu thuyết lịch sử 12

1.1.1 Khái niệm tiểu thuyết lịch sử 12

1.1.2 Sự khác nhau giữa tiểu thuyết lịch sử và các thể loại khác 18

1.1.3 Quan niệm về hiện thực và hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử 20

1.1.4 Quan niệm của nhà văn về nhân vật anh hùng và lịch sử anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử 25

1.2 Những chặng đường phát triển của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam 28

1.2.1 Tiểu thuyết lịch sử thời kỳ trung đại 28

1.2.2 Tiểu thuyết lịch sử hiện đại đầu thế kỷ XX đến 1945 30

1.2.3 Tiểu thuyết lịch sử hiện đại từ 1945 đến 1985 33

1.2.4 Tiểu thuyết lịch sử hiện đại từ 1986 đến nay 34

Tiểu kết 36

Chương 2 37

HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT ANH HÙNG TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM 37

2.1 Hình tượng nhân vật anh hùng mang khát vọng lịch sử 38

2.1.1 Xuất thân 38

2.1.2 Khát vọng lịch sử 44

Trang 4

2.2 Hình tượng nhân vật anh hùng với tài năng, tính cách, phẩm chất và khí

phách hơn người 49

2.2.1 Thiên tài quân sự 49

2.2.2 Tính cách và phẩm chất hơn người 60

2.2.3 Khí phách anh hùng 65

2.3 Kiểu hình tượng nhân vật anh hùng có số phận đặt trong dòng lịch sử 67

2.4 Hình tượng nhân vật anh hùng nặng vai trò thế sự 71

Tiểu kết 75

Chương 3 77

THI PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT ANH HÙNG TRONG 77

TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM 77

3.1 Bút pháp miêu tả, phân tích và giả định trong xây dựng hình tượng nhân vật anh hùng 77

3.1.1 Bút pháp miêu tả khắc họa hình tượng nhân vật anh hùng 77

3.1.2 Bút pháp phân tích nội tâm nhân vật anh hùng 80

3.1.3 Bút pháp giả định 83

3.2 Điểm nhìn trong xây dựng hình tượng nhân vật anh hùng 84

3.2.2 Điểm nhìn nhân vật 88

3.3 Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử hiện đại Việt Nam 92

3.3.1 Không gian nghệ thuật 92

3.1.1.1 Không gian lịch sử và không gian đời thường 93

3.1.1.2 Không gian bên trên và bên dưới 97

3.1.1.3 Không gian bên trong và bên ngoài 99

3.3.2 Thời gian nghệ thuật 101

Tiểu kết 105

KẾT LUẬN 106

TÀI LIỆU THAM KHẢO 108

Trang 5

ra đời làm nổi danh những tên tuổi như Phan Bội Châu, Nguyễn Tử Siêu, Lan Khai Tiểu thuyết lịch sử hiện đại đã chứng minh rằng nó có khả năng bao quát các thể loại khác, khả năng phản ánh cuộc sống và tư tưởng thời đại ưu việt hơn hẳn các thể loại trước đó Nó đã làm cho quan niệm chuộng thơ hơn văn tồn tại từ thời kỳ trung đại phải thay đổi Khắp nơi, người ta bàn luận về những nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết bao gồm cả nhân vật Trung Quốc hay nhân vật Việt Nam Nhân vật và khí phách anh hùng của họ trở thành hình tượng được ngợi ca trong các câu chuyện đời sống

Mặc dù vậy, trải qua những năm tháng chiến tranh gian khổ và oai hùng, dòng chảy của tiểu thuyết lịch sử đã lắng xuống giúp cho văn học đảm đương nhiệm vụ anh hùng của nó, cùng dân tộc xốc dậy bảo vệ Tổ quốc Những nhân vật lịch sử như Trần Thủ Độ, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Nguyễn Trãi… ít khi được nhắc đến trong tiểu thuyết Người ta chỉ nhắc đến những anh hùng có công chống ngoại xâm như Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toản Nhưng nhìn chung là ít

Sau khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, cùng với xu hướng biểu đạt tự

do, tiểu thuyết lịch sử một lần nữa có cơ hội chứng minh tiềm năng bị bỏ quên của mình Nó nhanh chóng vươn lên mạnh mẽ với sự ra đời của hàng loạt những

bộ tiểu thuyết dài hơi trong đó có Hội thề của Nguyễn Quang Thân; Bão táp triều

Trần của Hoàng Quốc Hải; Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác Có thể

nói, tiểu thuyết lịch sử ở thời kỳ này đã đáp ứng được yêu cầu của thời đại là giáo dục lịch sử và góp phần giải quyết những vấn đề của thời hiện tại

Trang 6

Nhìn nhận lại, ở bất cứ thời kỳ nào, một trong những yếu tố mang lại thành công cho tiểu thuyết lich sử không có gì khác ngoài việc chính là xây dựng hình tượng nhân vật trong đó có hình tượng nhân vật anh hùng Họ có thể là những anh hùng nổi tiếng trong lịch sử hay những anh hùng còn nhiều nghi vấn, khuất lấp nhưng họ đều được soi chiếu dưới nhiều góc cạnh và với nhiều thái độ nhìn nhận khác nhau Lần đầu tiên, nhân vật anh hùng lịch sử bước lên văn đàn với những bước đi của một con người bằng xương, bằng thịt Và cũng lần đầu tiên, nhà văn bày tỏ thẳng thắn hay kín đáo những nhận định yêu, ghét của mình đối với những nhân vật của thời đại Qua nhân vật anh hùng, lịch sử đã sống lại một cách có hồn hơn Hơn nữa lịch sử còn mang theo văn hóa của một thời đại đã thuộc về quá khứ

Và như vậy, nếu nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử, tiến trình phát triển của tiểu thuyết lịch sử không thôi, không chịu khó tìm tòi cách gây dựng hình tượng nhân vật anh hùng trong đó thì khác nào cố công lặn xuống bể sâu nhưng vô tình lại bỏ sót một viên ngọc quý

Mang theo ý tưởng đi tìm ngọc quý, người viết quyết tâm lựa chọn đề tài nghiên cứu:

Hình tượng Nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử hiện đại Việt Nam

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Ngược lại với sự phát triển mạnh mẽ của thể loại tiểu thuyết lịch sử từ những năm 80 trở lại đây là sự xuất hiện thưa thớt của các công trình nghiên cứu Chúng tôi tạm chia ra hai loại như sau:

Loại thứ nhất là các bài viết, bình luận về tiểu thuyết lịch sử hiện đại nói chung và các bài viết về từng tiểu thuyết lịch sử nói riêng Đó là các bài viết của

Bùi Văn Lợi: Những đóng góp của Nguyễn Tử Siêu cho loại hình tiểu thuyết lịch

sử giai đoạn đầu thế kỷ (Nguyễn Huệ Chi, Vũ Thanh - Tạp chí văn học, 1996, số

5); Về tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX (Bùi Văn Lợi - Thông tin

KHXH, 1998, số 1); Về tiểu thuyết lịch sử và vấn đề giảng dạy tiểu thuyết lịch sử

Trang 7

trong nhà trường phổ thông (Bùi Văn Lợi - Nghiên cứu giáo dục, 1998, số 8); Mối quan hệ giữa tính chn thực lịch sử và hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX (Bùi Văn Lợi - Tạp chí văn học, 1999, số 9)

Và các bài viết công phu như Suy nghĩ về lịch sử và tiểu thuyết lịch sử của Trần Đình Sử đăng trên trang cá nhân của nhà nghiên cứu năm 2013; Mã lịch sử và mã

văn hóa trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1986 của Nguyễn Văn Hùng đăng

trên Báo điện tử Văn nghệ Quân đội tháng 4 năm 2013… cùng nhiều bài viết của

các tác giả khác về những vấn đề chung của tiểu thuyết lịch sử hiện đại

Bên cạnh đó còn có những bài viết, bình luận về bốn tiểu thuyết lịch sử

chúng tôi đang khoanh vùng nghiên cứu là Bão táp cung đình, Huyết chiến Bạch

Đằng, Hội thề và Sông Côn mùa lũ trong đó những bài viết về Sông Côn mùa lũ

có số lượng nhiều nhất Đó là các bài viết của Mai Quốc Liên, Nguyễn Khắc Phê,

Phan Cự Đệ, Trần Hữu Thục, Đỗ Minh Tuấn… Trong bài viết: “Sông Côn mùa

lũ” của Nguyễn Mộng Giác: Sự khám phá nhân cách văn hóa Việt, Nguyễn Minh

Tuấn đã nói rằng: Sông Côn mùa lũ là cái nhìn mới mẻ táo bạo về người anh

hùng áo vải “Nếu như trong Phẩm Tiết, Nguyên Huy Thiệp đã khai thác cái ấn tượng võ biền này để tạo dựng một Quang Trung thế tục, sàm sỡ và cao ngạo đế

vương thường gây tranh cãi, thì trong Sông Côn mùa lũ Nguyễn Mộng Giác đã

cãi lại định kiến văn hóa này khi trình bày Nguyễn Huệ như một nhân cách trí thức hấp thụ các tinh hoa văn hoá bác học qua một ông đồ là giáo Hiến, tiếp thu các đạo lý từ Nho giáo, và từ nhiều nguồn khác để trở thành nhân vật anh hùng Theo dõi quá trình hình thành nhân cách này ta thấy rõ bản lĩnh của Nguyễn Huệ không phải đơn thuần là sự thăng hoa của bản năng giải phóng trong con người nông dân, mà là sự tự khẳng định có ý thức của một nhân cách văn hoá mới trong thời đại ấy Do đó sức mạnh của người anh hùng Nguyễn Huệ không phải là quyền lực hoang dã của bạo chúa Chính cốt cách văn hoá, bản chất trí thức này

đã tạo cho nhân vật Nguyễn Huệ trong tiểu thuyết của Nguyễn Mộng Giác có một sức hấp dẫn lôi cuốn trí thức đương thời.” Đây là bài viết trên quan điểm

ngợi khen Sông Côn mùa lũ Một bài viết khá công phu nữa về nhân vật anh hùng

Trang 8

Nguyễn Huệ là bài viết của Trần Hữu Thục: “Nhân vật Nguyễn Huệ trong Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác” Bài viết đã có sự so sánh hình tượng nhân

vật Nguyễn Huệ trong Sông Côn mùa lũ với Phẩm tiết của Nguyễn Huy Thiệp,

Gió lửa của Nam Giao, Mùa mưa gai sắc của Trần Vũ Theo Trần Hữu Thục, Sông Côn mùa lũ cho ta thấy một Nguyễn Huệ độc đáo trong tính cách, thông

minh và sắc sảo trong trận chiến và trong chính trường đặc biệt là nhân vật “tràn đầy tư tưởng”… của nhà văn Nguyễn Mộng Giác

Trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu có công trình bảo vệ Luận án Tiến sĩ:

Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ 1945 đến nay của Nguyễn Thị Tuyết Minh (Viện

Văn học, Hà Nội, 2009) Luận án đã trình bày được khái quát những đặc điểm của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến nay qua từng giai đoạn phát triển, đặ biệt là trình bày rất sâu về tư duy tự sự, nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết lịch sử từ 1945 đến nay Đó là Cảm thức lịch sử, khuynh hướng tái tạo lịch

sử, các loại hình nhân vật lịch sử, nghệ thuật trần thuật… Trong đó phần các loại hình nhân vật lịch sử, nhà nghiên cứu đã đưa ra hai loại hình nhân vật chính là nhân vật mang khát vọng lịch sử và nhân vật có số phận trong dòng lịch sử

Tiếp đến còn có Luận án Tiến sĩ Ngữ văn của Bùi Văn Lợi, “Tiểu thuyết lịch

sử Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến 1945” năm 1998 Công trình nghiên cứu đã so

sánh và đưa ra khái niệm tiểu thuyết lịch sử, nêu ra các đặc điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật trong đó có đặc điểm về nghệ thuật xây dựng nhân vật của tiểu thuyết lịch sử qua từng giai đoạn phát triển từ thế kỷ XX đến 1945

Như vậy, trong các công trình nghiên cứu chuyên sâu, các nhà nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở vấn đề bao quát như đặc trưng của tiểu thuyết lịch sử qua từng giai đoạn hoặc nghiên cứu riêng biệt một tiểu thuyết lịch sử nhất định như trong các luận văn trước đó của trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội Xét về vấn đề nghiên cứu hình tượng nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử hiện đại Việt Nam từ trước đến nay, hiện chưa có một công trình nghiên cứu quy mô nào vừa mang tính khái quát vừa mang tính cụ thể, tập trung, sinh động

Trang 9

Trên cơ sở khai thác, kế thừa những tinh hoa trong những công trình nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử hiện đại, với sự suy ngẫm và cố gắng hết mình, người viết mong muốn sẽ mang lại một hướng tiếp cận mới về vấn đề nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử hiện đại Việt Nam dựa trên nghiên cứu về hiện tượng nhân vật anh hùng

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Lịch sử Việt Nam có không ít những nhân vật lớn với tầm vóc tạo dựng thời đại mà cuộc đời của họ tự nó đã là những pho tiểu thuyết Song rất tiếc, cho đến nay tiểu thuyết lịch sử Việt Nam mới chỉ dừng lại ở sự khai thác có tính chất minh hoạ lịch sử về một vài giai đoạn và một số khía cạnh của những nhân cách văn hoá lớn này Rất hiếm tác phẩm tái hiện các anh hùng dân tộc một cách toàn diện, từ góc nhìn nhân văn và thế sự, tái tạo lại quá trình hình thành và sự toả rạng của những nhân cách lớn này, trong khuôn khổ một thời đại lịch sử, càng rất hiếm tác phẩm trình bày họ như là những nhân cách văn hoá Việt Nam vừa gần gũi, bình dị, vừa hấp dẫn, cao siêu Bốn trong số rất hiếm tác phẩm viết được như

trên là:

- Bão táp triều Trần của Hoàng Quốc Hải với hai tập: Bão táp cung đình và

Huyết chiến Bạch Đằng

- Hội thề của Nguyễn Quang Thân

- Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác

Trong giới hạn của luận văn, chúng tôi chọn bốn tác phẩm tiêu biểu trên nhằm đưa ra một hướng nhìn chi tiết, cụ thể về hình tượng nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử hiện đại Việt Nam

Bên cạnh đó, nhằm cung cấp một cái nhìn khái quát về sự vận động của hình tượng nhân vật anh hùng, người viết có nêu một vài nhận định về tiến trình phát triển của tiểu thuyết lịch sử: đề tài, phương thức thể hiện, nhân vật đặc biệt là nhân vật anh hùng… qua các thời kỳ khác nhau, thông qua một số tác phẩm tiêu biểu cho thời kỳ đó

Trang 10

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp Thi pháp học

- Phương pháp Xã hội học

- Phương pháp so sánh, đối chứng lịch sử

- Phương pháp phân tích

5 Những đóng góp mới của luận văn

Công trình nghiên cứu Hình tượng nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử hiện đại Việt Nam mong muốn cung cấp thêm một đề tài nghiên cứu mới

vào lịch sử nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử nói chung và hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử nói riêng Qua việc nghiên cứu hình tượng nhân vật anh hùng trong bốn tiểu thuyết lịch sử đã nói ở trên, chúng tôi hi vọng sẽ cung cấp một cái nhìn mới, cụ thể và sâu sắc hơn về hình tượng nhân vật, yếu tố hư cấu, khả năng giải thiêng lịch sử, cảm hứng thế sự trong tiểu thuyết lịch sử hiện đại Việt Nam Chúng tôi cũng tin rằng, luận văn sẽ giúp nâng cao một phần giá trị thẩm mỹ của tác phẩm trong lòng bạn đọc khi đến với tiểu thuyết lịch sử

6 Kết cấu của luận văn

Nội dung luận văn được thể hiện trong ba chương

Chương 1 Khái quát chung về tiểu thuyết lịch sử

Chương 2 Nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử hiện đại Việt Nam Chương 3 Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử hiện đại Việt Nam

Trang 11

NỘI DUNG Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ

1 1 Một số vấn đề chung về tiểu thuyết lịch sử

1.1.1 Khái niệm tiểu thuyết lịch sử

Tiểu thuyết là bộ phận lớn và quan trọng của nền văn học bất cứ quốc gia nào Ở nước ta hơn ba chục năm qua, tiểu thuyết nở rộ và đã có những thành tựu nhất định Trong sự phát triển mạnh mẽ của thể loại này phải kể đến những đóng góp không nhỏ của dòng tiểu thuyết lịch sử

Sự xuất hiện ngày càng nhiều tiểu thuyết lịch sử chất lượng, hội tụ được nhiều cây bút có tài trong nền văn học Việt Nam đương đại đã chứng tỏ đất sống của thể loại này không phải là chật hẹp nhất là sau những thành công của Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Mộng Giác, Hoàng Quốc Hải, Võ Thị Hảo, Nam Dao Đồng thời với sự chào đón của người đọc là thái đội nhiệt tình của giới phê bình văn học Nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết có từ khóa tiểu thuyết lịch

sử xuất hiện trên các trang mạng và báo chí đã cung cấp nhiều cái nhìn khác nhau

về tiểu thuyết lịch sử Tuy nhiên, dù tiểu thuyết lịch sử đã ra đời tại Việt Nam cách đây hơn 100 năm nhưng định nghĩa nó vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau Trước khi tìm hiểu khái niệm về tiểu thuyết lịch sử, chúng ta nên hiểu rõ ràng một lần nữa về thể loại tiểu thuyết và những khái niệm có liên quan

Khái niệm về tiểu thuyết

Lịch sử phát triển tiểu thuyết đã để lại cho nền văn học thế giới nói chung và văn học Việt Nam nói riêng những thành tựu rực rỡ Những thành tựu ấy đã tạo dựng nên diện mạo đặc biệt phong phú của tiểu thuyết trong suốt thời kỳ đã qua tính từ khi hình thành thể loại

Trong mục Tiểu thuyết trong cuốn 150 thuật ngữ văn học do Lại Nguyên Ân

biên soạn có ghi: Tiểu thuyết là một thể loại văn xuôi có hư cấu, thông qua nhân vật, hoàn cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc sống con người, biểu hiện tính chất tường thuật, tính chất kể chuyện bằng ngôn ngữ văn xuôi theo những chủ đề xác định

Trang 12

Trong Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn

Khắc Phi chủ biên, Tiểu thuyết (nguồn gốc tiếng Pháp là “roman”) “là tác phẩm

tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh cuộc sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng.” [6, 328]

Theo Belinski thì "tiểu thuyết là sử thi của đời tư" Nhận định đó đã khái quát về một dạng thức tự sự, trong đó sự trần thuật tập trung vào số phận của một

cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó Sự trần thuật ở đây được khai triển trong không gian và thời gian nghệ thuật đến mức đủ để truyền đạt cơ cấu của nhân cách

Từ những khái niệm trên về tiểu thuyết có thể rút ra những tính chất đặc trưng của tiểu thuyết như sau: Thứ nhất là khả năng phản ánh toàn vẹn và sinh động hiện thực cuộc sống nhìn từ góc độ đời tư

Thứ hai là khả năng khám phá những vấn đề của cá nhân về số phận cá nhân

và thân phận con người Nhân vật tiểu thuyết phải là “con người nếm trải”, tư duy, chịu khổ đau, dằn vặt của cuộc đời Tiểu thuyết miêu tả suy tư của nhân vật

về thế giới, về đời người, phân tích cặn kẽ những diễn biến tình cảm, trình bày tường tận tiểu sử nhân vật, mọi chi tiết về quan hệ giữa người với người, về đồ vật, môi trường, tốt xấu…

Thứ ba là khả năng tạo dựng tính đa dạng về thẩm mỹ Nó miêu tả cuộc sống như thực tại cùng thời, đang sinh thành bao gồm cái cao cả lẫn cái tầm thường Thứ tư là tiểu thuyết xóa bỏ khoảng cách giữa người trần thuật và nội dung trần thuật để miêu tả hiện thực như cái hiện tại đương thời của người trần thuật Điều này làm nên tính văn xuôi cho tiểu thuyết

Thứ năm là khả năng hư cấu Bản chất của tiểu thuyết là “tấm gương xê dịch trên con đường dài” (Xtăngđan) Nhưng để tạo ra cho cuộc sống trong tấm gương những tính cách điển hình sống động thì không thể không có yếu tố hư cấu nghệ

Trang 13

thuật bởi “hư cấu nghệ thuật là một cặp mắt để phát hiện những điển hình trong cuộc sống” (A Tôn - xtôi)

Cuối cùng, tiểu thuyết là thể loại văn học có khả năng tổng hợp nhiều nhất các khả năng nghệ thuật của các thể loại văn học khác

Cho đến nay, tùy từng khuynh hướng, trào lưu, đề tài khác nhau mà tiểu thuyết được phân chia thành nhiều nhánh phong phú, đa dạng khác nhau Tất nhiên, chúng vẫn là tiểu thuyết, mang trong mình những đặc trưng căn bản của tiểu thuyết

Tiểu thuyết lịch sử

Tiểu thuyết lịch sử đã được đánh dấu xuất hiện cách đây gần bảy trăm năm Một ví dụ đầu tiên của văn xuôi hư cấu lịch sử là Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung hồi thế kỉ XIV mô tả giai đoạn lịch sử quan trọng nhất ảnh hưởng đến lịch sử phát triển đất nước Trung Hoa mãi tận sau này "Tam Quốc diễn nghĩa " là bộ truyện dài đầu tiên trên lịch sử văn học Trung Quốc, là bộ tiểu thuyết lịch sử mở đường cho một trường phái, khiến Trung Quốc trở thành nước

có tiểu thuyết lịch sử phong phú nhất trên thế giới Nó được quần chúng yêu mến

và đã vượt qua ranh giới một nước, đi vào đời sống văn học nhiều dân tộc, nhất

là ở vùng Đông Nam Á Ở Việt Nam, " Tam Quốc diễn nghĩa " đã được biết đến

từ lâu và nhiều nhân vật, nhiều sự kiện của tác phẩm đã trở thành đề tài xướng họa, ngâm vịnh trong thơ ca, trở thành cốt truyện văn học cho một số vở tuồng Lưu Thục, Gia Cát, Quan Công, Tào Tháo, Kế Điêu Thuyền, hồi trống Cổ Thành, Tôn phu nhân qui Thục v.v đã trở thành những điển cố được vay mượn

để bộc lộ lòng yêu nước, để ca ngợi tài năng và bản lĩnh để lên án gian thần nịnh đảng, để biểu dương lòng dạ ngay thẳng, để biện hộ cho chữ "quyền biến" của nhà nho Điều cần lưu ý là khi được Việt Nam hóa, những điển cố đó trở thành những biểu tượng không liên quan gì lắm đến xuất xứ cụ thể của nó nữa

Ở Phương Tây, Sir Walter Scott được đánh dấu là người đầu tiên viết tiểu

thuyết lịch sử Gyorgy Lukács, trong Tiểu thuyết lịch sử của mình, cho rằng Scott

là người viết tiểu thuyết đầu tiên nhìn thấy lịch sử là một môi trường xã hội và

Trang 14

văn hóa riêng biệt, trong đó tiểu thuyết tập trung vào một nhân vật khác người nằm ở giao điểm của các nhóm xã hội khác nhau để khám phá sự phát triển của

xã hội thông qua xung đột

Tại Việt Nam, cuốn tiểu thuyết lịch sử còn lại ngày nay Hoàng Lê nhất thống

chí vẫn được coi phổ biến là cuốn tiểu thuyết lịch sử đầu tiên, đặt nền móng cho

sự phát triển của tiểu thuyết lịch sử sau này Tuy nhiên, theo Phan Văn Dân thì

cuốn tiểu thuyết lịch sử đầu tiên của Việt Nam được tìm thấy phải là Nam triều

công nghiệp diễn chí (truyện kể về công lao sự nghiệp của Nam triều) là một

truyện dài lịch sử viết bằng chữ Hán của Nguyễn Khoa Chiêm viết vào khoảng thế kỷ 18 Tác phẩm còn có các tên gọi khác như Trịnh Nguyễn diễn chí, Mộng

bá vương, Việt Nam khai quốc chí truyện… Tuy nhiên, theo một số ý kiến khác thì trong tiến trình văn học Việt Nam trung đại, Hoan Châu ký là tác phẩm tiên phong cho loại hình tiểu thuyết lịch sử, đồng thời cũng mở đầu cho tiểu thuyết lịch sử chương hồi/tiểu thuyết chương hồi Điều này cũng đã được nhiều nhà chuyên môn khẳng định, tiêu biểu là PGS Trần Nghĩa: “Thể loại truyện văn xuôi viết theo kiểu chương hồi trong lịch sử tiểu thuyết cổ Việt Nam thì phải đợi đến thế kỷ XVII mới được chính thức thành lập với sự xuất hiện của HCK (Hoan Châu ký)” (Lời giới thiệu Hoan Châu ký) Nếu sự thật là như vậy, thì tiểu thuyết lịch sử Việt Nam cũng ra đời từ khá sớm

Trải qua một giai đoạn dài gần như vắng bóng trên văn đàn để nhường chỗ cho thơ ca cách mạng và tiểu thuyết sử thi, nhưng tiểu thuyết lịch sử trong vòng mười năm trở lại đâyđã chinh phục được một lượng lớn bạn đọc và thu hút nhiều công trình, bài viết nghiên cứu Một trong những vấn đề nổi cộm lên trong những bài báo, bài viết là vấn đề thế nào là tiểu thuyết lịch sử và thế nào là tiểu thuyết lịch sử hiện đại? Mỗi nhà nghiên cứu, nhà văn lại có quan niệm khác nhau về tiểu thuyết lịch sử

Nhà nghiên cứu Hải Thanh đã bày tỏ những quan điểm của mình về tiểu thuyết lịch sử: “Tiểu thuyết lịch sử (historical novel) là một khái niệm kép chỉ một tác phẩm văn học viết lịch sử bằng tiểu thuyết…Tiểu thuyết lịch sử là sự

Trang 15

sáng tạo, hư cấu trên cái nền đã ổn định của sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử Nhà tiểu thuyết … phải nhằm mục đích làm sáng tỏ hơn lịch sử, đem đến những cảm hứng, làm giàu thêm vốn thẩm mỹ mới cho bạn đọc về lịch sử.” Như vậy, tiểu thuyết lịch sử phải hướng đến đối tượng duy nhất của nó là lịch sử và làm sáng nó, làm nó trở nên gần gũi và dễ hiểu Nói cách khác, tiểu thuyết lịch sử phải mang trong mình nó một trọng trách lớn lao: phổ biến lịch sử và tiểu thuyết chính là phương tiện của lịch sử

Nhà văn Nguyễn Mộng Giác, tác giả cuốn tiểu thuyết trường thiên Sông Côn

mùa lũ lại có quan điểm ngược lại với Hải Thanh: “căn bản của tiểu thuyết là

chuyện thế sự, là chuyện con người và cuộc đời… Khi viết Sông Côn mùa lũ, tôi

chú trọng phần tiểu thuyết hơn phần lịch sử Tôi chia nhân vật Sông Côn mùa lũ

làm hai tuyến: tuyến những nhân vật lịch sử, tôi giữ lại những nét chính, chỉ giải thích hoặc cải chính những sự kiện lịch sử theo quan điểm của tôi… Tuyến thứ nhì là đám đông dân chúng vô danh không ghi trong sử sách Chính ở tuyến này tôi tự do tưởng tượng và dùng họ để diễn giải lịch sử theo ý mình, và qua họ, cho lịch sử thêm phần da thịt của tiểu thuyết.” Theo tôi nghĩ với Nguyễn Mộng Giác, lịch sử chỉ dừng lại ở vai trò làm bạn đọc tin rằng mình đang đứng ở một thời đại

có thật xa xôi nào đó Chất chân thực lịch sử chỉ là phông nền để Nguyễn Mộng Giác đạo diễn những ý tưởng của mình trên đó Và với Nguyễn Mộng Giác, lịch

sử như là một phương tiện của tiểu thuyết Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa Nguyễn Mộng Giác không đề cao yếu tố lịch sử Ngược lại, ông rất tôn trọng yếu tố lịch sử chân thật “tôi không dám mạnh tay gạt phăng những gì còn ghi lại trong tài liệu lịch sử”

Nhà văn Thái Vũ (tên thật là Bùi Quang Đoài) từng “tuyên ngôn” rằng: “Viết tiểu thuyết lịch sử trước hết phải tôn trọng lịch sử, không hư cấu, bịa đặt, tùy tiện Viết cuốn nào, mình cũng vẽ bản đồ khu vực diễn ra những sự kiện chính để tránh nhầm lẫn.…” Nhưng ông cũng đã nói: Thực ra, nhiệm vụ đặt ra cho nhà văn khi viết về đề tài lịch sử là rất lớn: nhà văn phải làm sống lại Lịch sử quá khứ nhưng không phải chỉ như nó vốn có (chính sử) mà cái Lịch sử đang sống lại đó

Trang 16

phải mang “hơi thở” của thời đại hôm nay.” Quan niệm này rất giống với quan

niệm của Nguyễn Mộng Giác và Nguyễn Quang Thân khi viết Sông Côn mùa lũ

và Hội thề

Nguyễn Quang Thân đã trả lời trong một bài phỏng vấn khi Hội thề - một

cuốn tiểu thuyết lịch sử gây nhiều tranh cãi về mức độ hư cấu - vinh dự được nhận giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam: “Dòng tiểu thuyết lịch sử không

“kể chuyện lịch sử” hết triều này đến triều khác mà giúp tìm lại cảm hứng đang

có xu hướng nguội tắt với quá khứ, đang gợi mở cho con người hôm nay tìm lại hàng ngàn năm kinh nghiệm của cha ông, kho tàng quý giá nhất mà một dân tộc

có thể thừa kế Điều quan trọng là tiểu thuyết lịch sử phải làm những gì chìm lấp dưới bụi thời gian thành ánh sáng trong cuộc sống hiện đại chứ không phải giúp độc giả nhâm nhi mãi quá khứ để “tự ru mình” Nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử là sáng tạo, nhào nặn và tái hiện một bức tranh 3D trên nền chính sử với tham vọng muốn nó phong phú, đa dạng hơn đã đành mà còn mang được cái nhìn riêng của mình đối với bức trướng chính sử treo trong miếu thờ ngàn năm Nó hướng tới độc giả thời nay, nó lôi độc giả thời nay vào cùng suy nghĩ, hành động với nhân vật lịch sử của tiểu thuyết được nhà văn sáng tạo ra.”

Một trong những ý kiến mang tính tổng hợp những ý kiến trên là của Trần

Nghĩa trong bài viết Tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam: “Tiểu thuyết lịch sử cũng gọi

là lịch sử diễn nghĩa” gồm các tác phẩm viết về đề tài lịch sử thông qua việc miêu

tả nhân vật và sự kiện, tái hiện một cách nghệ thuật diện mạo xã hội và xu thế của lịch sử một thời nhằm mang lại cho người đọc những khơi gợi bổ ích và mỹ cảm văn học Về phương diện bút pháp, một mặt phải dựa vào lịch sử khi miêu tả các nhân vật và sự kiện nhằm đạt tới tính chân thực lịch sử nhưng mặt khác vẫn cho phép hư cấu trong chừng mực thích hợp nhằm phát huy trí tưởng tượng làm cho sự chân thực lịch sử được tăng hoa thành chân thực nghệ thuật”

Thực chất việc đi tìm khái niệm đúng đắn của tiểu thuyết lịch sử trước hết

phải xác định được các câu hỏi sau: Tiểu thuyết lịch sử viết về cái gì? Cách thức

viết nó ra sao? Và quan trọng nhất: Viết nó ra để làm gì? Từ những quan điểm

Trang 17

trên đây của các nhà nghiên cứu văn học và của chính những nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử dù có khác nhau (về mức độ hư cấu và mục đích tác phẩm), chúng

ta có thể đưa ra một ý kiến chung như sau: Tiểu thuyết lịch sử hiện đại là một thể loại văn học sử mang đậm những đặc trưng của thể loại tiểu thuyết (yếu tố hư cấu, yếu tố phản ánh toàn vẹn hiện thực, yếu tố con người cá nhân, yếu tố đa thẩm mỹ…) nhằm “giải mã” lịch sử, đem lại cho người đọc cái nhìn mới, những cảm xúc thẩm mỹ mới về lịch sử đồng thời không phá vỡ, bôi nhọ lịch sử Những đặc điểm này của thể loại tiểu thuyết lịch sử đòi hỏi nhà văn phải vừa là nghệ sĩ, vừa là nghiên cứu, có vốn sống và hiểu biết phong phú, có quan điểm lịch sử đúng đắn và tiến bộ Điều đấy không hề dễ với những cây bút trẻ non tay Trong

bài viết Thái Vũ và tiểu thuyết lịch sử, Đỗ Ngọc Thạch đã nêu một nhận định rất

hài hước nhưng đúng đắn: Tiểu thuyết Lịch sử là cái “Lò bát quái” thử sức, thử tài nhà văn cả về tri thức và khả năng sáng tạo nghệ thuật Bởi ở đây nhà văn phải đồng thời là nhà sử học” Và bởi văn học không chép lại lịch sử, mô phỏng lịch sử, mà nhà văn, bằng thiên tư của mình chiếu rọi vào lịch sử cái nhìn nhân văn làm cho lịch sử được tái tạo lại với một tầm vóc vũ trụ như nó vốn có Nhà văn có khả năng bù đắp một cách kỳ diệu những khoảng trống, những phần khuất lấp mà các sử gia còn sợ hãi, còn né tránh hoặc bỏ ngỏ

1.1.2 Sự khác nhau giữa tiểu thuyết lịch sử và các thể loại khác

Mặc dù cùng viết về đề tài lịch sử, nhưng tiểu thuyết lịch sử có những điểm khác biệt cơ bản về cách viết, mục đích viết so với những thể loại khác

Trước hết là sự khác biệt giữa tiểu thuyết lịch sử và khoa học lịch sử Khoa học lịch sử tôn trọng sự thật và yêu cầu người viết phải tôn trọng lịch sử Trong khi đó, nhà tiểu thuyết “trong chừng mực nào đó có quyền vi phạm sự đúng đắn

về về mặt sự kiện bởi tác giả cần sự đúng đắn về mặt lí tưởng mà thôi” (Hà Minh

Đức)

Các nhân vật trong khoa học sử không yêu cầu được khai thác ở góc độ đời

tư, sự phát triển cá tính qua những thăng trầm của lịch sử mà chỉ chú trọng đến

họ đã làm gì cho lịch sử và thường họ là những người anh hùng lịch sử Họ là

Trang 18

những người đã sống và đã thuộc về quá khứ Còn các nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử đa dạng hơn, “sinh động hơn các nhân vật lịch sử vì nhân vật của tiểu thuyết lịch sử được trao sự sống còn các nhân vật lịch sử thì đã sống” (lucas) Nhiệm vụ của khoa học lịch sử là ghi chép, phục hồi và bảo tồn lịch sử Nhiệm vụ của người viết tiểu thuyết lịch sử là làm sống lại, tái hiện lại động cơ

xã hội và con người đã làm cho các nhân vật trong lịch sử tư duy, cảm xúc và hành động như chính trong thực tế lịch sử

Tuy đều dựa vào lịch sử làm sử liệu, giới thiệu những nhân vật của lịch sử hoặc bối cảnh lịch sử, Nhưng nhà sử học có phận sự “truyền tín”, nhà tiểu thuyết phải “truyền kỳ” Ngòi bút nhà sử học là “thực lục” còn của nhà tiểu thuyết là

“hư bút” (bùi văn lợi)

Hoặc gần với tiểu thuyết lịch sử như bút ký thì chúng vẫn có nhiều ranh giới rạch ròi Nếu bút ký là được coi là “tín bút” khi ghi chép về lịch sử mà đặc biệt

ưu tiên cho các bậc “chí nhân” thì tiểu thuyết lịch sử bắt buộc phải cần đến hư cấu nghệ thuật và phản ánh toàn bộ một thế giới lịch sử giàu có và sinh động không kém gì cuộc đời thực tại

Ngay trong chính thể loại tiểu thuyết, tiểu thuyết lịch sử cũng có những khác biệt đáng kể so với những loại khác Ví như, tiểu thuyết lịch sử viết về những điều thuộc về quá khứ thì tiểu thuyết hiện thực lại viết về những cái thuộc về hiện tại để phản ánh những bức xúc xã hội làm nổi lên thân phận khốn khổ của con người Nếu tiểu thuyết lịch sử lấy lịch sử làm đối tượng miêu tả trực tiếp với phạm vi phản ánh rộng thì tiểu thuyết phong tục lại hẹp hơn và không miêu tả lịch sử một cách trực tiếp Nếu tiểu thuyết có yếu tố kiếm hiệp thì cũng nhằm nuôi dưỡng cảm hứng, nhận thức lịch sử cho người đọc qua tính chất hiệp sĩ của nhân vật; còn tiểu thuyết kiếm hiệp, trinh thám không tái hiện lịch sử nhằm mục đích giáo dục hay phản ánh thời đại lịch sử So với yếu tố truyền kỳ trong truyền

kỳ được sử dụng hoàn toàn chủ động và có ý thức để mượn truyện gửi gắm tâm

sự, yếu tố truyền kỳ trong tiểu thuyết lịch sử chủ yếu nhằm thu hút bạn đọc

Trang 19

Việc phân biệt sự khác nhau giữa tiểu thuyết lịch sử và các thể loại khác như phân tích ở trên đã cung cấp thêm cho người đọc những hiểu biết sâu sắc và rõ ràng để nhận diện một tác phẩm có được coi là tiểu thuyết lịch sử hay không Đồng thời, điều đó cũng giúp làm rõ thêm những đặc trưng riêng biệt của tiểu thuyết lịch sử, góp cho việc nghiên cứu hình tượng người anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử được rõ ràng hơn

1.1.3 Quan niệm về hiện thực và hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử

Thực chất tiểu thuyết và tiểu thuyết lịch sử khác nhau ở điều gì? Không chỉ đơn giản ở chỗ tiểu thuyết lịch sử viết về đề tài lịch sử còn tiểu thuyết viết về đề tài cuộc sống hiện thực Xét về mặt nội hàm, tiểu thuyết lịch sử bao hàm tiểu thuyết vì trong tiểu thuyết lịch sử bao hàm những đặc điểm sẵn có của tiểu thuyết Nhưng xét về mặt tương quan thì những đặc điểm của tiểu thuyết chi phối những đặc điểm của tiểu thuyết lịch sử Tính hư cấu, tính chú trọng số phận cá nhân và thân phận con người, tính phản ánh hiện thực toàn vẹn, tính đa thẩm mỹ… của tiểu thuyết đều chi phối những đặc điểm của tiểu thuyết lịch sử

Nhưng bởi do đề tài phản ánh khác nhau nên những đặc điểm của tiểu thuyết lịch sử có phần nới rộng nội hàm hơn so với những đặc điểm của tiểu thuyết trong đó có tính hư cấu Và cũng chính việc chưa khoanh vùng được mức độ hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử khiến các nhà nghiên cứu tốn nhiều giấy mực trong việc xác định đúng đắn và đầy đủ khái niệm tiểu thuyết lịch sử

Nói về quan niệm gia giảm yếu tố hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử, có ba luồng ý kiến như sau: thứ nhất là đề cao tính chân thật hơn tính hư cấu; luồng thứ hai là đề cao tính hư cấu hơn tính chân thật; thứ ba là luồng ý kiến cho rằng hư cấu là cần thiết nhưng chỉ nên dừng ở một mức độ hợp lý để không bóp méo tính chân thật của lịch sử

Đứng về phía ý kiến thứ nhất có quan điểm của nhà văn G Market viết trong

“Mùa thu của vị trưởng lão”: “Một tên độc tài đã nói: Sự bịa đặt của ngày hôm nay, đến một lúc nào đó sẽ là sự thật trong tương lai” Sẽ thật là nguy hiểm nếu xuyên tạc lịch sử, thêm bớt lịch sử, bóp méo lịch sử

Trang 20

Hay là những lời thẳng thắn của Hoàng Trọng Tường: “phẩm chất cần có của nhà tiểu thuyết lịch sử là phải trung thực với lịch sử, trung thực với chính mình Nhà văn càng tài năng thì độ trung thực càng phải cao Đó là bản lĩnh và lương tri của người viết.”

Hay của Hải Thanh: “Một điều tối kỵ của tiểu thuyết lịch sử là làm sai lệch chân dung nhân vật của lịch sử, sai lệch sự kiện lịch sử.” Điều này không sai bởi lịch sử đúng cần được trân trọng và thật khủng khiếp khi một tiểu thuyết lịch sử

hư cấu thái quá tồn tại một ngàn năm sau bỗng trở thành một tài liệu lịch sử? Lịch sử, xét đến cùng là những gì đã đi qua được người hiện tại ý thức lại Những bài học lịch sử về đấu tranh chống ngoại xâm sẽ vô ích nếu không làm đọng lại ở người học hôm nay về lòng yêu nước, yêu tự do, lòng kính trọng cha ông đã dũng cảm kiên quyết bảo vệ nền độc lập tự chủ cho nước nhà, từ đó mà được tiếp thêm niềm tin, niềm tự hào để mà sống mạnh mẽ hơn, trung thực hơn, chân chính hơn Tiểu thuyết lịch sử cũng mang mục đích ấy Nhà tiểu thuyết viết về quá khứ nhưng mục đích là làm sao cho độc giả hôm nay nhận rõ thêm chân giá trị của ngày hôm qua, để họ sống sao cho xứng đáng với lịch sử Hãy cứ hình dung con đại bàng tiểu thuyết lịch sử được nâng bởi hai cánh sự thật và thẩm mỹ mà bay vào bầu trời văn hóa!” Những quan điểm trên đây đều đề cao tính chân thực lịch

sử trong tiểu thuyết lích sử Tuy không hoàn toàn phủ nhận yếu tố hư cấu (vì hư cấu là đặc trưng của tiểu thuyết) nhưng họ rất coi trọng sự thật lịch sử, coi trọng vai trò “tải đạo” của tiểu thuyết lịch sử

Luồng ý kiến thứ hai coi trọng hư cấu bởi hư cấu là bản chất của tiểu thuyết,

là đặc trưng của văn học nghệ thuật, thể hiện bản chất của sáng tạo nghệ thuật Ngay từ thời Aristot, khi nói đến việc phân biệt giữa tính hư cấu và lịch sử, ông

đã nói rằng: “Nhà sử học nói về những điều đã xảy ra thực sự, còn nhà thơ thì nói

về những điều có thể xảy ra.” Có thể xảy ra nghĩa là chưa xảy ra, không xảy ra

Có thể xảy ra nghĩa là không xảy ra thực sự nhưng nó đúng quy luật tất nhiên mà trí tưởng tượng tạo ra Và dựa trên quan điểm này mà Walter Scott và Victor Huygo đã khai sinh ra tiểu thuyết lịch sử vào thế kỷ XVIII Nhờ những câu

Trang 21

truyện đầy tính hư cấu đó, lịch sử một thời đại đã được người ta “suy ra” sau khi đọc tác phẩm văn học M Gorki cũng từng nói tỉ lệ sự thật và hư cấu trong tiểu

thuyết là 2/98 Hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử như Tam quốc diễn nghĩa người

ta thường nói tỉ lệ đó là 3/7, nhưng thực tế là lớn hơn nhiều

Ở Việt Nam đầu thế kỷ XX, quan niệm coi trọng tính hư cấu hơn tính chân thực trong tiểu thuyết lịch sử cũng là một đề tài tốn nhiều giấy mực Trong chương đầu tác phẩm Ai lên phố Cát, Lan Khai đã nêu lên quan điểm của mình

về tính hư cấu: "Cho nên sưu tầm nguyên sự thực, nhà làm sử gác bỏ những điều huyền hoặc đã đành Nhà tiểu thuyết, trái lại, có thể tự do biên chép hết cả để thêm hứng thú cho câu chuyện mình định kể."

Nhà văn Nguyễn Triệu Luật cũng cho rằng: “Nhà viết lịch sử tiểu thuyết không cần theo phép của sử học, không cần có sự thật Tác giả chỉ phải tưởng

tượng ra một câu chuyện có thể có ở một thời đại, rồi đem chuyện ấy lồng vào

khung thời đại ấy” Quan điểm của Nguyễn Triệu Luật rất gần với quan điểm của

A Dumas: “Lịch sử đối với tôi là gì? Nó chỉ là cái đinh để treo các bức họa của tôi thôi” [541 – Vũ Ngọc Phan] Viết theo xu hướng này có tiểu thuyết lịch sử hiện đại của Lan Khai, Nguyễn Huy Thiệp, Võ Thị Hảo, Nguyễn Xuân Khánh, Nam Dao… Trong tiểu thuyết của Nguyễn Quang Thân, ta cũng thấy rất rõ sự gần gũi với quan niệm đề cao tính hư cấu: ngôn ngữ đương đại ùa vào quá khứ với mức độ đậm đặc; các nhân vật lịch sử được lý giải và được đặt trong mối quan hệ tình yêu và những đòi hỏi thân xác đôi khi làm người đọc phải nhíu mày

Sự thật lịch sử là vấn đề then chốt của tiểu thuyết lịch sử, nhưng không phải

là đối lập, nếu biết phối hợp chúng sẽ tạo thành công vang dội cho tác phẩm tiểu thuyết lịch sử Luồng ý kiến thứ ba đề cao sự hư cấu có giới hạn tức sự hòa hợp giữa hai yếu tố chân thực và hư cấu Thực tế, tiểu thuyết lịch sử không thể sống được mà không có hư cấu Đã là tiểu thuyết thì phải hư cấu, dù đó là tiểu thuyết lịch sử, hư cấu là đặc trưng của tiểu thuyết Hư cấu là đặc quyền của nhà văn Nhưng hư cấu làm sao để người đọc nhận ra được thời đại lịch sử mà nhà văn đang phản ánh, truyền cho người đọc những xúc cảm và cái nhìn tinh tế về hiện

Trang 22

thực thông qua chính thời đại lịch sử đó Có nghĩa là, nhà văn không được phép

vì hư cấu mà bôi nhọ lịch sử, tuyên truyền những suy nghĩ tầm thường, dung tục

và thiếu hiểu biết về lịch sử, làm ảnh hưởng đến mỹ cảm của người đọc Điều này chúng tôi đã bàn đến ở phần khái niệm tiểu thuyết lịch sử ở trên

Khi viết, người viết phải tự mình cân bằng được tỉ lệ giữa yếu tố chân thực

và hư cấu sao cho không nhiều quá và cũng không ít quá Nhiều tính chân thực thì tiểu thuyết lịch sử không khác gì một cuốn sách sử, thiếu độ sinh động và mềm mại của cuộc đời Nhiều hư cấu quá thì rơi vào truyền kỳ Vậy, việc gia tăng hay giảm thiểu yếu tố hư cấu và hiện thực trong một cuốn tiểu thuyết lịch sử phải đòi hỏi kinh nghiệm của một cây bút dày dặn và cứng cỏi Vì vậy tác giả phải là ngươi dày công sưu tầm, dày công suy nghĩ, lại phải có trí tưởng tượng phong phú, phát hiện được những điều mới trong cái tưởng như cũ Phải làm sao

mà qua tác phẩm của mình hư mà như thực để độc giả có thể chìm đắm trong không gian, thời gian quá khứ song cũng đừng quên suy tưởng về hiện tại PGS.TS Trương Đăng Dung cũng đã nêu một cách hiểu tiêu biểu đại diện: “tiêu chí để đánh giá một tác phẩm nghệ thuật không phụ thuộc vào sự so sánh, đối chiếu tác phẩm với hiện thực khách quan để xem hiện thực đã “ngang tầm” với hiện thực bên ngoài chưa, mà chủ yếu là tác phẩm có giúp ta nhận thức về hiện thực, có tạo ta được tư tưởng gì mới mẻ để ta cải tạo hiện thực hay không?” Một kinh nghiệm sáng tạo mà Nguyễn Xuân Khánh từng chia sẻ rằng “Tôi quan niệm tiểu thuyết lịch sử tạo ra hiện thực làm sao để gây cho người đọc một

ảo tưởng là nó có thật Tiểu thuyết lịch sử phải dựng nên bối cảnh không khí của thời đại Tôi phải đọc rất nhiều tư liệu cùng sự trải nghiệm thực tế để nhào nặn thành nhân vật, sự kiện, những mối liên hệ Tiểu thuyết phải có đời sống, bi hài

trữ tình.” (“Về nghệ thuật viết tiểu thuyết”, Báo Văn nghệ, (38), tr.3) Theo quan

điểm này, những tiểu thuyết lịch sử không nhất thiết là phải viết về vĩ nhân lịch

sử nhưng ở một thời điểm lịch sử trong quá khứ cũng chính là những tác phẩm văn học viết về đề tài lịch sử

Trang 23

Từ ba luồng quan điểm trên, chúng ta có thể chia tiểu thuyết lịch sử ra làm 3 loại:

1- Loại tiểu thuyết lịch sử hoàn toàn hư cấu - Như Nhà thờ Đức Bà Paris của

V Huygo Hòm đựng người của Nguyễn Triệu Luật

2- Loại tiểu thuyết lịch sử toàn những nhân vật có thật trong lịch sử như

Thanh gươm yên ngựa của Hoàng Yến, những tiểu thuyết lịch sử về thời Lý -

Trần của Hoàng Quốc Hải

3- Loại tiểu thuyết lịch sử trộn lẫn giữa cái hư và cái thực như Quo Vadis của Sienkievitch, Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác

Vai trò hư cấu trong loại 1 và loại 3 thì khỏi phải bàn Tuy nhiên ở loại 2, mặc dù coi trọng tính chân thực nhưng do đặc thù thể loại, tiểu thuyết vẫn không thể thiếu đi tính hư cấu Nhà văn Hoàng Quốc Hải để viết nên những tác phẩm của mình phải đi rất nhiều nơi, sưu tầm rất nhiều tư liệu, rồi phải dùng trí tưởng tượng phong phú của mình để liên kết các tài liệu (sử học, dân tộc học, phong tục) để tạo nên một cốt truyện Không có tưởng tượng thì không thu hút được bạn đọc Nhà viết tiểu thuyết lịch sử còn phải là người lịch lãm, từng trải để có thể mô tả tâm lý của những con người lịch sử Sự tinh tế về tâm lý cũng là một cách để thu hút người đọc

Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã tổng kết lại vấn đề ở đây là: Tiểu thuyết hư cấu, theo tôi không phải là bịa đặt tùy tiện, mà là đi tìm lại các khả năng đã mất

để lí giải cái khả năng đã được thực hiện, tìm xem nó đã bị đánh mất như thế nào Bằng cách đó đọc tiểu thuyết lịch sử con người trở nên thông minh hơn, sáng suốt hơn, biết trân trọng, không bỏ qua các cơ hội nghìn năm có một để quốc gia hưng thịnh, con người hạnh phúc Tiểu thuyết lịch sử nào cũng mang trong mình hai lần lịch sử: lịch sử thời đã qua và lịch sử thời người viết đang sống Chỉ quan tâm thời đã qua mà không nêu được vấn đề quan tâm của người hiện tại thì tiểu thuyết cũng khó hấp dẫn Sức hấp dẫn của tiểu thuyết lịch sử là cách diễn giải mới đối với lịch sử Đó là ưu thế của tiểu thuyết lịch sử so với lịch sử Mà nếu chỉ quan tâm hiện tại bỏ mất lịch sử thì không có tiểu thuyết lịch sử nữa

Trang 24

1.1.4 Quan niệm của nhà văn về nhân vật anh hùng và lịch sử anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử

Quan niệm của nhà văn khi viết về nhân vật anh hùng và lịch sử anh hùng ở mỗi thời kỳ văn học khác nhau thì khác nhau

Cảm hứng được hiểu là cảm hứng nghệ thuật, là nội dung tình cảm chủ đạo của tác phẩm, thể hiện những trạng thái tâm hồn, cảm xúc của tác giả trong tác phẩm Khái niệm cảm hứng sử thi được hiểu là những tình cảm, cảm xúc tự hào, ngợi ca của tác giả về những vấn đề lớn lao quyết định vận mệnh chung; những nhân vật kết tinh sức mạnh, phẩm chất của cộng đồng, Các tác phẩm mang cảm hứng sử thi luôn lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước, vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc Khi xây dựng những hình tượng, nhân vật, thường

là cảm hứng khẳng định, ngợi ca, tự hào…Cho nên cảm hứng sử thi thường gắn với cảm hứng lãng mạn với một số thủ pháp nghệ thuật như: thủ pháp cường điệu, so sánh, lặp, nhằm khắc họa nổi bật đối tượng

Tiến trình vận động của tiểu thuyết sử thi Việt Nam từ 1945 đến nay cho thấy một quy luật: sự phát triển của thể loại này luôn gắn liền với những biến động lịch sử của dân tộc, của thời đại Văn học là tấm gương phản ánh lịch sử nhưng có lẽ tiểu thuyết sử thi là thể loại nhạy cảm hơn cả với bước đi của lịch sử, với những sự kiện lịch sử Đỉnh cao của tiểu thuyết sử thi viết về cuộc kháng

chiến chống Pháp là Đất nước đứng lên (1956) của Nguyên Ngọc, Sống như anh của Trần Đình Vân, Hòn đất của Anh Đức

Đến giai đoạn văn học từ 1975 đến 1986, cảm hứng sử thi vẫn là cảm hứng chủ đạo nhưng nó không còn địa vị độc tôn mà xen vào đó là những “tạp âm”, rõ hơn cả là cảm hứng bi kịch khi chiến tranh kết thúc Độ lùi thời gian cho phép nhà tiểu thuyết nhìn về chiến tranh từ nhiều góc độ khác nhau Tiêu biểu cho các

tác phẩm thời kỳ này là Thời xa vắng của Lê Lựu, Vòng tròn bội bạc của Chu Lai, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh…

Cùng nằm trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam hiện đại, tiểu thuyết lịch sử giai đoạn 1945-1986 cũng ít nhiều mang trong mình cảm hứng sử

Trang 25

thi khi viết về lịch sử Những tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng, Thái Vũ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và sau 1975

Tuy nhiên, đến giai đoạn văn học sau này, cụ thể là từ 1986 trở lại đây, do đổi mới của nhu cầu phản ánh hiện thực trong văn học, các nhà văn đã không còn nhìn anh hùng lịch sử, thời đại lịch sử như một người khổng lồ nữa Thay vào đó

là cái nhìn đa chiều, đa cảm xúc: vừa tự hào, yêu mến vừa đầy giả định, suy sét Con người anh hùng, lịch sử anh hùng thực tế giống như một đối tượng để suy ngẫm, chiêm nghiệm, giả định, phán xét đồng thời là đối tượng để bộc lộ cái tôi đầy riêng biệt của nhà văn Do đó có thể khẳng định rằng quan niệm về con người anh hùng, lịch sử anh hùng đã thay đổi về bản chất với những đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, hình tượng người anh hùng lịch sử trong tiểu thuyết mang đặc điểm của hình tượng văn học Họ không còn giống hoàn toàn so với hình tượng lịch sử và hình tượng dân gian nữa

Thứ hai, cảm hứng sử thi không còn giữ vai trò chủ đạo nhưng vẫn không thể thiếu trong việc xây dựng hình tượng nhân vật anh hùng Nó mang lại cho tiểu thuyết lịch sử không khí của quá khứ lịch sử và truyền cảm hứng ngưỡng vọng vào lòng người đọc Ở hầu hết các tác phẩm tiểu thuyết lịch sử, nhân vật lịch sử vẫn giữ được những nét chính mà chúng ta từng biết đến trong các sách sử Khi

đó, hình tượng lịch sử có vai trò “phổ biến lịch sử” và mang rõ cảm hứng sử thi

Có thể thấy điều đấy qua những tác phẩm viết về triều đại nhà Trần của Hoàng

Quốc Hải tiêu biểu là Bão táp cung đình và Huyết chiến Bạch Đằng Và qua các

hình tượng anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử này cũng thấy rõ, nhà văn dành một

sự ưu ái đặc biệt cho nhân vật anh hùng và thời đại người anh hùng đó thực hiện

sứ mệnh lịch sử của mình Hình tượng người anh hùng vì vậy hiện lên rất đẹp, trau truốt Đó là một người hết lòng vì dân vì nước, là người trung nghĩa, là hạng tài ba hiếm thấy và dường như đã được lịch sử chọn sẵn để cầm cương như hình tượng hai vua Trần, Trần Hưng Đạo, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật, Yết Kiêu,

Trang 26

Phạm Ngũ Lão… trong bộ tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc Hải; Nguyễn Huệ,

Ngô Văn Sở trong Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác

Nói riêng về Nguyễn Huệ, ở bình diện sử thi, ông là một anh hùng, một nhà cầm quân thiên tài “chỉ đánh thắng, không có bại” mà các nhà lịch sử quân sự đã thừa nhận Sự chi phối của đề tài và thể loại buộc Nguyễn Mộng Giác tìm hiểu kỹ lưỡng các sự kiện lịch sử liên quan Một khối lượng lớn các đầu sách, trong đó có các bộ sử nổi tiếng, đáng tin cậy được ghi ở mục Tài liệu tham khảo cuối tác phẩm và những chú thích tỉ mỉ, “nói có sách, mách có chứng” ở cuối nhiều trang trong tác phẩm là một minh chứng thuyết phục mà không cần phải bình luận gì

thêm Cũng không phải ngẫu nhiên, cuốn sách lấy tên Sông Côn mùa lũ Đặt

nhân vật vào những cam go, thử thách, vào thời điểm tao loạn, vào những tình thế không có chỗ lùi, không được lùi cũng là một cách để đánh giá và khẳng định phẩm chất vượt trội, siêu phàm của nhân vật

Thứ ba, hình tượng nhân vật anh hùng lịch sử mang nặng yếu tố đời thường, yếu tố cá nhân và cảm hứng “giải thiêng” lịch sử Nguyễn Huệ trong tác phẩm

Sông Côn mùa lũ khi được bổ sung ở bình diện đời tư, đời thường đã bước từ thế

giới của những huyền thoại về thế giới của cõi trần, từ vương quốc phi thường về vương quốc của những điều bình thường, giản dị Nguyễn Mộng Giác dường như muốn thể hiện con người này là một thực thể biết cười, nói, thở, sống… dù trong các lời đồn đãi, Huệ trở thành một nhân vật phi thường Họ - những người anh hùng lịch sử trở thành đối tượng khơi truyền cảm hứng “giải thiêng” lịch sử Dưới con mắt của nhà tiểu thuyết lịch sử, người anh hùng không mang trong mình cái siêu nhiên, kì vĩ mà hoà lẫn với con người thế tục, nhưng trong mình có dòng máu yêu nước Ở họ có sự hợp nhất giữa cái bình thường và cao cả Họ chỉ trở thành anh hùng trong những biến thiên lịch sử mà thôi

Thứ tư, nhà văn coi hình tượng người anh hùng và bối cảnh lịch sử anh hùng

là phương tiện truyền đạt cảm hứng thế sự Viết tiểu thuyết lịch sử, các nhà tiểu thuyết thường chú tâm đến những sự kiện lịch sử mà qua đó có thể đưa đến một

sự thức nhận cho độc giả về hiện tại Việc Nguyễn Xuân Khánh dựng lại

Trang 27

một nhân vật lịch sử là Hồ Quý Ly không hoàn toàn chỉ là phục dựng một thời đại lịch sử ngắn ngủi đã qua Tương tự như vậy, việc lựa chọn thời khắc lịch sử đêm trước ngày toàn thắng của nghĩa quân Lam Sơn trong tiểu thuyết của Nguyễn Quang Thân không chỉ nhằm kiến giải những mối quan hệ quyền lực trong nội bộ nghĩa quân, dự báo những viễn cảnh u ám của người trí thức giữa đám đông võ biền mà còn là một tiếng nói của người trí thức về những vấn đề thời sự đang đặt ra hết sức nóng bỏng Sự kiện bang giao quá khứ rất khôn khéo nhưng quyết liệt trong lịch sử, những mối tình vượt qua ranh giới quốc gia - dân tộc và quy chuẩn thông thường, tham vọng quyền lực và bi kịch theo sau nó…không chỉ là câu chuyện quá khứ đã hoàn tất

Trong mắt các nhà tiểu thuyết lịch sử, tâm lý con người quá khứ kể cả người anh hùng sống trong một giai đoạn lịch sử nóng bỏng cũng gồm những khía cạnh chẳng khác xa con người hiện tại bao nhiêu: vẫn chừng ấy thủ đoạn, dục vọng, tham tàn, bạo ngược, đố kị, ngu dốt, bần tiện, cao thượng, hi sinh, ưu tư, cô đơn… như con người hiện tại ngày nay Nhà tiểu thuyết lịch sử xây dựng hình tượng của họ trong tác phẩm của mình vừa để “giải mã” lịch sử vừa để gửi tới bạn đọc cái nhìn của chính mình về thời đại hôm nay qua hình tượng người anh hùng đó

Bốn điểm trên đây cho thấy rằng, các nhà văn của tiểu thuyết lịch sử coi người anh hùng và thời đại anh hùng như một đối tượng để chiêm nghiệm, giải thiêng và giải mã lịch sử Họ hướng đến nhân vật anh hùng và thời đại anh hùng với tâm thức muốn làm rõ nó chứ không phải muốn phổ biến nó như các thể loại cùng chung đề tài lịch sử khác

1.2 Những chặng đường phát triển của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam

1.2.1 Tiểu thuyết lịch sử thời kỳ trung đại

Thời kỳ trung đại, giới quan lại không mấy hứng thú với đề tài lịch sử nước nhà Nhân dân cũng chưa có điều kiện đón đọc những tác phẩm tiểu thuyết lịch

sử dài Có lẽ do những yếu tố đó, tiểu thuyết lịch sử ít được phát triển Những cuốn sách vừa mang tính bút ký, truyền kỳ, sử ký và văn học ra đời còn tồn tại

Trang 28

đến ngày nay là khá ít so với một nền lịch sử nhiều biến động như nước ta Tác phẩm được cho rằng là cuốn tiểu thuyết lịch sử đầu tiên là Hoan Châu Ký

Trước Hoan Châu ký lịch sử tiểu thuyết cổ Việt Nam chứng sự thành công trên từng mức độ khác nhau của các tác phẩm Việt điện u minh tập, Lĩnh Nam

chích quái liệt truyện, Truyền kỳ mạn lục

Hoan Châu Ký có tên gọi đầy đủ là "Thiên Nam Liệt Truyện Nguyễn Cảnh Thị Hoan Châu ký", là một cuốn gia phả chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, văn học viết dưới dạng tiểu thuyết, chương hồi.Cuốn sách được một vị tổ của dòng họ Nguyễn Cảnh tại Nghệ An viết vào những năm cuối thế kỷ 17 Tác phẩm khá thành công trong việc sử dụng tiếng Hán cổ, dùng khá đắt các điển tích Việt Nam, Trung Quốc, xây dựng được các cuộc đối thoại sinh động, hấp dẫn như cuộc đối thoại giữa Nguyễn Cảnh Hoan và Nguyễn Quyện

Một số ý kiến lại cho rằng: Với văn học Việt Nam, trước cả tiểu thuyết

“Hoàng lê nhất thống chí” của Ngô gia văn phái gần trăm năm, tiểu thuyết “Nam

triều công nghiệp diễn chí” hay là Việt Nam khai quốc chí truyện của Bảng trung

Nguyễn Khoa Chiêm đáng được coi là cuốn tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đầu tiên

đồ sộ và bao chứa nhiều sự kiện, nhiều chân dung nhân vật lịch sử trong khoảng thế kỷ XVI, XVII Với hơn 600 trang, chia thành các chương hồi, cuốn tiểu thuyết đã tái hiện lại cuộc đi mở cõi phương Nam của chúa Tiên Nguyễn Hoàng

và vùng đất quyết chiến chiến lược, cuộc Trịnh Nguyễn phân tranh

Ở Việt Nam, ngoài hai tác phẩm trên còn có các tác phẩm viết về lịch sử

nhưng đậm chất văn học như Đại Việt sử ký toàn thư (Ngô Sỹ Liên), Đại Nam

quốc sử diễn ca (Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái), Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô

Gia văn phái) Có thể gọi những tác phẩm này được tác giả viết sử bằng văn, nâng đỡ sự thật lịch sử bằng đôi cánh văn học

Đặc điểm chung của những tiểu thuyết lịch sử thời kỳ này là: viết theo kiểu chương hồi, đề cao sự thật lịch sử, khả năng phản ánh thực tiễn chưa rộng, yếu tố

cá nhân, đời tư con người ít được chú trọng

Trang 29

Tuy nhiên, tiểu thuyết lịch sử thời kỳ này đã đặt nền móng cho sự phát triển của thể loại này sau đó Những tiểu thuyết lịch sử thời kỳ này đã cung cấp một nguồn tư liệu quý cho các nhà nghiên cứu lịch sử và giới nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử

1.2.2 Tiểu thuyết lịch sử hiện đại đầu thế kỷ XX đến 1945

Vào giai đoạn đầu thế kỷ XX đến Cách mạng Tháng Tám, do bối cảnh lịch

sử, sự chèn ép của thực dân Pháp về mặt chính trị và văn hóa, sự thay đổi hệ tư tưởng của tầng lớp trí thức, yêu cầu hiện đại hóa nền văn học Việt Nam, sự chuộng văn hóa Trung Quốc đặc biệt là tiểu thuyết lịch sử Trung Quốc… đã khiến tiểu thuyết lịch sử Việt Nam phát triển một cách mạnh mẽ, được đông đảo quần chúng đón nhận

Có thể nói, thời kỳ trước 1930, khuynh hướng tiểu thuyết lịch sử là một khuynh hướng nổi bật nhất cả về số lượng tác phẩm, tác giả, cũng như thành tựu:

có một số nhà văn Nam Bộ chuyên viết tiểu thuyết lịch sử, ngay những người không chuyên về đề tài này cũng viết ít nhất một vài cuốn Trong những năm

1920 và đầu những năm 1930 tiểu thuyết lịch sử phát triển nhanh chóng với số lượng tác phẩm và tác giả ngày càng nhiều, chất lượng cũng cao hơn trước Nhiều tác phẩm đã gây được tiếng vang trong công chúng cả nước như cuốn Giọt máu chung tình(1925) của Tân Dân Tử Tiểu thuyết lịch sử lúc này ít đi theo hướng “ngoại sử” mà chuyển sang hướng “dã sử” Đặc điểm của tiểu thuyết “dã sử” là: có nhân vật chính là những anh hùng dân tộc, nhân vật có thật trong lịch

sử Sở dĩ có sự chuyển hướng này, theo chúng tôi, có lẽ một phần do xuất hiện nhiều tiểu thuyết dịch của Trung Quốc có tính “dân tộc” như Hồi trống tự do, Hồng Tú Toàn, Trung Hoa quang phục…, cộng với phong trào yêu nước đang dâng cao, phong trào đòi thả các chí sĩ yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh Hình ảnh của họ gợi nhớ cho nhà văn đến những nhân vật anh hùng trong quá khứ của dân tộc Viết về họ cũng là một cách bày tỏ thái độ chính trị với hiện

tại

Trang 30

Tiểu thuyết lịch sử giai đoạn 1924 đến 1932 đã gặt hái được thành quả đáng

kể Một số tác phẩm tiêu biểu : Việt Nam anh kiệt (1927), Việt Nam Lý Trung

hưng (1929) , Vì nước hoa rơi (1925), Lê Triều Lý thị (1931), Tiền Lê vận mạt, Một đôi hiệp khách (1929), Việt Nam Lê Thái Tổ (1929) của Nguyễn Chánh Sắt

Nam cực tinh huy (1924) của Hồ Biểu Chánh, Giọt máu chung tình, Gia Long tẩu

quốc (1930), Gia Long phục quốc (1932) Tiêu biểu vẫn là Nguyễn Tử Siêu: Tiếng sấm đêm đông (1928), Vua bà Triệu ẩu (1929), Hai bà đánh giặcViệt Thanh chiến sử (1929), Trần Nguyên Chiến Kỷ(1932)

Nhìn chung tiểu thuyết lịch sử ở Nam Bộ có hai dạng chính, xuất hiện ở hai giai đoạn khác nhau Giai đoạn đầu tiểu thuyết lịch sử có tính chất “ngoại sử” Khi sáng tác, lịch sử chỉ được dùng như cái nền để tác giả đi sâu vào miêu tả cuộc sống đời tư của cá nhân, của con người cụ thể không có thật trong lịch sử

Tiêu biểu cho loại này là tác phẩm Phan yên ngoại sử – Tiết phụ gian truân (1910) của Trương Duy Toản, Oán hồng quần Phùng Kim Huê ngoại sử, Tô Huệ

Nhi ngoại sử của Lê Hoằng Mưu Nhìn chung các tác phẩm tiểu thuyết “ngoại

sử” này có nhiều tình tiết, diễn biến, mô tả quãng đời nhân vật, khung cảnh, cốt truyện đều rút ra từ thực tế đương thời Các tác phẩm vẫn còn sử dụng lối văn biền ngẫu có đối có vần lưu loát, kết thúc có hậu Đồng thời cũng có dấu hiệu của

văn phong hiện đại trong một số đoạn miêu tả, đặc biệt là cuốn Oán hồng quần

Phùng Kim Huê ngoại sử

Nhìn chung tiểu thuyết lịch sử giai đoạn này vẫn chưa thoát khỏi hình thức

kể chuyện chương hồi, lối kết cấu theo mạch lạc thời gian đơn tuyến, miêu tả ngoại hình để khắc hoạ tính cách nhân vật, người kể chuyện ở ngôi thứ ba, ngôn ngữ theo lối biền ngẫu, kết thúc có hậu Dầu vậy, đã có sự chuyển biến rõ rệt so với trước đó, đặc biệt là trong nghệ thuật xây dựng nhân vật

Sau những tiểu thuyết “ngoại sử” mang phong cách gần với truyện Tàu, lấy

lịch sử làm phông cho nhân vật hoạt động như các tác phẩm: Oán hồng quần

Phùng Kim Huê ngoại sử, Phan yên ngoại sử – Tiết phụ gian truân , các nhà

Trang 31

văn đã chuyển sang hướng “dã sử’ Nhân vật chính của tác phẩm là những nhân vật lịch sử có thật, sống động cụ thể, đầy đủ những tính cách và tình cảm của con người bình thường, với những băn khoăn, những nỗi vui buồn, kể cả những khát vọng cá nhân rất nhân bản của con người Ngoài ra con người còn được nhìn nhận từ nhiều phạm trù đối lập nhân cách: lòng yêu nước và sự phản bội, độc ác

và lương thiện, giữa cao thượng và thấp hèn Vì vây, nội dung tư tưởng của tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ giai đoạn này không những khích lệ tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, mà còn mang đến cho độc giả những bài học về đạo đức, nhân cách hết sức sâu sắc Trở về với qúa khứ dân tộc, bằng cảm hứng yêu nước dạt dào, cảm hứng dân tộc sâu sắc, bằng việc ngợi ca những người anh hùng dũng cảm, những người phụ nữ thủy chung, các tác giả muốn đánh thức hiện tại, khích lệ lòng yêu nước, yêu quê hương, phong thổ, lòng tự hào dân tộc Trong tác phẩm của mình nhà văn đã tận dụng mọi cơ hội để ám chỉ thời cuộc, nói lên sự đau xót đối với đất nước bị giặc ngoại xâm Bằng tài năng của mình họ đã làm sống lại một số giai đoạn lịch sử Khắc hoạ được chân dung của nhiều nhân vật anh hùng có thật trong lịch sử Với tư cách là một chủng loại, tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ đã đem lại cho văn học dân tộc một nội dung tích cực Trong hoàn cảnh bấy giờ, nó thực sự đã đóng góp cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta

Đặc điểm chung của tiểu thuyết lịch sử thời kỳ này là chịu ảnh hưởng lớn của tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa từ ngôn ngữ, kết cấu cho đến cách xây dựng nhân vật, mặc dầu có một số cách tân về nghệ thuật nhưng vẫn không đáng kể Nhưng đó là một tất yếu, văn học không thể ngay lập tức biến đổi hoàn toàn Bởi cái mới không phải dễ dàng được chấp nhận, khi mà truyền thống văn học cũ đã

ăn sâu vào tâm khảm của nhà văn cũng như công chúng Điều này lý giải sự kế thừa những yếu tố truyền thống cũ của văn học dân tộc trong thời kỳ mới, đặc biệt là văn học Nam Bộ Và những thành tựu cũng như hạn chế của văn học lịch

sử thời kỳ này trong đó có tiểu thuyết lịch sử đã đặt nền móng hiện đại cho thể loại tiểu thuyết sau này

Trang 32

1.2.3 Tiểu thuyết lịch sử hiện đại từ 1945 đến 1985

So với sự phát triển của tiểu thuyết lịch sử những năm 1925-1935, tiểu thuyết lịch sử hiện đại từ 1945 đến 1986 dường như có chững lại Thay vào đó là sự phát triển mạnh mẽ của thể loại tiểu thuyết sử thi Điều này cũng dễ lí giải, trong thực tế cuộc đấu tranh chống ngoại xâm diễn ra vô cùng ác liệt, thời giờ là vô cùng quý báu Viết tiểu thuyết lịch sử khiến nhà văn tổn hao nhiều thì giờ và năng lượng Thêm vào đó, quần chúng mong chờ những tác phẩm có đề tài, nội dung gần gũi với đời sống đấu tranh thực tiễn hơn Những tấm gương anh hùng

ngày đó cũng được đưa vào tiểu thuyết như Núp trong Rừng xà nu của Nguyên Ngọc, chị Sứ trong Hòn đất của Anh Đức, chị Út Tịch trong Mẹ vắng nhà của Nguyễn Thi, Nguyễn Văn Trỗi trong Sống như anh của Trần Đình Vân….mang

lại cho người đọc cảm hứng sử thi rõ nét, khích lệ tinh thần hăng say chiến đấu của nhân dân

Tuy không đạt được nhiều thành tựu rực rỡ như tiểu thuyết sử thi, tiểu thuyết lịch sử thời kỳ này vẫn được công chúng yêu mến với những tác phẩm của

Nguyễn Huy Tưởng, Thái Vũ với Cờ nghĩa Ba Đình, Chu Thiên với Lê Thái Tổ,

Bóng nước hồ Gươm… Với Đêm hội Long Trì, An Tư công chúa, Sống mãi với Thủ đô, Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Nguyễn Huy Tưởng đã được giới nghiên cứu,

phê bình tôn vinh là “nhà chép sử bằng văn chương” xuất sắc trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại

Đặc điểm của tiểu thuyết lịch sử thời kỳ này là: ca ngợi truyền thống anh hùng của dân tộc, nhân vật quần chúng được nhà văn khắc họa thành biểu tượng cho nhân dân của một thời đại anh hùng Tư duy tự sự của tiểu thuyết cũng được hiện đại hóa, thoát khỏi lối viết chương hồi, không còn câu văn biền ngẫu như trước đó Tiểu thuyết lịch sử đã đáp ứng được nhu cầu thể loại, vận dụng sử liệu một cách chủ động, kết hợp với hư cấu trong một trường hợp nhất định để tạo nên hiện tượng lịch sử sinh động Nó cũng khắc họa được những sự kiện trọng đại nhằm lí giải những dấu mốc bi tráng trong lịch sử chống ngoại xâm của dân

Trang 33

tộc Tuy nhiên, tiểu thuyết thời kỳ này vẫn còn nhược điểm giống thời kỳ trước là

lối viết dài Điều này có thể không phù hợp với tình hình chiến tranh ngày đó 1.2.4 Tiểu thuyết lịch sử hiện đại từ 1986 đến nay

Đời sống văn học nói riêng và nghệ thuật nói chung ở nước ta những năm đầu thế kỷ XXI chứng kiến sự phát triển nở rộ và thăng hoa của đề tài lịch sử Quá trình ấy có thể lý giải từ nguyên nhân đầu thế kỷ XXI dân tộc trải qua nhiều mốc thời gian, sự kiện lịch sử quan trọng, hơn nữa, quá trình toàn cầu hóa, hội nhập sâu rộng khiến vấn đề bản sắc dân tộc đứng trước những thách thức cần khẳng định

Văn học Việt Nam sau 1986, đặc biệt từ khoảng đầu những năm 90 thế kỷ

XX tới mười năm đầu thế kỷ XXI đã chứng kiến một mùa gặt mới của thể loại tiểu thuyết lịch sử Các triều đại từ Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Hậu Lê và lùi

xa, lùi sâu nữa, tới lịch sử gần thời đại Hồ Chí Minh; và gắn với các triều đại, thời kỳ, phong trào, sự kiện là rất nhiều nhân vật lịch sử như Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Lý Công Uẩn, Trần Thủ Độ, Nguyễn Huệ, Võ Nguyên Giáp… lần lượt hoặc đồng thời được tái hiện sinh động, hấp dẫn trong

nhiều tác phẩm: Mười hai sứ quân, Bắn rụng mặt trời, Hào kiệt Lam Sơn của Vũ Ngọc Đĩnh, Quân sư Nguyễn Trãi của Trần Bá Chí, Lê Lợi của Hàn Thế Dũng,

Hội thề của Nguyễn Quang Thân, Đất trời của Nam Dao, Bão táp triều Trần, Tám triều vua Lý của Hoàng Quốc Hải, Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh, Vạn xuân của Fêray (Yveline Féray, nữ văn sĩ Pháp), Không phải huyền thoại

của Hữu Mai… Nhiều tác phẩm trong số những tác phẩm kể trên đã bỏ xa tiểu

thuyết lịch sử trước 1975 về số trang Bão táp triều Trần của Hoàng Quốc Hải in

trọn bộ lần đầu, năm 2003, gồm 4 tập (Bão táp cung đình, Thăng Long nổi giận, Huyền Trân công chúa, Vương triều sụp đổ), năm 2010 bổ sung hai tập, nâng tổng số thành 6 tập với ngót 3000 trang khổ 14,3 x 20,3, bao quát một thời kỳ dài, 175 năm, từ năm 1225 đến năm 1400 Tám triều vua Lý cũng của Hoàng Quốc Hải tái hiện triều Lý từ năm lên ngôi (1010) tới năm sụp đổ (1225) tổng

Trang 34

cộng 216 năm với 4 tập, hơn 3500 trang, khổ 14,5 x 20,5 Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh dày 834 trang, khổ 13,5 x 20,5

Điểm đáng chú ý nhất là nó đã vượt qua mô hình cũ và tạo ra nhiều hướng phát triển có hứa hẹn Có hướng “văn chương hóa lịch sử” như Hoàng Quốc Hải với hai bộ trường thiên Có hướng nghiêng về phương diện văn hóa, đối thoại

văn hóa như Nguyễn Xuân Khánh, có hướng diễn giải lại lịch sử như Nguyễn Thị

Lộ của Hà Văn Thùy, có hướng “phi trung tâm hóa” như Sông Côn mùa lũ của

Nguyễn Mộng Giác, có hướng phi huyền thoại hóa lịch sử như Hội thề

của Nguyễn Quang Thân, có hướng đối thoại với chính sử như Mạc Đăng Dung của Lưu Văn Khuê, có hướng đổi mới cách nhìn như Biết đâu địa ngục thiên đường của Nguyễn Khắc Phê, có hướng viết “tiểu sử gia tộc” hư cấu, mà thực ra

là viết lịch sử thời đại với con mắt giễu nhại trong Thời của thánh thần của Hoàng Minh Tường, Dưới chín tầng trời của Dương Hướng, Cuồng phong của

Nguyễn Phan Hách, còn có hướng ngụ ngôn hóa lịch sử…

Tiểu thuyết lịch sử thời kỳ này có sự khác biệt căn bản về quan điểm lịch sử

so với giai đoạn từ 1945 đến 1985 Tiểu thuyết lịch sử cuối thế kỷ XX – đầu thế

kỷ XXI không chỉ cách tân về ngôn ngữ, thể loại, chức năng (không còn viết truyện để tuyên truyền lịch sử, đạo đức) mà cái căn bản khác biệt nhất, chính là không lấy việc tái diễn giải “sự thật” lịch sử làm mục đích sáng tác của diễn ngôn văn chương Tức là, không xem việc sáng tạo văn chương là quá trình “diễn xướng”, “chuyển thể”, “cải biên” diễn ngôn lịch sử (có tính khoa học) thành diễn

ngôn nghệ thuật Thậm chí, nhiều tác phẩm mà tiêu biểu là Hội thề của Nguyễn Quang Thân, Vàng lửa, Phẩm tiết, Kiếm sắc của Nguyễn Huy Thiệp còn công

nhiên sáng tạo hư cấu siêu sử kí, giễu nhại “sự thật lịch sử”, đụng chạm đến “thần tượng” lịch sử

Có thể thấy rõ những đặc trưng tiêu biểu của thể loại tiểu thuyết thời kỳ này là: Có sự đa dạng phức tạp trong phong cách cá nhân; tái hiện lịch sử theo lối biên niên; khắc họa những nhân vật lịch sử nổi tiếng và suy tư về các vấn đề đương đại; khắc họa cả một thời đại lịch sử lớn với nhiều sự kiện và nhiều nhân

Trang 35

vật; mượn lịch sử để gửi gắm những vấn đề thế sự; tái hiện những vấn đề lịch sử văn hóa; tái hiện những phần khuất lấp và “xét lại” nhân vật lịch sử

Tiểu kết

Tiểu thuyết lịch sử là tác phẩm mang trọn đặc trưng của tiểu thuyết nhưng lại lấy nội dung của lịch sử làm đề tài, làm cảm hứng sáng tạo nghệ thuật Ở đây, tác giả dựa vào những câu truyện trong quá khứ cộng với hư cấu cộng để tạo nên một tác phẩm gây hứng thú với người đọc Mức độ hư cấu ở mỗi tiểu thuyết là khác nhau tùy vào dụng ý nghệ thuật của tác giả

Tiểu thuyết lịch sử tuy mượn đề tài lịch sử nhưng không né tránh thực tại Thông qua lịch sử, nhà văn trình bày quan niệm của mình về lịch sử trong đó có quan niệm về nhân vật anh hùng và lịch sử anh hùng, gợi mở những cách “giải mã” những bí ẩn lịch sử Đó chính là cách nhà văn mang đến cho người đọc cái nhìn của mình về thực tại thông qua chính lịch sử của cha ông

Trải qua gần nửa thiên niên kỷ, tiểu thuyết lịch sử đã vận động từ chỗ đơn giản về mặt nội dung và nghệ thuật đến chỗ phức tạp, đa dạng và gặt hái được nhiều thành tựu mới Lịch sử với vai trò là một chất liệu hiện thực cốt yếu, đa phần và không thể thay thế được dần nhường chỗ cho những quan niệm và cảm hứng mới nhằm “giải thiêng” lịch sử Chính điều đó đã làm tiểu thuyết trở nên hoàn thiện dần về mặt nghệ thuật

Trang 36

Chương 2 HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT ANH HÙNG TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM

Như đã nói ở trên trong phần 1.1.4, con người lịch sử khi được đưa vào tác phẩm văn học mà ở đây là tiểu thuyết lịch sử đã trở thành hình tượng nghệ thuật Con người lịch sử qua hư cấu, sáng tạo được phát triển dần lên thành hình tượng nghệ thuật không chỉ phản ánh được nền tảng căn bản của lịch sử thời đại con người đó sống mà còn có khả năng truyền tải quan niệm của người viết về chính cuộc sống hiện tại hôm nay

Tác phẩm nghệ thuật là đơn vị tồn tại của nghệ thuật, trong đó hình tượng nghệ thuật được coi như là "Tế bào” của tác phẩm Không có hình tượng nghệ thuật thì không có cơ sở để tạo nên nội dung và hình thức của tác phẩm nghệ thuật Tuy nhiên nghệ thuật chân chính không đòi hỏi các hình tượng nghệ thuật

mô tả giống như thật vẻ bề ngoài của đối tượng, mà cần phải phản ánh đúng cái bản chất bên trong của nó

Khái niệm hình tượng nghệ thuật, nói lên phương thức nhận thức và sáng tạo lại hiện thực theo cách riêng biệt, độc đáo và chỉ có ở nghệ thuật trong đó có văn chương Bất cứ một sự vật, hiện tượng khách quan nào có trong đời sống hiện thực, nếu được mô phỏng lại một cách sáng tạo trong tác phẩm nghệ thuật đều trở thành hình tượng nghệ thuật Hình tượng không chỉ phản ánh hiện thực mà còn khái quát hóa, điển hình hóa toàn bộ thế giới hiện thực, nhằm tìm ra được những yếu tố cốt lõi nhất của hiện thực khách quan Nhưng, hình tượng không giống với các khái niệm mang tính trừu tượng, mà nó mang tính biểu hiện hết sức sinh động và độc đáo để làm nên tác phẩm nghệ thuật

Như vậy, nghệ thuật nhận thức và tái hiện cuộc sống bằng hình tượng Khác với những hình ảnh mơ hồ thuần tâm lý học, hình tượng nghệ thuật còn biến đổi sáng tạo nên chất liệu thực tại như màu sắc âm thanh, ngôn từ, hình ảnh v.v tức

là sự thể hiện một cách sinh động, cụ thể, cảm tính và mang tính nghệ thuật chứ không phải một cách trừu tượng bằng khái niệm như trong khoa học Khoa học là

Trang 37

tư duy bằng khái niệm, thì nghệ thuật tư duy hình tượng Thông qua hình tượng nghệ thuật, người đọc tri nhận được cả một thế giới

Trong tác phẩm tiểu thuyết lịch sử, con người anh hùng luôn là đề tài lịch sử được viết nhiều nhất Khi bước vào tiểu thuyết, với đặc trưng hư cấu và phản ánh hiện thực, con người anh hùng trong lịch sử được xây dựng thành hình tượng nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử Dù mỗi nhân vật anh hùng khác nhau (chính một nhân vật anh hùng trong nhiều tác phẩm cũng khác nhau) đều có xuất thân, phẩm chất, khí phách, khát vọng lịch sử và cách thức phát triển khát vọng thành hiện thực khác nhau; được xây dựng bằng ít hay nhiều hư cấu; chứa đựng ít nhiều quan điểm thế sự của nhà văn… xét cho cùng, họ đều có chung những đặc điểm sau: Họ là người mang khát vọng lịch sử; họ là người có tài trí, phẩm chất, khí phách hơn người; họ là người có số phận được đặt trong dòng chảy lịch sử và nhờ đó họ có khả năng dẫn truyền cảm hứng thế sự của nhà văn

2.1 Hình tượng nhân vật anh hùng mang khát vọng lịch sử

2.1.1 Xuất thân

Đa phần những người anh hùng được lựa chọn vào tiểu thuyết lịch sử là những người có xuất thân áo vải Xuất thân áo vải không có nghĩa hoàn toàn là xuất thân từ nông dân chân lấm tay bùn Tuy nhiên, họ là những người gần nhất với lớp dân đen Họ có thể có một chức quan nhỏ, nhưng vị trí của họ dễ dàng dẫn họ đến chỗ nghi ngờ, mâu thuẫn với triều đình đồng thời thấu hiểu nỗi đau

khổ của nhân dân

Kiểu nhân vật anh hùng áo vải là những người xuất thân áo vải, với hai bàn tay trắng mà dựng nên sự nghiệp, ghi công được với non sông và được nhân dân ngưỡng vọng Trong dân gian thường thấy xuất hiện các kiểu nhân vật anh hùng

áo vải trong những truyện cổ tích thần kỳ về anh hùng, dũng sĩ như Thạch Sanh, Thánh Gióng của người Việt, nàng Tóc Thơm của người Thái, Đơm rơ tít của

người Catu, chàng Rốc của người Kor, Đăm san của người Ê đê…

Trong thể loại tiểu thuyết lịch sử, những nhân vật anh hùng xuất thân áo vải chỉ những người tay trắng tạo dựng đại cuộc, được nhân dân ngưỡng vọng

Trang 38

Họ là những con người thật, có tiểu sử và sự nghiệp được sử sách ghi chép lại Đồng thời, xung quanh sự tồn tại của họ cũng có nhiều huyền thoại được nhân dân vì lòng mến mộ sáng tạo, tô vẽ nên Qua ngòi bút của nhà tiểu thuyết, yếu

tố chân thực, dân gian cộng với khả năng hư cấu đã biến người anh hùng lịch

sử trở thành một hình tượng nghệ thuật sống động

Trong các tác phẩm như Hội thề, Sông Côn mùa lũ, Bão táp cung đình,

Huyết chiến Bạch Đằng… nhân vật anh hùng đều có xuất thân là nông dân áo

vải hoặc có đời sống bình dị, gần gũi với tầng lớp nông dân Từ Lê Lợi, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ… cho đến Yết Kiêu, Phạm Ngũ Lão, Ngô Văn Sở Thậm chí ngay cả Trần Thủ Độ - một viên tướng đời Lê và là người chuyển giao quyền lực từ nhà Lê sang nhà Trần cùng với các anh em Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật… đều là những vị tướng lẫy lừng có tổ tiên làm nghề chài lưới ở Thái Bình Họ có thể vì không chịu được ách bóc lột của tầng lớp thống trị mà phất cờ nổi dậy đòi công bằng như Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ hoặc vì đứng trước cảnh nước mất nhà tan mà cống hiến xương máu, trí tuệ cho cuộc đấu tranh giữ nước như Trần Thủ Độ, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi Họ đã trở thành hình tượng lịch sử được nhân dân đời đời ngưỡng vọng

Trong tiểu thuyết lịch sử, chất nông dân, dân dã của họ được các nhà văn khai thác triệt để và thể hiện hết sức sinh động Nhân vật Trần Thủ Độ trong Bão táp cung đình mặc dù sống trong cung điện đã lâu nhưng vẫn ưa thích những món ăn dân dã: khoai lang mà phải là khoai Thái Bình luộc lên, vừa ăn vừa uống với nước chè tươi đựng bằng bát lớn Trong cách xưng hô với hoàng hậu Trần Thị Dung khi chỉ có hai người nơi riêng tư, Trần Thủ Độ vẫn dùng cách gọi “bà” và xưng “tôi” như đa số người dân thường vẫn dùng Qua hư cấu, bên cạnh con người xảo quyệt, mưu chước, đầy uy quyền là một con người khác bình dị và gần gũi của Trần Thủ Độ Hay như hình tượng Trần Hưng Đạo trong Huyết chiến Bạch Đằng và chi tiết nhận trầu từ cụ già làng Trung Bản [4,473], nhón chọn chục miếng trầu ngon biếu bà lão bán nước,

Trang 39

uống ngon lành bát nước chè xanh, trò chuyện cởi mở và kính trọng với các

bô lão… đã vẽ lên hình ảnh một vĩ nhân gần gũi, quen thuộc đối với người đọc Ở Trần Thủ Độ, Trần Hưng Đạo và kể cả vua Trần Nhân Tông cũng vậy, dấu tích xuất thân vẫn còn trong nếp nghĩ, nếp cư xử của họ Nhà văn đã rất khéo léo lồng ghép để thể hiện được điều đó nhằm giúp nhân vật anh hùng của mình trở nên “đời” hơn, đậm chất tiểu thuyết hơn

Nhân vật Lê Lợi trong Hội thề là nhân vật được thể hiện gần với chất

nông dân nhất Lê Lợi có cách ăn nói đậm chất vùng miền và có vẻ thô ráp:

“Trà, suốt ngày trà sót cả ruột! Lấy cái chi cho ta ăn Bụng sôi ầm ầm đây” Giọng điệu và kiểu cách nói chuyện của Lê Lợi là giọng điệu của một hào trưởng miền núi Ngay cả với các viên tướng dưới mình, Lê Lợi cũng xưng hô rất “bình dân” Với Nguyễn Thị Lộ - một người Lê Lợi luôn ngưỡng mộ và mong muốn được sở hữu thì cách cư xử cũng không khá gì hơn: “Này, ông Trãi về bảo lên gặp ta ngay”, “Bảo bà ấy có gì ăn thì mang lên Một cái bánh chưng hay chè lam cũng được” [10, 10] Và theo nhận xét mà Nguyễn Quang Thân gài trong câu trần thuật về Lê Lợi thì “ Ông thường bỗ bã, bờm xơm như một nông phu” Không chỉ trong lời nói, trong cách ăn uống của Lê Lợi cũng

“phàm phu” như vậy: “Ông cáu tiết vứt đôi đũa, lấy tay nhón bánh ăn ngấu nghiến” [10,19] hay “vua cầm đùi gà nhai, uống rượu cần với tướng sĩ, khuy

áo không cài hết cúc, hở cả rốn…” [10, 200] Trong Hội thề, ở những giây phút đời thường của Lê Lợi, chúng ta không bắt gặp được một Lê Lợi oai vũ, khí phách như trong sử sách nhưng phần nào chúng ta cũng đoán định được rằng tính cách trên là một trong những nguyên nhân dẫn Lê Lợi đến với vị trí cao nhất của phong trào Lam Sơn Với tính cách đó, Lê Lợi ắt không chịu khuất phục sự đàn áp của nhà Minh Và cũng nhờ tính cách đó, Lê Lợi mới có thể lãnh đạo được một đạo quân lớn xuất thân từ tầng lớp nông dân cục mịch Bởi chỉ có thể giống họ, hiểu họ, gần họ mới có thể lãnh đạo được họ

Trong Sông Côn mùa lũ trên 2000 trang của nhà văn Nguyễn Mộng Giác,

Việt kiều Mỹ, được NXB Văn học Hà Nội tái bản năm 1998, nổi bật lên hình

Trang 40

ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung như một nhân cách văn hoá lớn , có

sự cuốn hút trí thức đương thời, một nhân cách bắt rễ sâu vào trong từng số phận bé nhỏ của đời sống và vươn tới tầm vóc tạo dựng thời đại

Người anh hùng Nguyễn Huệ bấy lâu vẫn định hình trong chính sử và dã

sử như một người nông dân áo vải cờ đào mà cái ấn tượng về cốt cách nông dân võ biền, mạnh mẽ của ông đã in đậm trong tâm thức số đông như một ấn tượng lịch sử Người ta đã quen coi Nguyễn Huệ như một hình ảnh tượng trưng cho những người nông dân chân đất, quật cường, dũng mãnh Tuy có anh làm biện lại Vân Đồn, được ưu ái ăn ngon, mặc đẹp hơn những người bình thường khác Nhưng ở Nguyễn Huệ, bao giờ chúng ta cũng tìm được sự bình dị chân chất của một người nông dân Ngay từ ngày còn đi học nhà ông giáo Hiến, thay vì ngủ muộn như Lữ, bao giờ Huệ cũng dậy sớm nhất, là người vào bếp đun nước sau An Anh cũng không nề hà những công việc đồng áng, nặng nhọc

Ngay cả khi ông trở thành một vị tướng đứng trước ngàn quân hay khi đã trở thành một trụ cột của phong trào Tây Sơn, phẩm chất giản dị của Nguyễn Huệ không hề đổi thay Anh vẫn giản dị ngay cả trong cách ăn uống: “Không sao Có mắm ruột nai là nhất rồi” Giản dị cả trong cách mặc với chiến bào bám đầy bụi khói, với đôi mắt mỏi mệt và khuôn mặt lấm lem bụi đường Vất

vả, gian khổ nhưng khi quân lính chưa ăn no, còn mặc rét và những người anh thương yêu đang cần anh, Nguyễn Huệ vẫn luôn có mặt, ân cần thăm hỏi và sẻ chia Giản dị trong cả cách nói, cách đối xử với người thân và dân chúng Khi

đã trở thành Long Nhương tướng quân và sau chiếm được Phú Xuân, nắm trong tay quyền uy tột bậc song Nguyễn Huệ vẫn đối xử với nhân dân với một thái độ cởi mở và sự hàm ơn sâu sắc Khi các bô lão kéo đến xem mặt và nói với mình: “Chúng tôi thấy có người mang heo quay, cơm nếp đến thết quân sĩ Chúng tôi nghèo, lại đột nhiên ùn ùn kéo lên đây nên không kịp chuẩn bị gì

cả Xin ngài chớ chấp, xem chúng tôi là kẻ vô ơn.”, Nguyễn Huệ đã nói rằng:

“Không đâu Chính các bác mới là người thân thiết, ruột rà của anh em chúng

Ngày đăng: 23/03/2015, 09:38

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w